Giáo án môn Đạo đức Lớp 2 - Tuần 27 - Bài: Giúp đỡ người khuyết tật

Giáo án môn Đạo đức Lớp 2 - Tuần 27 - Bài: Giúp đỡ người khuyết tật

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Người khuyết tật là những người mà cơ thể, trí tuệ có phần thiếu hụt. Họ yếu đuối và phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống nên chúng ta cần phải giúp đỡ họ.

- Nếu được giúp đỡ, cuộc sống của người tàn tật sẽ bớt khó khăn hơn, họ sẽ vui hơn.

2. Kỹ năng:

- Thông cảm với người khuyết tật.

- Đồng tình với những ai biết giúp đỡ người khuyết tật.

- Phê bình, nhắc nhở những ai không biết giúp đỡ người khuyết tật hoặc chê chọc người khuyết tật.

3. Thái độ:

- Bước đầu thực hiện hành vi giúp đỡ người khuyết tật trong những tình huống cụ thể.

II. Chuẩn bị

- GV: Nội dung truyện Cõng bạn đi học (theo Phạm Hổ). Phiếu thảo luận.

- HS: SGK.

 

doc 3 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 277Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đạo đức Lớp 2 - Tuần 27 - Bài: Giúp đỡ người khuyết tật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ ngày tháng năm 
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
MÔN: ĐẠO ĐỨC
Tiết: GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
I. Mục tiêu
Kiến thức: 
Người khuyết tật là những người mà cơ thể, trí tuệ có phần thiếu hụt. Họ yếu đuối và phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống nên chúng ta cần phải giúp đỡ họ.
Nếu được giúp đỡ, cuộc sống của người tàn tật sẽ bớt khó khăn hơn, họ sẽ vui hơn.
Kỹ năng: 
Thông cảm với người khuyết tật.
Đồng tình với những ai biết giúp đỡ người khuyết tật.
Phê bình, nhắc nhở những ai không biết giúp đỡ người khuyết tật hoặc chê chọc người khuyết tật.
Thái độ: 
Bước đầu thực hiện hành vi giúp đỡ người khuyết tật trong những tình huống cụ thể.
II. Chuẩn bị
GV: Nội dung truyện Cõng bạn đi học (theo Phạm Hổ). Phiếu thảo luận.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Lịch sự khi đến nhà người khác (tiết 2)
GV hỏi HS các việc nên làm và không nên làm khi đến chơi nhà người khác để cư xử cho lịch sự.
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Giúp đỡ người khuyết tật.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Kể chuyện: “Cõng bạn đi học”
Hồng và Tứ là đôi bạn thân, quê ở Thái Bình. Hồng bị liệt từ nhỏ, hai chân teo quắt lại không đi đứng được. Vậy mà Hồng rất ham học. Thấy các bạn hằng ngày ríu rít cắp sách đến trường, em cũng khóc xin mẹ cho đi học.
Tứ ở cùng xóm với Hồng nhà Tứ nghèo, bố mẹ già thường xuyên đau ốm nên mới ít tuổi em đã phải lo toan nhiều công việc nặng trong gia đình. Có lẽ vì vậy mà Tứ trông gầy gò bé nhỏ so với các bạn cùng tuổi.
Thương Hồng tàn tật, thương mẹ bạn già yếu, lại bận sản xuất, Tứ xin phép được giúp bạn. Hằng ngày, Tứ cõng Hồng đến trường rồi lại cõng Hồng về nhà, chẳng quản mưa nắng đường xa. Những hôm trời mưa, đường làng đầy vết chân trâu, trơn như đổ mỡ, cõng bạn trên lưng Tứ phải cố bấm mười đầu ngón chân xuống đất cho khỏi ngã. Có những hôm bị ốm, nhưng sợ Hồng bị mất buổi, Tứ vẫn cố gắng cõng bạn đi học. 
Ba năm liền Tứ đã cõng bạn đi học như vậy. Tấm gương của Tứ đã được bạn bè khắp xa gần học tập. Giờ đây, cùng với em, có cả 1 tiểu đội các bạn cùng lớp hằng ngày thay nhau đưa Hồng đi học. Biết câu chuyện cảm động này, Bác Hồ đã khen ngợi và gửi tặng đôi bạn huy hiệu của Người.
v Hoạt động 2: Phân tích truyện: Cõng bạn đi học.
Tổ chức đàm thoại:
Vì sao Tứ phải cõng bạn đi học?
Những chi tiết nào cho thấy Tứ không ngại khó, ngại khổ để cõng bạn đi học?
Các bạn trong lớp đã học được điều gì ở Tứ.
Em rút ra từ bài học gì từ câu chuyện này.
Những người như thế nào thì được gọi là người khuyết tật?
Chúng ta cần giúp đỡ người khuyết tật vì họ là những người thiệt thòi trong cuộc sống. Nếu được giúp đỡ thì họ sẽ vui hơn và cuộc sống đỡ vất vả hơn.
v Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để tìm những việc nên làm và không nên làm đối với người khuyết tật.
Gọi đại diện các nhóm trình bày, nghe HS trình bày và ghi các ý kiến không trùng nhau lên bảng.
Kết luận: Tùy theo khả năng và điều kiện của mình mà các em làm những việc giúp đỡ người tàn tật cho phù hợp. Không nên xa lánh, thờ ơ, chế giễu người tàn tật.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 2.
Hát
HS trả lời, bạn nhận xét 
Vì Hồng bị liệt không đi được nhưng lại rất muốn đi học.
Dù trời nắng hay mưa, dù có những hôm ốm mệt. Tứ vẫn cõng bạn đi học để bạn không mất buổi.
Các bạn đã thay nhau cõng Hồng đi học.
Chúng ta cần giúp đỡ người khuyết tật.
Những người mất chân, tay, khiếm thị, khiếm thính, trí tuệ không bình thường, sức khoẻ yếu
Chia thành 4 nhóm thảo luận và ghi ý kiến vào phiếu thảo luận nhóm.
Trình bày kết quả thảo luận. Ví dụ:
Những việc nên làm:
+ Đẩy xe cho người bị liệt.
+ Đưa người khiếm thị qua đường.
+ Vui chơi với các bạn khuyết tật.
+ Quyên góp ủng hộ người khuyết tật.
Những việc không nên làm:
+ Trêu chọc người khuyết tật.
+ Chế giễu, xa lánh người khuyết tật
v Bổ sung:
v Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dao_duc_lop_2_tuan_27_bai_giup_do_nguoi_khuyet_t.doc