Giáo án Luyện từ và câu lớp 3 - Tuần học 11 đến tuần 18

Giáo án Luyện từ và câu lớp 3 - Tuần học 11 đến tuần 18

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Từ ngữ về quê hương. Ôn tập câu Ai là gì?

Sách giáo khoa trang 89. Thời gian dự kiến: 40 phút

I/Mục đích, yêu cầu:

- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về Quê hương.

- Củng cố mẫu câu Ai là gì?

II/ Đồ dùng dạy học:

- Gv: Bảng phụ kẻ sẵn bảng của bài tập 1 kèm 3 bộ phiếu ghi các từ ngữ ở bài tập 1; Bảng lớp kẻ bảng của bài tập 3.

III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động 1: Bài cũ

- Ba học sinh làm miệng bài tập 2.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập

a/ Bài tập 1:

- Học sinh đọc SGK, nêu yêu cầu bài tập.Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập.

- Học sinh làm vào vở bài tập. 3 học sinh lên bảng làm bài.

 

doc 10 trang Người đăng hang30 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu lớp 3 - Tuần học 11 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11 	 Thứ năm ngày 23 tháng 11 năm 2006
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Từ ngữ về quê hương. Ôn tập câu Ai là gì?
Sách giáo khoa trang 89. Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về Quê hương.
Củng cố mẫu câu Ai là gì?
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng phụ kẻ sẵn bảng của bài tập 1 kèm 3 bộ phiếu ghi các từ ngữ ở bài tập 1; Bảng lớp kẻ bảng của bài tập 3. 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Bài cũ
- Ba học sinh làm miệng bài tập 2.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a/ Bài tập 1: 
- Học sinh đọc SGK, nêu yêu cầu bài tập.Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Học sinh làm vào vở bài tập. 3 học sinh lên bảng làm bài.
- Chấm, nhận xét, sửa chữa bài.
1. Chỉ sự vật ở quê hương
cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường
2. Chỉ tình cảm đối với quê hương
gắn bó, nhớ thương, yêu quý, thương yêu, bùi ngùi, tự hào
b/ Bài tập 2: Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ quê hương ở đoạn văn.
- Một học sinh đọc nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm theo.
- Giáo viên giúp học sinh nắm yêu cầu của bài. Cả lớp làm vào vở bài tập.
- 3 học sinh lần lượt đọc đoạn văn với sự thay thế của 3 từ ngữ thích hợp vừa được chọn.
- Cả lớp và Giáo viên nhận xét, Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
* Lời giải: Các từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ quê hương là: quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn.
c/ Bài 3: Những câu nào trong đoạn dưới đây được viết theo mẫu Ai làm gì? Hãy chỉ rõ mỗi bộ phận câu trả lời câu hỏi “ Ai?” hoặc “ Làm gì?”
Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập.
Học sinh làm vào vở bài tập. 2 học sinh làm bài trên bảng lớp.
Chấm, chữa bài.
* Lời giải:
Ai
Làm gì?
Cha
làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
Mẹ
đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.
Chị tôi
dăn nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.
Bài tập 4: Dùng mỗi từ ngữ sau để đặt một câu theo mẫu Ai làm gì?
- Học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập.Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm.
- Học sinh làm bài vào vở bài tập.
- Học sinh phát biểu ý kiến. Giáo viên và cả lớp nhận xét, chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
- Giáo viên nhận xét tiết học, cho điểm và biểu dương những học sinh học tốt.
- Về nhà xem lại các bài tập đã làm ở lớp.
IV/ Bổ sung:
Tiết 12	 Thứ năm ngày 30 tháng 11 năm 2006
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh
Sách giáo khoa trang 98. Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái.
Tiếp tục học về phép so sánh ( so sánh hoạt động với hoạt động ).
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng phụ kẻ sẵn bảng của bài tập 1 và 2.
Ba tờ giấy to ghi bài tập 3. 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Bài cũ
- Hai học sinh làm miệng bài tập 2.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a/ Bài tập 1: - Học sinh đọc SGK, nêu yêu cầu bài tập.Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập.
-Gạch dưới các từ chỉ hoạt động 
Chạy như lăn tròn.
- Hoạt động chạy của chú gà con được so sánh với hoạt động lăn tròn của những hòn tơ nhỏ.
- Học sinh làm vào vở bài tập. 
- Chấm, nhận xét, sửa chữa bài.
b/ Bài tập 2: Trong các đoạn thơ sau đây, hoạt động nào được so sánh với nhau:
Sự vật, con vật Hoạt động Từ so sánh Hoạt động 
a/ Con trâu đen ( chân ) đi như đập đất
b/ Tàu cau vươn như ( tay ) vẫy
c/ xuồng con - đậu ( quanh thuyền lớn ) như nằm quanh bụng mẹ
 - húc húc ( vào mạn thuyền mẹ ) như đòi bú tí
c/ Bài 3: Chọn từ thích hợp của cột A và B để thành câu: 
Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập.
Học sinh làm vào vở bài tập. 3 học sinh thi làm trên bài trên bảng lớp.
Chấm, chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
- Giáo viên nhận xét tiết học, cho điểm và biểu dương những học sinh học tốt.
- Về nhà xem lại các bài tập đã làm ở lớp.
IV/ Bổ sung:
Tiết 13	 Thứ năm ngày 7 tháng 12 năm 2006
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 Mở rộng vốn từ: Từ địa phương
Sách giáo khoa trang 106. Thời gian dự kiến: 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
Nhận biết và sử dụng đúng một từ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam, miền Trung qua bài tập phân loại từ ngữ và tìm từ cùng nghĩa thay thế từ địa phương.
Luyện tập sử dụng đúng các dấu chẩm hỏi, dấu chấm than qua bài tập đặt dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng phụ kẻ sẵn bảng của bài tập 1, 2, 3
Các thẻ từ địa phương ( 3 bộ )
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Bài cũ
- Hai học sinh làm miệng bài tập 1,3.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a/ Bài tập 1: - Học sinh đọc SGK, nêu yêu cầu bài tập.Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập: các em đặt đúng vào bảng phân loại ( từ nào dùng cho MN, từ nào dùng cho MB )
- Học sinh làm vào vở bài tập. 
- Gọi 3 tổ 3 em lên thi điền nhanh.
Lớp và Giáo viên nhận xét, sửa chữa bài.
Từ dùng ở MB: Từ dùng ở MN
bố, mẹ, anh cả, quả, hoa, dứa, ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, sắn, ngan khóm, mì, vịt xiêm.
b/ Bài tập 2: Điền các từ thế, nó, gì, tôi, à vào chỗ trống bên cạnh từ cùng nghĩa với chúng:
Học sinh đọc yêu cầu bài tập, đoạn thơ và các từ trong ngoặc đơn.
Học sinh đọc lần lượt từng dòng thơ, trao đổi theo cặp và làm vào giấy nháp.
Nhiều học sinh nối tiếp nhau đọc kết quả trước lớp.
Lòi giải: gan rứa/gan gì, gan rứa/gan thế, mẹ nờ/mẹ à
 chờ chi/chờ gì, tàu bay hắn/tàu bay nó, tui/tôi
c/ Bài 3: Điền dấu câu thích hợp vào đoạn văn trong SGK 
- Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm vào vở bài tập. 
- Chấm, chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
- Gọi học sinh đọc lại bài tập 1,2 để củng cố các từ địa phương.
- Giáo viên nhận xét tiết học, cho điểm và biểu dương những học sinh học tốt.
- Về nhà xem lại các bài tập đã làm ở lớp.
IV/ Bổ sung:
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 14
Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào?
Sách giáo khoa trang 117. 
Thời gian dự kiến: phút
I/Mục đích, yêu cầu:
Ôn về từ chỉ đặc điểm: tìm được các từ chỉ đặc điểm; vận dụng hiểu biết về từ chỉ đặc điểm, xác định đúng phương diện so sánh trong phép so sánh.
Tiếp tục ôn kiểu câu Ai thế nào?: tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai ( con gì )? và Thế nào?
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng phụ viết những câu thơ ở bài tập 1; BT 2; 3 câu văn ở bài tập 3.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1: Bài cũ
1 học sinh làm bài tập 2, 1 học sinh làm bài tập 3.
 2/ Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Gv nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 * Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
 Bài tập 1: - Hs đọc SGK, nêu yêu cầu bài tập.
- Một hs đọc lại 6 dòng thơ trong bài Vẽ quê hương.
`- Gv giúp hs hiểu thế nào là từ chỉ đặc điểm.
+ Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc điểm gì? ( xanh )
+ Sông máng ở dòng thơ 3 và 4 có đặc điểm gì? ( xanh mát ).
+ Tương tự giáo viên yêu cầu học sinh tìm các từ chỉ đặc điểm của các sự vật tiếp theo: trời mây, mùa thu.
+ Một học sinh nhắc lại các từ chỉ đặc điểm của từng sự vật trong đoạn thơ.
+ Giáo viên: các từ xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt là các từ chỉ đặc điểm của tre, lúa, sông máng, trời mây, mùa thu.
- Học sinh làm vào vở bài tập. 
Lớp và Giáo viên nhận xét, sửa chữa bài.
 Tre xanh, lúa xanh
 Sông máng lượn quanh
 Một dòng xanh mát
Trời mây bát ngát
 Xanh ngắt mùa thu
b/ Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Gv hướng dẫn hs hiểu cách làm bài:
+ Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau? ( So sánh tiếng suối với tiếng hát )
+ Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về đặc điểm gì? ( đặc điểm trong → Tiếng suối trong như tiếng hát xa )
Học sinh làm vào vở bài tập – 3 hs lên bảng làm – gv cùng hs nhận xét.
Sự vật A
So sánh về đặc điểm gì?
Sự vật B
a/ Tiếng suối
trong
tiếng hát
b/ Ông
 Bà
hiền
hiền
hạt gạo
suối trong
c/ Giọt nước cam Xã Đoài )
vàng
mật ong
c/ Bài 3: Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài.
- Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm vào vở bài tập. 
- Chấm, chữa bài.
Câu
Ai ( cái gì, con gì )
thế nào?
Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm
Anh Kim Đồng
nhanh trí và dũng cảm.
Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê
Những hạt sương sớm
long lanh như những bóng đèn pha lê.
Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ đông nghịt người.
Chợ hoa
đông nghịt người.
 3/ Củng cố, dặn dò.
- Cho điểm và biểu dương những học sinh học tốt.
Về nhà xem lại các bài tập đã làm ở lớp.
Gv nhận xét tiết học,
IV/ Bổ sung: ..
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 15
Từ ngữ về các dân tộc. Luyện tập về so sánh.
Sách giáo khoa trang 126.
 Thời gian dự kiến: phút
I/Mục đích, yêu cầu:
Mở rộng vốn từ về các dân tộc: biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta; điền đúng từ ngữ thích hợp ( gắn với đời sống của đồng bào dân tộc ) điền vào chỗ trống.
Tiếp tục học về phép so sánh: đặt câu có hình ảnh so sánh.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: vực: Bảng phụ. Bản đồ Việt Nam.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1: Bài cũ:- Hai học sinh làm lại bài tập 2 và 3.
 *GTB
 2/ Bài mới:
 Hướng dẫn học sinh làm bài tập
 Bài tập 1: Kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết.
- Học sinh làm việc theo nhóm 4.. 
- Đại diện các nhóm lên trình bày. 
 - Lớp và giáo viên nhận xét, bình luận nhóm có hiểu biết rộng ( viết đúng, nhiều tên ).
 Bài tập 2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm vào vở bài tập.
- Bốn học sinh làm bảngphụ. 
- Chấm, chữa bài.
- Ba, bốn học sinh đọc lại các câu văn đã hoàn chỉnh.
Bài 3: Quan sát từng cặp sự vật rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh.
- Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm vào vở bài tập. 
- Chấm, chữa bài.
 Bài tập 4: Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống
Học sinh đọc nội dung bài, làm bài vào vở bài tập.
Hs đọc bài làm - nhận xét
 3/ Củng cố, dặn dò.
- Gọi hs đọc lại bài tập 3 và 4 để ghi nhớ các hình ảnh so sánh đẹp..
- Gv nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung: .
 .
 ..
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 16
Từ ngữ về thành thị, nông thôn. Dấu phẩy
Sách giáo khoa trang 135.
 Thời gian dự kiến: phút
I/Mục đích, yêu cầu:
Mở rộng vốn từ về thành thị, nông thôn ( tên một số thành phố và vùng quê ở nước ta; tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn )
Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy ( có chức năng ngăn cách các bộ phận đồng chức trong câu )
Hs dùng từ đặt câu chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Bản đồ Việt Nam có tên các tỉnh, huyện, thị.
Ba băng giấy viết đoạn văn ở bài tập 3.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
 1/ Bài cũ : - Hai hS làm lại bài tập 1 và 3.
 * Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a/ Bài tập 1: Em hãy kể tên:
a/ Một số thành phố ở nước ta.
b/ Một vùng quê mà em biết.
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi. 
 - Đại diện các nhóm lên trình bày. ( Giáo viên treo bản đồ Việt Nam, kết hợp chỉ tên từng thành phố trên bản đồ ).
 - Một số học sinh nhắc lại tên các thành phố trên đất nước ta theo vị trí từ phía Bắc đến phía Nam.
- Học sinh kể tên một vùng quê mà em biết. ( Giáo viên có thể kết hợp chỉ bản đồ cho cả lớp thấy vùng quê đó thuộc tỉnh nào )
b/ Bài tập 2: Hãy kể tên các sự vật và công việc thường thấy ở thành phố, nông thôn.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm vào vở bài tập.
- Chấm, chữa bài.
Giáo viên chốt lại sự vật và công việc tiêu biểu:
a/ Ở thành phố:
- Sự vật
- Công việc
- đường phố, nhà cao tầng, đèn cao áp, công viên, rạp xiết, rạp chiếu bóng, bể bơi, cửa hàng lớn, trung tâm văn hoá, bến xe buýt, tắc xi,....
- kinh doanh, chế tạo máy móc, chế tạo ô tô, lái xe, nghiên cứu khoa học, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang,...
b/ Ở nông thôn:
- Sự vật
- Công việc
- nhà ngói, nhà lá, ruộng vườn, cánh đồng, luỹ tre, cây đa, giếng nước, ao cá, hồ sen, trâu, bò, lợn, gà, ngan, ngỗng, liềm, hái, cào cỏ, quang gánh, rổ xảo, cày bừa, máy cày, máy gặt,...
- cấy lúa, cày bừa, gặt hái, cắt rạ, phơi thóc, xay thóc, giã gạo, phun thuốc bảo vệ lúa, chăn trâu,...
c/ Bài 3: Hãy chép lại đoạn văn sau và đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp
- Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm vào vở bài tập.
- 3 học sinh lên bảng làm vào băng giấy. 
- Chấm, chữa bài.
Lời giải:
Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng bào Kinh hay Tày, mường hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói có nhau.
 3/ Củng cố, dặn dò.
- cho điểm và biểu dương những học sinh học tốt.
- Nhận xét tiết học, 
IV/ Bổ sung: .
 ..
 ..
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 17
Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn câu Ai, thế nào. Dấu phẩy 
Sách giáo khoa trang 145. 
Thời gian dự kiến: phút
I/Mục đích, yêu cầu: - Ôn về từ chỉ đặc điểm của người và vật.
Ôn tập mẫu câu Ai thế nào? ( Biết đặt câu theo mẫu để miêu tả người, vật, cành cụ thể ).
Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy ( ngăn cách các bộ phận đồng chức là vị ngữ trong câu ).
II/ Đồ dùng dạy học: - Gv: Bảng phụ viết những câu thơ ở bài tập 1; BT 2; 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1: Bài cũ:
 1 học sinh làm bài tập 2, 1 học sinh làm bài tập 3.
 *GTB
 2/ Bài mới
 * Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1: Hãy tìm những từ ngữ thích hợp để nói về đặc điểm của nhân vật trong các bài tập đọc mới học:
Học sinh suy nghĩ và làm BT.
a/ Mến: dũngcảm,tốt bụng, không ngần ngại cứu người, biết sống vì người khác...
b/Đom Đóm: chuyên càn, chăm chỉ, tốt bụng
c/ - Mồ Côi: thông minh, tài trí, công minh, biết bảo vệ lẽ phải, biết giúp đỡ những người oan uổng..
- Chủ quán: tham lam, dối trá, xấu xa, vu oan cho người khác...
b/ Bài tập 2: dặt câu theo mẫu ai thế nào? để miêu tả:
Giáo viên nêu yêu cầu của bài; học sinh nhắc lại cách đặt câu theo mẫu trên.
Học sinh dọc lại câu mẫu. Giáo viên mời một em đặt 1 câu:
a/ Bác nông dân rất chăm chỉ/ rất chịu khó/ rất vui vẻ khi vừa cày xong trửa ruộng/...
b/ Bông hoa trong vườn thật tươi tắn/ thom ngát/ thật tươi tắn trong buổi sáng mùa thu/...
c	/Buổi sớm hôm qua lạnh buốt/ lạnh chưa từng thấy/ chỉ hơi lành lạnh/...
Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu cách làm bài:
Bài 3: Đặt dấu phẩy vào các câu:
Gv hướng dẫn hs tìm các bộ phận giống nhau để đặt dấ phẩy thích hợp.
a/Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
b/ Nắng cuối thu vàng óng, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
c/ Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông xanh, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
3: Củng cố, dặn dò. Cho điểm và biểu dương những học sinh học tốt
- Giáo viên nhận xét tiết học,.
- Về nhà xem lại các bài tập đã làm ở lớp.
IV/ Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTỪ NGỮ TUẦN 11-18.doc