Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1, 2, 3, 4, 5 - Tuần 19

Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1, 2, 3, 4, 5 - Tuần 19

I. Mục tiêu: - Nhận biết hình dáng chung, đặc điểm các bộ phận và vẻ đẹp của con gà

 - Biết cách vẽ con gà.

 - Tập vẽ con gà và tô màu theo ý thích.

Đối với HS khá giỏi: Vẽ được hình dángmột vài con gà và tô màu theo ý thích.

GDMT - KNS: Phân biệt được hình dáng, đặc điểm của con gà, biết cách chăm sóc và vệ sinh chuồng gà.

II. Chuẩn bị đồ dùng dạy – học

GV: + Tranh, ảnh gà trống, gà mái, gà con. Bài của HS năm trước.

 + Gà trống, gà mái đã có sẵn trong bộ đồ dùng dạy học.

 HS: Vở vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 8 trang Người đăng huong21 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật lớp 1, 2, 3, 4, 5 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Lớp 1 Lớp 1A + 1B – Ngày dạy: 
 Lớp 1C + 1D – Ngày dạy: 
VẼ GÀ
I. Mục tiêu: - Nhận biết hình dáng chung, đặc điểm các bộ phận và vẻ đẹp của con gà
	 - Biết cách vẽ con gà.
	 - Tập vẽ con gà và tô màu theo ý thích. 
Đối với HS khá giỏi: Vẽ được hình dángmột vài con gà và tô màu theo ý thích.
GDMT - KNS: Phân biệt được hình dáng, đặc điểm của con gà, biết cách chăm sóc và vệ sinh chuồng gà.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy – học
GV: + Tranh, ảnh gà trống, gà mái, gà con. Bài của HS năm trước.
	 + Gà trống, gà mái đã có sẵn trong bộ đồ dùng dạy học.
 HS: Vở vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tg
Nội dung và hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1’
1’
32’
 (4’)
(5’)
(20’)
(3’)
1’
*1. Ổn định tổ chức: Hát tập thể
*2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra ĐDHT - Nhận xét, tuyên dương 
 *3. Tìm hiểu bài: GV giới thiệu bài, ghi bảng.
a. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét 
 - GV gthiệu hình ảnh các loại gà
H: Con gà gồm có những bộ phận chính nào?
 - GV treo tranh, ảnh các con gà để HS quan sát H: Gà trống khác gà mái ở điểm nào?
 - GV bổ sung
 + Con gà trống:
 - Màu lông rực rỡ. Dáng đi oai vệ
 - Mào đỏ, đuôi dài cong, cánh khỏe
 - Chân to, cao. Mắt tròn, mỏ vàn
 + Con gà mái:
 - Mào nhỏ. Lông ít màu hơn
 - Đuôi và chân ngắn. Đẻ trứng
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ
 - GV gợi ý HS nhận ra cách vẽ con gà:
H: Muốn vẽ con gà ta vẽ bộ phận nào trước?
H: Tiếp theo em sẽ vẽ gì nữa?
 - GV vẽ lên bảng cho cả lớp theo dõi cách vẽ.
 - GV minh hoạ lờn bảng 1số tư thế của gà khác nhau. Lưu ý HS: 
 + Vẽ hình vừa phần giấy
 + Có thể vẽ 1hoặc nhiều con thành đàn gà
 + Có thể vẽ nhiều tư thế khác nhau
 + Có thể vẽ thêm hình ảnh phụ xung quanh cho tranh đẹp hơn.
 - Giới thiệu bài của HS năm trước
H: Em thích bài nào nhất? Vì sao?
 - HS nhắc lại cách vẽ
c. Hoạt động 3: Thực hành
 - GV cất trực quan, nêu yêu cầu thực hành
 + Với HS trung bình và yếu, chỉ yêu cầu vẽ con gà to vừa phải với đầy đủ các bộ phận
 + Với HS khá giỏi, GV gợi ý HS vẽ thêm những h/ảnh khác cho tranh thêm sinh động 
 - GV theo dõi, gợi ý HS tìm, chọn con gà, màu phù hợp để vẽ vào bài. 
 - Lưu ý HS cách vẽ màu cách cầm bút, cách đưa nét (bút dạ, sáp màu)
 - Khuyến khích HS khá giỏi thể hiện sự sáng tạo riêng. Gợi ý cụ thể hơn với HS yếu
d. Hoạt động 4: Đánh giá, củng cố
 - GV đánh giá phần thực hành chung cả lớp.
 - GV chọn 1 số bài hoàn thành, gợi ý HS nhận xét, xếp loại bài theo cảm nhận riêng
 - GV bổ sung, củng cố bài
H: Em đã chăm sóc đàn gà nhà mình ntn?
 - GV nxét tiết học: Tuyên dương, khen ngợi 
*4. Dặn dò: Hoàn thành bài, chuẩn bị bài sau
 - HS nhắc lại tên bài
- HS chú ý quan sát và lắng nghe
+ Đầu, mình, chân và đuôi
+ Con gà trống to hơn gà mái, gà trống đuôi dài và cong, gà mái đuôi ngắn hơn.
+ Gà trống không đẻ trứng, gà mái đẻ trứng , gà mái thân hình nhỏ hơn
- Học sinh lắng nghe.
- HS Quan sát và lắng nghe
- HS nêu lại các bước 
+ Vẽ các bộ phận chính trước rồi các chi tiết 
+ Vẽ màu
Học sinh thực hành.
- Cả lớp cùng quan sát để nhận xét bài.
 - HS nhắc lại các bước vẽ.
Lớp 2 Lớp 2A + 2B – Ngày dạy: 
 Lớp 2C + 2D – Ngày dạy: 
Vẽ tranh đề tài
SÂN TRƯỜNG TRONG GIỜ RA CHƠI
I. Mục tiêu - Hiểu đề tài giờ ra chơi ở sân trường. 
 - Biết cách vẽ tranh đề tài Sân trường trong giờ ra chơi. 
Đối với HS khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ đề tài, màu sắc phù hợp 
GD KNS: Yêu mến trường, lớp, thày cô và bạn bè; có ý thức chơi những trò chơi bổ ích.
II. Đồ dùng dạy - học: 
GV: + Tranh, ảnh về hđộng vui chơi của HS ở sân trường.
 + Bài thực hành của HS năm trước.
 	HS: Vở tập vẽ, bút màu, bút chì, tẩy
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu: 
Tg
Nội dung và hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1’
1’
32’
 (4’)
(5’)
(20’)
(3’)
1’
*1. Ổn định tổ chức: Hát tập thể
*2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra ĐDHT: Nhận xét, tuyên dương 
 *3. Tìm hiểu bài: GV giới thiệu bài, ghi bảng
a. Hoạt động 1: HD quan sát, nhận xét
 - GV g/thiệu tranh, ảnh hđộng vui chơi của HS ở sân trường
H: Các bạn đang làm gì? Diễn ra ở đâu?
H: Khung cảnh xung quanh có gì?
H: Không khí, màu sắc trong tranh ntn?
 - Y/c HS nhớ lại những hoạt động thường diễn ra trong giờ chơi ở trường, lớp em.
 - GV tóm tắt, gợi ý HS chọn ndung thể hiện: 
 b. Hoạt động 2: HD cách vẽ
 - GV minh họa cách vẽ, giải thích.Lưu ý HS:
 + Hình vẽ cân đối với phần giấy
 + Tư thế vận động phù hợp với các hđ
 + Quang cảnh phù hợp với nội dung
 + Màu mịn, gọn, có đậm- nhạt
 - GV vẽ minh hoạ 1số dáng hđộng tham khảo 
 - Giới thiệu bài của HS năm trước
H: Em thích bài nào nhất? Vì sao?
 - HS nhắc lại các bước
c. Hoạt động 3: Tổ chức thực hành
 - Gợi ý HS nhớ lại các hđ, quang cảnh sân trường giờ ra chơi, lựa chọn nội dung, h/a để vẽ cho phù hợp. Nhắc HS: 
 + Làm theo các bước đã hướng dẫn
 + Không dùng thước kẻ
 + Không vẽ giống nhau
 - GV quan tâm, động viên, hdẫn cụ thể hơn đối với HS còn lúng túng và khuyến khích HS khá, giỏi thể hiện sự sáng tạo 
d. Hoạt động 4: Đánh giá, củng cố
 - GV đánh giá phần thực hành chung cả lớp.
 - GV chọn 1 số bài hoàn thành, gợi ý HS nhận xét, xếp loại bài theo cảm nhận riêng:
 - Củng cố nội dung bài. 
H: Để sân trường xanh sạch đẹp em cần làm gì?
 - HS nhắc lại các bước
 - Nhận xét tiết học: tuyên dương, khen ngợi
*4. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau 
- HS chú ý quan sát 
+ nhảy dây, đá cầu, xem báo, múa hát ,chơi bi. 
 + có màu trắng trong suốt, màu vàng, màu trắng
 + Bồn hoa cây cảnh, các bạn đang đi lại
- HS Quan sát và lắng nghe
- HS nêu lại các bước 
 + Chọn nội dung định vẽ
 + Vẽ h/ảnh chính trước 
 + Tìm, vẽ thêm các h/ảnh khác 
 + Vẽ màu theo ý thích
- HS Quan sát và lắng nghe
- HS quan sát và nêu cảm nhận riêng.
- HS nêu yêu cầu: 
HS làm bài cá nhân
- HS nêu lại các bước
- HS trả lời theo cảm nhận
* Liên hệ: Để sân trường xanh sạch đẹp
Các em cần phải biết trồng và chăm sóc bồn hoa cây cảnh, biết vệ sinh sạch sẽ, bỏ rác vào nơi quy định 
Lớp 3 Lớp 3A + 3B – Ngày dạy: 
 Lớp 3C + 3D – Ngày dạy: 
Vẽ trang trí
TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu: 
	- Hiểu các cách sắp xếp hoạ tiết và sử dụng msắc khác nhau trong hvuông.
 - Biết cách trang trí hình vuông. Trang trí được hình vuông đơn giản.
Đối với HS khá giỏi: Chọn và sx hoạ tiết cân đối phù hợp với hình vuông, tô màu đều, rõ hình
II. Đồ dùng dạy-học: 
GV: + 1số đồ vật dạng hình vuông có trang trí; bài trang trí hvuông;
 + Hình gợi ý cách vẽ. Bài của HS năm trước
HS: Vở tập vẽ, giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, 
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Tg
Nội dung và hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1’
1’
32’
 (4’)
(5’)
(20’)
(3’)
1’
*1. Ổn định tổ chức: Hát tập thể
*2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra ĐDHT: Nhận xét, tuyên dương 
*3. Bài mới: GV giới thiệu bài, 
a. Hoạt động 1: HD quan sát, n/xét
 - GV gthiệu đồ vật, 1số bài trang trí hvuông
H: Hoạ tiết dùng để trang trí là hình gì? 
H: Hoạ tiết giống nhau vẽ màu ntn?
H: Màu của hoạ tiết và màu nền giống nhau hay khác nhau?
 - GV bổ sung, tóm tắt:
b. Hoạt động 2: HD cách trang trí
 - GV minh hoạ cách vẽ, HS nêu các bước:
 - Lưu ý HS: 
 + Hình vẽ cân đối với phần giấy
 + Vị trí sx hình mảng, họa tiết cân đối, phù hợp
 + Không dùng quá nhiều màu (3-5 màu)
 + Có thể vẽ màu nền trước, màu họa tiết sau hoặc ngược lại
 - GV minh họa 1số cách sx hình mảng khác 
 - GV giới thiệu bài của HS năm trước
H: Em thích bài nào nhất, vì sao?
 - HS nhắc lại các bước 
c. Hoạt động 3: Tổ chức thực hành
 - GV cất trực quan, xóa minh họa, nêu y/c
 - HS nêu các bước 
 - Gợi ý HS chọn họa tiết và cách sắp xếp họa tiết. Nhắc HS: 
 + Vẽ theo các bước đã hdẫn
 + Hình vẽ cân đối với phần giấy
 + Họa tiết phù hợp với hình mảng
 + Ms có đậm, có nhạt, không dùng quá nhiều màu 
 - Khuyến khích HS khá giỏi thể hiện sự sáng tạo riêng. Gợi ý cụ thể hơn với HS còn lúng túng
d. Hoạt động 4: Đánh giá, củng cố
. - GV đánh giá phần thực hành chung cả lớp.
 - GV chọn 1 số bài hoàn thành, gợi ý HS nhận xét, xếp loại bài theo cảm nhận riêng: 
 - Nhận xét tiết học: tuyên dương, khen ngợi 
 - HS nhắc lại các bước tiến hành
*4. Dặn dò: - Hoàn thành bài. Chuẩn bị bài sau. 
- HS chú ý quan sát
 +Hoạ tiết hoa lá, con vật
 + Hoạ tiết giống nhau vẽ màu giống nhau 
 + Màu nền và màu hoạ tiết khác nhau 
 + Hoạ tiết chính vẽ to, ở giữa , màu sắc nổi bật
- HS chú ý quan sát
- HS nêu các bước vẽ
 + Vẽ hình vuông, kẻ các trục 
 + Vẽ hình mảng chính, phụ. 
 + Tìm, vẽ họa tiết phù hợp với hình mảng
 + Vẽ màu
- HS nêu y/cầu: 
- 3 HS nêu các bước vẽ
- HS làm việc cá nhân 
 HS chú ý quan sát
- HS trả lời theo cảm nhận
- HS chú ý lắng nghe
- HS nêu các bước
Lớp 4 Lớp 4A + 4B – Ngày dạy: 
 Lớp 4C + 4D - Ngày dạy: 
Thường thức mĩ thuật – XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
Giáo án điện tử
I. Mục tiêu: Hiểu vài nét về nguồn gốc và giá trị nghệ thuật của tranh DGVN thông qua nội dung và hình thức. 
Đối với HS khá giỏi: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích.
GD KNS: Thấy được giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam
II. Đồ dùng dạy-học: 
GV: 1số tranh DGVN (tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống). Máy chiếu
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Tg
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
1’
1’
32’
(1’)
(12’)
(20’)
(3’)
1’
*1. Ổn định tổ chức: Hát tập thể
*2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra ĐDHT: Nhận xét, tuyên dương 
 *3. Tìm hiểu bài:
 - GV giới thiệu bài, ghi bảng
 - GV chiếu h/ả 1số bức tranh
H: Những bức tranh này thuộc thể loại tranh gì?
a. Hoạt động 1: Giới thiệu tranh DGVN
 - GV tổ chức lớp thảo luận theo nhóm 6
 - GV chiếu nội dung câu hỏi thảo luận
 - HS thảo luận tìm hiểu ndung nhóm 6 (4’)
H: Xuất xứ của tranh dân gian Việt Nam? 
H: Thường được treo ở đâu? 
H: Phản ánh đề tài gì?
H: Dòng tranh tiêu biểu? Tác phẩm tiêu biểu?
 - GV chiếu kết quả thảo luận
 - GV gthiệu 1 vài tranh DGVN, 
 - GV gthiệu 2dòng tranh Đông Hồ, Hàng Trống
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn xem tranh 
 - GV tổ chức lớp thảo luận theo nhóm 6
 - GV chiếu nội dung câu hỏi thảo luận
 - GV gthích ý nghĩa từ Lý ngư vọng nguyệt:
H: Tranh có những h/a nào?
H: Hình ảnh chính trong tranh là gì?
H: Hình ảnh phụ được vẽ ở dâu? 
H: Hình ảnh chính được vẽ như thế nào?
H: Những màu có trong tranh?
H: So sánh sự giống-khác giữa 2 bức tranh?
 - GV chiếu kết quả thảo luận, kết luận
 - Trò chơi: “Tìm tranh” – 2 nhóm (5người/nhóm). GV chiếu nội dung trò chơi
 - GV n/x trò chơi
c. Hoạt động 3: Đánh giá, củng cố
- Đánh giá hoạt động nhóm
- Củng cố: vẻ đẹp, ý nghĩa của tranh DGVN
H: Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?
- Nhận xét chung tiết học.
*4. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau
- HS nhắc lại tên bài
- HS chú ý quan sát và trả lời: tranh dân gian Việt Nam
- HS hình thành nhóm: bầu nhóm trưởng, thư kí
- 1HS đọc câu hỏi thảo luận
- HS thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác n/x bổ sung (5’)
 + Có từ lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác Do người dân làm, không có tên tác giả.
 + Thường treo vào dịp Tết (còn gọi là tranh Tết)
 + Phản ánh cs của người dân, phục vụ tín ngưỡng, thờ cúng, ca ngợi anh hùng DT
 + Dòng tranh tiêu biểu: tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh làng Sình, tranh Kim Hoàng
Cách làm: 
 + Đông Hồ: Khắc nền trên bản gỗ, quét màu rồi in.
 + Hàng trống: Khắc nét trên một bản, in nét viền đen rồi sau mới vẽ
- 1HS đọc câu hỏi thảo luận
- HS thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác n/x bổ sung (5’)
Tranh Lý ngư vọng nguyệt và tranh Cá chép
+ H/a chính là con cá chép
+ H/a phụ được vẽ ở xung quanh (đàn cá con, ông trăng, hoa sen, rong rêu). 
+ Cá chép có thân hình uyển chuyển như đang bơi; vây, mang, vẩy được cách điệu 
* Giống: Cùng vẽ cá chép, có hd giống nhau: thân uốn lượn như đang bơi uyển chuyển, sống động.
* Khác nhau: 
- Hình cá chép ở tranh Hàng Trống nhẹ nhàng, nét khắc thanh mảnh, chau chuốt, màu chủ đạo là màu xanh êm dịu
- Hình cá chép ở tranh Đông Hồ mập mạp, nét khắc dứt khoát, khoẻ khoắn, màu sắc chủ đạo là màu nâu đỏ ấm áp
- HS chơi trò chơi
- HS quan sát và nêu cảm nhận riêng.
Lớp 5 Lớp 5A + 5B – Ngày dạy: 
 Lớp 5C – Ngày dạy:
Vẽ tranh đề tài – NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN
I. Mục tiêu: - Hiểu đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. 
	 - Biết cách vẽ tranh đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân
 - Tập vẽ tranh về Ngày Tết hoặc lễ hội và mùa xuân.
Đối với HS khá giỏi: Sx hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
GD KNS: yêu quê hương, đất nước. Biết được vẽ đẹp của ngày tết và lễ hội, hiểu được các ngày tết và lễ hội của dân tộc ta..
II. Đồ dùng dạy-học: 
GV: + Tranh, ảnh về đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. Bài HS năm trước.
HS: Vở tập vẽ, giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, 
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Tg
Nội dung và hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1’
1’
32’
 (4’)
(5’)
(20’)
(3’)
1’
*1. Ổn định tổ chức: Hát tập thể
*2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra ĐDHT: Nhận xét, tuyên dương 
*3. Bài mới: GV giới thiệu bài, bày mẫu
Hoạt động 1: HD quan sát, nhận xét
 - GV giới thiệu tranh ảnh về đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. Gợi ý HS nhớ lại không khí, hđộng trong Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân. 
H: Nội dung trong tranh nói về lễ hội gì? H/a chính vẽ gì? 
H: Ngoài ra còn có những h/a? Không khí, ms của tranh ntn?
H: Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ở quê em thường diễn ra những hđộng, trò chơi nào?
 - GV bsung, gthiệu về những trò chơi dân gian, lễ hội đặc trưng của 1số vùng miền. Gợi ý HS chọn ndung thể hiện
b. Hoạt động 2: HD cách vẽ
 - GV gthiệu hình gợi ý cách vẽ, HS nêu các bước. Lưu ý HS: 
 + Chọn ndung phù hợp với khả năng.
 + Hình vẽ cân đối với phần giấy
 + H/a phù hợp với ndung đã chọn
 + Thể hiện không khí, ms của ngày hội
 + Bố cục hình vẽ cân đối, ms đậm – nhạt
 - GV giới thiệu bài của HS năm trước
H: Em thích bài nào nhất? Vì sao
 - HS nhắc lại các bước
c. Hoạt động 3: Tổ chức thực hành
 - GV cất trực quan, xóa minh họa, nêu y/c
 - HS nêu lại các bước tiến hành
 - Nhắc nhở HS: 
 + Làm theo các bước đã hướng dẫn
 + Chia các khoảng cách để vẽ cho đều.
 + Chú ý dáng hoạt động, trang phục, phương tiện phù hợp
 + Không vẽ quá nhiều màu
 - Khuyến khích HS khá giỏi thể hiện sự sáng tạo riêng. Gợi ý cụ thể hơn với HS yếu
d. Hoạt động 4: Đánh giá, củng cố
. - GV đánh giá phần thực hành chung cả lớp.
 - GV chọn 1 số bài hoàn thành, gợi ý HS nhận xét, xếp loại bài theo cảm nhận riêng:
Bài học: yêu quê hương, đất nước. Biết được vẽ đẹp của ngày tết và lễ hội, hiểu được các ngày tết và lễ hội của dân tộc ta..
 - Nhận xét tiết học: tuyên dương, khen ngợi 
 - HS nhắc lại các bước tiến hành
*4. Dặn dò: - Hoàn thành bài. Chuẩn bị bài sau. 
- HS chú ý quan sát
 + Đi chợ hoa, chúc Tết
 + Hội trọi gà, trọi trâu
 + Múa sư tử.
 +Hđ, trò chơi mang bản sắc riêng của từng vùng
 .
- HS chú ý quan sát
- HS nêu các bước vẽ
 + Chọn nội dung định vẽ
 + Vẽ hình ảnh chính trước
 + Tìm, vẽ thêm những h/a khác
 + Vẽ màu
- HS làm bài theo nhóm
- HS chú ý quan sát
- HS trả lời theo cảm nhận
- HS chú ý lắng nghe
- HS nêu các bước
 NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 19.doc