Giáo án môn Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 13 - Lê Thành Long

Giáo án môn Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 13 - Lê Thành Long

b) Tìm hiểu bài

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm cùng đọc thầm, trao đổi và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận từng câu hỏi.

- Các câu hỏi:

+ Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện điều gì?

+ Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy :

* Bạn là người thông minh.

* Bạn là người dũng cảm.

+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt trộm gỗ?

+ Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?

+ Em hãy nêu nội dung chình của truyện.

- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.

c) Luyện đọc diễn cảm

- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.

- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3:

+ Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn 3.

 

doc 21 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 245Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 13 - Lê Thành Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỖ VĂN NẠI
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
	TUẦN : 13. 
	Từ ngày :
	Đến ngày :
Năm học: 2009 - 2010
MỤC LỤC
PHÂN MÔN
TÊN BÀI DẠY
NGÀY DẠY
Trang
Tập đọc 
Người gác rừng tí hon
 / / 
Chính tả 
Hành trình của bầy ong
 / / 
Luyện từ & câu 
Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường 
 / / 
Kể chuyện 
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
 / / 
Tập đọc 
Trồng rừng ngập mặn
 / / 
Tập làm văn 
Luyện tập tả người (Tả ngoại hình)
 / / 
Luyện từ & câu 
Luyện tập về quan hệ từ 
 / / 
Tập làm văn
Luyện tập tả người (Tả ngoại hình)
 / / 
KÝ DUYỆT
 / / 
Môn: TẬP ĐỌC.
Tuần: 13.
Tiết: 25.
Bài: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.
- Hiểu y/n : Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. (Trả lời được c.hỏi 1,2,3b trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh minh hoạ SGK trang 124. 
	- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Hành trình của bầy ông và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Em hiểu câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” như thế nào?
+ Hai dòng thơ cuối bài, tác giả muốn nói đến điều gì về công việc của bầy ong?
+ Nội dung chính của bài thơ là gì?
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài thơ và lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ mô tả những gì vẽ trong tranh.
- HS: Tranh minh hoạ vẽ cuộc nói chuyện giữa một chú bé và chú công an ở rừng. Phía sau là hình ảnh các chú công an đang giải tên tội phạm. 
- Giới thiệu: Bảo vệ môi trường không chỉ là việc làm của người lớn mà trẻ em cũng rất tích cực tham gia. Bài tập đọc Người gác rừng tí hon sẽ kể cho các em nghe về một chú bé thông minh, dũng cảm, sẵn sàng để bảo vệ rừng. Các em cùng học bài để tìm hiểu về tình yêu rừng của cậu bé.
- Lắng nghe.
2.2. HƯỚNG DẪN LUYỆN ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BÀI
a) Luyện đọc:
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài (2 lượt), GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- HS đọc bài theo trình tự:
+ HS 1: Ba em làmra bìa rừng chưa?
+ HS 2: Qua khe lá.thu lại gỗ.
+ HS 3: Đêm ấy .chàng gác rừng dũng cảm!
- Chú ý lời thoại:
+ Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào? (băn khoăn)
+ Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa? (thì thào).
+ A lô, công an huyện đây! (rắn rỏi)
+ Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm! (dí dỏm)
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS ngồi gần nhau luyện đọc tiếp nối từng đoạn (2 vòng).
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc như sau:
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu.
* Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, nhanh, hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng. Chuyển giọng linh hoạt phù hợp với nhân vật.
+ Lời cậu bé tự thắc mắc: băn khoăn.
+ Câu hỏi của tên trộm: hạ giọng, thì thào, bí mật.
+ Câu trả lời của chú công an: rắn rỏi, nghiêm trang.
+ Lời khen của chú công an: vui vẻ
* Nhấn giọng ở những từ ngữ: loanh quanh, thắc mắc, đâu có, bàn bạc, lên chạy, rắn rỏi, lữa đốt, bành bạch, loay hoay, quả là,dũng cảm,..
b) Tìm hiểu bài
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm cùng đọc thầm, trao đổi và trả lời các câu hỏi cuối bài.
- HS trong nhóm cùng đọc thầm, trả lời câu hỏi dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận từng câu hỏi.
- Mỗi câu hỏi đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và thống nhất câu trả lời.
- Các câu hỏi:
- Các câu trả lời:
+ Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện điều gì?
+ Theo lối ba vẫn đi tuần rừng bạn nhỏ phát hiện ra những dấu chân người lớn hằn trên đất. Bạn thắc mắc vì hai ngày nay không có đoàn khách tham quan nào cả. Lần theo dấu chân bạn nhỏ thấy hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối.
+ Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy :
* Bạn là người thông minh.
+ Những việc làm cho thấy bạn nhỏ rất thông minh: thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân. Khi phát hiện ra bọn trộm gỗ thì lén chạy theo đường tắt, gọi điện báo công an.
* Bạn là người dũng cảm.
+ Những việc làm cho thấy bạn nhỏ rất dũng cảm: chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu. Phối hợp với các chú công an để bắt bọn trộm gỗ.
+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt trộm gỗ?
(HS tiếp nối nhau nêu ý kiến)
+ Vì bạn rất yêu rừng, bạn sợ rừng bị tàn phá.
+ Vì bạn có ý thức của một công dân, tôn trọng và bảo vệ tài sản chung của mọi người.
+ Vì rừng là tài sản chung của mọi người, ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ.
+ Vì bạn nhỏ là người có trách nhiệm với tài sản chung của mọi người.
+ Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
+ Em học tập ở bạn nhỏ:
* Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung.
* Đức tính dũng cảm, sự táo bạo.
* Sự bình tĩnh, thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ.
* Khả năng phán đoán nhanh, phản ứng nhanh trước tình huống bất ngờ.
+ Em hãy nêu nội dung chình của truyện.
+ Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài, cả lớp ghi vào vở.
c) Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- 3 HS đọc tiếp nối nhau cả truyện. HS cả lớp theo dõi, sau đó trao đổi để tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3:
+ Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn 3.
+ Đọc mẫu.
+ Theo dõi và tìm các từ cần nhấn giọng.
+ Yêu cầu HS luyện đọc.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
Đêm ấy, lòng em như lửa đốt. Nghe thấy tiếng bành bạch của xe chở trộm gỗ, em lao ra. Chiếc xe tới gần..tới gần, mắc vào sợi dây chão chăng ngang đường, gỗ văng ra. Bọn trộm đang loay hoay lượm lại gỗ thì xe công an lao tới.
Ba gã trộm đúng khựng lại như rô bốt hết pin. Tiếng còng tay đã vang lên lách cách. Một chú công an vỗ vai em:
- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay.
- Một HS đọc diễn cảm toàn bài.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Hỏi: Em học được điều gì từ bạn nhỏ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Trồng rừng ngập mặn.
Môn: CHÍNH TẢ.
Tuần: 13.
Tiết: 13.
Bài: HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I. MỤC TIÊU:
- Nhớ – viết đúng chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát.
- Làm được bài tập2a/b hoặc BT3a/b hoặc bài tập phương ngữ do GV chọn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Các thẻ chữ ghi: sâm – xâm, sương – xương, sưa – xưa, siêu – xiêu.
	- Bài tập 3a viết sẵn trên bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi HS lên bảng, mỗi em tìm 3 cặp từ có tiếng chứa âm đầu s/x.
- HS viết các từ.
- Gọi HS nhận xét từ bạn ghi trên bảng.
Nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm từng HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu: Giờ chính tả hôm nay các em cùng nhớ viết hai khổ thơ cuối trong bài Hành trình của bầy ong và làm bài tập chính tả.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
2.2. HƯỚNG DẪN NGHE – VIẾT 
a) Trao đổi về nội dung đoạn thơ 
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- Hỏi:
- Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời:
+ Qua hai dòng thơ cuối, tác giả muốn nói điều gì về công việc của loài ong?
+ Công việc của loài ong rất lớn lao. Ong giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, mang lại cho đời những giọt mật tinh tuý.
+ Bài thơ ca ngợi phẩm chất đáng quý gì của bầy ong?
+ Bầy ong cần cù làm việc, tìm hoa gây mật.
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS tìm và nêu các từ khó. Ví dụ: rong ruổi, rù rì, nối liền, lặng thầm, đất trời,. 
- Yêu cầu HS luyện viết các từ đó.
- HS viết các từ vừa nêu.
c) Viết chính tả
- Nhắc nhở HS lưu ý hai câu thơ đặt trong ngoặc đơn, giữa hai khổ thơ để cách 1 dòng. Dòng 6 chữ lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát lề.
d) Soát lỗi, chấm bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
- Tổ chức cho HS làm bài tập dưới dạng trò chơi: “Thi tiếp sức tìm từ” như sau:
- Theo dõi GV hướng dẫn, sau đó các nhóm tiếp nối nhau tìm từ.
- Cách chơi: GV chia HS trong lớp thành 4 nhóm, đứng xếp thành 4 hàng dọc trước bảng. GV phát phấn cho các HS đầu hàng, yêu cầu lên viết 1 cặp từ của mình. Mỗi HS chỉ tìm 1 cặp từ, sau khi viết xong nhanh chóng chuyền phấn cho bạn cùng nhóm lên viết. Cứ tiếp tục chơi như thế cho đến bạn cuối cùng. Nhóm nào tìm được nhiều cặp từ là nhóm thắng cuộc.
+ Nhóm 1: cặp từ sâm – xâm.
+ Nhóm 2: cặp từ sương – xương.
+ Nhóm 3: cặp từ sưa – xưa.
+ Nhóm 4: cặp từ siêu – xiêu.
- Tổng kết cuộc ... đó quan hệ với nhau thế nào? Chúng cho biết điều gì về tính tình của bà?
+ Các đặc điểm về ngoại hình có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng không chỉ khắc hoạ rõ nét về hình dáng của bà mà còn nói lên tính tình của bà: bà dịu dàng, dịu hiền, tâm hồn tươi trẻ, yêu đời, lạc quan.
b) Chú bé vùng biển 
- Đoạn văn tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn Thắng?
- Đoạn văn tả: thân hình, cổ vai, ngực, bụng, tay, đùi, mắt, miệng, trán của bạn Thắng.
+ Câu 1: giới thiệu chung về Thắng: con cá vượt có tài bơi lội trong thời điểm được miêu tả.
+ Câu 2: tả chiều cao: hơn hẳn bạn một cái đầu.
+ Câu 3: tả nước da: rám đỏ vì lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển.
+ Câu 4: Tả thân hình: rắn chắc, nở nang.
+ Câu 5: tả cặp mắt: to và sáng.
+ Câu 6: tả cái miệng: tươi, hay cười.
+ Câu 7: tả trán: dô, bướng bỉnh.
- Những dặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của thắng?
- Những đặc điểm ấy cho biết Thắng là một cậu bé thông minh, bướng bỉnh, gan dạ.
- GV nêu: Tất cả những đặc điểm miêu tả ngoại hình của Thắng có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chúng không chỉ làm rõ vẻ bề ngoài của thắng của Thắng là một đứa trẻ lớn lên ở vùng biển, bơi lội rất giỏi, có sức khoẻ dẻo dai mà còn cả tình tình của Thắng: thông minh, bướng bỉnh, gan dạ.
- Nghe giảng.
- GV hỏi: khi tả ngoại hình nhân vật cần lưu ý điều gì?
- HS trả lời: Khi tả ngoại hình nhân vật cần chọn những chi tiết tiêu biểu để chúng bổ sung cho nhau, khắc hoạ được tính tình của nhân vật.
- Kết luận: Khi tả ngoại hình nhân vật, cần chọn tả những chi tiết tiêu biểu. Những chi tiết miêu tả phải quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, giúp khắc hoạ rõ nết hình ảnh nhân vật. Bằng cách tả như vậy, ta sẽ thấy không chỉ ngoại hình của nhân vật mà cả nội tâm, tính tình của nhân vật cũng được bộc lộ.
- Lắng nghe.
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Treo bảng phụ có viết sẵn cấu tạo của bài văn tả người.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc cấu tạo bài văn tả người.
- Hãy giới thiệu về người em định tả: Người đó là ai? Em quan sát trong dịp nào?
- 3 – 5 HS giới thiệu.
- Yêu cầu HS tự làm dàn ý. Gợi ý HS: Có thể sử dụng kết quả quan sát mà em đã ghi chép được để lập dàn ý.
Hãy chọn những đặc điểm nổi bật, những từ ngữ, hình ảnh sao cho người đọc cảm nhận được người đó rất thật, rất gần gũi, thân quen với em.
- 1 HS làm vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở.
- Gọi HS làm ra giấy khổ to dán phiếu lên bảng. GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa để có 1 dàn ý tốt.
- Bổ sung dàn ý cho bạn.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành dàn ý và chuẩn bị bài sau.
____________________________________________
Môn: LUYỆN TỪ & CÂU.
Tuần: 13.
Tiết: 26.
Bài: LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được các cặp quan hệ từ theo y/c của Bt1. 
- Biết sử dụng các cặp quan hệ từ phù hợp (BT2); bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh 2 đoạn văn (BT1)
- HS khá, giỏi nêu được tác dụng của quan hệ từ (BT3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp.
	- Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn về đề tài Bảo vệ môi trường.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu: trong tiết học Luyện tập về quan hệ từ hôm nay các em cùng xác định cặp quan hệ từ trong câu và ý nghĩa của chúng để từ đó biết cách sử dụng các quan hệ từ để đặt câu.
- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. 
2.2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP 
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS tự làm bài, hướng dẫn cách làm: HS gạch chân dưới các cặp quan hệ từ trong câu.
- 1 HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp dùng bút chì gạch vào vở bài tập.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nêu ý kiến bạn làm đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Theo dõi bài chữa của GV và chữa lại bài mình làm, nếu sai.
+ Cặp quan hệ từ “Nhờ mà ” biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả:
a) Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng.
+ Cặp quan hệ ừ “Không những mà còn” biểu thị quan hệ tăng tiến.
b) Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống không những cho hàng nghìn đầm cua ở địa phương mà còn cho hàng trăm đầm của ở các vùng lân cận.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng từng phần của đề bài.
- GV hướng dẫn cách làm:
- Trả lời câu hỏi và rút ra cách làm bài:
+ Mỗi đoạn văn a và b đều có mấy câu?
+ Mỗi đoạn văn a và b đều gồm có 2 câu.
+ Yêu cầu của bài tập là gì?
+ Yêu cầu của bài tập là chuyển 2 câu văn đó thành 1 câu trong đó có sử dụng quan hệ từ “vì nên.” Hoặc “chẳng nhữngmà còn..”
- Yêu cầu học sinh tự làm bài tập.
- 2 HS làm bài trên bảng, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung bài cho bạn làm trên bảng.
- Nêu nhận xét bạn làm đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Chữa bài (nếu sai).
a) Mấy năm qua vì chúng ta làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối việc bảo vệ đê điều nên ở ven biển các tỉnh nhưđều có phong trào trồng rừng ngập mặn.
b) Chẳng những ở ven biển các tỉnh như Bến Tre, Trà Vinhđều có phông trào trồng rừng ngập mặn mà rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ngoài biển
+ Cặp quan hệ từ trong câu có ý nghĩa gì?
+ Câu a: “vì nên” biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả.
+ Câu b: “Chẳng những .mà còn.” Biểu thị quan hệ tăng tiến.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS trao đổi, làm việc theo cặp để trả lời các câu hỏi trong SGK.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi, thảo luận, làm việc theo hướng dẫn của GV.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
+ Hai đoạn văn sau có gì khác nhau?
+ So với đoạn a, đoạn b có thêm một số quan hệ từ và cặp quan hệ từ ở một số câu sau:
Câu 6: vì vậy
Câu 7: cũng vì vậy..
Câu 8: vì (chẳng kịp)nên (cô bé)..
+ Đoạn nào hay hơn? Vì sao?
+ Đoạn a hay hơn đoạn b. vì quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 ở đoạn b làm cho câu văn thêm rườm rà.
+ Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý điều gì?
+ Khi sử dụng quan hệ từ cần lưu ý cho đúng chỗ, đúng mục đích.
- Kết luận: Chúng ta cần sử dụng các quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ. Nếu không sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các quan hệ từ và cặp quan hệ từ sẽ làm cho câu văn thêm rườm rà, khó hiểu, nặng nề hơn.
- Lắng nghe.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà: ôn lại các kiến thức về danh từ riêng, danh từ chung, quy tắc viết hoa danh từ riêng (Tiếng Việt 4, trang 57, 68, 79) và đại từ xưng hô.
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tuần: 13.
Tiết: 26.
Bài: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả ngoại hình)
I. MỤC TIÊU:
- Viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- HS chuẩn bị dàn ý bài văn tả một người mà em thường gặp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Chấm dàn ý bài văn tả người em thường gặp.
- 5 HS mang bài lên cho GV chấm.
- Nhận xét bài làm của HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu: Tiết học trước các em đã lập dàn ý bài văn tả người mà em thường gặp. Tiết học “Luyện tập tả người” hôm nay các em chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn tả người.
- HS nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.
2.2. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS nghe đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. 
- Gọi HS đọc phần gợi ý.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ chuyển thành đoạn văn.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc phần tả ngoại hình.
- Gợi ý HS: Đây chỉ là một đoạn văn miêu tả ngoại hình nhưng vẫn phải có câu mở đoạn. Phần thân đoạn nêu đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình, thể hiện được thái độ của em với người đó. Các câu trong đoạn cần sắp xếp hợp lý. Câu sau làm rõ ý cho câu trước. Trong đoạn văn em có thể tả một số nét tiêu biểu về ngoại hình nhân vật cũng có thể tả riêng một nét tiêu biểu của ngoại hình. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- 2 HS viết bài vào giấy khổ to, HS cả lớp làm bài vào vở. 
- Gọi HS làm ra giấy dán lên bảng, đọc đoạn văn. GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa để có đoạn văn hoàn chỉnh.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết, GV sửa lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu cho từng HS.
- 3 – 5 HS đọc đoạn văn của mình.
- Nhận xét, cho điểm HS làm đạt yêu cầu.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn nếu chưa đạt yêu cầu và xem lại hình thức trình bày một lá đơn.
DUYỆT 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_khoi_5_tuan_13_le_thanh_long.doc