Giáo án Luyện từ câu lớp 4 (bổ sung)

Giáo án Luyện từ câu lớp 4 (bổ sung)

 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 - Ôn lại cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam.

 - Viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam trong mọi văn bản.

 - Giáo dục HS ham học tiếng Việt.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 - Bản đồ địa lý Việt nam.

 - Giấy khổ to kẻ sẵn 4 hàng ngang và bút dạ.

 - Phiếu in sẵn bài ca dao, mỗi phiếu 4 dòng.

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 1. KIỂM TRA BÀI CŨ

 - Yêu cầu 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:

 + Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam? Cho Ví dụ?

 - Gọi 2 HS lên bảng viết tên và địa chỉ của gia đình em.

 - Nhận xét và cho điểm HS.

 

doc 36 trang Người đăng hang30 Lượt xem 389Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ câu lớp 4 (bổ sung)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt (bổ sung)
Rèn Luyện từ và câu
luyện tập viết tên người, tên địa lý việt nam
	I. Mục đích yêu cầu
	- Ôn lại cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
	- Viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam trong mọi văn bản.
	- Giáo dục HS ham học tiếng Việt.
	II. đồ dùng dạy - học
	- Bản đồ địa lý Việt nam.
	- Giấy khổ to kẻ sẵn 4 hàng ngang và bút dạ.
	- Phiếu in sẵn bài ca dao, mỗi phiếu 4 dòng. 
	iii.các hoạt động dạy - học
	1. Kiểm tra bài cũ
	- Yêu cầu 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
	+ Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam? Cho Ví dụ?
	- Gọi 2 HS lên bảng viết tên và địa chỉ của gia đình em. 
	- Nhận xét và cho điểm HS.
	2. giới thiệu bài 
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
	3. Hướng dẫn làm bài tập
	Bài 1
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu phần chú giải.
- 2 HS đọc.
- Chia nhóm 4 HS phát phiếu và bút dạ cho HS. Yêu cầu HS thảo luận, gạch chân dưới những tên riêng viết sai và sửa lại.
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn.
- Gọi 3 nhóm dán phiếu lên bảng để hoàn chỉnh bài ca dao.
- Dán phiếu.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Hàng bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Mã Vĩ, Hàng Giầy, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Phúc Kiến, Hàng Than, Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng, Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà.
- Gọi HS đọc bài ca dao đã hoàn chỉnh.
- 1 HS đọc.
- Cho HS quan sát tranh.
- HS quan sát
+ Bài ca dao cho em biết điều gì?
+ Bài ca dao giới thiệu cho em biết tên 36 những phố cổ của Hà Nội.
	Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc.
- Treo bản đồ địa lý Việt Nam lên bảng.
- Quan sát.
- Phát phiếu và bút dạ cho cho từng nhóm HS.
- Nhận đồ dùng và làm việc trong nhóm.
- Yêu cầu HS thảo luận.
- Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng. Nhận xét, bổ sung để tìm ra nhóm đi được nhiều nơi nhất.
- Dán phiếu, nhận xét phiếu của các nhóm.
- Viết tên các địa danh vào vở.
	4. Củng cố dặn dò
	- Tên người và tên địa lý Việt Nam cần được viết như thế nào?
	- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ tên địa danh vừa tìm được và tìm hiểu tên thủ đô của10 nước trên thế giới.Tiếng Việt (bổ sung) 
Rèn Luyện từ và câu
Luyện tập về Từ ghép và từ láy
I- Mục Đích yêu cầu
- Nhận diện được từ ghép và từ láy trong câu văn, đoạn văn. 
- Xác định được mô hình cấu tạo của từ ghép, từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại và từ láy: Láy âm, láy vần, láy cả âm và vần.
	- Giáo dục HS ham học tiếng Việt. 
II- Đồ dùng dạy học 
	- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như bài tập 1, 2.
	- Phô tô vài trang từ điển. 
III- Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
	- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
	+ Thế nào là từ ghép? cho VD và phân tích.
	+ Thế nào là từ láy? cho VD và phân tích.
	- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Giới thiệu bài mới 
	- Giáo viên nêu yêu cầu, nhiệm vụ tiết học.
3. Hướng dẫn làm bài tập	
	Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- 2 HS đọc.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- Thảo luận cặp đôi và trả lời.
+ Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp.
+ Từ bánh rán có nghĩa phân loại.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
	Bài 2
- Gọi HS đọc.
- Một HS đọc.
Phát giấy kẻ sẵn bảng cho từng nhóm. Yêu câu HS trao đổi trong nhóm và làm bài.
- Nhận đồ dùng, làm việc trong nhóm.
- Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chốt lại lời giải đúng.
- Chữa bài (Nếu sai).
Từ ghép phân loại
Từ ghép tổng hợp
Đường ray, xe đạp, tàu hoả, xe điện, máy bay.
Ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đồng, bờ bãi, hình dạng, màu sắc.
+ Tại sao em lại xếp tàu hoả vào từ ghép phân loại?
+ Vì tàu hoả chỉ phương tiện giao thông đường sắt, có nhiều toa, chở được nhiều hàng, phân biệt với tàu thuỷ, tàu bay, 
+ Tại sao núi non lại là từ ghép tổng hợp?
+ Vì núi non chỉ chung loại địa hình nổi lên cao hơn so với mặt đất.
- Nhận xét, tuyên dương các em giải thích đúng, hiểu bài.
- 
	Bài 3
- Gọi HS đọc.
- 2 HS đọc.
- Phát giấy va bút dạ. 
- Yêu cầu HS làm việc trong nhóm.
- Hoạt động trong nhóm.
- Gọi nhóm làm xong dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét bổ sung.
- Chốt lại lời giải đúng.
- Chữa bài (nếu sai).
+ Muốn xếp đựơc các từ láy vào đúng ô cần xác định những bộ phận nào?
+ Cần xác định các bộ phận được lặp lại, âm đầu, vần, cả âm đầu và vần.
- Yêu cầu HS phân tích mô hình cấu tạo của một vài từ láy.
- Ví dụ:
Nhút nhát: lặp lại âm đầu nh.
Rào rào: lặp lại cả âm đầu r và vần ao.
- Nhận xét, tuyên dương những em hiểu bài.
	4. Củng cố dặn dò
+ Từ ghép có những loại nào? Cho VD.
+ Từ láy có những loại nào? Cho VD.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, làm bài và chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt (bổ sung)
Rèn Luyện từ và câu
Động từ
I- Mục đích yêu cầu 
- Hiểu được ý nghĩa của ĐT
- Tìm được ĐT trong câu văn, đoạn văn.
- Dùng những ĐT hay, có ý nghĩa khi nói khi viết.
II- Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn ở BT1 phần nhận xét.
- Giấy khổ to và bút dạ.
- Tranh minh hoạ.
IV- Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS đọc bài tập đã giao từ tiết trước.
- Gọi 3HS đọc thuộc lòng và tình huống sử dụng các câu tục ngữ.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
2. Giới thiệu bài
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
3. hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Gọi HS đọc phần nhận xét.
- 2HS đọc.
- Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm, để tìm các từ theo yêu cầu.
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, viết các từ vừa tìm được vào vở nháp.
- Gọi HS phát biểu, các HS khác nhận xét bổ sung.
- Phát biểu nhận xét, bổ sung.
- Kết luận lời giải đúng.
- Chữa bài (nếu sai)
- Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của người, của vật. Đó là động từ.
+ Vậy động từ là gì?
+ Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
* Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- 3 HS đọc, cả lớp đọc thầm để thuộc ngay tại lớp
+ Vậy từ bẻ, từ biến thành có là ĐT không? Vì sao?
- Bẻ, biến thành là ĐT. Vì bẻ là từ chỉ HĐ của người, biến thành là từ chỉ trạng thái của vật.
Yêu cầu HS lấy VD về ĐT chỉ HĐ và ĐT chỉ TT.
VD chỉ hoạt động: ăn cơm, xem ti vi, kể chuyện, ...
VD từ chỉ trạng thái: bay là, lượn vòng, yên lặng, ...
4. Luyện tập
	Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- 1HS đọc
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận và tìm từ. Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng.
- Hoạt động trong nhóm.
- Kết luận về các từ đúng, tuyên dương nhóm tìm được nhiều ĐT.
- Viết vào vở bài tập.
	Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và ND.
- 2 HS đọc
Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi. Dùng bút ghivào vở nháp.
- 2 HS ngồi gần nhau trao đổi làm bài.
- Gọi 2HS trình bày, HS khác theo dõi. 
- HS trình bày nhận xét, bổ sung.
- Kết luận lời giải đúng.
- Chữa bài (nếu sai) 
	Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Treo tranh minh hoạ và gọi HS lên bảng chỉ vào tranh để mô tả trò chơi. 
- 2HS lên bảng mô tả:
- Tổ chức cho HS thi biểu diễn kịch câm.
- Tổ chức cho từng lượt HS thi: 2nhóm thi, mỗi nhóm 5 HS.
- Nhận xét tuyên dương nhóm, diễn được nhiều động tác khó và đoán đúng động từ chỉ hoạt động của nhóm bạn.
5. Củng cố - dặn dò
+ Thế nào là động từ ?
+ Động từ được dùng để ở đâu ?
- Nhận xét tiết học.
- VN viết 10 từ chỉ động tác đã chơi ở trò chơi xem kịch câm. Tiếng Việt (bổ sung)
Rèn Luyện từ và câu
Luyện tập về động từ
I- Mục đích yêu cầu 
- Hiểu được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
	- Biết sử dụng các từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
	- Giáo dục ý thức ham học tiếng Việt.
II- Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết sẵn hai câu văn của bài tập 1 và đoạn văn kiểm tra bài cũ.
- Bài tập 2a, 2b viết vào giấy khổ to và bút dạ.
III - Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng gạch chân những động từ có trong đoạn văn.
- Hai HS lên bảng làm, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- Động từ là gì? cho VD?
- Hai HS trả lời và nêu VD.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
	2. Giới thiệu bài 
- Giáo viên nêu yêu cầu, nhiệm vụ tiết học.
3. Hướng dẫn làm bài tập
	Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS gạch chân dưới các động từ được bổ sung ý nghĩa trong từng câu.
- 2 HS làm bảng lớp, HS dưới lớp gạch bằng bút chì vào SGK. 
+ Từ sắp bổ sung ý nghĩa gì cho động từ đến? Nó cho biết điều gì?
+ Từ sắp bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đến. Nó cho biết sự việc sẽ gần tới lúc diễn ra.
+ Từ đã bổ sung ý nghĩa gì cho động từ trút? Nó gợi cho biết điều gì?
+ Từ đã bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trút. Nó gợi cho em đến những sự việc đã hoàn thành rồi.
	- Kết luận: Những từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ rất quan trọng. Nócho biết sự việc đó sắp diễn ra, đang diễn ra hay đã hoàn thành rồi.
- Yêu cầu HS đặt câu có từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
- Tự do phát biểu. 
- Nhận xét, tuyên dương HS hiểu bài, đặt câu hay, đúng.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc từng phần.
- Yêu cầu HS trao đổi và làm bài. Giáo viên đi giúp đỡ các nhóm yếu. Mỗi chỗ chấm chỉ điền 1 từ và lưu ý đến nghĩa sự việc của từ.
- HS trao đổi, thảo luận trong nhóm 4HS. Sau khi hoàn thành 2 HS lên bảng làm phiếu, HS dưới lớp viết bằng bút chì vào nháp.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét, chữa bài cho bạn.
- Kết luận lời giải đúng.
- Chữa bài (nếu sai).
+ Tại sao chỗ trống này em điền từ (đã, sắp, sang)?
+ Trả lời theo từng chỗ trống ý nghĩa của từ với sự việc (đã, đang, sắp) xảy ra.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và truyện vui.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Yêu cầu HS tự làm.
- HS trao đổi trong nhóm và dùng bút chì gạch chân, viết từ cần điền.
- Gọi HS đọc từ mình thay đổi hoặc bỏ bớt từ và HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS đọc và chữa bài.
đã thay bằng đang, bỏ từ đang, bỏ từ sẽ hoặc thay sẽ bằng đang.
- Nhận xét và kết luận của lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại truyện đã hoàn thành.
- 2 HS đọc lại. 
4. Củng cố dặn dò
- Những từ nào thường bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt (bổ sung)
Rèn Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: ý trí- nghị lực
I- Mục đích yêu cầu
- Củng cố hệ thống hoá các từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ điểm Có chí thì nên.
- Hiểu ý nghĩa của các từ ngữ thuộc chủ điểm Có chí thì nên.
- Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ.
- Luyện viết đoạn văn theo chủ điểm Có chí thì nên. Câu văn đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh, dùng từ hay.
- ...  câu khiến trong SGK.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- Nhận xét.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Chữa bài (nếu sai).
	Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc.
- Phát giấy và bút dạ. Yêu cầu HS làm việc trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- Hoạt động trong nhóm.
- Gọi 2 nhóm dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét.
- Nhận xét bài làm của nhóm bạn.
- Goi các nhóm khác đọc các câu khiến mà nhóm mình tìm được.
- 2 đến 3 đại diện đọc. Ví dụ:
+ Hãy viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây mà em biết. (TV4 tập 2 trang 53). 
- Nhận xét, khen ngợi các nhóm tìm, đúng và nhanh.
	Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn, cùng nói câu khiến, sửa chữa cho nhau. Mỗi HS đặt 3 câu theo từng tình huống với bạn, với anh (chị), thầy (cô) giáo.
- Gọi HS đọc câu mình đặt. GV chú ý sửa lỗi cho từng HS.
- HS đọc câu mình đặt trước lớp.
- GV nhận xét bài làm của HS.
	5. Củng cố dặn dò
	- Nhận xét tiết học 
	- Dặn HS về nhà học bài, viết 1 đoạn văn trong đó có sử dụng câu khiến và chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt (bổ sung)
Rèn Luyện từ và câu 
Mở rộng vốn từ: du lịch- thám hiểm
I - Mục tiêu.
	- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về du lịch - thám hiểm.
	- Viết được đoạn văn về hoạt động du lịch, thám hiểm trong đó có sử dụng các từ ngữ vừa tìm được.
	- Yêu cầu văn viết mạch lạc, đúng chủ đề ngữ pháp.
	- Giáo dục HS ham học môn học.
	II - Đồ dùng dạy - học.
	- Giấy khổ to và bút dạ.
	Iii - Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm phần a), b) bài tập 4.
- Gọi HS trả lời câu hỏi
+ Tại sao cần phải giữ phép lịch sự khi bày tỏ, yêu cầu, đề nghị?
+ Muốn cho lời yêu cầu đề nghị được lịch sự ta phải làm như thế nào?
+ Có thể dùng kiểu câu nào để nêu yêu cầu, đề nghị?
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- HS nhận xét.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
	2. Giới thiêụ bài 
- Trong tiết học hôm nay chúng các em sẽ được viết thêm rất nhiều từ thuộc du lịch - thám hiểm và biết cách sử dụng chúng khi viết đoạn văn hoàn chỉnh. Muốn viết được đoạn văn hay chúng ta cần phải tìm được các từ ngữ đúng chủ đề và hiểu nghĩa của chúng.
	2. Hướng dẫn làm bài tập
	Bài 1
- Gọi HS đọc.
- 1 HS đọc.
- Cho HS hoạt động nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- 4 HS cùng bàn tạo thành 1 nhóm, cùng trao đổi, thảo luận và hoàn thành bài.
- Chữa bài.
- Yêu cầu 1 nhóm dán phiếu lên bảng, đọc các từ nhóm mình tìm được, gọi các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh vào phiếu để được 1 phiếu hoàn chỉnh nhất.
- Dán phiếu, đọc bổ sung.
- Gọi HS đọc lại các từ vừa tìm được.
- 4 HS đọc tiếp nối. (mỗi HS đọc 1 mục).
a. Đồ dùng cần cho chuyến du lịch: va li, cần câu, lều trại, giày thể thao, mũ, quần áo bơi, quần áo thể thao, dụng cụ thể thao (bóng, lưới, vợt, quả cầu,), thiết bị nghe nhạc.
	b. Phương tiện giao thông và những sự vất có liên quan đến phương tiện giao thông: tàu thuỷ, bến tàu, ô tô con, tàu hoả, máy bay, tàu điện, xe buýt, ga tàu, sân bay, cáp treo, bến xe, vé tàu, vé xe, xe máy, xe đạp, xích lô,
	c. Tổ chức nhân viên phục vụ du lịch: khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ, công ti du lịch, tuyến du lịch, tua du lịch,
	d. Địa điểm tham quan du lịch: phố cổ, bãi biển, công viên, hồ, núi, thác, đền, chùa, di tích lịch sử, bảo tàng, nhà lưu niệm
	Bài 2
- Gọi HS đọc.
- 1 HS đọc.
- Tổ chức cho HS thi tìm từ tiếp sức theo tổ.
- Hoạt động trong tổ.
- Cho HS thảo luận trong tổ.
- Cách thi tiếp sức tìm từ với mỗi nội dung GV ghi thành cột trên bảng. Sau đó cho từng tổ thi tìm từ tiếp sức. Mỗi thành viên trong tổ chỉ được viết 1 từ, sau đó đưa bút cho bạn viết tiếp. 2 tổ thi cùng 1 nội dung.
- Lắng nghe GV hướng dẫn.
- Cho HS thi tìm từ.
- Thi tiếp sức tìm từ.
- Nhận xét, tổng kết nhóm tìm được nhiều từ, từ đúng nội dung.
- Gọi HS đọc lại từ vừa tìm được
- 3 HS đọc.
	Bài 3
- Gọi HS đọc.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS tự viết bài.
- Cả lớp viết bài vào vở, 3 HS viết bài vào giấy khổ to.
- Chữa bài
- Gọi HS dán phiếu lên bảng, đọc bài của mình. GV chữa thật kĩ cho HS về cách dùng từ, đặt câu.
- Đọc, chữa bài.
- Nhận xét và cho điểm HS viết tốt.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- 5 đến 7 HS đọc.
- Nhận xét cho điểm HS viết tốt.
	4. Củng cố dặn dò
	- Nhận xét tiết học. 
	- Dặn HS về nhà học bài và hoàn chỉnh đoạn văn vào vở và chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt (bổ sung)
Rèn Luyện từ và câu 
thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
I - Mục tiêu.
	- Hiểu ý nghĩa, tác dụng của trạng ngữ chỉ thời gian trong câu.
	- Xác định được trạng ngữ chỉ thời gian trong câu.
	- Thêm đúng trạng ngữ chỉ thời gian cho phù hợp với nội dung từng câu.
	- Giáo dục HS ham học môn học.
	II - Đồ dùng dạy - học.
	- Bảng lớp viết sẵn BT1 ở phần nhận xét.
	- Bài tập 1 viết sẵn vàobảng phụ.
	- Giấy khổ to và bút dạ.
	Iii - Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS lên bảng. Mỗi HS đặt 2 câu có thành phần trạng ngữ chỉ nơi chốn.
- 3 HS lên bảng đặt câu.
- Gọi HS dưới lớp trả lời câu hỏi.
+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn có ý nghĩa gì trong câu?
+ Trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu trả lời cho câu hỏi nào?
- 2 HS đọc.
- Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- HS nhận xét.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
	2. Giới thiêụ bài
- Giới thiệu: Trong tiết học trước các em đã biết cách thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm trạng ngữ chỉ thời gian, ý nghĩa của trạng ngữ chỉ thời gian cho câu. 
	3. hướng dẫn Tìm hiểu bài
+ Trạng ngữ chỉ thời gian có ý nghĩa gì trong câu?
+ Trạng ngữ chỉ thời gian giúp ta xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu.
+ Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi nào?
+ Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ?
	3. Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc, cả lớp đọc thầm để hiểu bài ngay tại lớp.
- Yêu cầu HS đặt câu có trạng ngữ chỉ thời gian. GV nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài ngay tại lớp.
- 3 HS đọc câu của mình trước lớp.
+ Sáng sớm, bà em đi tập thể dục.
+ Mùa xuân, hoa đào nở.
+ Chiều chủ nhật, chúng em chơi đá bóng.
	4. Luyện tập
	Bài 1
- Gọi HS đọc.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS làm trên bảng lớp, HS cả lớp dùng bút chì gạch chân dưới những trạng ngữ trong SGK.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài cho bạn (nếu sai).
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Đáp án:
	Bài 2
a. Gọi HS đọc.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS tự đánh dấu chỗ thêm trạng ngữ vào SGK.
- Gợi ý: Để làm đúng bài tập các em cần đọc kĩ từng câu của đoạn văn, suy nghĩ xem cần thêm trạng ngứ đã cho vào vị trí nào cho các câu văn có mối liên kết với nhau.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh. HS khác bổ sung (nếu sai).
- 1 HS đọc đoạn văn của mình vừa làm, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Đáp án:
- Phần b tiến hành tương tự như phần a.
	5. Củng cố dặn dò
	- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt (bổ sung)
Rèn Luyện từ và câu 
thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
I - Mục tiêu.
	- Hiểu ý nghĩa, tác dụng của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu.
	- Xác định được trạng ngữ chỉ mục đích trong câu.
	- Thêm đúng trạng ngữ chỉ mục đích cho phù hợp với nội dung từng câu.
	- Giáo dục HS ham học môn học.
	II - Đồ dùng dạy - học.
	- Bảng lớp viết sẵn đoạn văn BT1 phần nhận xét.
	- Bài tập 1 viết sẵn vàobảng phụ. 
	Iii - Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS lên bảng. Mỗi HS đặt 2 câu trong đó có sử dụng từ ngữ thuộc chủ điểm lạc quan - yêu đời.
- 3 HS lên bảng đặt câu.
- Gọi HS dưới đọc thuộc từng câu tục ngữ của chủ điểm, nói ý nghĩa và tình huống sử dụng câu tục ngữ ấy.
- 2 HS đọc.
- Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- HS nhận xét.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
	2. Giới thiêụ bài
- Giới thiệu: Trong tiết học trước các em đã biết cách thêm trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân cho câu. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm trạng ngữ chỉ mục đích, ý nghĩa của trạng ngữ chỉ mục đích cho câu. 
	3. hướng dẫn Tìm hiểu bài
	Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi.
- 2 HS ngồi cùng bàn, trao đổi thảo luận, làm bài.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Trạng ngữ Để dẹp nỗi bực mình bổ sung ý nghĩa chỉ mục đích cho câu.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+ Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho những câu hỏi nào?
+ Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho những câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì?Vì ai?
- Kết luận.
	3. Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
- 3 HS đọc.
- Yêu cầu HS đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích.
- 3 HS đặt câu.
- Nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài.
+ Chúng ta cùng làm việc vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.
+ Chúng ta học tốt để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
+ Mọi người tập trung đi bộ nhằm ủng hộ tiền cho các nạn nhân chất đọc màu da cam.
	4. Luyện tập
	Bài 1
- Gọi HS đọc.
- 1 HS đọc.
- Phát phiếu cho 2 nhóm HS. Yêu cầu các nhóm trao đổi, thảo luận, tìm trạng ngữ chỉ mục đích trong câu.
- 2 nhóm làm việc vào phiếu, HS cả lớp làm bằng bút chì gạch chân vào các trạng ngữ chỉ mục đích trong câu vào SGK.
- Gọi 1 nhóm dán phiếu lên bảng. Yêu cầu các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
- Dán phiếu đọc, chữa bài.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Đáp án:
a) Để tiêm phòng dịch cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều cán bộ y tế về các bản.
b) Vì tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng!
c) Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.
	Bài 2
- GV tổ chức cho HS làm bài tươngh tự bại tập 1.
- Đáp án:
a) Để lấy nước tưới cho vùng đất cao/ Để dẫn nước vào ruộng, xã em vừa đào một con mương.
b) Để trở thành những người có ích cho xã hội / Để trở thành con ngoan trò giỏi / Vì danh dự của lớp/ chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt.
c) Để thân thể mạnh khoẻ / Để có sức khoẻ dẻo dai / em phải năng tập thể dục.
	Bài 3
- Gọi HS đọc.
- 2 HS đọc.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm bài.
- Gợi ý: Các em hãy đọc kĩ đoạn văn, đặc biệt là câu mở đoạn, thêm trạng ngữ chỉ mục đích phù hợp với câu in nghiêng.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. Các HS khác nhận xét.
- 2 HS đọc.
- Nhận xét kết luận câu trả lời đúng.
- Chữa bài (nếu sai).
	5. Củng cố dặn dò
	- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyentuvacaubosung.doc