I. MỤC TIÊU:
- Ngày 19- 12- 1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.
- Tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình tư liệu về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.
- Băng ghi âm ghi lời Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc khnág chiến.
- Tư liệu về những ngày đầu kháng chiến bùng nổ tại địa phương.
- Phiếu học tập của HS.
TUẦN 13: TIẾT 13: Bài: “THÀ HI SINH TẤT CẢ, CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC” Ngày soạn: 10/11/2010 Ngày dạy: 17/11/2010 I. MỤC TIÊU: - Ngày 19- 12- 1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc. - Tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hình tư liệu về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng. - Băng ghi âm ghi lời Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc khnág chiến. - Tư liệu về những ngày đầu kháng chiến bùng nổ tại địa phương. - Phiếu học tập của HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động: (1/) Hát vui 2. Kiểm tra bài cũ:(2-3/) - Em hãy nêu những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám. - Nhân dân ta đã làm gì để chống lại “Giặc đói” và “giặc dốt”? 3. Bài mới: :(28-30/) a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. b. Các hoạt động dạy-học THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 8’ 12’ 9’ Hoạt động 1: Thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta. Mục tiêu: HS hiểu được tình hình của nước ta lúc bấy giờ. Tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp đã có hành động gì? +Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì? +Trước hoàn cảnh đó, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta phải làm gì? - Gọi HS trình bày kết quả làm việc. KL:GV nhận xét, chốt lại kết luận đúng. Hoạt động 2: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh. Mục tiêu: HS biết: Ngày 19- 12- 1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc. Tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc đoạn từ đêm 18 rạng ngày 19- 12- 1946 đến nhất định không chịu làm nô lệ. - GV nêu câu hỏi SGV/39, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4. - Gọi HS trình bày kết quả thảo luận. - GV và HS nhận xét, bổ sung. KL: GV chốt lại kết luận đúng. Hoạt động 3: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Mục tiêu: Tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. Tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc sách kết hợp quan sát hình để: Thuật lại cuộc chiến của quân và dân thủ đô Hà Nội, Huế, Đà Nẵng. KL: GV rút ra ghi nhớ SGK/29. - Gọi 2 HS nhắc lại phần ghi nhớ. - HS đọc SGK để trả lời câu hỏi. - HS trình bày câu trả lời. - HS đọc SGK. - HS làm việc theo nhóm 4. - HS trình bày kết quả làm việc - HS quan sát hình. - 2 HS nhắc lại phần ghi nhớ. 4. Củng cố : (2-3/) - Nêu những dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. - Trước âm mưu của thực dân Pháp, nhân dân ta đã làm gì? IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP (1/) - Chuẩn bị bài: THU – ĐÔNG 1947, VIỆT BẮC “MỒ CHÔN GIẶC PHÁP - Nhận xét tiết học Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: