Giáo án môn Tập đọc, kể chuyện lớp 3 - Tiết 66: Chiếc máy bơm

Giáo án môn Tập đọc, kể chuyện lớp 3 - Tiết 66: Chiếc máy bơm

I/ MỤC TIÊU :

 1/ Kiến thức : Giúp HS hiểu được nghĩa của các từ ngữ mới trong bài và nội dung của bài.

 2/ Kĩ năng : Đọc đúng những từ ngữ dễ phát âm sai : múc nước, ruộng nương,cánh xoắn, tàu thủy, cổ xưa, . Đọc biết với giọng kể nhẹ nhàng, biểu lộ thái độ cảm phục nhà bác học Ac-si-mét

 3/ Thái độ : Kính trọng nhà bác học Ac-si-mét.

II/ ĐDDH :

 _ Tranh minh hoạ trong SGK.

 _ Bảng phụ ghi đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

III/ LÊN LỚP :

 

doc 3 trang Người đăng huong21 Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập đọc, kể chuyện lớp 3 - Tiết 66: Chiếc máy bơm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC CHƯƠNG DƯƠNG
 	KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần : 22
MÔN :	 TẬP ĐỌC 	 Tiết : 66
BÀI :	 CHIẾC MÁY BƠM
Ngày thực hiện :	
I/ MỤC TIÊU :
	1/ Kiến thức : Giúp HS hiểu được nghĩa của các từ ngữ mới trong bài và nội dung của bài.
	2/ Kĩ năng : Đọc đúng những từ ngữ dễ phát âm sai : múc nước, ruộng nương,cánh xoắn, tàu thủy, cổ xưa,.. Đọc biết với giọng kể nhẹ nhàng, biểu lộ thái độ cảm phục nhà bác học Aéc-si-mét
	3/ Thái độ : Kính trọng nhà bác học Aéc-si-mét.
II/ ĐDDH :
	_ Tranh minh hoạ trong SGK.
	_ Bảng phụ ghi đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III/ LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
** Khởi động : Hát ( 1’ )
** Bài cũ : ( 5’ )
_ GV gọi HS đọc thuộc bài “ Cái cầu ” và trả lời câu hỏi.
_ Nhận xét , đánh giá.
** Bài mới :
1/ Hoạt động 1: Giới thiệu ( 2’ ) – ( PP quan sát, hỏi đáp)
_ GV giới thiệu bài – Ghi bảng.
2/ Hoạt động 2 : Luyện đọc ( 10’ ) – ( PP truyền thụ, thực hành )
a/ GV đọc toàn bài.
+ Giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm, biểu lộ thái độ cảm phục, kính trọng.
b/ Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
_ Đọc từng câu:
_ Hướng dẫn đọc từ : Aùc-si-mét
+ GV phát hiện và sửa sai cho HS
_ Đọc từng đoạn trước lớp:
_ GV chia bài thành 3 đoạn , mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
_ GV theo dõi HS đọc kết hợp giải nghĩa các từ trong SGK.
_ Đọc từng đoạn trong nhóm.
_ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
_ GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
_ Nhận xét, đánh giá.
3/ Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (10’ )_( PP thực hành, hỏi đáp, diễn giải )
_ Cho HS đọc thầm đoạn 1 , trả lời câu hỏi :
+ Nông dân tưới nước cho ruộng nương vất vả như thế nào?
+ Aùc-si-mét nghĩ gì khi thấy cảnh tượng đó?
_ Cho HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi :
+ Hãy tả chiếc máy bơm của Aùc-si-mét ?
_ GV nhận xét, đánh giá.
_ Cho HS đọc thầm đoạn cuối.
+ Đến nay chiếc máy bơm cổ xưa của Aùc-si-mét còn được sử dụng như thế nào?
+ Qua bài này muốn nói lên điều gì ?
4/ Hoạt động 4 : Luyện đọc lại ( 10’ )
 ( PP thực hành )
_ GV đọc diễn cảm một đoạn văn
_ Hướng dẫn HS đọc đúng.
_ GV tổng kết, nhận xét – Đánh giá.
** Củng cố – Dặn dò : ( 3’ )
_Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài văn.
_ Nhận xét tiết học.
_ Chuẩn bị : “ Nhà ảo thuật ”
_ Cả lớp thực hiện.
_ 2,3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
_ HS khác nhận xét.
_ HS lắng nghe , quan sát tranh minh họa.
_ HS chú ý lắng nghe.
_ HS tiếp nối nhau đọc từng câu hết bài ( Đọc 2 lượt).
_ HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
_ HS đọc mục chú giải trong SGK.
_ HS đặt câu với từ “ tính tới tính lui ”
_ Đọc theo nhóm.
_ HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong nhóm.
_ Cả lớp đọc thầm, trả lời :
+ Múc nước sông vào ống rồi vác lên tưới cho ruộng nương ở tận trên núi cao.
+ Phải làm cách nào cho nước chảy ngược lên ruộng để người lao động đỡ vất vả.
_ 1 HS đọc thành tiếng , cả lớp trả lời:
+ Một vài HS tả.
_ 1 HS đọc, lớp đọc thầm trả lời:
+ Những cánh xoắn của máy bay, tàu thủy và cả những chiếc đinh vít chúng ta thường dùng chính là con cháu của chiếc máy bơm cổ xưa.
+ Ca ngợi nhà bác học Aùc-si-mét đã phát minh ra chiếc máy bơm đầu tiên để giúp cho người dân đỡ vất vả trong lao động.
_ HS chú ý lắng nghe GV đọc.
_ 1 HS đọc lại đoạn văn .
_ Một vài HS thi đọc từng đoạn, cả bài văn. Cả lớp nhận xét và bình chọn cá nhân đọc đúng.
_ HS chú ý lắng nghe.
** Các ghi nhận, lưu ý sau tiết dạy : 	
	 BGH duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docTD 3 ( T22 ).doc