Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 30

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 30

I- Mục đích, yêu cầu

1. Đọc lưu loát toàn bài, đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.

- Biết đọc diễn cảm bài văn, thể hiẹn đúngtâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi đầu làm việc cho cách mạng.

2. Hiểu các từ ngữ khó trong bài, diễn biến của truyện.

Hiểu nội dung bài: Nói về nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.

II- Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

III- Hoạt động dạy - học chủ yếu

 

doc 19 trang Người đăng huong21 Lượt xem 3037Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp: 5 G
 Môn : Tập đọc 
Tuần30 tiết59.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Công việc đầu tiên	
I- Mục đích, yêu cầu
1. Đọc lưu loát toàn bài, đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Biết đọc diễn cảm bài văn, thể hiẹn đúngtâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi đầu làm việc cho cách mạng.
2. Hiểu các từ ngữ khó trong bài, diễn biến của truyện.
Hiểu nội dung bài: Nói về nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
II- Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp dạy học 
Ghi chú
5’ 
2’
32’
A. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 2,3 HS thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời về câu hỏi các nội dung bài thơ.
B. Dạy bài mới
1- Giới thiệu bài:
 Trong giờ học hôm nay, bài đọ Công việc đầu tiên sẽ giúp các em biết tên tuổi của một phụ nữ Việt Nam nổi tiếng – bà Nguyễn Thị Định. Bà Định là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong thiếu tướng và giữ trọng trách Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Bài đọc là trích đoạn hồi ký của bà - kể lại ngày bà còn là một cô gái lần đầu tiên làm việc cho cách mạng.
.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc
Có thể chia làm 3 đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy tờ gì.
Đoạn 2: Tiếp theo đến Mấy tên lính mã tà hớt hải xách song chạy rầm rầm.
Đoạn 3: Còn lại.
b) Tìm hiểu bài:
- Câu hỏi 1: HS đọc lướt đoạn 1, trả lời câu hỏi:Công việc đầu tiên của anh Ba giao cho út là gì? (Rải truyền đơn).
ý 1: Công việc cách mạng đầu tiên của út : RảI truyền đơn.
- Câu hỏi 2,3: 
1 HS đọc thành tiếng đoạn 2. Cả lớp đọc thầm lại, trả lời các câu hỏi:
- Những chi tiết nào cho thấy út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? (út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách dấu truyền đơn).
- út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn (giả bán cá từ ba giờ sáng. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng . Khi rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ).
ý 2: út rất hồi hộp nhưng đã hoàn thành xuất sắc công việc.
- Câu hỏi 3: 
Cả lớp đọc thầm đoạn 3 (đoạn còn lại), trả lời câu hỏi: Vì sao út muốn được thoát ly? (Vì út đã quen hoạt động, muốn làm nhiều việc cho cách mạng).
ý 3: Lòng nhiệt thành đóng góp công sức cho cách mạng của út
* Cuối cùng, GV hỏi hS về nội dung, ý nghĩa bài văn (Bài văn là một đoạn hồi tưởng lại công việc đầu tiên bà Định làm cho cách mạng. Qua bài văn ta thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm, muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng). 
Đại ý: Nói về nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
 c) Đọc diễn cảm.
Hướng dẫn HS tìm kĩ thuật đọc diễn cảm đoạn đối thoại sau: 
Anh ấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn,// rồi hỏi tôi://
- út có giám rải truyền đơn không?/
Tôivừa mừng vừa lo, nói://
- Được nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ,/ em mới làm được chớ!//
Anh Ba cười,/ rồidặn dò tôi tỉ mỉ.// Cuối cùng anh nhắc://
- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng/ có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc.// Em không biết chữ nên không biết giấy gì.//
.
3. Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những hs học tốt, học tiến bộ. 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; Đọ trước bài Tà áo dài Việt Nam. Tìm tranh người thân mặc áo dài để trả lời câu hỏi: Em cảm nhận gì về vẻ đẹp của những người thân khi họ mặc áo dài)
*PP thuyết trình, trực quan.
+Gv giới thiệu
* PP thuyết trình, trực quan.
-1, 2 HS khá, giỏi đọc mẫu bài văn
- HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn - đọc từng đọc. Sau đó 1,2 em đọc lại cả bài.
- Cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK (về bà Nguyễn THị Định và chú giải về những từ ngữ khó)
- 1,2 em đọc thành tiếng hoặc giải nghĩa lại các từ đó (truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát ly). GV giúp các em giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu (nếu có).
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
HS đọc (thành tiếng, đọc thầm,đọc lướt) tong đoạn, cả bài; trao đổi, thảo luận về các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV. 
*PP luyện tập thực hành
GV hưóng dẫn HS tìm giọng bài văn (giọng kể hồi tưởng chậm rãi, hào hứng). 
- GV đọc mẫu đoạn đối thoại trên.
- Nhiều HS luyện đọc.
- HS thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài văn
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp: 5 G
 Môn : Luyện từ và câu 
Tuần30 tiết59.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : 
Mở rộng vốn từ: Nam và Nữ
I- Mục đích, yêu cầu
- Mở rộng vốn từ Nam và nữ; biết được các từ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam, các câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam.
- Tích cực hoá vốn từ bằng cách tìm được hoàn cảnh sử dụng các câu tục ngữ đó.
 II- Đồ dùng dạy học 
- Bút dạ + một số tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT1a để HS chia nhóm làm bài tập a,b,c
- Bảng phụ viết sẵn lời giải cho BT1a,b,c.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
3’ 
35’
2’
Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 3 HS tìm ví dụ nói về 3 tác dụng của dấu phẩy (dự theo bảng tổng kết – BT1, tiết Ôn tập về dấu câu – dấu phẩy) tiần 29.
B. Dạy bài mới
1- Giới thiệu bài:
Tiết Luyện từ và câu hôm nau sẽ giúp các em mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Nam và Nữ, cung cấp cho các em các từ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam, các câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1:
(Lời giải:
Bài a)Anh hùng-có tàI năng, khí phách , làm nên những việc phi thường.
Bất khuất –Không chịu khuất phục trước kẻ thù.
Trung hậu- có những biểu hiện tôt đẹp và chân thành trong quan hệ với mọi người.
Đảm đang- gánh vác mọi việc , thường là việc nhà một cách giỏi giang.
b)Đáp án: anh hùng vừalà tính từ vừa là danh từ.
VD: Anh hùng Núp là người con xuất sắc của Tây Nguyên.( anh hùng –là danh từ)
 Chị út Tịch là người mẹ anh hùng.(anh hùng – là tính từ)
c.Phẩm chất khác của người phụ nữ VN: cần cù , nhân hậu, độ lượng
+BàI tập 2:
a)Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo phần con.(Mẹ bao giờ cũng dành những gì tốt nhất cho con->Lòng thương con đức hi sinh của người mẹ .)
b.Con có mẹ như măng ấp bẹ.(con có mẹ là có người yêu thương , chăm sóc che chở như măng non được ấp bởi bẹ lá.->Mẹ là người yêu thương đùm bọc che chở con)
c.Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi.(Khi gia cảnh gặp khó khăn nhờ , trông cậy người vợ hiền. Đất nước có loạn nhờ cậy tướng giỏi->Phụ nữ rất đảm đang , giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình.)
d.Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.(Có giặc phụ nữ cũng đánh giặc->Phụ nữ dũng cảm, anh hùng.)
BàI 3:
-Mẹ luôn vì chồng con. Có đĩa thịt gà mẹ dành những miếng ngon cho bố và em,mẹ thường gắp những miếng xương xẩu.Đưa em đI học, mẹ đI trước chắn đỡ gió cho em.lúc ấy em lại nghĩ tới câu tục ngữ: Chỗ ướt mẹ nằm , chỗ ráo phần con.
-Mẹ rất thương yêu em, chăm sóc cho em. Khi vui, khi buồn, lúc nào em cũng có mẹ ở bên. Thật đúng là Con có mẹ như măng ấp bẹ.
5. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
Làm lại bài 1, 2 vào vở.
*PP kiểm tra ,đánh giá.
-2 hs làm bài tập 3, 5 tiết trước.
- Hs khác nhận xét .
- GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
*PP thuyết trình, trực quan, nhóm.
Gv giới thiệu .
- HS đọc các yêu cầu a,b,c của BT. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp, lần lượt trả lời các câu hỏi 1a, b, c. GV phát bút dạ và phiếu cho 3, 4 HS.
Những HS làm bài trên phiếu trình bay kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc lại lời giải đúng của lần lượt trong bài tập 1a-b-c.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. 
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại
-Hs làm việc cá nhân.
- Cả lớp sửa bài trong SGK theo đúng lời giải.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS trao đổi theo cặp. 
-Nhiều hs nêu.
- GV nhận xét nhanh ý kiến của từng em - chấm điểm.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp: 5 G
 Môn : Luyện từ và câu 
Tuần30 tiết60.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : 
Ôn tập về dấu câu ( Dấu phẩy )
I- Mục đích, yêu cầu
Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy để nắm vững tấc dụng củadấu phẩy, biết phân tích chỗ sai trong cấch dùng dấu phẩy, biết chữa lỗi dùng dấu phẩy trong các đoạn văn cụ thể.
Hiểu sự tai hại khi dùng dấu phẩy sai.
 II- Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi ba tác dụng của dấu phẩy:
a.Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
b.Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
c.Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
-bảng chính viết ba lần câu văn “Bò cày không được thịt.”
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
3’ 
35’
2’
Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bài về nhà tiết trước.
B. Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài:
Tiết hôm nay sẽ giúp các em:
Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy để nắm vững tấc dụng củadấu phẩy, biết phân tích chỗ sai trong cấch dùng dấu phẩy, biết chữa lỗi dùng dấu phẩy trong các đoạn văn cụ thể.
Hiểu sự tai hại khi dùng dấu phẩy sai.
2. Phần Luyện tập
*Gv cho hs nêu tác dụng của dấu phẩy.Gv mở bảng phụ đã viết ba tác dụng của dấu phẩy.1 hs nhìn bảng đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Bài tập 1:
+Nêu tác dụng của dấu phẩy.
-Lời giải:
+Đoạn a
-Câu 1->Dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ vơí CN và VN.
-Câu 2 -> Dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
-Câu 3-> Dấu phẩy vừa ngăn cách trạng ngữ với CN và VN; vừa ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
+Đoạn b
-Câu 1-> dấu phẩy ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
-Câu 2-> dấu phẩy ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
 Bài tập 2: 
Đọc truyện vui và trả lời câu hỏi.
Lời giải:
+ Lời phê của cán bộ xã là “Bò cày không được thịt”, anh hàng thịt đã thêm dấu phẩy sau chữ “không được” nên lời cấm thành ra lời cho phép như sau : Bò cày không được, thịt.
+ Cán bộ xã cần thêm dấu phẩy vào sau chữ “bò cày” để anh hàng thịt không thể chữa lại một cách dễ dàng.
Bài tập 3 Nhiều dấu phẩy đặt sai vị trí em hãy đặt lại cho đúng. 
-Lời giải
Sách Ghi – nét ghi nhận ...  về :
+Đề tàI’dàn ý(song phảI là ý của riêng em).
-Nhiều hs nói tên đề tàI mình chọn.
-Hs làm việc cá nhân.Mỗi hs tự lập dàn ý,3-4 hs lên bảng làm(chọn tả cảnh khác nhau).
-Những hs làm bàI ra giấy dán lên bảng
- Cả lớp và GV nhận xét.
-3,4 hs trình bày dàn ý.Gv nhận xét nhanh.
-Cả lớp điều chỉnh nhanh dàn ý đã lập.
-Gv nêu yêu cầu bàI tập.
-Nhiều hs trình bày miệng bàI văn của mình.
Cả lớp và gv nhận xét theo tiêu chí : nội dung , cánh sử dụng từ ngữ, giọng nói, cách trình bày
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp: 5 G
 Môn : Kể chuyện 
Tuần30 tiết30.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : 
 Kể chuyện được chứng kiến
 hoặc tham gia
I- Mục đích, yêu cầu
HS kể lại được rõ ràng , tự nhiên một câu chuyện có cốt chuyện, có ý nghĩa về một bạn nam hoặc một bạn nữ được mọi người yêu quý.
II- Đồ dùng dạy học 
Bảng phụ viết đề bàI của tiết kể chuyện , các gợi ý 3,4.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
30’
 5’
Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại câu chuyện em đã nghe về một phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
Dạy bài mới:
1-Giới thiệu bài:
Trong tiết hôm nay, các con sẽ kể chuyện
về một bạn nam hoặc một bạn nữ được mọi người yêu quý.
Chúng ta cùng nghe, cùng trao đổi , thảo luận về tính cách của các nhân vật trong mỗi câu chuyện để xem một bạn nam hoặc một bạn nữ có tính cách cụ thể như thế có đúng là sẽ được mọi người quí mến không.
2.Hướng dẫn hs kể chuyện
a)Hướng dẫn hiểu yêu cầu của đề bài
*Gợi ý 1: Một người bạn nam như thế nào được mọi người yêu quý?
Một người bạn nữ như thế nào được mọi người yêu quý?
*Gợi ý 2:Em chọn người bạn nào?
*Gợi ý 3:Em kể chuyện gì về bạn?
*Gợi ý 4: Trình tự kể.
*Gợi ý 5: Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
3. Thực hành kể chuyện trong nhóm
4.Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.
4. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại chuyện 
.
Phương pháp kiểm tra -đánh giá.
+ GV gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện em đã nghe hoặc đọc về một phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
+ HS khác nhận xét. 
+ GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
 Phương pháp thuyết trình.
- GV giới thiệu 
->1 HS đọc.
-5-6 hs trả lời.
->1 HS đọc.
-5-6 hs trả lời
->1 HS đọc.
-1-2 hs trả lời
-Kể một việc làm đặc biệt của bạn.
-> Gợi ý 4,5 hs làm việc cá nhân.
->Từng hs nhìn dàn ý đã lập, kể lại câu chuyện trong nhóm.Gv giúp đỡ, uốn nắn khi hs kể chuyện.
->Đại diện nhóm kể.
-Cả lớp trao đổi ý nghĩa câu chuyện,nhận xét .Gv tính điểm .
-Cả lớp bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất .
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp: 5 G
 Môn : Chính tả 
Tuần30 tiết30.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn :
Ôn tập quy tắc viết hoa
(Viết tên các huân chương, danh hiệu, giảI thưởng)
I- Mục đích yêu cầu
Nhớ - viết đúng, trình bày đúng bàI thơ Bầm ơi.
Tiếp tục ôn tập quy tắc viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giảI thưởng
II- Đồ dùng dạy – học
Bút dạ + một số tờ phiếu phôtôcopy phóng to nội dung bài tập (BT) 2, cho 3 HS làm bài trên bảng.
III- Các hoạt động dạy – học
Kiểm tra bài cũ:
 HS chữa bài 2a ở bài tập 4 tiết trước.
Hướng dẫn HS nhớ viết.
GV gọi HS đọc yêu cầu của bài .
3 HS đọc lại bài HTL.
Cả lớp đọc đồng thanh.
HS nhớ lại bài rồi tự viết.
Gv uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của HS.
- GV yêu cầu HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- GV chấm chữa từ 7 -> 10 bài. Trong đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. HS có thể tự đối chiếu SGK để tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2: 
GV tổ chức cho HS làm bài theo 1 trong 3 hình thức sau:
+ Mỗi HS tự làm bài (cá nhân) bằng bút chì mờ vào SGK (khi chưa có Vở bài tập, Tiếng Việt)
+ HS làm việc theo nhóm nhỏ. GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ phiếu. Sau đó, đại diện nhóm trình bày kết quả làm bài trước lớp.
+ Chơi trò thi tiếp sức: 3,4 nhóm HS lên bảng lớp thi nhau điền tiếng nhanh và đúng trên phiếu), HS mỗi nhóm tiếp nối nhau – mỗi em điền 1 tiếng cos âm đầu phù hợp vào ô trống lần lượt cho đến hết, mỗi tiếng điền đúng được 1 điểm. Nhóm nào xong trước và được nhiều điểm, nhóm ấy thắng cuộc.
**Gv lưu ý hs tên huy chương, giảI thưởng đặt trong ngoặc đơn chưa viết đúng quy tắc chính tả.Sau khi viết hs phảI viết hoa tên ấy.
GV đánh giá kết quả làm bài của mỗi nhóm hoặc chỉ định 1 HS làm trọng tài đánh giá, GV kết luận
Lời giải
-a.Giải thưởng trong các kì thi văn hoá, văn nghệ, thể thao
-Giải nhất: Huy chương Vàng
-Giải nhì: Huy chương Bạc
-Giải ba:Huy chương Đồng
b.Giải thưởng cho các cầu thủ bóng đá xuất sắc:
Giải nhất : Đôi giày Vàng
-Giải nhì: Đôi giày Bạc
c.Giải thưởng dành riêng cho thủ môn bóng đá xuất sắc:
-Giải nhất: Quả bóng Vàng
-Giải nhì: Quả bóng Bạc
Bài tập 3: 
- GV nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm .
- 1 HS giải thích yêu cầu của bài
- HS làm bài cá nhân bằng bút chì mờ vào SGK hoặc làm việc theo nhóm trên phiếu.
- HS lên bảng làm bài theo phiếu (hoặc HS các nhóm dán kết quả làm bài lên bảng lớp)
- Cả lớp và GV nhận xét. 
HS sửa bài làm trong SGK theo lời giải đúng: 
a.Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục, Huy chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
b.Huy chương Đồng Toán quốc tế, Huy chương Vàng.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học, biểu dương những HS học tốt trong tiết học.
- Yêu cầu những HS viết sai chính tả về nhà làm lại vào vở
- Làm bài tập 3 vào vở. 
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp: 5 G
 Môn : Tập đọc 
Tuần30 tiết60.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn :
 Tà áo dài Việt Nam	
I- Mục đích, yêu cầu
Đọc lưu loát toàn bài.
- Biết đọc diễn cảm bài văn, thể hiện cảm xúc ca ngợi, tự hào về chiếc áo dài-Biểu tượng cho y phục truyện thống của dân tộc Việt Nam.
2. Hiểu các từ ngữ khó trong bài.
 Hiểu nội dung bài: Bài viết về quá trình hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền; vẻ đẹp của chiếc áo tân thời-sự kết hợp nhuẫn nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín dáo với phong cách hiện đại phương Tây:Vẻ duyên dáng, mềm mại , thanh thoát củaphụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài.
II- Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp dạy học 
Ghi chú
5’ 
2’
32’
A. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 2,3 HS thuộc lòng bài Công việc đầu tiên và trả lời về câu hỏi các nội dung bài thơ.
B. Dạy bài mới
1- Giới thiệu bài:
 Các con đã biết chiếc áo dài dân tộc; đã từng ngắm bà, mẹ ,chị , cô, dì .trong trang phục áo dài.Tiết học hôm nay sẽ giúp các con hiểu chiếc áo dài tân thời có nguồn gốc từ đâu; vẻ đẹp độc đáo của tà áo dài Việt Nam.
.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc
Có thể chia làm 4 đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu đến xanh hồ thuỷ...
Đoạn 2: Tiếp theo đến thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
Đoạn 2: Tiếp theo đến phong cách hiện đại phươn Tây
Đoạn 4: Còn lại.
b) Tìm hiểu bài:
Đoạn 1: Từ đầu -> xanh hồ thuỷ
- Câu hỏi 1: HS đọc lướt đoạn 1, trả lời câu hỏi:Chiếc áo dài đóng vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?(Phụ nữ VN xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong.Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.)
ý 1: Chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo
- Câu hỏi 2,3: 
1 HS đọc thành tiếng đoạn 2(tiếp theo ->phong cách hiện đại phương Tây). Cả lớp đọc thầm lại, trả lời các câu hỏi.Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài cổ truyền?
(-áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, kông có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau, áo năm thân như áo tứ thân, nhưng vạt trước may từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải.)
-áo dài tân thời là chiếc áo dài cổ truỳen được cải tiến, chỉ gồm hai thân vải phía trước và phiá sau. Chiếc áo tân thời vừa giữ được phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo; vừa mang phong cách hiện đại phương Tây)
ý 2: Sự giống nhau và khác nhau giữa áo dài tân thời và áo dài truyền thống.
+Đoạn 3: còn lại
Câu hỏi 3: Cả lớp đọc thầm đoạn 3 (đoạn còn lại), trả lời câu hỏi: Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam
(VD: Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo./Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài/...
Chiếc áo dài có từ xa xưa, được phụ nữ Việt Nam rất yêu thích vì hợp với tầm vóc và dáng vẻ của phụ nữ Việt Nam. Mặc chiếc áo dài phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, duyên dáng hơn.
ý 3: áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam
Câu hỏi 4:Em có cảm nhận gì về người thân khi họ mặc áo dài? (Hs có thể giới thiệu ảnh người thân trong trang phục áo dài, nói cảm nhận của mình.)
 c) Đọc diễn cảm.
Hướng dẫn HS tìm kĩ thuật đọc diễn cảm đoạn đối thoại sau: 
Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lòng vào nhau.//Tuy nhiên với phông cách tế nhị ,kín đấo,/người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài,/lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu/(Vàng mỡ gà,/ vàng chanh,/hồng cáh sen, /hồng đào,/xanh hồ thuỷ...).//
.
3. Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những hs học tốt, học tiến bộ. 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; Đọc trước bài Người gác rừng tí hon.
*PP thuyết trình, trực quan.
+Gv giới thiệu
PP thuyết trình, trực quan.
Gv giới thiệu.
-1, 2 HS khá, giỏi đọc mẫu bài văn
- HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn - đọc từng đọc. Sau đó 1,2 em đọc lại cả bài.
- Cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK (chú giải về những từ ngữ khó)
- GV giúp các em giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu (nếu có).
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
HS đọc (thành tiếng, đọc thầm,đọc lướt) từng đoạn, cả bài; trao đổi, thảo luận về các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV. 
*PP luyện tập thực hành
GV hưóng dẫn HS tìm giọng bài văn (giọng tả, cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp, sự duyên dáng của chiếc áo dài Việt Nam). 
- GV đọc mẫu đoạn trên.
- Nhiều HS luyện đọc.
- HS thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài văn
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET - TUAN 30.doc