Giáo án Luyện từ và câu

Giáo án Luyện từ và câu

I.Mục đích, yêu cầu:

- Học sinh nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản.

- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế trong câu ghép ; đặt được câu ghép.

- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.

II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, bút dạ,

III.Hoạt động dạy học:

A.Kiểm tra bài cũ : (3p) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

B.Dạy bài mới : (37p)

1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2.Phần nhận xét: HS đọc nội dung các bài tập, cả lớp theo dõi trong SGK.

* GV hướng dẫn HS đánh số thứ tự 4 câu trong đoạn văn, xác định chủ ngữ, vị ngữ

- HS phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét, GV chốt lại ý đúng.

Một lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to.

Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai chó giật giật.

Con chó / chạy sải thì khỉ / gò lưng như người phi ngựa.

Chó / chạy thong thả, khỉ / buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.

 

doc 35 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1536Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu
Câu ghép
I.Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản.
- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế trong câu ghép ; đặt được câu ghép.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, bút dạ,
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ : (3p) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
B.Dạy bài mới : (37p)
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Phần nhận xét: HS đọc nội dung các bài tập, cả lớp theo dõi trong SGK.
* GV hướng dẫn HS đánh số thứ tự 4 câu trong đoạn văn, xác định chủ ngữ, vị ngữ 
- HS phát biểu ý kiến, cả lớp nhận xét, GV chốt lại ý đúng.
Một lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to.
Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai chó giật giật.
Con chó / chạy sải thì khỉ / gò lưng như người phi ngựa.
Chó / chạy thong thả, khỉ / buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.
* Xếp 4 câu trên vào 2 nhóm : Câu đơn : (Câu 1). Câu ghép : (Câu 2, 3, 4)
- Không thể tách mỗi cụm C – V trong các câu ghép trên thành câu đơn vì : các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tách mỗi vế câu thành 1 câu đơn sẽ tạo nên một chuỗi câu rời rạc, không gắn kết với nhau.
* GV chốt lại : 
3.Phần ghi nhớ :Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK (2em). Cả lớp theo dõi.
Gọi 2- 3 HS nói lại nội dung ghi nhớ không nhìn SGK.
4.Phần luyện tập. Bài tập 1: 
STT
Vế 1
Vế 2
Câu 1
Trời / xanh thẳm,
Biển / cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch.
Câu 2
Trời / rải mây trắng nhạt,
Biển / mơ màng dịu hơi sương.
Câu 3
Trời / âm u mây mưa.
Biển xám xịt nặng nề.
Câu 4
Trời / ầm ầm dông tố,
Biển / đục ngầu giận giữ.
Câu 5
Biển / nhiều khi rất đẹp,
Ai / cũng thấy như thế.
Bài tập 2 : HS trả lời: Không thể tách mỗi vế câu ghép nói trên thành 1 câu đơn vì mỗi vế câu thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của vế câu khác.
Bài tập 3 : HS đọc yêu cầu và làm bài.
Lời giải : a).Mùa xuân đã về, cây cối đâm chồi nảy lộc.
 b) Mặt trời mọc, sương tan dần.
 c) Trong truyện cổ tích cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh tham lam, lười biếng.
 d) Vì trời mưa to nên đường ngập nước.
5.Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại nội dung, về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Cách nối các vế câu ghép
I.Mục đích, yêu cầu :
- HS nắm dược cách nối các vế trong câu ghép. Nối bằng các từ quan hệ và không dùng từ nối.
- HS phân tích được cấu tạo của câu ghép, biết đặt câu ghép.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ : (3p) HS nắc lại kiến thức về câu ghép đã học và làm bài tập 3.
B.Dạy bài mới : (37p)
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Phần nhận xét : HS đọc yêu cầu của bài tập 1-2. Cho HS dùng bút chì gạch chéo để phân tích câu.
Các vế câu
a)Đoạn này có hai câu ghép, mỗi câu gồm 2 vế
Câu 1 : Súng kíp của ta mới bị bắn một phát / thì súng cúa họ đã bắn được năm, sáu mươi phút.
Câu 2 : Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn, / trong khi ấy đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên.
b) Câu này có 2 vế :
Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn : / hôm nay tôi đi học.
c) Câu này có 3 vế :
Kia là những mài nhà đứng sau luỹ tre ; / đây là mái đình cong cong ; / kia nữa là sân phơi.
Ranh giới giữa các vế câu
Từ thì đánh dấu 
Dấu phẩy
Dấu hai chấm
Các dấu chấm phảy
Vậy từ kết quả phân tích trên, các em thấy các vế của câu ghép được nối với nhau bằng hai cách : dùng từ có tác dụng nối và dùng dấu câu để nối.
Rút ra phần ghi nhớ.
3.Phần ghi nhớ : HS đọc nội dung ghi nhớ (GV gắn lên bảng). HS nói lại không nhìn GSK
4.Phần luyện tập
Bài tập 1 :HS đọc yêu cầu và giải.
- Đoạn văn a có 1 câu ghép với 4 vế câu. (nối với nhau trực tiếp giữa các vế có dấu phẩy, (từ thì nối trạng ngữ với các vế câu)
- Đoạn b có 1 câu ghép với 3 vế câu, nối với nhau trực tiếp giữa các vế câu có dấu phẩy.
- Đoạn văn c có 1 câu ghép với 3 vế câu nối trực tiếp vế 1 – 2 giữa 2 vế có dấu phẩy, vế 2 nối với vế 3 bằng quan hệ từ.
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu và làm bài theo nhóm.
Ví dụ : Bích Vân là người bạn thân nhất của em. Tháng hai vừa rồi, bạn tròn 11 tuổi. Bạn thật xinh xắn và đễ thương. Vóc người bạn thanh mảnh, dáng đi nhanh nhẹn, mái tóc cắt ngắn gọn gàng
5.Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học, về nhà viết lại bài tập 2.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : công dân
I.Mục đích, yêu cầu :
- Mở rộng, hệ thống hoá cho HS vốn từ gần với chủ điểm Công dân.
- Biết cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Đồ dùng dạy học : bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ : (3p)
Học sinh làm bài tập 2, chỉ rõ câu ghép được dùng trong đoạn văn, cách nối các vế câu ghép. GV nhận xét ghi điểm.
B.Dạy bài mới : (37p)
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 : HS đọc yêu cầu BT, cả lớp theo dõi trong SGK.
Bài giải : Dòng b đúng với nghĩa của từ công dân : “Người công dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước”
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu của BT. HS làm việc theo nhóm,địa diện nhóm trình bày.
Bài giải : 
Công là “của nhà nước, của chung”
Công là “không thiên vị”
Công là “thợ, khéo tay”
Công dân, công cộng, công chúng
Công bằng, công lí, công minh, công tâm.
Công nhân, công nghiệp
Bài tập 3 : HS đọc yêu cầu bài tập, GV giúp học sinh hiểu thêm một số từ mà các em chưa hiểu.
- Học sinh phát biểu ý kiến, GV kết luận.
Bài giải : Những từ đồng nghĩa với từ công dân là : nhân dân, dân chúng, dân.
Những từ không đồng nghĩa với từ công dân là : đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng.
Bài tập 4 : HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS nhắc lại lời của nhân vật Thành.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập : Để trả lời đúng câu hỏi, cần thử thay thế từ công dân trong câu nói của nhân vật Thành lần lượt bằng từ đồng nghĩa với nó (đã nêu ở BT3), rồi đọc lại xem câu văn xem có phù hợp không.
Ví dụ : Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân (nhân dân, dân chúng) còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta.
- HS trao đổi bài, thảo luận nhóm với bạn và trả lời.
Lời giải : Trong câu đã nêu , không thể thay thế từ công dân bằng các từ đồng nghĩa (nhân dân, dân chúng). Vì từ công dân có hàm ý “người dân của một nước đọc lập”, khác với các từ nhân dân, dân chúng, dân. Hàm ý này của từ công dân ngược lại với ý của từ nô lệ.
3.Củng cố, dặn dò : Giáo viên nhận xét giờ học.Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài giờ sau tiết Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I.Mục đích, yêu cầu :
- Học sinh nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
- Nhận biết các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép ; biết cách dùng quan hệ từ nối các vế câu ghép.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ, bút dạ.
II.Đồ dùng dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ : (3p)
Học sinh chữa bài tập 2 (18). Giáo viên nhận xét.
B.Dạy bài mới : (37p)
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Phần nhận xét.
Bài tập 1: HS đọc bài tập, cả lớp theo dõi trong SGK. Tìm câu ghép trong đoạn văn.
Bài giải : Câu 1 : Trong hiệu cắt tóc, anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phàng lại mở, một người nữa tiến vào
Câu 3 :Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.
Câu 3 : Lê-nin không tiện từ chối, cảm ơn đồng chí I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu và làm việc cá nhân. Gọi HS trả lời.
Bài giải : Câu 1 có 3 vế câu : anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình / thì cửa phòng lại mở, / một người nữa bước vào.
Câu 2 có 2 vế câu : Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự,/ nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.
Câu 3 có 2 vế cấu : Lê-nin không tiện từ chối,/ đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.
Bài tập 3 : Cách nối các vế trong những câu ghép nói trên bằng quan hệ từ thì và dấu phẩy hoặc bằng cặp từ tuy nhưng.
Học sinh rút ra phần ghi nhớ, 
3.Phần ghi nhớ. HS đọc lại nội dung ghi nhớ trong SGK.
Cho HS nhắc lại không nhìn SGK.
4.Phần luyện tập.
Bài tập 1: Câu 1 là câu ghép : Nếu trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu thì nhất định các cô, các chú thành công,
Cặp quan hệ từ trong câu là : nếuthì
Bài tập 2 : Các từ bị lược khôi phục lại là : Nếuthì(Vì tác giả lược bớt các từ đó
để câu văn ngắn gọn, thoáng, tránh lặp. Lược bớt nhưng người đọc vẫn hiểu đầy đủ)
Bài tập 3 : HS làm việc theo nhóm.
Bài giải : a) Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác.
b) Ông đã nhiều lần can gián nhưng (mà) vua không nghe.
c) Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình.
5.Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. 
Dặn HS ghi nhớ những kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép.
21	Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : công dân
I.Mục đích, yêu cầu :
- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm Công dân : các từ nói về nghĩa vụ, quyền lợi, ý thức công dân
- Vận dụng vốn từ đã học, viết một đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Đồ dùng đạy học :
Bảng phụ kẻ BT 2, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học : 
A.Kiểm tra bài cũ : (3p) 
HS nêu miệng BT 3 (23), giáo viên nhận xét.
B.Dạy bài mới : (37p)
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 : HS đọc yêu cầu của BT, HS làm việc theo nhóm đôi.
Bài giải : 
nghĩa vụ công dân	quyền công dân
ý thức công dân 	bổn phận công dân
trách nhiệm công dân	danh dự công dân
công dân gương mẫu	công dân danh dự
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu BT2 và làm bài tập sau đó thi làm bài trên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng :
 + Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho người dân được hưởng, được làm, được dòi hỏi. (Quyền công dân)
 + Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dấn đối với đất nước. (ý thức công dân)
 + Điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với đất nước, đối với người khác. (Nghĩa vụ công dân)
Bài tập 3 : HS đọc yêu cầu của BT
- Dựa vào câu văn ở BT 3 em hãy viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.
Ví dụ : Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. Với tinh thần yêu nước ấy, chúng ta dã chién thắng mọi kẻ thù xâm lược. Để xứng đáng là con cháu của các vua Hùng, mỗi người dân phải có ý thức, có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quố ... in trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài.”
Bức thư 2 : 
“Anh bạn trẻ ạ, tôi sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào anh.”
 - Học sinh đọc lại mẩu chuyện vui và cho học sinh phát biểu ý kiến. GV kết luận.
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu bài tập 2 và viết đoạn văn của mình trên giấy nháp.
 - Học sinh làm bài cá nhân, GV quan sát và hướng dẫn học sinh.
 - Gọi HS phát biểu ý kiến. Cá lớp và GV nhận xét.
Ví dụ :
Các câu văn
1)Vào giờ ra chơi, sân trường rất nhộn nhịp.
2)Dưới gốc cây bàng, học sinh lớp 5A đang chơi nhảy dây.
3)Giữa sân trường, lớp 5C, lớp 5D đang chơi kéo co.
4)Tất cả học sinh các khối lớp đều tham gia trò chơi, cổ vũ rất nhiệt tình 
5)Nét mặt các bạn đều hiện rõ vẻ vui mừng, phấn khởi.
Tác dụng của dấu phẩy
- Ngăn cách trạng ngữ với CN và VN.
- Ngăn cách trạng ngữ với CN và VN.
- Ngăn cách trạng ngữ với hai CN.
- Ngăn cách VN với VN.
- Ngăn cách VN với VN.
3.Củng cố, dặn dò :
Nhận xét giờ học, GV hệ thống bài.
Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau : Ôn tập về dấu câu (Dấu hai chấm)
Luyện từ và câu
Ôn tập về câu
(Dấu hai chấm)
I.Mục đích, yêu cầu :
- Củng cố kiến thức về dấu hai chấm, tác dụng của dấu hai chấm : để dẫn lời nói trực tiếp ; dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước nó.
- Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.
- Giáo dục học sinh loàng sayy mê ham học.
II.Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ, bút dạ, phấn màu.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ : (3p)
Gọi 2 HS đọc đoạn văn nói về các hoat động trong giờ ra chơi.
B.Dạy bài mới : (37p)
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 : HS đọc yêu cầu của bài tập. HS làm việc theo nhóm đôi.
 Gọi HS trình bày, các nhóm và GV nhận xét, 
GV kết luận :
Câu a : Dấu hai chấm đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
Câu b : Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận cau đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Bài tập 2 : Học sinh nối tiếp nhau đọc nội dung của bài.
 HS đọc thầm từng câu văn, khổ thơ, xác định chỗ dẫn lời nói trực tiếp
 Cho HS làm bài theo nhóm 4. GV quan sát và hướng dẫn thêm.
 Gọi HS trình bày, nhận xét.
Bài giải : a)	Thằng giặc cuống cả chân
Nhăn nhó kêu rối rít :
- Đồng ý là tao chết 
Nhưng đây tổ kiến vàng!
 - b)Tôi đã ngửa cổ suốt một thời giancầu xin : “Bay đi, diều ơi ! Bay đi!”
 - b)Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam,thiên nhiên kì vĩ : phía tây là 
Bài tập 3 : Học sinh đọc thầm mẩu chuyện vui Chỉ cì quên một dấu câu.
 GV hướng dãn học sinh làm bài vào vở.
Bài giải :
- Người bán hàng hiểu lầm ý của khách nên ghi trên dải băng tang.
- Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu hai chấm vào tin nhắn đó và đặt sau chữ chỗ.
 * Câu thay là : Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ : linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
3.Củng cố, dặn dò : 
Nhận xét giờ học. 
Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị bài : Mở rộng vốn từ : Trẻ em.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : trẻ em
I.Mục đích, yêu cầu :
- Mở rông, hệ thống hoá vốn từ về trẻ em ; biết một số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em.
- Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Đồ dùng dạy học : 
Bảng phụ, phấn màu, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ : (3p)
Học sinh nêu tác dụng của dấu hai chấm, cho VD minh hoạ.
B.Dạy bài mới : (37p)
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 : Học sinh làm bài cá nhân. GV quan sát theo dõi giúp đỡ học sinh.
 Gọi học sinh chữa bài, GV nhận xét bổ sung.
Bài giải :
Nghĩa của từ trẻ em là : người dưới 16 tuổi được xem là trẻ em
Bài tập 2 : 
 - Học sinh làm việc theo nhóm. GV hướng dẫn cách làm.
 - Cho học sinh trình bày lên bảng. Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
Bài giải : 
Các từ đồng nghĩa với từ trẻ em là : trẻ, trẻ thơ, trẻ con, trẻ ranh, thiếu nhi, nhi đồng, con nít,
Đặt câu : Trẻ con thời nay rất thông minh.
 Thiếu nhi là măng non của đất nước.
Bài tập 3 : Học sinh làm bài tập theo nhóm đôi.
 Gọi học sinh lên bảng chữa bài, GV cùng lớp nhận xét, bổ sung.
Bài giải : 
Trẻ em như tờ giấy trắng.
Trẻ em như nụ hoa mới nở.
 Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non.
Trẻ em là tương lai của đất nước.
Bài tập 4 : Học sinh làm vào vở :
 a)Tre già măng mọc : Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế.
 b)Trẻ non dễ uốn : Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hơn.
 c)Trẻ người non dạ : Còn ngây thơ, dại dột chưa biết suy nghĩ chín chắn.
 d)Trẻ lên ba, cả nhà học nói : Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo.
3.Củng cố, dặn dò :
Nhận xét giờ học, GV hệ thống bài.
Dặn học sinh về nhà chẩn bị bài : Ôn tập về dấu câu (Dấu ngoặc kép)
Luyện từ và câu
Ôn tập về dấu câu
(Dấu ngoặc kép)
I.Mục tiêu :
 - Củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép : Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép.
 - Học sinh làm đúng bài tập thực hành giúp nâng cao kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
 - Giáo dục học sinh lòng say mê ham học bộ môn.
II.Đồ dùng dạy học : 
Bảng phụ, phấn màu .
III.Hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ : (3p)
Cho học sinh nêu một số từ đồng nhĩa với từ trẻ em? (trẻ con, trẻ thơ, con trẻ, thiếu nhi, nhi dồng, trẻ ranh)
B.Dạy bài mới : (37p)
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 : HS đọc nội dung bài, cả lớp theo dõi trong SGK, HS làm bài theo nhóm.
 - HS nhắc lại tác dụng của dấu ngoặc kép
Bài giải : Có thể đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ sau trong đoạn văn :
 - Em nghĩ : “Phải nói ngay điều này cho thầy biết.” (Dấu ngoặc kép đánh dấu ý nghĩ của nhân vật)
 - Ngồi đối diện với thầycô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn : “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn được làm nghề dạy học. Em sẽ dạy học ở trường này”. (Dấu ngoặc kép đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.)
Bài tập 2 : Học sinh đọc nội dung bài. Học sinh làm bài cá nhân.
Bài giải : Dấu ngoặc kép được đặt như sau.
Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn “Người giàu có nhất”. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có cả một “gia tài” khổng lồ về sách các loại : sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập toán và bài tập tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập y-ô-ga, sách dạy chơi đàn oóc,
Bài tập 3 : Cho học sinh viết một đoạn văn theo yêu cầu trong SGK
Ví dụ : 
Bạn Hạnh tổ trưởng tổ tôi, mở đầu cuộc họp thi đua bằng một thông báo rất “chát chúa” : “Tuần này, tổ nào không có người mắc khuyết diểm thì thầy giáo sẽ cho cả tổ cùng lên thị xã xem xiếc thú vào sáng chủ nhật”. Cả tổ xôn xao. Hùng “phệ” và Hoa “bột” tái mặt vì lo mình có thể làm cả tổ mất điểm, hết cả xem xiếc thú.
3.Củng cố, dặn dò :
Nhận xét giờ học, GV hệ thống bài.
 Dặn học sinh về nhà chẩn bị bài : Mở rộng vốn từ : Quyền và bổn phận
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Quyền và bổn phận
I.Mục đích, yêu cầu :
 - Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ, hiểu nghĩa các từ nói về quyền và bổn phận của con người nói chung, bổn phận của thiếu nhi nói riêng.
 - Biết viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về nhân vật, về bổn phận của trẻ em thực hiện an toàn giao thông.
 - Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.
II.Đồ dùng dạy học :
 Bút dạ, bảng nhóm.
III.Hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ :(3p)
 HS nêu tác dụng của dấu ngoặc kép.
B.Dạy bài mới : (37p)
1.Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 : Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. HS làm việc theo nhóm.
 Gọi HS trình bày.
Bài giải :
 a) Quyền là những điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi. (quyền lợi, nhân quyền)
 b) Quyền là những điều do có địa vị hay chức vụ mà được làm.(quyền hạn, quyền hành, quyền lực, thẩm quyền)
Bài tập 2 : Học sinh làm bài cá nhân.
 Gọi học sinh trình bày .
Bài giải : 
 Các từ đồng nghĩa với từ bổn phận là : nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm, 
phận sự.
Bài tập 3 : HS đọc 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi và trả lời câu hỏi:
 a)Năm diều Bác Hồ dạy nói về bổn phận của thiếu nhi.
 b)Lời Bác dạy thiếu nhi đã trở thành những quy định được nêu trong điều 21 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Bài tập 4 : Viết đoạn văn. HS viếtđoạn văn, GV quan sát chung.
Ví dụ : 
 Ut Vịnh còn nhỏ nhưng đã có ý thứctrách nhiệm của một người công dân. Không những Vịnh đã tôn trọng quy định về an toàn giao thông mà còn thuyết phục được một bạn không chơi dại thả diều trên đường tàu. Vịnh đã nhanh trí, dũng cảm cứu sống một em nhỏ. Hành động của Vịnh thật đáng khâm phục. Chúng em cần học tạp theo Vịnh.
3.Củng cố, dặn dò :
Nhận xét giờ học, GV hệ thống bài.
 Dặn học sinh về nhà chẩn bị bài : Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang)
Luyện từ và câu
ôn tập dấu câu (Dấu gạch ngang)
I.Mục đích, yêu cầu :
 - Củng cố, khắc sâu kiến thức học sinh đã học ở lớp 4 về dấu gạch ngang.
 - Nâng cao kĩ năng sử dụng dấu gạch ngang.
 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Đồ dùng dạy học :
 Phấn màu, bảng phụ.
III.Hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ : (3p)
 Cho học sinh trình bày những suy nghĩ của mình về nhân vật Ut Vịnh.
 Giáo viên nhận xét.
B.Dạy bài mới : (37p)
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 : 
 Cho học sinh nhắc lại tác dụng của dấu gạch ngang.
 Học sinh vận dụng vào làm bài tập theo nhóm.
 Gọi các nhòm trình bày bài của nhóm mình.
Bài giải : 
 a) Dấu gạch ngang ở đoạn văn a đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. 
Riêng câu : - Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. (đánh dấu phần chú thích trong câu).
 b) Dấu gạch ngang ở đoạn văn b đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. 
Riêng câu : - con gái vua Hùng Vương thứ 18. (đánh dấu phần chú thích trong câu).
Bài tập 2 : 
 HS đọc đoạn văn, nhắc lại yêu cầu của bài tập.
 Cả lớp làm vào vở. Gọi HS lên bảng chữa.
Bài giải :
 - Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu : 
 * Chào bác – Em bé nói với tôi.
 * Cháu đi đâu vậy? – Tôi hỏi em.
 - Dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu nói của nhân vật trong đối thoại : (Tất cả các dấu gạch ngang còn lại)
 - Dấu gạch ngang đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê không có ttrường hợp nào.
3.Củng cố, dặn dò :
Nhận xét giờ học, GV hệ thống bài.
 Dặn học sinh về nhà chẩn bị bài : Ôn tập về dấu câu (Dấu gạch ngang)

Tài liệu đính kèm:

  • docLuyen tu va cau ki hai.doc