Giáo án lớp 5 - Tuần 9 - Trường Tiểu học Vĩnh Viên I

Giáo án lớp 5 - Tuần 9 - Trường Tiểu học Vĩnh Viên I

I. Mục tiêu:

 - Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

 - Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất.

 - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3

II .Các phương pháp – kỷ thuật dạy học tich cực có thẻ sử dụng

 Tự bộc lộ trao đổi nhóm

III Chuẩn bị :

 - Tranh minh hoạ SGK

 - Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 32 trang Người đăng huong21 Lượt xem 812Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 9 - Trường Tiểu học Vĩnh Viên I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 20
Môn:Tập đọc
Bài : Cái gì quý nhất?
I. Mục tiêu:
 - Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
 - Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất.
 - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3
II .Các phương pháp – kỷ thuật dạy học tich cực có thẻ sử dụng 
 Tự bộc lộ trao đổi nhóm
III Chuẩn bị :
 - Tranh minh hoạ SGK
 - Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ mà em thích trong bài thơ: Trước cổng trời
- Vì sao địa điểm trong bài thơ được gọi là cổng trời?
- Em thích nhất cảnh vật nào trong bài -? Vì sao?
- Hãy nêu nội dung chính của bài?
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới
 1.giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài 
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài
 a) Luyện đọc
- GV đọc mẫu bài (Đọc với giọng kể chuyện, chậm rãi, phân biệt lời của các nhân vật. Giọng Hùng, Quý, Nam : sôi nổi, hào hứng; giọng thầy giáo: ôn tồn, chân tình, giàu sức thuyết phục)
- Bài được chia làm mấy đoạn? Đó là những đoạn nào?
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn 
- GV chú ý sửa lỗi phát âm
- Gọi HS nêu từ khó
- Gọi HS đọc từ khó
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2
- GV sửa lỗi ngắt giọng cho HS 
- HS nêu chú giải 
- Luyện đọc theo nhóm3
- Thi đọc trong nhóm
- 1HS đọc toàn bài 
 b) Tìm hiểu bài :
- yêu cầu HS đọc thầm đoạn và câu hỏi
- Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời?
GV ghi: Hùng: lúa gạo; Quý: vàng; Nam: thì giờ
- Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
GV khẳng định cái đúng của 3 HS : lúa gạo vàng bạc thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất
Không có người lao động thì không có lúa gạo vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị vậy người lao động là quý nhất
- Chọn tên khác cho bài văn?
- Nội dung của bài là gì?
GV ghi bảng
 c) Luyện đọc diễn cảm
- 5HS luyện đọc theo vai
- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
- GV hướng dẫn luyện đọc đoạn: Hùng nói.lúa gạo, vàng bạc! 
- GV đọc mẫu
- HS luyện đọc theo nhóm bàn(4HS)
- HS thi đọc diễn cảm
- GV nhận xét ghi điểm
 3. Củng cố dặn dò
- Em hãy mô tả lại bức tranh minh hoạ của bài tập đọc và cho biết bức tranh muốn khẳng định điều gì? 
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
2HS đọc thuộc và trả lời câu hỏi
- HS đọc thầm bài 
* Đoạn 1: Một hôm, trên đườngsống được không? 
* Đoạn 2: Quý và Nam thầy giáo phân giải.
* Đoạn 3: Nghe xong vô vị mà thôi.
- HS nêu từ khó: Lúa gạo, có lí, lấy lại, vàng bạc
- HS đọc nối tiếp lần 2
* Hùng nói: “theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”
 Quý vội reo lên Quý nhất phải là vàng mua được lúa gạo
- 2 HS nêu chú giải SGK.
- HS đọc trong nhóm cho nhau nghe
- 2 nhóm HS thi đọc 
- HS đọc thầm đoạn, câu hỏi
+ Hùng cho rằng lúa gạo quý nhất, Quý cho rằng vàng bạc quý nhất, Nam cho rằng thì giờ quý nhất.
+ Hùng: lúa gạo nuôi sống con người
+ Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo
+ Nam: có thì giờ mới làm được ra lúa gạo vàng bạc
HS nghe
+ Cuộc tranh luận thú vị; Ai có lí; người lao động là quý nhất
+ Ý nghĩa: Người lao động là đáng quý nhất
HS cả lớp tìm cách đọc hay cho từng nhân vật 
- HS đọc
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm theo vai(3lượt)
- Người lao động là quý nhất
- Tranh vẽ mọi người đều đang làm việc: nông dân đang gặt lúa, kĩ sư đang thiết kế, công nhân đang làm việc, thợ điêu khắc đang chạm trổ. Tranh vẽ khẳng định rằng: Người lao động là quý nhất.
Rút kinh nghiệm: ...
KẾ HOẠCH DẠY - HỌC
Thứ ngày tháng năm 20
Môn:Toán
Bài :Luyện tập
I. Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố về:
- Cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân
- Rèn kĩ năng làm toán cho HS.
II .Các phương pháp – kỷ thuật dạy học tich cực có thẻ sử dụng 
 Tự bộc lộ trao đổi nhóm
III Chuẩn bị:
- Bảng phụ, bảng con, bảng nhóm
IVCác hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu: Trong tiết học này các em cùng luyện tập về cách viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1(nhóm đôi)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2 ( Cá nhân)
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV viết lên bảng: 315cm = ....m và yêu cầu HS thảo luận để tìm cách viết 315 thành số đo có đơnvị là mét.
- GV nhận xét và hướng dẫn lại cách làm như SGK đã giới thiệu.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
* Lưu ý về mặt kỹ thuật, để viết nhanh các số đo độ dài dưới dạng số thập phân ta có thể dựa vào đặc điểm: Mỗi đơn vị đo độ dài ứng với một chữ số trong số đo độ dài.
Bài 3( lớp)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV nhắc HS cách làm bài tập 3 tương tự như cách làm bài tập 1, sau đó yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4: a, c 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận để tìm cách làm.
- GV cho HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- GV nhận xét các cách mà HS đưa ra, sau đó hướng dẫn lại cách mà SGK đã trình bày hoặc cho HS có cách làm như SGK trình bày tại lớp.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV chữa bài và yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
3. Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
* Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm :
a. 4m 13cm = 4,13 m
 6dm 5cm = 6,5 dm 
 6dm 12mm = 6,12 dm 
b. 3dm = 0,3 m
 3cm = 0,3 dm 
 15cm = 0,15 m
- HS nghe.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS chữa bài của bạn, HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.
- HS thảo luận, sau đó một số HS nêu ý kiến trước lớp.
- Nghe GV hướng dẫn cách làm.
- 1 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào vở.
234cm = 200cm + 34cm = 2m34cm
= 2m = 2,34m
506cm = 500cm + 6cm = 5m6cm = 5,06m
- HS đọc đề bài trước lớp.
- Các nhóm thi đua làm bài trên bảng nhóm
- 1 HS chữa bài của bạn, HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS trao đổi cách làm.
- Thi đua làm bài cá nhân trong vở nháp
Rút kinh nghiệm: ...
KẾ HOẠCH DẠY - HỌC
Thứ ngày tháng năm 20
Môn:Chính tả
Tiếng Đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà
I. Mục tiêu
- Nhớ và viết đúng bài chính tả. Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do.
- Ôn lại cách viết những từ ngữ có chứa tiếng âm đầu n/ l hoặc âm cuối n/ ng 
II. Phương tiện dạy học:
 - Một số phiếu nhỏ viết từng cặp chữ ghi tiếng theo cột dọc ở bài tập 2a hoặc 2b để HS bốc thămm tìm từ chứa tiếng đó VD: la/na; nẻ/ lẻ
 - Giấy bút, băng dính để dán bảng cho các nhóm thi nhau tìm nhanh từ láy theo yêu cầu BT3.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS tìm và viết các từ có tiếng chứa vần uyên/ uyêt
- GV nhận xét ghi điểm 
 B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Giờ chính tả hôm nay các em nhớ- viết bài tập đọc tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà và làm bài tập chính tả
 2. Hướng dẫn HS nhớ -viết
 a) Trao đổi về nội dung bài
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ
- Bài thơ cho em biết điều gì?
 b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ trên
- Hướng dẫn cách trình bày:
+ Bài thơ có mấy khổ?
+ Cách trình bày mỗi khổ thơ như thế nào?
+ Trình bày bài thơ như thế nào?
+ Trong bài thơ có những chữ nào phải viết hoa?
 c) Viết chính tả
 d) Soát lỗi chấm bài
 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
 Bài 2a(nhóm 4)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm theo nhóm 4 để hoàn thành bài và dán lên bảng lớp, đọc phiếu 
Bài 3a ( Thi tìm từ tiếp sức)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Tổ chức HS thi tìm tiếp sức
Chia lớp thành 2 đội 
Mỗi HS chỉ được viết 1 từ khi HS viết song thì HS khác mới được lên viết
- Nhóm nào tìm được nhiều từ thì nhóm đó thắng
- Tổng kết cuộc thi 
- Gọi HS đọc lại các từ tìm được : la liệt, la lối, lả lướt, lạ lẫm, lạ lùng, lạc lẽo, lai láng, lam lũ, làm lụng, lanh lảnh, lanh lẹ, lành lặn, lảnh lót, lạnh lẽo, lập loè, lóng lánh, lung linh...
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS ghi nhớ những từ ngữ tìm được trong bài, chọn và đặt câu với một số từ trong bài 2.
- HS nghe
- 1- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ
- Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình , sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông với sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên.
- Ba-la-lai-ca, ngẫm nghĩ, tháp khoan, lấp loáng bỡ ngỡ
-HS đọc và viết
- HS trả lời để rút ra cách trình bày bài thơ
+ Bài thơ có 3 khổ thơ, giữa mỗi khổ thơ để cách một dòng.
+ Lùi vào 1 ô viết chữ đầu mỗi dòng thơ
+ Trong bài thơ có những chữ đầu phải viết hoa.
- HS tự nhớ và viết bài
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận nhóm 4 và làm vào phiếu bài tập
- Lớp nhận xét bổ sung
- HS đọc thành tiếng. Cả lớp viết vào vở l 
- HS đọc yêu cầu 
- HS tham gia trò chơi dưới sự điều khiển của GV
- 1 HS đọc lại, lớp viết vào vở.
Rút kinh nghiệm: ...
KẾ HOẠCH DẠY - HỌC
Thứ ngày tháng năm 20
Môn:ĐẠO ĐỨC(Tiết 12)
TÌNH BẠN
(GDKNS)
I. Mục tiêu: 
-Biết được bạn bè cần phải đoàn kết,thân ái,giúp đỡ lẫn nhau,nhất là những khi khó khăn,hoạn nạn.
 -Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
 -Biết được ý nghĩa của tình bạn.
-Có ý thức cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
II. Chuẩn bị: 
-GV + học sinh: - SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Cho HS hát
Đọc ghi nhớ.
Nêu những việc em đã làm hoặc sẽ làm để tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên. 
GV nhận xét, đánh giá. 
Tình bạn (tiết 1)
-Hát bài “lớp chúng ta đoàn kết”
+Bài hát nói lên điều gì?
+Lớp chúng ta có vui như vậy không?
+Điều gì xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè?
+Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu?
-Kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè.
-Gọi HS đọc truyện “Đôi bạn”
-GV nêu câu hỏi:
+Câu chuyện gồm có những nhân vật ... ời đối đáp giữa ai với ai?
Bài 3( nhóm)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài 
- Yêu cầu hS làm việc theo cặp nhóm
Gợi ý:
+ Đọc kĩ câu chuyện.
 + Gạch chân dưới những danh từ được lặp lại nhiều lần.
 + Tìm đại từ thay thế cho danh từ ấy.
C. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
3 HS nối tiếp nhau đọc bài văn
-HS đọc 
+ Từ chú trong câu văn thứ hai chỉ con mèo ở câu thứ nhất.
- HS đọc, cả lớp đọc thầm
- Từ tớ, cậu dùng để xưng hô. Tớ thay thế cho Hùng, cậu thay thế cho Quý và Nam.
- Từ nó dùng để thay thế cho chích bông ở câu trước.
- HS đọc yêu cầu bài
- HS thảo luận nhóm 2
- HS đọc
+ Từ vậy thay thế cho từ thích. Cách dùng ấy giống bài 1 là tránh lặp từ
+ Từ thế thay thế cho từ quý. Cách dùng ấy giống bài 1 là để tránh lặp từ ở câu tiếp theo.
- HS nối tiếp nhau phát biểu
3 HS đọc, cả lớp đọc thầm để thuộc ngay tại lớp
VD:+ Tôi yêu màu trắng, Nga cũng vậy
 + Nam ơi, Mình đá bóng đi
 + Tôi thích xem phim, em trai tôi cũng thế
- HS đọc 
- 1 HS đọc các từ: Bác, Người, Ông cụ, Người, Người, Người
+ Những từ in đậm đó dùng để chỉ Bác Hồ 
+ Những từ ngữ đó viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác.
- HS đọc yêu cầu
- 1 HS lên bảng làm , HS dưới lớp làm vào vở bài tập
 Cái cò, cái vạc, cái nông
 Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò?
 Không không, tôi đứng trên bờ,
 Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi 
 Chẳng tin, ông đến mà coi.
 Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia
Nhận xét bài của bạn
+ Bài ca dao là lời đối đáp giữa nhân vật ông với con cò
+ các đại từ đó dùng để xưng hô, mày chỉ cái cò, ông chỉ người đang nói, tôi chỉ cái cò, nó chỉ cái diệc
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận theo cặp đôi
+ HS đọc
+ HS làm bài theo yêu cầu
- HS đọc bài đã làm
- HS khác nhận xét
Rút kinh nghiệm: ...
KẾ HOẠCH DẠY - HỌC
Thứ ngày tháng năm 20
Môn:Tập làm văn
Luyện tập thuyết trình tranh luận
(GDKNS-GDMT)
I. Mục tiêu
 - Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản
 - Trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, dễ nghe để thuyết phục mọi người .
* GD KNS:
-Thể hiện sự tự tin(nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin).
-Lắng nghe tích cực (lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận).
-Hợp tác (hợp tác luyện tập thuyết trình tranh luận).
* GDMT: đất, nước, không khí, ánh sáng là 4 điều kiện rất quan trọng đối với cây xanh. Nếu thiếu 1 trong 4 điều kiện trên cây sẽ không thể phát triển được.--> vì thế chúng ta cần có ý thức BVMT
II. Phương tiện dạy học:
 - Một tờ phiếu khổ to kẻ bảng hướng dẫn HS thực hiện BT1.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS trả lời câu hỏi
- Em hãy nêu những điều kiện cần có khi muốn tham gia thuyết trình, tranh luận một vấn đề nào đó?
- Khi thuyết trình tranh luận người nói cần có thái độ như thế nào?
- GV nhận xét ghi điểm
 B.Bài mới
 1. Giới thiệu bài: Các em đã biết các điều kiện cần thiết khi muốn tham gia thuyết trình, tranh luận một vấn đề nào đó. Tiết học hôm nay giúp các em luyện tập thuyết trình, tranh luận về một vấn đề cho sẵn.
 2. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1(nhóm)
- Gọi HS đọc phân vai truyện
- Các nhân vật trong tuyện tranh luận về vấn đề gì?
- Ý kiến của từng nhân vật như thế nào?
GV ghi các ý sau lên bảng
+ Đất: có chất màu nuôi cây
+ Nước: vận chuyển chất màu để nuôi cây
+ Không khí: cây cần khí trời để sống
+ Ánh sáng: làm cho cây cối có màu xanh
- Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?
GVKL+ GDMT: đất, nước, không khí, ánh sáng là 4 điều kiện rất quan trọng đối với cây xanh. Nếu thiếu 1 trong 4 điều kiện trên cây sẽ không thể phát triển được.--> vì thế chúng ta cần có ý thức BVMT
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 trao đổi về lí lẽ và dẫn chứng cho từng nhân vật. ghi vào giấy khổ to
- Gọi 1 nhóm lên đóng vai
- Nhận xét khen ngợi
Kết luận+ GD KNS:Trong thuyết trình, tranh luận chúng ta cần nắm chắc được vấn đề tranh luận, thuyết trình, đưa ra được ý kiến riêng của mình, tìm những lí lẽ và dẫn chứng bảo vệ ý kiến cho phù hợp. Qua ý kiến của mỗi nhân vật các em kết luận được điều gì để cả 4 nhân vật: đất, nước, không khí, ánh sáng đều thấy được tầm quan trọng của mình?
 Bài 2( nhóm)
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Bài 2 yêu cầu thuyết trình hay tranh luận?
- Bài tập yêu cầu thuyết trình về vấn đề gì?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- HS trình bày lên bảng
- HS dưới lớp đọc bài của mình
- GV cùng cả lớp nhận xét
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về làm bài tập 2 vào vở, thuyết trình cho người thân nghe
- 2 HS nối tiếp nhau trả lời
- 5 HS đọc phân vai
+ Cái cần nhất đối với cây xanh
+ Ai cũng tự cho mình là người cần nhất đối với cây xanh
- Đất nói: tôi có chất màu để nuôi cây lớn. Không có tôi cây không sống được
- Nước nói: nếu chất màu không có nước thì vận chuyển thì cây có lớn lên được không...
+ HS nêu theo suy nghĩ của mình
- 4 HS 1 nhóm thảo luận đưa ra ý kiến của mình và ghi vào phiếu
- 1 nhóm đóng vai tranh luận , lớp theo dõi nhận xét bổ xung
+ Cây xanh cần đất nước, không khí, ánh sáng để sinh trưởng và phát triển. Không yếu tố nào ít cần thiết hơn đối với cây xanh
- HS đọc
+ Bài 2 yêu cầu thuyết trình
+ Về sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao
- HS suy nghĩ và làm vào vở
- 1 Nhóm HS viết vào giấy khổ to dán lên bảng
- HS dưới lớp đọc bài của mình
Rút kinh nghiệm: ...
KẾ HOẠCH DẠY - HỌC
Thứ ngày tháng năm 20
Môn:Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
 - Giúp HS biết viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân với các đơn vị khác nhau.
- Rèn kĩ năng làm toán cho HS.
II. Phương tiện dạy học:
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài : 
- GV giới thiệu: Trong tiết học này các em cùng làm các bài tập luyện tập về viết số đo độ dài, số đo khối lượng, số đo dịên tích dưới dạng số thập phân với các đơn vị khác nhau.
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1(Cá nhân)
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2( nhóm đôi)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu cách làm bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3(nhóm bàn)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5(Học sinh khá, giỏi)
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và hỏi: Túi cam cân nặng bao nhiêu?
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò
GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
* Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a. 7,3m = 73dm
 8,02 km = 8020 m
b. 7,3m2 = 730 dm2 
 34,34m2 = 343400cm2
- HS nghe.
- Bài tập yêu cầu chúngta viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân có đơn vị là mét.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS chữa bài của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài mình.
- HS đọc thầm đề bài và nêu cách làm bài.
+ Nếu cho số đo có đơn vị là tấn thì viết thành số đo có đơn vị là ki-lô-gam.
+ Nếu cho số đo có đơn vị là ki-lô-gam thì viết thành số đo có đơn vị là tấn.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS chữa bài của bạn.
- HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS đọc bài làm trước lớp.
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét và tự kiểm tra bài của mình.
- HS cả lớp quan sát hình.
- Túi cam nặng 1kg800g.
- Bài tập yêu cầu viết cân nặng của túi cam thành số đo có đơn vị là ki-lô-gam.
- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc kết quả trước lớp.
Rút kinh nghiệm: ...
KẾ HOẠCH DẠY - HỌC
Thứ ngày tháng năm 20
:SINH HOAÏT LÔÙP
I.Muïc tieâu: 
- Giuùp hs coù yù thöùc töï giaùc hoïc haønh chaêm chæ, ngoan leã pheùp, hieåu theâm veà tröôøng lôùp mình. 
- Bieát giöõ an toaøn giao thoâng.
- Hoïc sinh coù thoùi quen pheâ vaø töï pheââ trong hoïc taäp – sinh hoaït
II.Nhaän xeùt ñaùnh giaù tuaàn qua.
 1.Y/C cán bộ lớp nhận xét
 a.Öu ñieåm : 
HS ñi hoïc chuyeân caàn , ñuùng giôø
Xeáp haøng ra vaøo lôùp nhanh, thaúng haøng . 
Thöïc hieän nghieâm tuùc hát đầu giờ, giữa giờ.
Thöïc hieän toát noäi quy tröôøng, lôùp. 
Thực hiện tốt PT “ATGT”; “ Trường xanh, lớp sạch”, “ Phòng bệnh sốt xuất huyết”,
Tham gia tốt Kì thi KT cấp trường.
b.Nhöôïc ñieåm : 
Moät soá em coøn queân ñoà duøng hoïc taäp . 
2.Nhận xét của giáo viên:
 Tuần qua nhìn chung các em có cố gắng trong học tập, làm bài và xây dựng bài khá tốt. Bên cạnh đó còn có những em chưa học bài kĩ trước lúc đến lớp nên trả lời câu hỏi của cô chưa đạt điểm cao.
III.Keá hoaïch tuaàn 10: 
 - OÂn taäp chuaån bò thi giöõa kyø I
 - Tieáp tuïc thi ñua 2 toát
 - Duy trì tốt nhöõng öu ñieåm vaø khaéc phuïc nhöõng nhöôïc ñieåm cuûa tuaàn 9.
 -Tiếp tục duy trì phong trào “Nuôi heo đất”.
 - Học bài và làm bài đầy đủ
 - Vệ sinh trường lớp sạch sẽ,gọn gàng
 - Thực hiện xanh hoá trường học: hằng ngày tưới nước cho cây, cắt tỉa những cành khô,lá vàng.
 - Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, luôn có ý thức trong việc phòng bệnh sốt xuất huyết.
 -Tuyên truyền HS hiểu được ý nghĩa 1000 năm “Thăng Long- Hà Nội”.
Rút kinh nghiệm: ...
---------------------------------------------
DUYỆT
DUYỆT CỦA BGH
DUYỆT CỦA KHỐI
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
..............................
....................
....................
....................
....................
....................
....................
....................
....................
....................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 9(2).doc