Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Bài: Ôn tập giữa học kỳ 2 (Tiết 3)

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Bài: Ôn tập giữa học kỳ 2 (Tiết 3)

Bài : Ôn tập tiết 3

I. Yêu cầu :

1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm Tập đọc – Học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1).

2. Đọc, hiểu nội dung, ý nghĩa của bài “Tình quê hương”. Tìm được các câu ghép; từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.

II. Đồ dùng dạy học :

- Phiếu viết tên bài Tập đọc – Học thuộc lòng (như tiết 1)

- 01 tờ giấy A0 ghi bài “Tình quê hương” (có đánh số thứ tự các câu văn).

 

doc 3 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 19/03/2022 Lượt xem 283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Bài: Ôn tập giữa học kỳ 2 (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 Môn : 
 Bài : Ôn tập tiết 3
I. Yêu cầu :
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm Tập đọc – Học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1).
2. Đọc, hiểu nội dung, ý nghĩa của bài “Tình quê hương”. Tìm được các câu ghép; từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.
II. Đồ dùng dạy học :
- Phiếu viết tên bài Tập đọc – Học thuộc lòng (như tiết 1)
- 01 tờ giấy A0 ghi bài “Tình quê hương” (có đánh số thứ tự các câu văn).
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động : Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ :
Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
Trong tiết ôn tập này cô sẽ tiếp tục kiểm tra lấy điểm Tập đọc – Học thuộc lòng. Tiếp tục ôn tập về câu ghép và các cách liên kết câu trong bài văn.
2. Tiến hành ôn tập :
Làm Bài tập 1 : Ôn luyện Tập đọc và Học thuộc lòng
Một em lên bốc thăm và đọc bài, trả lời câu hỏi. GV nhận xét ghi điểm.
- 07 HS lên bốc thăm và đọc bài, trả lời câu hỏi.
Làm Bài tập 2 :
Các em sẽ tiếp tục ôn tập về câu ghép và các cách liên kết câu trong bài văn qua Bài tập 2- SGK/101.
- GV chiếu Bài tập 2.
- Gọi HS đọc Bài tập 2.
a. Các em đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : Tìm những từ ngữ thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương?
Nhận xét, chiếu đáp án. Gọi HS yếu nhắc lại.
b. Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, cho biết : Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương?
- Cụ thể hơn, đó là những kỉ niệm nào?
- Nhận xét, chiếu đáp án. Gọi HS yếu nhắc lại.
c. GV chiếu yêu cầu câu c : Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài văn
- Chiếu bài văn “Tình quê hương”.
- Yêu cầu HS đánh số thứ tự cho tứng câu văn :
+ Câu 1 từ đâu đến đâu? GV đưa số 1 vào trước câu 1.
+ Câu 2 từ đâu đến đâu? GV đưa số 2 vào trước câu 1.
Làm tương tự cho đến câu 5.
- Nhiệm vụ của các em là tìm các câu trong trong 2 đoạn văn : Câu nào là câu ghép? (Nếu còn thời gian, các em tìm các vế trong câu ghép)
Câu này cô sẽ cho các em thảo luận theo nhóm bàn, bàn lẻ : tìm câu ghép trong đoạn 1, bàn chẵn : tìm câu ghép trong đoạn 2. GV đếm số thứ tự từ bàn 1 – 8.Các em ghi nội dung thảo được vào giấy. Thời gian thảo luận là 3 phút.
- Gọi đại diện các nhóm bàn phát biểu.
Kết luận : Cả 5 câu đều là câu ghép.
- Em hãy cho biết câu 1 có mấy vế? GV hỏi HS yếu.
- GV đánh dấu lên màn hình.
- Tương tự.
- 01 HS đọc Bài tập 2 (Bài “Tình quê hương” và chú giải).
- 01 HS đọc câu hỏi (4 câu).
- đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.
- HS yếu nhắc lại.
- Những kỉ niệm tuổi thơ đã gắn bó tác giả với quê hương.
- tháng giêngcún con
- HS yếu nhắc lại.
- Nêu.
- Nêu.
- Lắng nghe.
- Phát biểu :
+ Đoạn 1 : 2 câu ghép, nêu từng câu.
+ Đoạn 2 : 3 câu ghép, nêu từng câu.
- 2 vế.
- Câu 2 : 4 vế
- Câu 3 : 2 vế (vế 2 có 2 cụm C-V)
- Câu 4 : 3 vế
- Câu 5 : 4 vế
d. Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết trong bài văn. (Chiếu màn hình yêu cầu và cả bài văn)
- Câu d có mấy yêu cầu?
- Thế nào là liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ?
GV : Có nghĩa là từ ngữ ở câu sau được lặp lại giống từ ngữ ở câu trước.
- Liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ là thế nào?
- Các em làm vào phiếu bài tập, 01 em làm phiếu lớn.
- Hướng dẫn :
+ Những từ ngữ được lặp lại : Các em gạch chân 1 gạch. 
+ Những từ ngữ được thay thế : Các em gạch chân 2 gạch. 
- Yêu cầu HS trình bày.
- Nhận xét, sửa sai, chiếu đáp án.
- Hỏi HS dưới lớp đúng – sai.
- Những từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng gì?
- 2 yêu cầu :
1. Tìm các từ ngữ được lặp lại có tác dụng liên kết câu. 
2. Tìm các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu. 
- Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, ta có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.
- Dùng đại từ hoặc những từ đồng nghĩa thay thế cho những từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước. nhằm tránh lặp từ nhiều lần.
- HS lên đính bảng, trình bày
+ Các từ : tôi, mảnh đất được lặp lại nhiều lần.
+ Cụm từ : mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1), mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc căn (câu 2), mảnh đất ấy (câu 4,5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3).
-  có tác dụng liên kết câu.
4. Củng cố, dặn dò :
- Chuẩn bị bài : Ôn tập tiết 4.
- Xem lại các bài Tập đọc là văn miêu tả từ tuần 19 – 27.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe.
IV. Rút kinh nghiệm tiết dạy :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_bai_on_tap_giua_hoc_ky_2_tiet_3.doc