Giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần học 12

Giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần học 12

TẬP ĐỌC

Mùa thảo quả

I. MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU.

1. Đọc trôi chảy,lưu loát toàn bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.

2. HS thấy được vẻ đẹp hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả . Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.

3.HS có ý thức bảo vệ cây cối có giá trị .

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. TRanh minh họa bài đọc SGK.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

H Đ CỦA GV H Đ CỦA HS

 

doc 12 trang Người đăng hang30 Lượt xem 447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn 15/11 Tuần 12
......*.*.*......
Thứ hai ngày 20 tháng 10 năm 2006
tập đọc
Mùa thảo quả
I. Mục đích ,yêu cầu.
1. Đọc trôi chảy,lưu loát toàn bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả.
2. HS thấy được vẻ đẹp hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả . Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.
3.HS có ý thức bảo vệ cây cối có giá trị .
II/ đồ dùng dạy học. tranh minh họa bài đọc SGK.
III/ các hoạt động dạy -học.
h đ của GV
h đ của HS
1 Kiểm tra bài cũ.
Y/c HS đọc bài tiếng vọng và trả lời câu hỏi.
2. Bài mới. 
 a) Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
 b) Hướng dẫn HS luyện đọc .
GV chia bài thành 3 phần và yêu cầu HS đọc nối tiếp
- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp cho HS.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn L2 , GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó trong phần giải thích SGK.
- Y/c HS đọc theo cặp cho nhau nghe.
-GV hướng dẫn HS đọc toàn bài với giọng nhẹ nhàng, ngắt nghỉ hơi rõ ở câu ngắn, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp và sự hấp dẫn của hương thơm.
-GV đọc mẫu toàn bài.
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm phầnn 1 và trả lời câu 1 SGK.
-GV nhấn mạnh cách dùng từ hương và thơm lặp lại và cách sử dụng câu văn ngắn.
- Y/c HS nêu ý 1.
- Y/c HS đọc thầm phần 2 và trả lời câu hỏi 2 SGK.
-GV kết hợp ghi những từ ngữ cho thấy cây phát triển nhanh
- Mời 1 HS tự nêu câu hỏi số 3 SGK và tự trao đổi với nhau về câu này.
-Y/c HS nêu nội dung chính của bài.GV tóm ý ghi bảng.
 d) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
-GV hướng dẫn 3 HS thể hiện giọng đọc 3 phần. Y/c HS đọc đúng giọng của từng phần.
- Y/c HS cần chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ: lướt thướt, ngọt lựng, thơm nồng, đất trời, thơm đậm. 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 3
- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn bạn đọc hay .
3 . Củng cố dặn dò.
-nêu tác dụng của cây thảo quả.
- Liên hệ giáo dục HS có ý thức bảo vệ cây có ích.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Hành trình của bầy ong.
-3- 4 em đọc bài và kết hợp trả lời câu hỏi.
- 3 HS đọc nối tiếp ,mỗi em đọc1 phần, lớp nhận xét bạn đọc.
-HS đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách.
- HS đọc theo cặp, đại diện vài em đọc bài.Lớp nhận xét bổ sung cách đọc từng phần.
-HS chú ý theo dõi.
-HS làm việc cá nhân.Đại diện trả lời ,lớp nhận xét BS.
- Mùa thảo quả chín.
- HS thảo luận theo cặp và đại diện trả lời.
-HS nêu ý 2: Sự phát triển nhanh của thảo quả.
-HS tự liên hệ và đưa ra ý của mình.
-HS trao đổi và đưa ra ý trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
- 2, 3 HS nêu, lớp nhận xét bổ sung.
-HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV, lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc ,cách ngắt nghỉ và nhấn giọng của bạn.
- HS thi đọc giữa các tổ . Mỗi tổ cử 1 bạn đại diện tham gia 
chính tả ( nghe- viết )
Bài: Mùa thảo quả..
I/ Mục đích yêu cầu.
- Rèn kĩ năng nghe- viết đúng chính tả một đoạn trong bài Mùa thảo quả và trình bày bài đẹp.
- HS ôn lại cách viết những từ ngữ chứa tiếng có âm đầu s/ x hoặc âm cuối t/ c.
- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ giữ vở.
II/ đồ dùng dạy học.
- Một số tờ phiếu nhỏ viết từng cặp chữ ghi tiếng theo cột dọc ở bài tập 2 để HS bốc thăm , tìm từ ngữ chứa tiếng đó.
-Ba tờ phiếu to để thi tìm nhanh theo Y/c ở bài tập 3b.
II/ các hoạt động dạy-học.
hĐ của GV
HĐ của Hs
1. Kiểm tra bài cũ.
-Y/c HS thi viết nhanh các từ láy có âm đầu n, l.
2 Bài mới.
a ) giới thiệu bài.Nêu nội dung yêu cầu của tiết học.
b) Hướng dẫn HS nghe - viết.
- Y/c 1 em đọc đoạn viết của bài.
- Hãy nêu nội dung chính của đoạn viết.
- Y/c HS nêu các cụm từ ngữ dễ viết sai.
 - GV hướng dẫn cách viết các từ đó và cách trình bày đọan văn.
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết , cách cầm bút, để vở sao cho hiệu quả cao.
- GV đọc cho HS viết.
- GV chấm 1 số bài để chữa những lỗi sai thường mắc.
- GV nêu nhận xét chung sau khi chấm 
c )Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 2.
- Mời đại diện các nhóm lên bốc phiếu để làm bài.( Nhóm 4)
- Mời 2-3 HS đọc lại các cặp từ đã phân biệt trên bảng.
Bài 3 : a) Y/c hS thảo luận theo cặp đôi.
- đại diện nhóm chữa bài.
- Gv chốt lại lời giải đúng.
 b) Tổ chức trò chơi tìm nhanh các từ láy theo khuôn vần ghi ở từng ô trong bảng.
 - GV và HS bình chọn đội chiến thắng.
3. củng cố dặn dò.
- nhận xét tiết học ,biểu dương những em HS học tập tốt.
- Y/c về nhà tiếp tục rèn chữ viết, ghi nhớ quy tắc viết chính tả những từ ngữ đã luyện trong bài và chuẩn bị bài sau.
- 3HS đại diện 3 tổ viết bảng.
- 1 HS đọc lại bài,HS dưới lớp dõi bạn đọc.
- 2 HS đại diện nêu .Lớp nhận xét bổ sung.
- 2 HS nêu các từ: nảy, lặng lẽ, mưa rây, chứa lửa, chứa nắng...
- HS nghe và viết bài vào vở.
-HS soát lỗi ( đổi vở để soát lỗi cho nhau.)
-HS làm bài vào phiếu theo nhóm và đại diện chữa bài trên bảng .
- HS thảo luận theo cặp và tìm ra nghĩa chung của từng dòng
Dòng a, chỉ các con vật.
Dòng b, đều chỉ tên các loài cây.Sau đó tìm tiếng có nghĩa khi thay âm đầu s bằng x.
- HS làm việc theo nhóm, 3 nhóm làm phiếu khổ to để chữa bài.
- 3 em nối tiếp nhau đọc lại các từ ngữ mà HS các nhóm đã tìm.
Soạn 16/11 Thứ ba ngày 21 tháng 11 năm 2006
tập đọc
Hành trình của bầy ong.
I/ Mục đích ,yêu cầu.
1.Kĩ năng: Đọc lưu loát và diễn cảm toàn bài bằng thơ với giọng trải dài, tha thiết, cảm hứng ca ngợi những phẩm chất cao quý, đáng kính trọng của bầy ong.
 2.Kiến thức: HS hiểu được những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời.
3. Thái độ: Giáo dục HS luôn cần cù chăm chỉ và làm việc có ích cho đời.
II/ đồ dùng dạy học.
- Tranh minh họa bài đọc SGK và ảnh những con ong HS sưu tầm.
III/ các hoạt động dạy -học.
hĐ của GV
hĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
-Y/c HS đọc bài : Mùa thảo quả và Trả lời câu hỏi về bài đọc.
2. Bài mới. 
 a) Giới thiệu bài.GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học.
 b) Hướng dẫn HS luyện đọc .
-GV chia bài thành 4 đoạn ( Mỗi đoạn là 1 khổ thơ.)
-GV và HS cùng theo dõi và nhận xét.
-GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp cho HS ở mỗi khổ.
- Y/c HS đọc nối tiếp lần 3.
- GV giúp HS hiểu đúng hai câu thơ đặt trong ngoặc đơn( ở khổ 3) ý giả thiết, đề cao ca ngợi bầy ong - cái gì cũng dám làm và làm được kể cả ở tận trời cao cũng hút nhụy hoa làm mật.
-Y/c HS đọc theo cặp cho nhau nghe.
-GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng trải dài, tha thiết, cảm hứng ca ngợi những phẩm chất cao quý, đáng kính trọng của bầy ong và nhấn ở ngững từ gợi tả, gợi cảm: ( đẫm, trọn đời, giữ hộ, tàn phai...)
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc lướt khổ thơ 1 và trả lời câu 1SGK.
- Y/c HS đọc thầm khổ thơ 2-3 và trả lời câu hỏi 2 , 3 SGK.
- Gv nêu câu hỏi 4 và y/c cả lớp đọc thầm khổ thơ 4 rồi trả lời.
- Qua tìm hiểu nội dung bài em hãy cho biết ý nghĩa của bài thơ.
-Gv tóm tắt nội dung chính và ghi bảng.
 d) Hướng dẫn đọc diễn cảm 
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm toàn bài. Chú ý đọc với giọng mà GV đã hướng dẫn ở trên.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 1, 2khổ thơ.
-GV và HS cùng nhận xét đánh giá bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Y/c HS đọc nhẩm thuộc 2 khổ thơ cuối.
3 . Củng cố dặn dò.
- Tác giả muốn nói với chúng ta điều gì qua bài thơ?
- GV chốt lại ý chính và liên hệ với HS.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Người gác rừng tí hon.
-3 HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi.
- 4 HS đọc, mỗi em đọc1khổ thơ.
-3 HS đọc đoạn lần hai, kết hợp luyện đọc từ khó.
- 3 HS đọc theo đoạn lần 3,Kết hợp giải nghĩa từ khó.
-Lần bốn : HS đọc theo cặp (lặp lại 2 vòng)
-HS theo dõi GV đọc.
-1 bạn điều khiển lớp trao đổi nội dung câu hỏi SGK. HS làm việc cá nhân.Đại diện trả lời ,lớp nhận xét BS.
- 1 vài em nêu lớp BS.
-HS luyện đọc cá nhân.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.(Khoảng 3- 4 bạn)
- HS đọc thuộc, đại diện đọc trước lớp.
-HS suy nghĩ trả lời và nhắc lại nội dung chính. 
Soạn 16/11 Thứ năm ngày 23 tháng 11 năm 2006
luyện từ và câu.
Mở rộng vốn từ : Bảo vệ môi trường.
I/ Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng: Biết ghép một tiếng hán ( bảo ) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức.
2.Kiến thức: Nắm được nghĩa một số từ về môi trường; biết tìm từ đồng nghĩa.
3. Thái độ. Giáo dục HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
II/ Đồ dùng dạy học.
GV: Sưu tầm tranh ảnh khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn
-2 tờ phiếu to cho bài tập 1b.
-HS có từ điển.
 III/ Các hoạt động dạy học.
hĐ của GV
hĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- y/c nhắc lại các kiến thức về Quan hệ từ và làm bài tập 3 của giờ trước.
2. Bài mới.
a). Giới thiệu bài.
-GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1.HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Tổ chức cho HS thảo luận theo từng nhiệm vụ. 
-GVvà HS cùng chữa bài.
-GV chốt lại và treo kết quả phần b .
 Bài tập 2.Y/c HS đọc đề bài.
- Y/c HS đọc kĩ bài và dùng từ điển để tra nghĩa của từ.
- GV và HS cùng nhận xét kết luận.
- GV chốt lại lời giải đúng( có thể cho HS đặt câu với từ có tiếng bảo để làm rõ nghĩa hơn.
Bài tập 3.
- GVnêu y/c của bài .
-Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.
- GV phân tích ý đúng và HS cùng chốt lại lời giải đúng.
.
 4. Củng cố, dặn dò.
-GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
-Y/c HS ôn bài và làm bài trong vở bài tập.
- 2, 3 em nhắc lại.
- 2 HS đọc. Lớp theo dõi đọc thầm SGK.
-HS thảo luận theo cặp và đại diện 2 nhóm làm phiếu to rồi chữa bài.
- HS làm bài vào vở, đại diện chữa bài trên bảng.
- HS làm việc cá nhân, tìm từ đồng nghĩa với từ bảo vệ và thay cho từ bảo vệ trong câu.
- 3 HS nối tiếp nhau phát biểu trước lớp.
luyện từ và câu.
Luyện tập về quan hệ từ.
I/ Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức: HS biết vận dụng các kiến thức về quan hệ từ để tìm được các quan hệ từ trong câu; hiểu được sự biểu thị những quan hệ khác nhau của các quan hệ từ cụ thể trong câu.
2. Kĩ năng: HS biết sử dụng một số quan hệ từ thường gặp.
3. Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng đúng quan hệ từ khi đặt câu và viết văn.
II/ Đồ dùng dạy học.
- Hai tờ giấy khổ to để viết đoạn văn của bài 1.
III/ Các hoạt động dạy học.
h đ của GV
h đ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- y/c HS nhắc lại hiểu biết về quan hệ từ.
Hãy đặt 2 câu trong đó có quan hệ từ và chỉ ra quan hệ từ có trong câu.
2. Bài mới.
a.Giới thiệu bài.
-GV nêu mục đích ,yêu cầu của giờ học
b. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 1.HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Tổ chức cho HS Làm theo cặp .
-GV treo 2 đoạn văn và y/c HS đại diện gạch 2 gạch dưới QHT và 1 gạch dưới từ nối với QHT
-GVvà HS cùng chữa bài chỉ rõ QHT và từ ngữ được nối với nhau bằng QHT.
Bài tập 2.Y/c HS đọc đề bài.
-Y/c HS đọc kĩ từng câu và cho biết các từ in đậm biểu thị quan hệ gì?
-GV và HS cùng nhận xét kết luận theo SGV.
Bài 3. 
- GV giúp HS nắm vững y/c của bài tập.
-Y/c HS làm bài vào vở.
- GV chấm chữa bài.Nhắc nhở HS sử dụng dúng các QHT khi đặt câu và viết văn.
3. Củng cố, dặn dò.
- HS nhắc lại thế nào QHT cho VD.Nêu tác dụng của QHT trong bài 3.
-GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
-Y/c HS ghi nhớ kiến thức đã học và làm bài tập trong vở bài tập.
- 2 HS trả lời. Lớp theo dõi và nhận xét.
-HS thảo luận theo cặp và đại diện báo cáo kết quả. 
- 2 em lên bảng thưch hiện.
- HS làm việc cá nhân 2,3 HS trả lời.
-HS tự làm bài vào vở, đọc bài chữa bài. Lớp sửa theo bài đúng.
Thứ tư ngày 22 tháng 11 năm 2006
tập làm văn.
Cấu tạo của bài văn tả người.
I/ Mục đích, yêu cầu.
1. Kiến thức: HS biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo của bài văn tả người để lập dàn ý chi tiết tả một người thân trong gia đình - một dàn ý với những ý riêng; nêu được những nét nổi bật về hình dáng, tính tình và hoạt động của đối tượng miêu tả.
2. Kĩ năng: HS nắm được ba phần của bài văn tả người.
3. Thái độ: HS biết thể hiện thái độ, tình cảm chân thật đối với người được tả.
II/ Đồ dùng dạy học.
GV : Bảng phụ ghi tóm tắt dàn ý ba phần của bài Hạng A Cháng.
III/ Các hoạt động dạy -học.
h đ của GV
h đ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
ấtH đọc đơn kiến nghị của giờ trước.
2. Bài mới.
a).Giới thiệu bài.
-GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
b) Phần nhận xét.
- GV cho HS quan sát ảnh Hạng A Cháng.
- Mời 1 em đọc bài văn.
- Tổ chức cho HS trao đổi tìm từng phần của bài văn và trả lời các câu hỏi.
-GV chốt lại từng câu trả lời.
- Qua tìm hiểu các câu hỏi hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người.
c) GV chốt lại và ghi bảng phần ghi nhớ.
d) Luyện tập.
- Y/c HS đọc đề bài.
- GV giúp HS nắm vững đề bài và hướng dẫn HS lập dàn ý chi tiết.
 + Cần bám sát 3 phần của bài văn.
 + Đưa vào dàn ý những chi tiết có chọn lọc- những chi tiết nổi bật về ngoại hình, tính tình, hoạt động.
- Y/c 1 vài em nêu đối tượng định tả.
- Y/c HS làm dàn ý chi tiết vào vở.
- GV và lớp cùng nhận xét chữa bài của 1 số bạn.
3. Củng cố dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.
-GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
-Y/c các em về nhà hoàn thành tiếp bài lập dàn ý.
-Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2, 3 HS đọc đơn, lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 em đọc , lớp theo dõi SGK.
- 1 HS đọc các câu hỏi gợi ý tìm hiểu cấu tạo của bài văn.
-HS thảo luận để tìm câu trả lời, đại diện phát biểu ý kiến.
- 2,3 HS trả lời.
- HS đọc nội dung ghi nhớ.
- HS tự chữa bài, tìm ra nguyên nhân để chữa.
- HS theo dõi bài và học tập.
- 2, 3em nêu đối tượng định tả.
- HS làm bài vào vở, đại diện 2 em làm phiếu to để chữa bài.
- 2 em nhắc lại.
Soạn 17 / 11 Thứ sáu ngày 24 tháng 11 năm 2006
tập làm văn.
Luyện tập tả người.
( Quan sát và chọn lọc chi tiết)
I/ Mục đích, yêu cầu.
1. Kĩ năng: HS nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt độngcủa nhân vật qua hai bài văn ( bà tôi, người thợ rèn)
2. Kiến thức: HS hiểu được: Khi quan sát, khi viết một bài văn tả người, phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết tiêu biểu, nổi bật,gây ấn tượng. Từ đó biết vận dụng hiểu biết đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp.
3. Thái độ: Tỏ thái độ thân mật, yêu mến người mình tả.
II/ Đồ dùng dạy học.
III/ Các hoạt động dạy học.
hĐ của GV
hĐ của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
-Y/c HS đọc dàn bài chi tiết của bài văn tả một người thân trog gia đình.
2.Bài mới.
a)Giới thiệu bài.
-GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
b) Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1: HS đọc nội dung yêu cầu của bài tập 1.
-Y/c HS ghi lại đặc điểm ngoại hình của bà.
-Gv tóm tắt ghi lên bảng.
-GV giảng để HS thấy được tác giả đã ngắm bà rất kĩ, chọn lọc được những chi tiết rất tiêu biểu làm cho bài văn sinh động, dồng thời bộc lộ được tình yêu của người cháu đối với bà.
Bài 2: 
- Mời 2 em đọc to bài văn.
- Tổ chức cho HS thảo luận và tìm những chi tiết miêu tả người thợ đang làm việc.
- Gv treo bảng phụ ghi kết quả.
- Em có nhận xét gì về sự quan sát của tác giả? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả?
3. Củng cố, dặn dò.
-GV mời 1 số em nêu tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết khi miêu tả.
- Dặn HS quan sát một người và ghi lại những nét tiêu biểu của người em gặp để lập dàn ý cho bài sau.
-3 HS đọc bài, lớp nhận xét bổ sung.
-2 HS đọc.Lớp theo dõi 
-HS làm việc cá nhân, đại diện trình bày kết quả.
-2 HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm và tự tìm những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc.
-HS đại diện phát biểu.Từ đó giúp các em hiểu thêm về cách quan sát và chọn lọc chi tiết.
kể chuyện.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
I/ mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói và nghe:
 + Biết kể tự nhiên, bằng lời kể của mình một câu chuyện ( mẩu chuyện ) đã nghe, đã đọc nói về môi truờng.
 + Chăm chú theo dõi bạn kể; nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn.
2. Kiến thức: Hiểu và biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn .
3 Thái độ: Giáo dục HS có ý thức đúng đắn về bảo vệ môi trường .
II/ Đồ dùng dạy học. 
- GV + HS có một số truyện nói về môi trường.
III/ Các hoạt động dạy- học.
HĐcủa GV
HĐcủa HS
1. Kiểm tra bài cũ.
-Y/C HS kể truyện người đi săn và con nai.
2. Bài mới.
HĐ1: Giới thiệu bài. Gv nêu mục đích yêu cầu của tiết hoc.
HĐ 2: Hướng dẫn HS kể chuyện.
* Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề bài.
-Y/C HS đọc đề bài và cho biết đề bài y/c kể chuyện về gì?- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài.
-Y/c HS đọc gợi ý để tìm đúng câu chuyện theo y/c.
- Mời 1 số em nêu câu chuyện định kể, em đã đọc ở đâu? và giới thiệu 1 số truyện mang đến lớp.
- GV và lớp cùng nhận xét.
 HĐ3 : HS thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung ý nghĩa, trả lời câu hỏi .
- Y/c HS đọc gợi ý về cách kể chuyện .
-GV nhắc nhở HS kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng câu, kể tự nhiên.
- Y/c HS kể theo cặp, trao đổi về nhân vật, ý nghĩa. 
- GV quan sát theo dõi các nhóm và uốn nắn , giúp đỡ các em.
-Yêu cầu HS thi kể trước lớp. 
- Y/c các nhóm cử đại diện thi kể và trao đổi về nội dung, ý nghĩa.
-GV và HS cùng nhận xét tuyên dương bạn kể hay nhất, bạn hiểu chuyện nhất...
 3.Củngcố, dặn dò.
-GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho người thân nghe.
-Dặn HS chuẩn bị trước nội dung kể chuyện của tuần sau .
- 2, 3 HS kể kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện
- 2 HS đọc nội dung yêu cầu của đề và trả lời.
- 1 HS đọc gợi ý 1, 2 trong SGK
- 2, 3em nối tiếp nhau giới thiệu.
- 1 vài em HS nêu và giới thiệu về câu chuyện của mình và đã nghe hay đọc ở đâu.
- 2 HS đọc yêu cầu gợi ý khi kể.
-HS kể theo cặp đôi và trao đổi về các nội dung đã hướng dẫn.
-Mỗi tổ cử đại diện 1 bạn tham gia. Lớp bình chọn bạn kể hay.

Tài liệu đính kèm:

  • docTV TUAN 12.doc