Giáo án Lớp 5 - Tuần thứ 34 năm học 2011

Giáo án Lớp 5 - Tuần thứ 34 năm học 2011

- Đọc đúng: Vi-ta-li, Rê-mi, Ca-pi.

 - Đọc diễn cảm toàn bài, đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi).

 - Từ ngữ: sao nhãng, hát rong.

 - Hiểu ND của bài: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi. Hs khá giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em.

 - Giáo dục các em học tập về sự hiếu học của bạn Rê-mi.

 

doc 54 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1042Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần thứ 34 năm học 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
THỨ 2
Ngày soạn: 22/04/2011
Ngày giảng: 25/04/2011
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc
LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
A. Mục tiêu:
 	- Đọc đúng: Vi-ta-li, Rê-mi, Ca-pi.
 	- Đọc diễn cảm toàn bài, đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi).
 	- Từ ngữ: sao nhãng, hát rong.
 	- Hiểu ND của bài: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi. Hs khá giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em.
 	- Giáo dục các em học tập về sự hiếu học của bạn Rê-mi.
B. Đồ dùng dạy - học:
GV: - Tranh minh hoạ bài đọc.
HS: - Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy
Tg
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài Sang năm con lên bảy và nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Luyện đọc: 
- Gọi HS đọc bài.
(?) Bài chia làm mấy đoạn? 
- Gọi HS đọc nối tiếp bài.
- Luyện đọc tiếng khó: Vi-ta-li, Rê-mi, Ca-pi.
- Cho HS luyện câu khó: “Khi dạy tôi... tôi đọc lên”. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo N3.
- Gọi HS đọc chú giải.
- Đọc mẫu toàn bài.
3. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài và đọc câu hỏi cuối bài.
(?) Rê-mi học chữ trong trường hợp nào?
- GT: hát rong.
(?) Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
(?) Kết quả học tập của Ca-pi và Rê-mi khác nhau ntn?
(?) Tìm những chi tiết cho thấy cậu bé Rê-mi rất hiếu học?
- GT: sao nhãng.
* (?) (HS khá, giỏi) Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
- Tiểu kết bài.
(?) Nêu nội dung chính của bài? 
- Ghi bảng ND chính của bài, gọi HS đọc.
4. Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc nối tiếp bài.
- HDHS đọc đoạn 3, đọc mẫu.
- Yêu cầu HS đọc bài theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét, ghi điểm.
IV. Củng cố, dặn dò:
(?) Nhắc lại nội dung câu chuyện.
(?) Qua câu chuyện giúp em rút ra được điều gì.
- GV nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1'
3'
1'
12'
10'
10'
3'
- Hát.
- 2 HS đọc thuộc lòng bài và một HS đọc nội dung chính của bài, lớp theo dõi nhận xét.
- Nối tiếp đọc lại đầu bài.
- 1 HS khá đọc toàn bài, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Bài chia làm 3 đoạn. 
- Đọc nối tiếp bài.
- HS luyện từ khó.
- HS luyện câu khó.
- Luyện đọc theo nhóm 3; 1 nhóm đọc trước lớp.
- 1 HS đọc chú giải.
- Nghe, theo dõi sgk.
- Đọc như yêu cầu.
- Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.
- Lớp học rất đặc biệt: Học trò Rê-mi và chú chó Ca-pi sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ...
- Ca-pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ cái mà thầy giáo đọc lên. Nhưng Ca-pi có trí khôn tốt hơn Rê-mi,...
- Rê-mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca-pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó Rê-mi quyết chỉ học. Kết quả, Rê-mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc,...
- Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái.
- Bị thầy chê trách “Ca-pi biết đọc trước Rê-mi”. Từ đó, Rê-mi không dám sao nhãng 1 phút nào nên ít lâu sau đã đọc được.
- Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập. Để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học tập.
- Nghe.
- Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi.
- 2-3 HS đọc.
- 3 HS đọc nối tiếp bài.
- Nghe.
- Đọc bài theo cặp.
- 3-4 em tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp, lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 1 HS đọc lại nội dung.
- HS liên hệ, trả lời.
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP (tr.171)
A. Mục tiêu:
- Biết giải toán về chuyển động đều.
- Rèn kĩ năng giải toán chuyển động đều nhanh, đúng, thành thạo.
- Có ý thức tự giác học bài và làm bài.
B. Đồ dùng dạy - học:
GV: - Bảng vẽ sẵn các hình trong sgk.
HS: - Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Tg
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 2 (tr.171) tiết trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. HDHS làm bài tập: 
Bài 1(tr.171)
- Gọi HS đọc bài.
(?) Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
(?) Nêu qui tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nêu bài giải của mình.
- Nhận xét, ghi điểm.
1'
4'
1'
15'
- Hát.
- 1 HS lên bảng, lớp theo dõi nhận xét.
- Ghi đầu bài.
(HĐ cá nhân)
- 1 HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
- 1 HS nêu.
- 3 HS nối tiếp nêu.
- Tự làm bài vào vở.
Bài giải:
 Đổi 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
a) Vận tốc của ôtô là: 
 120 : 2,5 = 48 ( km/giờ) 
b) Nửa giờ = 0,5 giờ 
Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe là: 
 15 0,5 = 7,5 (km) 
Thời gian người đó đi bộ là: 
6 : 5 = 1,2 (giờ) = 1 giờ 20 phút.
 Đáp số: a) 48 km/giờ.
 b) 7,5 km.
 c) 1 giờ 12 phút.
- 3 HS đọc bài giải, lớp theo dõi nhận xét.
Bài 2 (tr.171)
- Gọi HS đọc bài.
(?) Bài toán cho biết gì và hỏi gì?
(?) Muốn làm được bài toán như yêu cầu trước tiên ta phải tính được gì. 
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét, ghi điểm.
15'
(HĐ cá nhân)
- 1 HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- 1 HS nêu dữ kiện bài toán.
- Tính vận tốc của ôtô và vận tốc của xe máy.
- 1 HS làm bài trên bảng.
Bài giải:
Vận tốc của ôtô là: 
90 : 1,5 = 60 ( km/giờ)
Vận tốc của xe máy là: 
60 : 2 = 30 (km/giờ)
Thời gian xe máy đi quãng đường AB là: 
90 : 30 = 3 (giờ)
Vậy ôtô đến B trước A xe máy một khoảng thời gian là: 
3 – 1,5 = 1,5 (giờ)
 Đáp số: 1,5 giờ.
- Nhận xét bài làm của bạn.
Bài 3 (tr.172) (Nếu còn thời gian)
- Yêu cầu HS đọc bài trong sgk.
(?) Bài toán cho biết gì và hỏi gì?
Tóm tắt: 
 V1 C V2
A
B
 gặp nhau
 180km
- Yêu cầu HS thảo luận và làm bài vào vở (hai nhóm làm bài vào bảng nhóm).
- Gọi đại diện nhóm dán bảng và trình bày kết quả.
- Nhận xét tuyên dương nhóm làm nhanh, đúng, trình bày đẹp.
IV. Củng cố, dặn dò:
(?) Bài học hôm nay củng cố nội dung gì?
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
4'
(HĐ nhóm 4)
- Đọc thầm bài trong sgk.
- 1 HS nêu dữ kiện bài toán.
- Quan sát tóm tắt trên bảng.
- Thảo luận nhóm 4, làm bài như yêu cầu.
Bài giải:
Tổng vận tốc hai ôtô là: 
180 : 2 = 90 (km)
Vận tốc ôtô đi từ B là: 
90 : (2 + 3) 3 = 54 (km/giờ)
Vận tốc ôtô đi từ A là: 
90 – 54 = 36 (km/giờ)
 Đáp số: 36 km/giờ
 54 km/giờ
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi nhận xét.
- Toán chuyển động đều...
Tiết 4: Lịch sử
ÔN TẬP HỌC KÌ II
A. Mục tiêu:
- HS nêu được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1958 đến nay.
- Nêu đúng các sự kiện theo từng thời kì lịch sử. 
- GDHS ý thức tự giác học tập.
B. Đồ dùng dạy - học: 
GV: - Bài soạn, sgk.
HS: - Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
ĐL
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: (Không).
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Ôn tập 5 sự kiện lớn nhất của dân tộc ta thế kỉ XX.
(?) Em hãy nêu 5 sự kiện lớn nhất của dân tộc ta ở thế kỉ XX? 
- Nhận xét nhấn mạnh 5 sự kiện đó.
* Hoạt động 2: Ôn tập về những thành tựu của đất nước sau khi giành được chính quyền.
(?) Năm 1979 nhà máy thuỷ điện nào của đất nước ta được khởi công xây dựng?
(?) Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng vào năm nào? 
(?) Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập vào ngày tháng năm nào? 
→ GV kết luận: Trên đây là các thành tựu đạt được của đất nước ta sau khi giành được chính quyền..
IV. Củng cố, dặn dò:
(?) Em hãy nêu 5 sự kiện lớn nhất của dân tộc ta ở thế kỉ XX? 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị cho giờ kiểm tra cuối học kì II.
- Nhận xét giờ học.
1'
1'
20'
14'
4'
- Hát.
- Ghi đầu bài.
- Năm sự kiện lớn nhất của dân tộc ta đó là: 
 + Ngày 19-8-1945, cách mạng tháng 8 thành công.
 + Ngày 2-9-1945 Bác hồ đọc bản tuyên ngôn Độc lập.
 + Ngày 7-5-1954, chiến thắng Điện Biên Phủ, khánh chiến thắng lợi 9 năm.
 + Tháng 12-1972 chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.
 + Ngày 30-4-1975, chiến dịch Hồ Chí Minh Lịch sử toàn thắng miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất.
- Nghe.
- Đó là nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
- Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng vào ngày 6-11-1979 tại tỉnh Hoà Bình và sau 15 năm lao động vất vả nhà máy được hoàn thành, chính phủ Liên Xô là người cộng tác, giúp đỡ chúng ta xây dựng nhà máy này.
- Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 2-9-1945. Khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tại Quảng trường Ba Đình Hà Nội.
- HS nhắc lại nội dung ôn tập. 
Tiết 5: Đạo đức
CHÚNG EM NÓI KHÔNG VỚI MA TUÝ
A. Mục tiêu:
	- Kiến thức: Biết những hoạt động phòng chống ma tuý.
	- Kĩ năng: Thực hiện nói không với ma tuý, biết cách phòng chống ma tuý cho bản thân, gia đình; tham gia các hoạt động phòng chống ma tuý ở trường, địa phương tổ chức.
	- Thái độ: 
	+ Đồng tình ủng hộ những việc làm phòng chống ma tuý.
	+ Không đồng tình với những hiện tượng, biểu hiện tham gia mua bán, vận chuyển sử dụng ma tuý.
B. Đồ dùng:
	GV: phiếu ghi nội dung tình huống.
	HS: Tài liệu về phòng chống ma tuý.
C. Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 h\s trả lời câu hỏi:
(?) Hãy nêu một số nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý?
(?) Nêu một số biện pháp phòng tránh ma tuý?
- Nhận xét, đánh giá.
1'
3'
- Hát.
- 2 h\s trả lời.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Nội dung bài:
a/ Hoạt động 1: Đóng vai xử lí tình huống.
* Mục tiêu: H\s biết cách phòng tránh ma tuý và có kĩ năng tự bảo vệ bản thân tránh khỏi ma tuý.
* Cách tiến hành:
- Đưa ra tình huống:
+ TH1: Một người lớn tuổi rủ em hít thử hêrôin. Em xử lí như thế nào?
+ TH2: Có người nhờ em đưa một gói nhỏ cho một người nghiện và hứa sẽ cho nhiều tiền. Em sẽ làm gì?
- Chia lớp thành 2 nhóm thảo luận, tìm cách xử lí tình huống.
- Nhận xét cách xử lí tình huống
1'
15'
- Ghi đầu bài.
- H\s nêu lại tình huống.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày sắm vai.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
b/ Hoạt động 2: Đóng tiểu phẩm tuyên truyền phòng chống ma tuý.
* Mục tiêu: H\s biết cách phòng chống ma tuý và có kĩ năng tự bảo vệ bản thân tránh khỏi phòng chống ma tuý.
* Cách tiến hành:
- Cho một nhóm chuẩn bị đóng tiểu phẩm.
(?) Qua tiểu phẩm giúp em rút ra bài học gì cho bản thân?
→ Nhận xét, kết luận: ... ghi đầu bài.
(HĐ cá nhân)
- HS tự làm bài.
a/ 683 35 = 23 905
 1954 425 = 830 450
 2438 306 = 746 028
b/ 
c/ 36,66 : 7,8 = 4,7 
 15,7 : 6,28 = 2,5
 27,63 : 0,45 = 61,4
d/ 16 giờ 15 phút : 5 = 3 giờ 15 phút
14 phút 36 giây : 12 = 1 phút 13 giây
(HĐ cá nhân)
- 2 HS đọc lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
b. x : 2,5 = 4
 x = 4 2,5
 x = 10
d. x 0,1 = 
 x = : 0,1
 x = 4
(HĐ cặp đôi)
- 1 HS đọc đề và tóm tắt.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải (C2)
Tỉ số phần trăm của số ki-lô-gam đường bán trong ngày thứ ba là:
100% - 35% - 40% = 25%
Ngày thứ ba cửa hàng bán được số ki-lô-gam đường là:
2400 x 25 : 100 = 600 (kg)
 Đáp số: 600 kg
- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài làm của mình.
(HĐ cá nhân)
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải:
Vì tiền vốn là 100%, tiền lãi là 20% nên số tiền bán hàng 1 800 000 đ chiếm số phần trăm là :
100% + 20% =120%
Tiền vốn để mua hoa quả là:
1 800 000 120 : 100 =
 = 1 500 000 (đồng)
 Đáp số: 1 500 000 đồng.
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài làm của mình.
- 1 h\s nhắc lại.
- Ôn lại nội dung bài làm bài tập; CB bài sau. 
Tiết 2: Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
A. Mục tiêu:
	- HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người; nhận biết và sửa được lỗi trong bài; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
	- H\s rèn kĩ năng nhận và sửa lỗi trong bài văn tả người.
- Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. 
B. Đồ dùng dạy - học:
	GV: - Bảng lớp ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung.
	HS: Vở chữa lỗi chính tả, vở viết tập làm văn.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Tg
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: Không.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Nhận xét về kết quả làm bài của HS:
- GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:
a) Nhận xét về kết quả làm bài:
- Những ưu điểm chính:
 + Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục.
 + Một số HS diễn đạt tốt. 
 + Một số HS chữ viết, cách trình bày đẹp.
- Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế.
b) Thông báo điểm.
3. Hướng dẫn HS chữa bài:
- GV trả bài cho từng học sinh.
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn ở bảng.
- Mời HS chữa, cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
b) Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài.
- Cho h\s đọc nhiệm vụ 2 và 3.
- HS phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
 + Đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
 + Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn:
 + Y/c mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm của mình để viết lại.
 + Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
 + GV chấm điểm đoạn viết của một số HS.
IV. Củng cố – dặn dò:
(?) Hãy nêu lại bố cục bài văn tả người?
- Tổng kết giờ học.
- Yêu cầu: Về nhà ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối năm.
- GV nhận xét giờ học. 
1'
3'
1'
5'
28'
3'
- Hát.
- Ghi đầu bài.
- HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Lắng nghe.
- HS đọc lại bài của mình, tự chữa.
- HS chữa bài.
- HS trao đổi, thảo luận.
- H\s nối tiếp nhau đọc.
- HS sửa lỗi.
- HS đổi bài soát lỗi.
- HS nghe.
- Trao đổi, thảo luận.
- HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng.
- Một số HS trình bày.
- 1 h\s nêu...
Tiết 3: Chính tả (nhớ - viết)
SANG NĂM CON LÊN BẢY
A. Mục tiêu:
- Nhớ và viết đúng chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 tiếng. 
- Tìm đúng tên các cơ quan tổ chức trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng đó (BT2); viết được một tên cơ quan, xí nghiệp, công ty... ở địa phương.
- H\s có ý thức luyện viết đúng và giữ gìn sách vở.
B. Đồ dùng dạy - học:
GV: - Giấy khổ to viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Bảng nhóm viết tên các cơ quan, tổ chức (chưa viết đúng chính tả) trong bài tập 1.
HS: VBT, vở chính tả.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Tg
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho HS viết vào bảng con tên các cơ quan, tổ chức ở bài tập 2 tiết trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS nhớ – viết:
- Mời 1 HS đọc khổ thơ 2, 3. Cả lớp theo dõi.
- Mời 2 HS đọc thuộc lòng hai khổ thơ.
- Cho HS nhẩm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: ngày xưa, ngày xửa, giành lấy,
(?) Em hãy nêu cách trình bày bài ? 
- HS nhớ lại – tự viết bài.
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
3. Làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2:
- Mời 2 HS đọc nội dung bài tập.
- GV nhắc HS chú ý hai yêu cầu của bài tập:
 + Tìm tên cơ quan tổ chức trong đoạn văn.
 + Viết lại các tên ấy cho đúng.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, tìm tên các cơ quan, tổ chức.
- GV mời 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
- HS làm bài cá nhân. GV phát bảng nhóm cho một vài HS.
- HS làm bài trên bảng nhóm dán bài trên bảng lớp, phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng.
* Bài tập 3:
- Mời 2 HS đọc nội dung bài tập.
(?) Hãy phân tích cách viết hoa tên mẫu.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Mời một số HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
IV. Củng cố, dặn dò:
(?) Hãy nhắc lại cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
1'
3'
1'
22'
10'
3'
- Hát.
- H\s viết trên bảng con.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.
- 2 h\s đọc theo yêu cầu.
- Nhẩm lại bài thơ.
- HS viết bảng con.
- HS nêu lại cách trình bày.
- HS viết bài, sau đó tự soát bài. 
(HĐ cá nhân)
- HS đọc theo yêu cầu.
- 1 h\s nhắc lại quy tắc viết hoa...
- H\s làm bài.
* Lời giải:
- Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam.
- Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam.
- Bộ Y tế.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
(Hđ cá nhân)
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Viết hoa chữ cái đầu mỗi cụm từ.
- HS làm BT vào vở.
- 1 h\s làm bài tập trên bang
- 1 HS nhắc lại cách viết hoa...
Tiết 4: Địa lí
ÔN TẬP CUỐI NĂM
A. Mục tiêu:
 - Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ Thế giới.
	- Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sàn phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
	- H\s có ý thức tự giác học bài.
B. Đồ dùng dạy - học:
 GV: - Bản đồ thế giới. Quả địa cầu.
 - Phiếu học tập.
 - Thẻ từ ghi tên các châu lục và các đại dương.
 HS: VBT, SGK. 
C. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy
ĐL
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiêm tra bài cũ: Không.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ôn tập
2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Thi ghép chữ vào hình. 
- Treo 2 bản đồ thế giới để trống các tên châu lục, châu đại dương.
- Chọn 2 đội chơi mỗi đội 10 em xếp thành 2 hàng dọc. 
- Phát cho mối em một thẻ từ ghi tên một châu lục.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau dán các thẻ đúng vị trí. 
- Tuyên dương đội làm nhanh. 
- Nhận xét. 
* Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của các châu lục.
- Yêu cầu HS thảo luận 6 nhóm 
- Cho HS làm bài tập 2, cứ 2 nhóm làm một phần của bài tập và điền vào bảng sau:
1'
12'
23'
- Hát.
- HS chơi.
- Quan sát.
- Thực hiện như yêu cầu.
- Nối tiếp nhau nêu kết quả.
- Thảo luận nhóm 6, làm bài vào phiếu.
Châu lục
Vị trí
Đặc điểm tự nhiên
Dân cư
Hoạt động kinh tế
Châu Á
Bán cầu bắc
đa dạng và phong phú có rừng tai-ga đồng bằng rừng rậm nhiệt đới...
đông nhất thế giới chủ yếu là người da vàng...
hầu hết các nước có ngành nông nghiệp giữ vai trò chính trong nền kinh tế.
Châu Âu
Bán cầu bắc
................................
................................
................................
................................
................................
................................
...................................
...................................
...................................
Châu Phi
.................................
................................
...................................
Châu Mĩ
.................................
................................
...................................
Châu Đại Dương
.................................
................................
...................................
Châu Nam Cực
.................................
................................
...................................
IV. Củng cố, dặn dò:
- Thu phiếu bài tập của HS chấm điểm, nhận xét.
- Tổng kết tiết học dặn HS chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì II. 
- Nhận xét giờ học.
4'
- HS nộp phiếu bài tập.
Tiết 5: Sinh hoạt
SINH HOẠT TUẦN 34
A. Mục tiêu:
- HS nắm được ưu, khuyết điểm của các hoạt động trong tuần 34.
- Hướng phấn đấu khắc phụ trong tuần 35.
- Tự giác học tập, rèn luyện đạo đức tốt.
B. Lên lớp: 
* Nhận xét chung:
- Đạo đức: Các em đều ngoan ngoãn, lễ phép, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, không có hiện tượng đánh chửi nhau.
- Học tập: 
 + Đa số các em có ý thức tốt trong học tập: Đi học đều, đúng giờ, nghỉ học có xin phép cô giáo. Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, về nhà có ý thức học bài ở nhà trước khi đến lớp như: Pó, Công, Cha, Máy,...
 + Xong bên cạnh đó vẫn còn lại một số em còn thiếu ý thức trong học tập. Trong lớp chưa chú ý còn hay nói chuyện riêng, về nhà chưa chịu khó ôn bài như: Lệnh.
- Các hoạt động khác:
 + Tham gia đầy đủ mọi hoạt động của nhà trường đề ra.
 + Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, ăn mặc sạch sẽ gọn gàng.
 + Có ý thức truy bài đầu giờ.
 + T/C chơi trò chơi dân gian theo quy định.
* Phương hướng tuần tới: 
- Phát huy ưu điểm đã đạt được ở trên, khắc phục những khuyến điểm còn tồn tại.
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp học tập, chuẩn bị cho thi định kì.
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 15/5, 19/5.	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 34(3).doc