Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 35

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 35

 I- Mục tiêu:

- Kiểm tra lấy điểm khả năng học thuộc lòng của HS.

- Củng cố, khắc sâu kiến thức về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể; đặc điểm của các loại trạng ngữ

II- Đồ dùng dạy học:

- Một tờ giấy khổ to ghi vắn tắt các nội dung về chủ ngữ, vị ngữ trong các kiểu câu kể “Ai thế nào”, “Ai là gì” (xem là ĐDDH)

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1872Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp: 5 G
 Môn : Tiếng việt 
Tuần35 tiết1.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Ôn tập kiểm tra cuối học kỳ 
 I- Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm khả năng học thuộc lòng của HS.
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể; đặc điểm của các loại trạng ngữ
II- Đồ dùng dạy học: 
- Một tờ giấy khổ to ghi vắn tắt các nội dung về chủ ngữ, vị ngữ trong các kiểu câu kể “Ai thế nào”, “Ai là gì” (xem là ĐDDH)
1. Trong câu kể “Ai - thế nào”:
- VN chỉ đặc điểm, trạng thái của sự vật ( người, vật, con vật ) được nói đến ở CN. VN thường do tính từ, động từ ( hoặc cụm tính từ, cụm động từ ) tạo thành.
- CN chỉ những sự vật ( người, vật, con vật ) có đặc điểm, trạng thái được nêu ở VN. CN thường do danh từ, đại từ ( hoặc cụm danh từ ) tạo thành.
2. Trong câu kể “Ai – là gì”:
- VN được nối với CN bằng từ là. VN thường do danh từ ( hoặc cụm danh từ ) tạo thành.
- CN chỉ người hay vật được giới thiệu, nhận định; trả lời cho câu hỏi Ai? (hoặc Con gì? Cái gì?). CN thường do danh từ ( hoặc cụm danh từ ) tạo thành.
2. - Một tờ giấy khổ to ghi vắn tắt các nội dung cần ghi nhớ về trạng ngữ, đặc điểm của các loại trạng ngữ (xem là ĐDDH):
1. Trạng ngữ (TN) là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích... của sự vật nêu trong câu. Trả lời cho câu hỏi: Khi nào? ở đâu? Vì sao? Để làm gì? ... Có thể đứng đầu câu, cuối câu hoặc chen giữa CN và VN.
2. Các loại TN:
- TN chỉ nơi chốn trả lời câu hỏi: ở đâu?
- TN chỉ nguyên nhân trả lời các câu hỏi: Vì sao?, Nhờ đâu?, Tại đâu?...
- TN chỉ mục đích trả lời các câu hỏi: Để làm gì?, Nhằm mục đích gì?, Vì cái gì? ...
- TN chỉ phương tiện thường mở đầu bằng các từ “bằng”, “với” trả lời các câu hỏi: Bằng cái gì?, Với cái gì?
- TN chỉ sự so sánh thường mở đầu bằng các từ như, tựa, tựa như, giống như trả lời câu hỏi: Như thế nào?
3. Phiếu cỡ nhỏ phô tô 3 bảng tổng kết trong SGK phát cho HS làm.
- Bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong kiểu câu kể: Ai thế nào?
- Bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong kiểu câu kể: Ai là gì?
- ảng tổng kết về các loại trạng ngữ.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 10’
10’
25’
5’
1. Kiểm tra học thuộc lòng.
Kiểm tra học thuộc lòng trước lớp những bài thơ, đoạn văn khác nhau.
2. Lập bảng tổng kết của chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể. 
GV nhắc lại yêu cầu: Cần lập bảng tổng kết của chủ ngữ, vị ngữ trong 3 kiểu câu kể (“Ai - thế nào”, “Ai - làm gì” “Ai - là gì”), SGK đã nêu mẫu bảng tổng kết kiểu câu “Ai - làm gì”. Các em cần lập bảng tổng kết cho 2 kiểu câu còn lại.
- GV hỏi HS lần lượt về đặc điểm của:
. VN trong câu kể “Ai - thế nào”; CN trong câu kể “Ai - thế nào”
. VN trong câu kể “Ai – là gì”; CN trong câu kể “Ai – là gì”.
* Lời giải: Trang sau.
3. Dựa vào kiến thức đã học, hoàn chỉnh bảng tổng kết về đặc điểm của các loại trạng ngữ.
- GV hỏi HS lần lượt về trạng ngữ và đặc điểm của từng loại:
+ Trạng ngữ là gì:
+ Có những loại TN nào?
+ Đặc điểm của từng loại? Mỗi loại TN trả lời cho những câu hỏi nào? (TN chỉ nơi chốn – nguyên nhân – mục đích – phương tiện – sự so sánh).
* Lời giải: Trang sau.
III. Củng cố – Dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà xem lại các bảng đã hoàn chỉnh ở lớp, ghi nhớ các kiến thức vừa ôn tập.
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá, thực hành luyện tập.
- GV chọn một số bài thơ, đoạn văn thuộc các chủ điểm đã học trong năm để kiểm tra khả năng học thuộc lòng của HS.
- Lần lượt từng HS đọc thuộc lòng trước lớp những bài thơ, doạn văn khác nhau.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Với những HS đọc chưa đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà tiếp tục học thuộc lòng để kiểm tra lại trong tiết học sau.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.
- GV dán giấy đã viết sẵn những nội dung cần ghi nhớ.
- 1 HS nhìn giấy đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
- GV phát phiếu cho từng HS làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp. Phát riêng 4; 5 tờ giấy khổ to cho 4; 5 HS làm.
- 4; 5 HS làm trên giấy khổ to dán bài lên bảng và trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Cả lớp sửa theo lời giải đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 3, đọc cả mẫu. Cả lớp đọc thầm lại.
- 1 HS nhìn bảng tổng kết, làm rõ yêu cầu của bài.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.- đọc , ghi chép vắn tắt những nội dung được đóng khung trong một số tiết về TN.
- GV hỏi HS lần lượt về trạng ngữ và đặc điểm của từng loại
- GV dán giấy đã viết sẵn những nội dung cần ghi nhớ.
- 1 HS nhìn giấy đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
- GV phát phiếu cho từng HS làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp. Phát riêng 4; 5 tờ giấy khổ to cho 4; 5 HS làm.
- 4; 5 HS làm trên giấy khổ to dán bài lên bảng và trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Cả lớp sửa theo lời giải đúng.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Lời giải bài 2:
Kiểu câu “Ai thế nào”
Thành phần câu
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
Ai (cái gì, con gì)?
Thế nào?
Cấu tạo
- Danh từ, cụm danh từ.
- Đại từ
- Tính từ, cụm tính từ.
- Động từ, cụm động từ.
Ví dụ
Cánh đại bàng rất khoẻ.
Em rất thích đại bàng.
Kiểu câu “Ai là gì”
Thành phần câu
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
Ai (cái gì, con gì)?
Là gì (là ai, là con gì)?
Cấu tạo
- Danh từ, cụm danh từ.
- Danh từ, cụm danh từ.
Ví dụ
Chim công là nghệ sĩ múa tài ba.
* Lời giải bài 3:
Các loại trạng ngữ
Đặc điểm
Các loại TN
Câu hỏi
Ví dụ
TN chỉ nơi chốn
ở đâu?
Ngoài đường, xe cộ đi lại như mắc cửi.
TN chỉ nguyên nhân
Vì sao?
Nhờ đâu?
Tại đâu?
.Vì vắng tiếng cười, vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.
. Nhờ siêng năng, chăm chỉ, Nam đã vượt lên đẫn đầu lớp. 
. Tại Hoa biếng học mà cả tổ chẳng được khen.
TN chỉ mục đích
Để làm gì?
Nhằm mục đích gì?
Vì cái gì?
. Để đỡ nhức mắt, người làm việc với máy vi tính cứ 45 phút phải nghỉ giải lao.
. Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng.
. Các trường đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
TN chỉ phương tiện
Bằng cái gì?
Với cái gì?
. Hà khuyên bạn bằng một giọng rất nhỏ nhẹ, chân tình.
. Với đôi bàn tay khéo léo, Dũng đã nặn được một con trâu đất y như thật. 
TN chỉ sự so sánh
Như thế nào?
. Cậu bé vui sướng chạy tung tăng như chim sổ lồng.
. giọt sương long lanh như những hạt ngọc.
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp: 5 G
 Môn : Tiếng việt 
Tuần35 tiết2.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Ôn tập kiểm tra cuối học kỳ 
 I- Mục tiêu:
- Kiểm tra lấy điểm khả năng học thuộc lòng của HS.
- Biết lập bảng thống kê dựa vào các số liệu đã cho. Qua bảng thống kê, biết rút ra những nhận xét đúng.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Bút dạ và 4; 5 tờ giấy khổ to để HS tự lập bảng thống kê theo yêu cầu của bài 2.
- 4; 5 tờ giấy khổ to phô tô nội dung bài tập 3.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 10’
15’
12’
3’
1. Kiểm tra học thuộc lòng.
Kiểm tra học thuộc lòng trước lớp những bài thơ, đoạn văn khác nhau.
2. Dựa vào các số liệu đã cho, lập bảng thống kê. 
GV đặt các câu hỏi về cách lập bảng thống kê:
- Các số liệu về tình hình phát triển giáo dục của nước ta trong mỗi năm được thống kê theo những mặt nào?
+ Số trường, số phòng học, số học sinh, tỉ lệ học sinh dân tộc ít người.
- bảng thống kê cần mấy cột? Đó là những cột nào?
+ Gồm 5 cột: Số trường, số phòng học, số học sinh, tỉ lệ học sinh dân tộc ít người.
* Lời giải: Trang sau.
3. Qua bảng thống kê, em rút ra những nhận xét gì? Chọn những nhận xét đúng.
* Lời giải: 
a. Số trường tiểu học mỗi năm một tăng hay giảm?
a1 – tăng
b. Số học sinh mỗi năm một tăng hay giảm?
b2 – giảm
c. Diện tích phòng học dành cho từng học sinh mỗi năm một tăng hay giảm?
c1 – tăng
d. Tỉ lệ học sinh dân tộc ít người mỗi năm một tăng hay giảm?
d1 – tăng
III. Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu những HS làm bài tập 2 chưa đúng về nhà lập lại vào vở bảng thống kê; Chuẩn bị tiết 3 bằng cách đọc lại các bài về Câu ghép.
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá, thực hành luyện tập.
- GV chọn một số bài thơ, đoạn văn thuộc các chủ điểm đã học trong năm để kiểm tra khả năng học thuộc lòng của HS.
- Lần lượt từng HS đọc thuộc lòng trước lớp những bài thơ, doạn văn khác nhau.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV đặt các câu hỏi về cách lập bảng thống kê.
- HS làm bài cá nhân hoặc trao đổi theo cặp. Phát riêng 4; 5 tờ giấy khổ to cho 4; 5 HS làm.
- 4; 5 HS làm trên giấy khổ to dán bài lên bảng và trình bày bảng thống kê.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV yêu cầu HS so sánh bảng thống kê đã lập với bảng liệ kê trong SGK.
- Cả lớp sửa theo lời giải đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 3. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS đọc kĩ từng câu hỏi, xem bảng thống kê đã lập ở bài 2, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng trong SGK.
- GV phát phiếu cho 4; 5 tờ giấy khổ to cho 4; 5 HS làm.
- 4; 5 HS làm trên giấy khổ to dán bài lên bảng và trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Cả lớp sửa theo lời giải đúng.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
........................................................................................................................................................................................................................................... ... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ví dụ một biên bản
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2004
biên bản bàn viêc giúp bạn
(lớp 5C)
- Nội dung: Trao đổi, tìm cách giúp đỡ bạn Hoàng không biết chấm câu.
- Thành viên dự: các chữ cái và dấu câu.
Chủ toạ: bác chữ A.
Thư kí: chữ C
- Tổ chức cuộc họp:
+ Mục đích: giúp Hoàng biết cách đặt dấu chấm khi viết câu.
+ Tình hình hiện nay: Hoàng không biết cách đặt dấu chấm. Khi viết, không bao giờ để ý đến các dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, Hoàng chấm chỗ ấy nên đã viết những câu rất ngô nghê, vô nghĩa.
+ Cách giải quyết: phân công việc: Từ nay, mỗi khi Hoàng định chấm câu, phải đọc lại câu văn một lần nữa. Anh Dấu Chấm Câu có nhiệm vụ giám sát, yêu cầu Hoàng thực hiện nghiêm tức điều này.
 Người lập biên bản kí Chủ toạ kí
 Chữ C Chữ A
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp: 5 G
 Môn : Tiếng việt 
Tuần35 tiết5.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Ôn tập kiểm tra cuối học kỳ 
 I- Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng của HS.
- Hiểu bài thơ Trẻ con ở Sơn Mĩ, cảm nhận được vẻ đẹp của những chi tiết, hình ảnh sống động; tìm và cảm nhận được cái hay của các hình ảnh so sánh và nhân hoá...
II- Đồ dùng dạy học:
 Bút dạ và 3 ; 4 if giấy khổ to cho HS làm bài 2.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng 
Ghi chú
10’
27’
3’
1. Kiểm tra học thuộc lòng.
Kiểm tra học thuộc lòng trước lớp những bài thơ, đoạn văn khác nhau.
2. Đọc bài thơ “Trẻ con ở Sơn Mĩ” và trả lời câu hỏi. (khoảng 25 phút)
- GV hỏi HS
+ Bài thơ gợi ra những hình ảnh rất sống động về trẻ em. Đó là những hình ảnh nào?
(. Sóng ồn ào phút giây nín bặt, biển thèm hoá được thành trẻ thơ.
. Những đứa trẻ tóc bết đầy nước mặn, tay cầm cành củi khô ùa chạy không cần tới đích trên bãi biển.
. Bọn trẻ vớt từ biển những vỏ ốc âm thanh.
. ánh nắng mặt trời chảy trên bàn tay nhỏ xíu.
. Gió thổi à à u u như ngàn cối xay xay lúa, trong cối xay ấy, những đứa trẻ đang chạy chơi trên cát giống như những hạt lúa của trời.).
+ Buổi chiều tối ở vùng quê ven biển được tả như thế nào? 
(Hoa xương rồng đỏ chói. / Những đứa bé da nâu tóc khét nắng màu râu bắp, thả bò trên những ngọn đồi vòng quanh tiếng hát, nắm cơm khoai ăn với cá chuồn. / Chim bay phía vầng mây như đám cháy. / Bầu trời tím lại phía lời ru. / Võng dừa đưa sóng thở.)
+Ban đêm ở vùng quê ven biển được tả như thế nào?
(Những ngọn đèn dầu tắt vội dưới màn sao. / Đêm trong trẻo rộ lên hàng tràng tiếng chó sủa. / Những con bò đập đuôi ăn lại cỏ. / Mùi rơm nồng len lỏi giữa giấc mơ.).
* Lời giải:
Câu a: HS chọn miêu tả một hình ảnh sống động trong bài thơ. VD: 
- Sóng biển vỗ bờ ồn ào, bỗng nhiên có những phút giây nín bặt, tưởng như biển cũng thèm muốn được hoá thành trẻ thơ.
- Trẻ em ở biển nước da cháy nắng, tóc bết đầy nước mặn vì suốt ngày bơi lội trong nước biển. Bãi biển rộng mênh mông, các bạn ùa chạy thoải mái mà chẳng cần tới đích.
Câu b: Tác giả tả buổi chiều và ban đêm ở vùng quê ven biển bằng cảm nhận của nhiều giác quan:
- Của mắt để thấy hoa xương rồng đỏ chói; những đứa bé da nâu tóc khét nắng màu râu bắp, thả bò, ăn cơm khoai với cá chuồn; thấy chim bay phía vầng mây như đám cháy; võng dừa đưa sóng; những ngọn đèn tắt vội dưới màn sao; những con bò nhai cỏ.
- Của tai để nghe thấy tiếng hát của những đứa bé thả bò, nghe thấy lời ru, tiếng đập đuôi của những con bò đang nhai lại cỏ.
- Của mũi: để ngửi thấy mùi rơm nồng len lỏi giữa cơn mơ.
Câu c: Các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài thơ:
- Các hình ảnh so sánh: Gió à à u u như ngàn cối xay lúa và Trẻ con là hạt gạo của trời.
- Các hình ảnh nhân hoá: Biển thèm được hoá trẻ thơ; sóng thở.
Câu d: Các hình ảnh so sánh trong hai câu thơ Gió à à u u như ngàn cối xay lúa/ Trẻ con là hạt gạo của trời. liên quan với nhau: gió trời thổi à à u u trên bãi biển có những đứa trẻ đang nô đùa chẳng khác gì chiếc cối xay lúa mà những hạt gạo quí đang chạy vòng quanh là trẻ em.
3. Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS đạt điểm cao khi kiểm trra học thuộc lòng; những HS thể hiện tốt khả năng đọc hiểu bài thơ Trẻ con ở Sơn Mĩ.
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng những hình ảnh thơ em thích trong bài Trẻ con ở Sơn Mĩ; đọc các vấn đề của tiết 6, chọn trước 1 đề thích hợp với mình.
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá, thực hành luyện tập.
- GV chọn một số bài thơ, đoạn văn thuộc các chủ điểm đã học trong năm để kiểm tra khả năng học thuộc lòng của HS.
- Lần lượt từng HS đọc thuộc lòng trước lớp những bài thơ, doạn văn khác nhau.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài. (1 em đọc lênh và bài thơ, em kia đọc các câu hỏi tìm hiểu bài thơ.
- GV hỏi HS về nội dung bài thơ.
- HS đọc kĩ từng câu hỏi, suy nghĩ, làm bài cá nhân – viết nhanh vắn tắt vào vở hoặc trên nháp.
- HS phát biểu ý kiến, các em trả lời lần lượt từng câu hỏi.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét. GV chấm điểm một số bài.
- Những HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp: 5 G
 Môn : Tiếng việt 
Tuần35 tiết6.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Ôn tập kiểm tra cuối học kỳ 
 I- Mục tiêu:
1. Nge – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn của bài thơ Trẻ con ở Sơn Mĩ.
2. Dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ “Trẻ con ở Sơn Mĩ”, viết được một đoạn văn ngắn tả người (một đám trẻ ở vùng biển hoặc ở làng quê), tả cảnh (một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc ở một làng quê).
II- Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ viết sẵn đề bài. 
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Thời
gian
Nội dung 
các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng 
Ghi chú
10’
27’
3’
1. Nghe viết “Trẻ em ở Sơn Mĩ” (từ đầu đến “hạt gạo của trời”
2. Viết đoạn văn ngắn.
Dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ “Trẻ con ở Sơn Mĩ”, viết được một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) để:
a. Tả một đám trẻ ở vùng biển (hay ở làng quê) đang chơi đùa hoặc đang làm công việc đồng áng giúp gia đình.
b. Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển (hoặc ở một làng quê).
GV nhắc HS lưu ý: đề 1 yêu cầu tả một đám trẻ, không phải tả một đứa trẻ. Các công việc đồng áng của trẻ con ở làng quê có thể là: chăn trâu, cắt cỏ, phụ giúp gia đình nhổ mạ, cấy lúa, dắt trâu ra đồng...
VD mấy câu đầu của đoạn văn:
a) Vào mùa hè, lũ bạn ở vùng biển quê em bạn nào bạn nấy đen cháy, tóc đỏ quạnh vì ngâm mình trong nước biển, phơi mình trong nắng gió. Công việc mà trẻ con ở vùng biển phải làm vào những ngày hè là đón cá, giúp cha mẹ phơi cá khi có thuyền về. Nhưng thích nhất là vào những buổi chiều nắng nóng, cả lũ thung thăng trên mình trâu, vừa dạo vừa nghêu ngao hát trên đồi ...
b) Vào mùa đông, những ngày mưa phùn gió bấc, cảnh chiều tối ở làng quê em gợi buồn man mác. Mới 7, 8 giờ tối mà trong làng đã tĩnh mịch, cửa đóng then cài. Có thể nghe rõ tiếng mẹ ru con vẳng từ nhà nào đó ...
3. Củng cố – Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học,
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả vừa viết ở lớp.
- GV đọc toàn bài chính tả trong SGK một lượt. Chú ý đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có vần, âm, thanh HS địa phương thường viết sai. HS nghe và theo dõi SGK.
- HS đọc thầm lại toàn bài chính tả 1 lượt. 
- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết. Mỗi câu đọc 2 lần. GV theo dõi tốc độ viết của HS để điều chỉnh tốc độ đọc của mình cho phù hợp.
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt. HS soát lại bài (tự phát hiện lỗi và sửa lỗi).
- GV chấm chữa từ 7 đến 10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. HS có thể đối chiếu SGK tự sửa lại những chữ viết sai bên lề trang vở.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV mở bảng phụ (hoặc dán giấy) đã ghi sẵn đề văn, cùng HS phân tích đề, gạch dưới những từ ngữ quan trọng, xác định đúng yêu cầu của đề bài.
- HS suy nghĩ, chọn đề tài gần gũi với mình.
- Nhiều HS nói nhanh đề tài mình chọn.
- HS lập nhanh dàn bài, viết đoạn văn vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình.
- Cả lớp và GV nhận xét, chấm điểm, bình chọn người viết bài hay nhất.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng viet - TUAN 35.doc