3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Luyện đọc
- Gọi hs đọc toàn bài.
- Lưu ý đọc đúng các từ ngữ sau: lúp xúp dưới bóng cây thưa, lâu đài kiến trúc tân kì, ánh nắng lọt qua lá trong xanh, rừng rào rào chuyển động .
- Giáo viên đọc bài
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Những cây nấm rừng đã khiến các bạn trẻ có những liên tưởng thú vị gì?
- Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
TUẦN 8 TẬP ĐỌC Kì diệu rừng xanh I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm lời văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng. - Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì diệu của rừng. - Trả lời được câu hỏi 1, 2, 4. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Tranh trong SGK . - Học sinh : SGK. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định: - Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi Hs đọc bài : Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà . - 4 Hs đọc bài và trả lời câu hỏi 3. Bài mới: a/ Giới thiệu bài: - Học sinh lắng nghe b. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Luyện đọc - Gọi hs đọc toàn bài. - 1 học sinh đọc toàn bài - Lưu ý đọc đúng các từ ngữ sau: lúp xúp dưới bóng cây thưa, lâu đài kiến trúc tân kì, ánh nắng lọt qua lá trong xanh, rừng rào rào chuyển động ... - Giáo viên đọc bài - Học sinh đọc nối tiếp đoạn + Đoạn 1: “từ đầu ... lúp xúp dưới chân” + Đoạn 2: Từ “Nắng trưa ... đưa mắt nhìn theo” + Đoạn 3: Còn lại - Học sinh đọc nhóm đôi - Học sinh đọc trước lớp * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Những cây nấm rừng đã khiến các bạn trẻ có những liên tưởng thú vị gì? - Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào? - Một vạt nấm rừng mọc suốt dọc lối đi như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì, tác giả tưởng mình như người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của một vương quốc tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân - Nhờ những liên tưởng ấy làm cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích. - Những muông thú trong rừng đựơc miêu tả như thế nào? - Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng? - Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp, những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo; những con mang vàng đang ăn cỏ, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng - Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ kì thú. - Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”? - Vì sự hòa quyện của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn: rừng khộp lá úa vàng như cảnh mùa thu (lá vàng trên cây, thảm lá vàng dưới gốc), những con mang vàng lẫn vào sàng của lá khộp, sắc nắng cũng rực vàng nơi nơi... - Nêu cảm nghĩ khi đọc đoạn văn trên? - Đại ý: Ca ngợi rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho mọi người. GDBVMT Rừng khộp hiện lên trong sự miêu tả của tác giả thật đẹp. Đây cũng là loại rừng đặc trưng của nước ta. Thế sau khi tìm hiểu xong toàn bài, các em có suy nghĩ gì? - Giúp em thấy yêu mến hơn những cánh rừng và mong muốn tất cả mọi người hãy bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của rừng. * Hoạt động 3: HD đọc diễn cảm - Hướng dẫn Hs tìm đúng giọng đọc - Học sinh thảo luận nhóm đôi - Hs luyện đọc theo yêu cầu Giáo viên nhận xét, động viên, tuyên dương học sinh - Hs thi đọc 4. Củng cố: - Cho hs đọc lại nội dung bài 5. Dặn dò và làm bài ở nhà: - Xem lại bài - Chuẩn bị: Trước cổng trời - Nhận xét tiết học CHÍNH TẢ ( Nghe – Viết ) Kì diệu rừng xanh I. Mục tiêu: - Viết được bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Tìm được các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn BT2; tìm được các tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống (BT3). II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Giấy ghi nội dung bài 3 - Học sinh: Bảng con, nháp III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định: - Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên đọc cho học sinh viết những tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia để kiểm tra cách đánh dấu thanh. + thăm viếng + nghĩa tình + hiền lành - 3 học sinh viết bảng lớp - Lớp viết nháp - Lớp nhận xét - Nêu quy tắc đánh dấu thanh ở các nguyên âm đôi iê, ia. Giáo viên nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: HDHS nghe - viết - Giáo viên đọc 1 lần đoạn văn viết chính tả. - Học sinh lắng nghe - Giáo viên nêu một số từ ngữ dễ viết sai trong đoạn văn: mải miết, gọn ghẽ, len lách, bãi cây khộp, dụi mắt, giẫm, hệt, con vượn. - Học sinh viết bảng con - Học sinh đọc - Giáo viên nhắc tư thế ngồi viết cho học sinh. - Giáo viên đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu cho HS viết. - Học sinh viết bài - Giáo viên đọc lại cho HS dò bài. - Từng cặp học sinh đổi tập soát lỗi - Giáo viên chấm vở * Hoạt động 2: HDSH làm bài tập Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2 - 1 học sinh đọc yêu cầu - Học sinh gạch chân các tiếng có chứa yê, ya : khuya, truyền thuyết, xuyên , yên - Lớp đọc thầm - Học sinh gạch chân các tiếng có chứa yê, ya : khuya, truyền thuyết, xuyên , yên Giáo viên nhận xét - Lớp nhận xét - Học sinh sửa bài - Hs nhận xét qui tắc đánh dấu thanh Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài 3 - 1 học sinh đọc đề - Yêu cầu hs làm bài theo nhóm - Học sinh làm bài theo nhóm - Học sinh sửa bài Giáo viên nhận xét - Lớp nhận xét - 1 HS đọc bài thơ Bài 4: Yêu cầu HS đọc bài 4 - 1 học sinh đọc đề - Lớp quan sát tranh ở SGK và làm bài Giáo viên nhận xét - Học sinh sửa bài - Lớp nhận xét 4. Củng cố: - Cho hs nêu lại qui tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê - 2hs 5. Dặn dò và làm bài ở nhà: - Ghi nhớ qui tắc đánh dấu thanh - Hoàn thành các BT - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên I. Mục tiêu: - Hiểu nghĩa từ “thiên nhiên” (BT1); nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ , tục ngữ (BT2); tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với một từ ngữ tìm được ở mỗi ý a, b, c của BT3,4. * HSKG: Hiểu ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ ở BT2; có vốn từ phong phú và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d BT3. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập 2 - Học sinh : SGK . III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định: - Hát 2. Kiểm tra bài cũ: “Luyện tập: Từ nhiều nghĩa” - Gọi Hs lên bảng đặt câu với từ : đứng , đi , nằm - Học sinh lần lượt sửa bài tập phân biệt nghĩa của mỗi từ bằng cách đặt câu với từ: + đứng + đi Giáo viên nhận xét, đánh giá - Học sinh nhận xét bài của bạn 3. Bài mới: a/ Giới thiệu bài: “Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên” b. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Tìm hiểu nghĩa của từ “thiên nhiên” - Hs đọc yêu cầu - Tổ chức cho hs thảo luận nhóm đôi - Thảo luận theo nhóm đôi để trả lời 2 câu hỏi trên - Trình bày kết quả thảo luận. b/ Tất cả những gì không do con người tạo ra. - giải thích đúng nghĩa từ thiên nhiên Giáo viên chốt và ghi bảng * Hoạt động 2: Xác định từ chỉ các sự vật, hiện tượng thiên nhiên. BT1: - Gv treo bảng phụ + Nêu yêu cầu của bài + Đọc các thành ngữ, tục ngữ ® Gạch dưới bằng bút chì mờ những từ chỉ các sự vật, hiện tượng thiên nhiên có trong các thành ngữ, tục ngữ. + Lớp làm bằng bút chì vào SGK + 1 em lên làm trên bảng phụ a) Lên thác xuống ghềnh b) Góp gió thành bão c) Nước chảy đá mòn d) Khoai đất lạ, mạ đất quen + Lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - HS khá giỏi tìm hiểu nghĩa: a/ “Lên thác xuống ghềnh”? - Chỉ người gặp nhiều gian lao vất vả trong cuộc sống. b/ “Góp gió thành bão” khuyên ta điều gì? - Tích tụ lâu nhiều cái nhỏ sẽ tạo thành cái lớn. c) “Nước chảy đá mòn”? - Kiên trì, bền bỉ thì việc lớn cũng làm xong. d/ Em hiểu gì về tục ngữ “Khoai đất lạ, mạ đất quen”? - Khoai trồng ở nơi đất mới, đất lạ thì tốt, mạ trồng ở nơi đất quen thì tốt. Giáo viên chốt lại ý đúng. - Hs đọc để thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ. * Hoạt động 3: Mở rộng vốn từ ngữ miêu tả thiên nhiên BT2: + Gv chia nhóm và yêu cầu hs làm việc theo nhóm - Hs thảo luận theo nhóm. - Đại diện trình bày kết quả: - Tả chiều rộng. - Tả chiều dài (xa). - Bao la, mênh mông, bát ngát, vô tận, bất tận, khôn cùng... * Đặt câu: Biển rộng mênh mông. - (xa) tít tắp, tít, tít mù khơi, muôn trùng khơi, thăm thẳm, vời vợi, ngút ngát ... - (dài) dằng dặc, lê thê, dài thượt... *Đặt câu: Con đường dài dằng dặc. - Tả chiều cao. - Tả chiều sâu. - Gv nhận xét - cao vút, cao chót vót, cao ngất, chất ngất, cao vời vợi... * Đặt câu: Bầu trời cao vời vợi - hun hút, thăm thẳm, sâu hoắm, sâu hoăm hoắm ... * Đặt câu: Cái hang sâu hun hút. - Hs nhận xét BT4: (Thực hiện như BT3) - Tả tiếng sóng. - Tả làn sóng nhẹ. - ì ầm, ầm ầm, ầm ào, rì rào, ào ào, ì cạp, càm cạp, lao xao, thì thầm ... - lăn tăn, dập dềnh, lững lờ, trườn lên, bò lên ... - Tả đợt sóng mạnh. - cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, cuộn trào, điên cuồng, điên khùng, khổng lồ, dữ tợn, dữ dội, khủng khiếp ... 4. Củng cố: 5. Dặn dò và làm bài ở nhà: + Tìm thêm từ ngữ về “Thiên nhiên” + Làm vào vở bài tập 3, 4 + Chuẩn bị: “Luyện tập về từ nhiều nghĩa” - Nhận xét tiết học TẬP ĐỌC Trước cổng trời I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta. - Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của ... mới: a/ Giới thiệu bài: “Luyện tập về từ nhiều nghĩa” b. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Nhận biết và phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm. Bài 1: - Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm * Yêu cầu: Trong các từ gạch chân dưới đây, những từ nào là từ đồng âm với nhau, từ nào là từ nhiều nghĩa? * Nhóm 1 - Lúa ngoài đồng đã chín vàng. - Tổ em có chín học sinh - Nghĩ cho chín rồi hãy nói (lúa) chín: đã đến lúc ăn được Chín (học sinh): số 9 (nghĩ) chín: nghĩ kĩ, đã có thể nói được. - chín 2 và chín 1,3: từ đồng âm - chín 1 và chín 3: từ nhiều nghĩa * Nhóm 2 - Bát chè này nhiều đường nên ăn rất ngọt. - Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại. - Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp. đường 1: chất kết tinh vị ngọt đường 2: đường dây liên lạc, vật nối liền 2 đầu. - đường 1 và đường 2,3: từ đồng âm - đường 2 và đường 3: từ nhiều nghĩa. đường 3: con đường để mọi người đi lại. * Nhóm 3 - Những vạt nương màu mật Lúa chín ngập lòng thung. - Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre. - Những người Giáy, người Dao Đi tìm măng, hái nấm Vạt áo chàm thấp thoáng Nhuộm xanh cả nắng chiều. vạt 1: mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi. vạt 2: đẽo vạt 3: thân áo - vạt 2 và vạt 1,3: từ đồng âm - vạt 1 và vạt 3: từ nhiều nghĩa - Trình bày kết quả thảo luận - Nhận xét, bổ sung * Chốt: - Nghĩa của từ đồng âm khác hẳn nhau. - Lặp lại nội dung giáo viên vừa chốt. - Nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối quan hệ với nhau. Þ Ghi bảng * Hoạt động 2: Xác định đúng nghĩa gốc, nghĩa chuyển của 1 từ. - Treo bảng phụ ghi VD2: a,b,c - Quan sát, đọc - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm cặp và tìm hiểu xem trong mỗi phần a) b) c) từ “xuân” được dùng với nghĩa nào. - Thảo luận và trình bày (lên bảng phụ gạch 1 gạch dưới nghĩa gốc, 2 gạch dưới nghĩa chuyển). a) Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. - Nghĩa gốc: chỉ một mùa của năm: mùa xuân. b) Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán So với ông Bành vẫn thiếu niên Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe Trần mà như thế kém gì tiên. - Nghĩa chuyển: “xuân” có nghĩa là tuổi, năm. c) Ông Đỗ Phủ là người làm thơ nổi tiếng đời nhà Đường có câu rằng: “Nhân sinh thất thập cổ lai hi”, nghĩa là: “Người thọ 70 xưa nay hiếm”. Tôi nay đã ngoài 70 xuân, nhưng tinh thần vẫn rất sáng suốt. - Lớp theo dõi, nhận xét * Hoạt động 3: Phân biệt nghĩa một số tính từ - Yêu cầu học sinh đọc bài 3/96 - Đọc yêu cầu bài 3/96 - Yêu cầu học sinh suy nghĩ trong 3 phút, ghi ra nháp và đặt câu nối tiếp. - Đặt câu nối tiếp sau khi suy nghĩ 3 phút. - Lớp nhận xét và tiếp tục đặt câu. 4. Củng cố : - Thế nào là từ nhiều nghĩa? - Từ có 1 nghĩa gốc và 1 hay một số nghĩa chuyển. - Làm thế nào để phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm? - TĐÂ: nghĩa khác hoàn toàn - TNN: nghĩa có sự liên hệ - Tổ chức thi đua nhóm bàn - Thảo luận nhóm bàn, ghi từ ra giấy nháp. - Yêu cầu tìm ví dụ về từ nhiều nghĩa. Đặt câu. - Trình bày - Nhận xét, bổ sung 5. Dặn dò và làm bài ở nhà: - Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên” - Nhận xét tiết học TẬP LÀM VĂN Luyện tập tả cảnh I. Mục tiêu: - Lập được dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Dựa vào dàn ý (thân bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: Giấy khổ to, bút dạ - Bảng phụ tóm tắt những gợi ý giúp học sinh lập dàn ý. - Học sinh: Một số tranh ảnh minh họa cảnh đẹp của đất nước (nếu có) III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định: - Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Yc hs đọc đoạn văn tả cảnh sông nước - Nhận xét, đánh giá - 3hs 3. Bài mới: a/ Giới thiệu bài:- Các em đã quan sát một cảnh đẹp của địa phương. Trong tiết học luyện tập tả cảnh hôm nay, các em sẽ lập dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương. - Lắng nghe b. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp của địa phương. - Giáo viên gợi ý - 1 học sinh đọc yêu cầu + Dàn ý gồm mấy phần? - 3 phần (MB - TB - KL) + Dựa trên những kết quả quan sát, lập dàn ý cho bài văn với đủ 3 phần. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp được chọn tả là cảnh nào? Ở vị trí nào trên quê hương? Điểm quan sát, thời điểm quan sát? - Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tham khảo bài. + Quang cảnh làng mạc ngày mùa- XD dàn ý tả từng phần của cảnh. + Hoàng hôn trên sông Hương – XD dàn ý tả cảnh theo sự biến đổi của cảnh theo thời gian. Thân bài: a/ Miêu tả bao quát: - Chọn tả những đặc điểm nổi bật, gây ấn tượng của cảnh: Rộng lớn - bát ngát - đồng quê Việt Nam. b/ Tả chi tiết: - Lúc sáng sớm: + Bầu trời cao + Mây: dạo quanh, lượn lờ + Gió: đưa hương thoang thoảng, lúa lượn sóng nhấp nhô... + Cây cối: lũy tre, bờ đê òa tươi trong nắng sớm. + Cánh đồng: liền bờ - ánh nắng trải đều - ô vuông - nhấp nhô lượn sóng - xanh lá mạ. + Trời và đất - hoạt động con người - lúc hoàng hôn. + Bầu trời: mây - gió - cây cối - cánh đồng - trời và đất - hoạt động người. Kết luận: Cảm xúc của em với cảnh đẹp quê hương. - Học sinh lập dàn ý trên nháp - giấy khổ to. - Trình bày kết quả Giáo viên nhận xét, bổ sung - Lớp nhận xét * Hoạt động 2: Dựa theo dàn ý đã lập, viết một đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương - 1 học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên nhắc: + Nên chọn 1 đoạn trong thân bài để chuyển thành đoạn văn. - Lớp đọc thầm, đọc lại dàn ý, xác định phần sẽ được chuyển thành đoạn văn. + Phần thân bài có thể gồm nhiều đoạn hoặc một bộ phận của cảnh. + Trong mỗi đoạn thường có 1 câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn. Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết. - Học sinh viết đoạn văn - Một vài học sinh đọc đoạn văn - Lớp nhận xét - Đoạn văn phải có hình ảnh, chú ý áp dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa - Bình chọn đoạn văn giàu hình ảnh, cảm xúc chân thực. - Giáo viên nhận xét đánh giá cao những bài tả chân thực, có ý riêng, không sáo rỗng. 4. Củng cố: * GDBVMT 5. Dặn dò và làm bài ở nhà: - Về nhà hoàn chỉnh đoạn văn, viết vào vở - Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh: Dựng đoạn mở bài - Kết luận. - Nhận xét tiết học TẬP LÀM VĂN Luyện tập tả cảnh ( dựng đoạn mở bài – kết bài ) I. Mục tiêu: - Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp (BT1). - Phân biệt được hai cách kết bài: kết bài mở rộng; kết bài không mở rộng (BT2); viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3). II. Chuẩn bị: + GV: + HS: SGK, vở. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh đọc đoạn văn. Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b. Phát triển các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức về mở đoạn, đoạn kết bài trong bài văn tả cảnh (qua các đoạn tả con đường). * Bài 1: - Thế nào là kiểu mở bải trực tiếp? - Thế nào là kiểu mở bải gián tiếp? Giáo viên chốt lại. * Bài 2: - Thế nào là kết bài không mở rộng? - Thế nào là kết bài mở rộng? Yêu cầu học sinh nêu những điểm giống và khác. Giáo viên chốt lại. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập xây dựng đoạn Mở bài (gián tiếp) đoạn kết bài (mở rộng) cho bài tả cảnh thiên nhiên ở địa phương. * Bài 3: Gợi ý cho học sinh Mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng . + Để viết một đoạn MB gián tiếp cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương, các em có thể nói về cảnh đẹp nói chung, sau đó giới thiệu cảnh đẹp của địa phương mình + Để viết một KB theo kiểu mở rộng cho bài văn nói trên, các em có thể kể thêm những việc làm của mình nhằm giữ gìn, tô đẹp cho cảnh vật quê hương. 4. Củng cố: Học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ. 5. Dặn dò và làm bài ở nhà: Ghi nhớ 2 cách MB và KB Viết bài vào vở. Chuẩn bị: “Luyện tập thuyết trình, tranh luận”. Nhận xét tiết học. Hát Học sinh lần lượt đọc nối tiếp yêu cầu bài tập – Cả lớp đọc thầm. Kể hoặc giới thiệu ngay vào việc. Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện hoặc tả Học sinh nhận xét: Học sinh đọc thầm 2 đoạn văn + Đoạn văn a: là kiểu MB trực tiếp. + Đoạn văn b: là kiểu MB theo kiểu gián tiếp. 1 học sinh đọc yêu cầu. Cho biết kết cục, không bình luận thêm. Cho biết kết cục, còn có lời bình luận thêm. Học sinh lần lượt đọc đoạn kết bài và so sánh: * Giống: Đều nói về tình cảm yêu quý gắn bó thân thiết của bạn hs đối với con đường. * Khác: +KB không mở rộng: Khẳng định con dường rất thân thiết với bạn hs. +KB mở rộng: Vừa nói tình cảm yêu quý con đường vừa ca ngợi công ơn của cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, dồng thời thể hiện ý thức giữ con đường luôn sạch đẹp. Cả lớp nhận xét. - Hs đọc yêu cầu - hs viết và nối tiếp trình bày. + Cách mở bài gián tiếp. + kết bài mở rộng. Học sinh nhận xét.
Tài liệu đính kèm: