Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học 33

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học 33

TẬP ĐỌC

Tiết 65: LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CÁC EM

I. Mục đích yêu cầu:

 - Đọc lưu loát , rõ ràng, rành mạch bài văn và phù hợp với văn bản luật.

 - Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Tranh minh hoạ bài đọc; Bảng phụ ghi Điều 21 của luật.

 - Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy- học:

A. Kiểm tra bài cũ:

Gv Yc 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm và trả lời các câu hỏi:

?Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì ?

?Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì ?

 

doc 15 trang Người đăng hang30 Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần học 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Thứ tư, ngày 25 tháng 4 năm 2012
TẬP ĐỌC
Tiết 65: LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CÁC EM
I. Mục đích yêu cầu:
 - Đọc lưu loát , rõ ràng, rành mạch bài văn và phù hợp với văn bản luật.
 - Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy - học: 
 - Tranh minh hoạ bài đọc; Bảng phụ ghi Điều 21 của luật.
 - Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gv Yc 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm và trả lời các câu hỏi: 
?Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì ? 
?Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì ?
B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài:
 Qua bài tập đọc Luật tục xưa của người Ê-đê, các em đã biết tên một số luật của nước ta, trong đó có Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hôm nay, các em sẽ học một số điều của luật này để biết trẻ em được hưởng những quyền lợi gì; trẻ em có bổn phận như thế nào đối với gia đình và xã hội.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a)Luyện đọc: 
- GV đọc mẫu (điều 15, 16, 17); 1 HS giỏi đọc tiếp nối (điều 21). 
- GV yêu cầu từng tốp 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 điều luật (2 lượt). 
+ Lượt 1: GV kết hợp sửa lỗi cách đọc cho HS.
+ Lượt 2: GV cho một HS đọc phần chú thích và giải nghĩa sau bài: quyền, chăm sóc sức khỏe ban đầu, công lập, bản sắc, 
- GV yêu cầu từng tốp 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 điều luật (2 lượt). GV kết hợp sửa lỗi cách đọc cho HS.
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV gọi một, hai HS đọc cả bài.
b) Tìm hiểu bài:
Ø Điều 15, 16,17: 
? Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam ? 
? Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên ?
? Rút ý 1?
Ø Điều 21: 
? Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em ? Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật. 
? Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện ? 
? Rút ý 2?
? Nội dung?
c) Luyện đọc lại:
- Hd HS tiếp nối nhau luyện đọc lại 4 điều luật.
- GV chọn và hướng dẫn cả lớp luyện đọc các bổn phận 1 – 2 – 3 của điều 21.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Yc Hs nhắc lại nội dung bài tập đọc.
- Nhận xét tiết học; nhắc nhở HS chú ý thực hiện tốt những quyền và bổn phận của trẻ em với gia đình và xã hội; về nhà đọc trước bài “Sang năm con lên bảy”.
TUẦN 33
Thứ tư, ngày 25 tháng 4 năm 2012
KỂ CHUYỆN
Tiết 33: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục đích yêu cầu: 
 - Kể được câu một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, hoặc trẻ em với việc thực hiện bổn phận với gia đình, gia trường và xã hội.
 - Hiểu nội dung và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
TTHCM@: Giáo dục thiếu nhi tính trung thực.
II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng lớp viết đề bài.
- Tranh, ảnh về cha, mẹ, thầy cô giáo, người lớn chăm sóc trẻ em; tranh ảnh trẻ em giúp đỡ cha mẹ việc nhà, trẻ em chăm chỉ học tập, trẻ em làm việc tốt ở cộng đồng
- Sách, truyện, báo chí, tạp chí có đăng các câu chuyện về trẻ em làm việc tốt, người lớn chăm sóc và giáo dục trẻ em.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Yc 2 Hs tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Nhà vô địch và nêu ý nghĩa của câu chuyện.
B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài:
2. Hưóng dẫn HS kể chuyện:
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- GV cho một HS đọc đề bài viết trên bảng lớp, GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc nói về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội; xác định 2 hướng kể chuyện:
+ KC về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em.
+ KC về trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội.
- GV yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1 – 2 – 3 – 4. 
- GV cho HS đọc thầm lại gợi ý 1, 2. Gv Hd: Để giúp các em hiểu yc của đề bài, SGK gợi ý một số truyện các em đã học (Người mẹ hiền, Chiếc rễ đa tròn, Lớp học trên đường, Ở lại với chiến khu, Trận bóng dưới lòng đường). Các em nên kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc ở ngoài nhà trường theo gợi ý 2.
TTHCM@:Câu chuyện ai ngoan sẽ được thưởng.
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị trước ở nhà cho tiết học này ntn; mời một số HS tiếp nối nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể. Nói rõ đó là chuyện kể về gđ, nhà trường, XH chăm sóc, gd trẻ em hay trẻ em thực hiện bổn phận với gđ, nhà trường, xã hội.
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV mời 1 HS đọc lại gợi ý 3 – 4. Mỗi HS gạch nhanh trên giấy nháp dàn ý câu chuyện sẽ kể.
- Gv Yc Hs cùng bạn bên cạnh KC, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV tổ chức cho HS thi KC trước lớp. HS xung phong KC hoặc cử đại diện thi kể. Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trả lời câu hỏi của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
- GV chọn một câu chuyện có ý nghĩa nhất để cả lớp cùng trao đổi.
- Nhận xét, tính điểm cho HS về các mặt: nội dung, ý nghĩa của câu chuyện – cách kể – khả năng hiểu câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò:Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân; cả lớp đọc trước đề bài, gợi ý của tiết KC đã chứng kiến hoặc tham gia ở tuần 34.
TUẦN 33
Thứ năm, ngày 26 tháng 4 năm 2012
CHÍNH TẢ 
Tiết 33: TRONG LỜI MẸ HÁT
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 6 tiếng.
- Viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị: Tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó; bảng nhóm làm bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: Yc 1 HS đọc cho 2 – 3 HS viết lên bảng lớp tên các cơ quan, đơn vị ở BT2, 3 (tiết Chính tả trước).
B. Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2/ Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả Trong lời mẹ hát. 
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài thơ.
? Nội dung bài thơ nói điều gì ? 
- GV cho HS đọc thầm lại bài thơ một lần nữa. GV nhắc các em chú ý những từ dễ viết sai 
- GV Hd HS viết từ khó+phân tích + bảng con.
- GV yêu cầu HS gấp SGK. GV đọc từng dòng thơ cho HS viết. 
- Chấm chữa bài. Nêu nhận xét chung.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
- GV cho hai HS tiếp nối nhau đọc ND BT2:
+ HS 1 đọc phần lệnh và đoạn văn.
+ HS 2 đọc phần chú giải từ khó sau bài.
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại đoạn văn Công ước về quyền trẻ em, trả lời câu hỏi: 
? Đoạn văn nói điều gì ? 
- GV mời 1 HS đọc lại tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em. 
- GV mời 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị. 
- GV mở bảng phụ đã viết nội dung ghi nhớ.
- GV yêu cầu HS chép lại vào vở tên các cơ quan, tổ chức nêu trên. 
- GV mời những HS làm bài trên bảng nhóm dán bài lên bảng lớp, trình bày nhận xét về cách viết hoa từng tên cơ quan, tổ chức. 
- GV kết luận HS làm bài đúng nhất.
* GV: Các chữ về (dòng 4), của (dòng 7) tuy đứng đầu một bộ phận cấu tạo tên chung nhưng không viết hoa vì chúng là quan hệ từ.
4/ Củng cố, dặn dò: N xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em; chú ý học thuộc bài thơ “Sang năm con lên bảy” cho tiết chính tả tuần 34.
TUẦN 33
Thứ năm, ngày 26 tháng 4 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 65: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẺ EM
I. Mục đích yêu cầu: 
 - Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em (BT1,BT2).
 - Tìm hiểu được hình ảnh so sánh đẹo về trẻ em (BT3) ; hiểu nghĩa của các thành, ngữ, tục ngữ nêu ở BT4. 	
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết nội dung bài tập 3, 4.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: Yc 1 HS nêu 2 tác dụng của dấu hai chấm, lấy ví dụ minh họa; một HS làm lại BT2 (tiết LTVC ôn tập về dấu hai chấm).
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
F Bài tập 1:
- GV cho một HS đọc yêu cầu của BT1, suy nghĩ, trả lời, giải thích vì sao em xem đó là câu trả lời đúng.
- GV chốt lại ý kiến đúng. 
F Bài tập 2:
- GV cho 1 HS đọc yêu cầu của BT.
- GV phát bảng nhóm cho các nhóm HS thi làm bài. HS trao đổi để tìm những từ đồng nghĩa với từ trẻ em; ghi những từ tìm được bảng nhóm; sau đó đặt câu với các từ vừa tìm được. GV mời đại diện mỗi nhóm dán nhanh bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. 
- Nxét, chốt lại lời giải đúng; kluận nhóm thắng cuộc.
F Bài tập 3:
- GV cho 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV gợi ý để HS tìm ra, tạo được những hình ảnh so sánh đúng và đẹp về trẻ em. VD: so sánh để thấy nổi bật những đặc điểm thể hiện vẻ đẹp của hình dáng, tính tình, tâm hồn
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, ghi lại những hình ảnh so sánh vào giấy khổ to.
- GV mời đại diện mỗi nhóm dán bài làm lên bảng lớp, trình bày kết quả. 
-Nhận xét, bình chọn nhóm tìm được, đặt được nhiều hình ảnh so sánh đúng, hay.
F Bài tập 4:
- Gv cho Hs đọc Yc của bài, làm bài vào vở. Gv Hd điền vào mỗi chỗ trống một thành ngữ, tục ngữ thích hợp. Gv phát riêng bút dạ và phiếu đã viết nội dung BT 4 cho 3, 4 HS làm bài.
- GV cho HS phát biểu ý kiến. Gv nxét. GV mời những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, đọc kquả. GV chốt lại lời giải đúng.
- Yc hai, ba HS đọc lại 4 thành ngữ, tục ngữ và nghĩa của chúng.
- GV cho HS nhẩm HTL các thành ngữ, tục ngữ; GV tổ chức thi HTL.
3. Củng cố, dặn dò: Nxét tiết học. Dặn HS nhớ lại kiến thức về dấu ngoặc kép để chuẩn bị học bài “Ôn tập về dấu ngoặc kép”.
TUẦN 33
Thứ sáu, ngày 27 tháng 4 năm 2012
TẬP ĐỌC
Tiết 66: SANG NĂM CON LÊN BẢY
(Trích: Vũ Đình Minh)
I. Mục đích yêu cầu: 	
- Biết đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu được điều người cha muốn nói với con : Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng nên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK ; Thuộc hai khổ thơ cuối bài) 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam ? 
? Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên ?
B. Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài. 
2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a)Luyện đọc: 
- GV yêu cầu một HS giỏi đọc bài thơ.
- GV cho từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ (2 lượt).
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV gọi một, hai HS đọc bài thơ.
- GV đọc diễn cảm bài thơ .
b) Tìm hiểu bài:
Ø Khổ 1+2: 
? Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp ? 
 -> Ý1: ThÕ giíi tuæi th¬ rÊt vui vµ ®Ñp.
Ø Khổ 3: 
? Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên ? 
? Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu ?
Từ giã thế giới tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thực. Để có được hạnh phúc, con người phải rất vất vả, khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, bằng hai bàn tay của mình, không giống như hạnh phúc tìm thấy dễ dàng trong các truyện thần thoại, cổ tích nhờ sự giúp đỡ của bụt, của tiên
-> í2: Đôi bàn tay của mình lao động tạo ra hạnh phúc cho mình.
? Bài thơ là lời của ai nói với ai?
? Qua bài thơ, ngời cha muốn nói gì với con?
c) Đọc diễn cảm và HTL bài thơ:
- GV cho 3 HS tiếp nối nhau luyện đọc diễn cảm 3 khổ thơ.
- Hd cả lớp luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1, 2. 
- Yc nhẩm HTL từng khổ, cả bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò:
- Yc Hs nhắc lại ý nghĩa của bài thơ.
- Nxét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
TUẦN 33
Thứ sáu, ngày 27 tháng 4 năm 2012
TẬP LÀM VĂN
Tiết 65: ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI
I. Mục đích yêu cầu: 
- Lập được dàn ý một bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK.
- Trình bay miệng được đoạn văn một cách rõ ràng, rành mạch dựa trên dàn ý đã lập. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ ghi sẵn 3 đề văn.
- Ba bảng nhóm cho HS lập dàn ý 3 bài văn.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn của bài văn tả con vật đã viết lại.
- NX, ý thức học bài của HS
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 Bắt đầu từ tuần 12 (của sách Tiếng Việt 5, tập một) các em đã học văn tả người - dạng bài miêu tả phức tạp nhất. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ ôn tập về văn tả người - luyện tập lập dàn ý, làm văn miệng theo 3 đề đã nêu trong SGK.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
F Bài tập 1: Chọn đề bài:
- GV cho 1 HS đọc nội dung BT1 trong SGK.
- GV dán lên bảng lớp bảng phụ viết 3 đề bài, cùng HS phân tích từng đề - gạch chân những từ ngữ quan trọng:
a) Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
b) Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng,)
c) Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
- Kiểm tra HS đã chuẩn bị ntn cho tiết học theo lời dặn của GV (chọn đề bài, đối tượng qsát, miêu tả); mời 1 số HS nói đề bài các em chọn.
Lập dàn ý:
- Cho một HS đọc gợi ý 1, 2 trong SGK. 
- Hd Hs: Dàn ý bài văn tả người cần xây dựng theo gợi ý trong SGK song các ý cụ thể phải thể hiện sự quan sát riêng của các em, giúp các em có thể dựa vào dàn ý để tả người đó. 
- Yc Hs dựa theo gợi ý 1, viết nhanh dàn ý bài văn. GV phát bút dạ và giấy cho 3 HS (chọn 3 em lập dàn ý cho 3 đề khác nhau).
- GV mời những HS lập dàn ý trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày. Nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các dàn ý.
F Bài tập 2: 
- GV cho HS đọc yêu cầu của BT2; dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả người trong nhóm (tránh đọc dàn ý). GV nhắc HS cần nói theo sát dàn ý, nói ngắn gọn, diễn đạt thành câu.
- GV mời đại diện các nhóm thi trình bày dàn ý bài văn trước lớp.
- Sau khi mỗi HS trình bày, cả lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt; bình chọn người trình bày hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả người trong tiết TLV sau.
TUẦN 33
Thứ tư, ngày 2 tháng 5 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 66: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(Dấu ngoặc kép)
I. Mục đích yêu cầu:
- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm (BT1).
- Biết sử dụng đúng dấu hai chấm(BT2, 3).
II. Đồ dùng dạy - học: 
 - Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về 2 tác dụng của dấu ngoặc kép (TV 4, tập một, tr.83).
- Hai tờ phiếu khổ to: tờ 1 phô tô đoạn văn ở BT1; tờ 2 - đoạn văn ở BT2.
- Ba, bốn bảng nhóm để HS làm BT3.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu hai HS làm lại BT2, BT4, tiết LTVC Mở rộng vốn từ : Trẻ em.
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
?Dấu ngoặc kép có tác dụng gì ?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
F Bài tập 1:
- GV cho một HS đọc yêu cầu của BT1.
- GV mời 1 HS nhắc lại 2 tác dụng của dấu ngoặc kép. GV dán tờ giấy đã viết nội dung cần ghi nhớ; mời 1 HS nhìn bảng đọc lại.
- Hd Hs: Đoạn văn đã cho có những chỗ phải điền dấu ngoặc kép để đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩ (lời nói bên trong) của nhân vật. Để làm đúng bài tập, các em phải đọc kĩ từng câu văn, phát hiện chỗ nào thể hiện lời nói trực tiếp của nhân vật, chỗ nào thể hiện ý nghĩ của nhân vật để điền dấu ngoặc kép cho đúng.
- GV cho HS làm bài - đọc thầm từng câu văn, điền dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
- GV cho HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét; sau đó dán lên bảng 1 tờ phiếu; mời 1 HS lên bảng điền dấu ngoặc kép vào đúng chỗ. GV giúp HS chỉ rõ tác dụng của từng dấu ngoặc kép.
F Bài tập 2:
- GV cho một HS đọc nội dung BT2. 
- Hd Hs: Đoạn văn đã cho có những từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa được đặt trong dấu ngoặc kép. Nhiệm vụ của em là đọc kĩ, phát hiện ra những từ đó, đặt các từ này trong dấu ngoặc kép.
- GV cho HS làm bài - đọc thầm từng câu văn, điền dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
- GV cho HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét; sau đó dán lên bảng 1 tờ phiếu; mời 1 HS lên bảng điền dấu ngoặc kép vào đúng chỗ. 
F Bài tập 3: 
- GV cho một HS đọc nội dung BT3.
- Hd Hs: Để viết đoạn văn theo đúng yêu cầu của bài – dùng dấu ngoặc kép, thể hiện 2 tác dụng của dấu ngoặc kép – khi thuật lại một phần cuộc họp của tổ, các em phải dẫn lời nói trực tiếp của thành viên trong tổ và dùng những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
- Yc Hs suy nghĩ, viết đoạn văn vào vở. GV phát bảng nhóm cho 3 – 4 HS.
- GV mời những HS làm bài trên bảng nhóm dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả, nói rõ tác dụng của mỗi dấu ngoặc kép được dùng trong đoạn văn. 
- GV nhận xét. GV chấm điểm đoạn viết đúng.
- GV cho một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn– nói rõ những chỗ dùng dấu ngoặc kép, tác dụng của dấu ngoặc kép. 
- GV chấm vở một số em.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét về tiết học. Dặn HS ghi nhớ tác dụng của dấu ngoặc kép để sử dụng cho đúng khi viết bài.
TUẦN 33
Thứ năm, ngày 3 tháng 5 năm 2012
TẬP LÀM VĂN
Tiết 66: TẢ NGƯỜI
(Kiểm tra viết)
I. Mục đích yêu cầu:
 Viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. Bài văn rõ nội dung miêu tả đúng cấu tạo bài văn tả người đã đọc. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng lớp viết 4 đề văn.
- Một số tranh ảnh, gắn với các cảnh được gợi từ 4 đề văn: cảnh một ngày mới bắt đầu ; một đêm trăng đẹp; một trường học; một khu vui chơi, giải trí.
- Bút dạ và 4 bảng nhóm cho HS lập dàn ý 4 bài văn.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 -3 HS nêu lại dàn ý của bài văn tả người.
- Nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Gtb: Trong tiết học trước, các em đã lập dàn ý và trình bày miệng bài văn tả người. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ viết bài văn tả người theo dàn ý đã lập.
2. Hướng dẫn HS làm bài:
- GV cho một HS đọc 3 đề trong SGK.
- GV hướng dẫn HS: 
+ Ba đề văn đã nêu là 3 đề của tiết lập dàn ý trước. Các em nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn, các em vẫn có thể thay đổi - chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
+ Dù viết theo đề bài cũ, các em vẫn cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa. Sau đó, dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn.
 -Gv ghi đề bài lên bảng, gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
 - Treo bảng phụ ghi dàn ý bài văn tả người.
 - Giáo viên giúp các em hiểu yêu cầu.
 - Cho học sinh tìm ý, sắp xếp thành dàn ý. 
 3. HS làm bài: Viết được bài văn tả người mà mình yêu thích.
 - Cho Hs làm bài; Gv theo dõi, giúp đỡ Hs - Thu bài.
4. Củng cố, dặn dò: Nxét tiết làm bài của HS và thông báo trả bài văn tả cảnh các em đã viết trong tiết học tới; bài văn tả người vừa viết sẽ được trả vào tiết 2, tuần 34.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET 33.doc