I.MỤC TIÊU : Giúp HS:
- Nắm được quy tắc nhân nhẩm một STP với 10, 100,1000 .
- Củng cố kỹ năng nhân một STP với một số tự nhiên.
- Củng cố kỹ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng STP.
II. ĐỒ DÙNG:
-GV : Bảng phụ
-HS : Bảng con
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- BC: 56,02 14.
- Muốn nhân 1 STP với 1 số tự nhiên ta làm thế nào?
HĐ2: Bài mới (10’-12')
2.1. Ví dụ 1: GV nêu phép tính 27,867 10; HS thực hiện BC.
- Nêu rõ tên thành phần và kết quả của phép tính trên.
- Suy nghĩ để tìm cách viết 27,867 thành 278,67.
- Làm thế nào để có ngay kết quả của tích 27,867 10 mà không thực hiện phép tính? Rút ra kết luận khi nhân 1 STP với 10.
2.2 Ví dụ 2: GV làm tương tự như VD1.
- Muốn nhân một STP với 10, 100, 1000 ta chỉ việc làm thế nào?
- GV chốt kiến thức.
Thø hai ngµy 12 th¸ng 11n¨m 2007 §56: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000.(57) I.MỤC TIÊU : Giúp HS: - Nắm được quy tắc nhân nhẩm một STP với 10, 100,1000.. - Củng cố kỹ năng nhân một STP với một số tự nhiên. - Củng cố kỹ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng STP. II. ĐỒ DÙNG: -GV : Bảng phụ -HS : Bảng con III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - BC: 56,02 ´ 14. - Muốn nhân 1 STP với 1 số tự nhiên ta làm thế nào? HĐ2: Bài mới (10’-12') 2.1. Ví dụ 1: GV nêu phép tính 27,867 ´ 10; HS thực hiện BC. - Nêu rõ tên thành phần và kết quả của phép tính trên. - Suy nghĩ để tìm cách viết 27,867 thành 278,67. - Làm thế nào để có ngay kết quả của tích 27,867 ´ 10 mà không thực hiện phép tính? Rút ra kết luận khi nhân 1 STP với 10. 2.2 Ví dụ 2: GV làm tương tự như VD1. - Muốn nhân một STP với 10, 100, 1000 ta chỉ việc làm thế nào? - GV chốt kiến thức. HĐ3: Luyện tập - Thực hành (18-20') a) Miệng: * Bài 1/57 ( 6 - 8’) - KT: Nhân nhẩm 1 STP với 10, 100, 1000, ... - DKSL: Dịch chuyển dấu phẩy sai. - Muốn nhân 1 STP với 10, 100, 1000 ta làm như thế nào? b) Bảng con : * Bài 2/57 ( 4 - 5’) - KT: Đổi đơn vị đo độ dài từ m và dm ra cm. - Chốt : Cách đổi c) Vở : * Bài 3/57 ( 8’) - KT: Giải toán có lời văn liên quan đến nhân 1 STP với 10 và cộng STP. HĐ4: Củng cố (3’) - Muốn nhân 1 STP với 10, 100, 1000 ta làm như thế nào ? - Em hiểu ... ở đây có nghĩa thế nào? Rút kinh nghiệm giờ dạy: Thø ba ngµy 13 th¸ng 11 n¨m 2007 §57 : LUYỆN TẬP (58) I.MỤC TIÊU : Giúp HS: - Rèn luyện kỹ năng nhân một STP với một số tự nhiên. - Rèn kỹ năng nhân nhẩm một STP với 10, 100, 1000.. II. ĐỒ DÙNG: - GV : Bảng phụ - HS : Bảng con III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - BC: 53,286 ´ = 532,86 ; 53,286 ´ ... = 5328,6 ; 53,286 ´ = 53286 - Muốn nhân STP với 10, 100, 1000.. ta làm thế nào? HĐ2: Luyện tập - Thực hành (28-30’) a) Miệng : * Bài 1/58 (5’) - KT: Nhân nhẩm 1 STP với 10, 100, 1000.. - DKSL : Nhân sai trường hợp : 0,9 x 100 ; 0,1 x 1000 - Muốn nhân 1 STP với 10, 100, 1000 ta làm thế nào? b) Vở : * Bài 2/58 (7-8’) - KT: Nhân 1 STP với STN ( tròn chục, tròn trăm ) - DKSL : Trình bày các tích riêng của phép nhân chưa gọn. - Chốt : Nêu kỹ năng nhân 1 STP với số tròn chục, tròn trăm.. * Bài 3/58 ( 10’) - KT: Giải toán có lời văn . - Chốt : Cách làm c) Bảng con : * Bài 4/58 ( 5 - 7’) - KT : Tìm STN x có liên quan nhân STP. - Chốt : 2,5 ´ x thỏa mãn điều kiện gì? Với x có điều kiện gì? HĐ3: Củng cố (3-5’) - Khi dấu phẩy của 1 STP dịch chuyển sang phải 1, 2, 3chữ số thì số đó thay đổi như thế nào? - Khi nhân 1 STP với số tròn chục, tròn trăm ... cần lưu ý gì? Rút kinh nghiệm giờ dạy: Thø t ngµy 14 th¸ng 11 n¨m 2007 § 58 : NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN (58) I.MỤC TIÊU Giúp HS: - Nắm được quy tắc nhân một STP với một STP. - Bước đầu nắm được tính chất giao hoán của phép nhân hai STP. II. ĐỒ DÙNG: - GV : Bảng phụ ghi VD1. - HS : Bảng con III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1 : Kiểm tra bài cũ (3-5’) - BC: 6,4 m = dm ; 4,8m = ... dm - Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào? HĐ2 : Bài mới (15’) 2.1 : Hình thành phép nhân 1 STP với 1 STP : - Dựa vào VD1 đưa ra phép tính 6,4 ´ 4,8 = ? (m2) - Nhận xét phép tính ? - HS thảo luận nhóm để tìm kết quả: + Chuyển đổi về số tự nhiên để tìm kết quả theo dm2 + Đổi kết quả từ dm2 ® m2. 2.2 : Hướng dẫn HS cách đặt tính và tính: - Đặt tính và thực hiện phép nhân như STN. - Cách đặt dấu phẩy ở tích - Muốn nhân 6,4 ´ 4,8 em đã làm thế nào ? 2.3 : Áp dụng cách làm trên : Tính 4,75 x 1,3 = ? - HS đặt tính và tính trên bảng con. - Muốn nhân 1 STP với 1 STP ta làm thế nào? - HS đọc ghi nhớ/ SGK – GV chốt: 2 bước thực hiện. HĐ3: Luyện tập - Thực hành (17’) a) Bảng con : * Bài 1/59 (4-5’) - KT: Đặt tính và tính kết quả đúng phép nhân 1 STP với 1 STP. - DKSL : Đặt dấu phẩy ở tích sai. - Chốt : Muốn nhân 1 STP với 1 STP ta làm thế nào? b) SGK : * Bài 2/59 (5-6’) - KT: Tính rồi so sánh giá trị a x b và b x a - Nhận xét: mỗi lần thay chữ bằng số giá trị của biểu thức a ´ b như thế nào với giá trị biểu thức b ´ a. - Chốt: Tính chất giao hoán của phép nhân STP. c) Vở: * Bài 3/59 ( 7’) - KT: Giải toán có lời văn về tính chu vi diện tích hình chữ nhật có liên quan nhân 1 STP với 1STP. HĐ4: Củng cố, dặn dò ( 1 - 2’) - Nhân một STP với một STP ta làm thế nào? - So sánh phép nhân 1 STP với 1 STN và 1 STP với 1 STP? Rút kinh nghiệm giờ dạy: Thø n¨m ngµy 15 th¸ng 11 n¨m 2007 § 59: LUYỆN TẬP (60) I.MỤC TIÊU Giúp HS: - Nắm được quy tắc nhân nhẩm một STP với 0,1; 0,01; 0,001. - Củng cố về nhân một STP với một STP. - Củng cố kỹ năng đọc, viết các STP và cấu tạo của STP. II. ĐỒ DÙNG: - GV: Bảng phụ - HS: Bảng con III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Bảng con: 0,5 ´ 10 = ; 0,5 ´ 100 = ; 0,5 ´ 1000 = - Nêu cách nhân nhẩm 1 STP với 10, 100, 1000, ... ? HĐ 2: Luyện tập - Thực hành (28-30’) a) Bảng con: * Bài 1/60 ( 12 - 15’) - KT: Nhân 1 STP với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 - DKSL: Sai trường hợp: 67,19 ´ 0,01 = 6719 ; 5,6 ´ 0,001 = 0056. - Chốt: Như vậy khi nhân 1 STP với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ; ... ta có thể tìm ngay được tích bằng cách nào? b) Vở: * Bài 2/60 (4-5’) - KT: Củng cố đổi đơn vị đo diện tích từ ha ® km2. - DKSL: Đổi sai do quên mối quan hệ giữa các đơn vị đo. - Chốt: Cách làm. * Bài 3/60 ( 10’) - Bài cho biết tỷ lệ bản đồ 1 : 1 000 000 cho ta biết gì? - KT: Củng cố toán giải về tỷ lệ bản đồ. - DKSL: Đổi tỉ lệ sai. - Chốt: Cách làm HĐ 3: Củng cố (3-5’) - Muốn nhân 1 STP với 0,1; 0,01; 0,001 ; ... ta chỉ việc làm thế nào? Rút kinh nghiệm giờ dạy: Thø s¸u ngµy 16 th¸ng 11 n¨m 2007 § 60: LUYỆN TẬP (61) I.MỤC TIÊU : - Củng cố về nhân một STP với một STP. - Bước đầu sử dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các STP trong thực hành tính. II. ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ kẻ sẵn khung bài 1/61. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Bảng con: 0,45 x 0,1 ; 56,78 x 0,01 ; 7483,2 x 0,001 - Khi nhân STP với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ; ... ta chỉ việc làm thế nào? HĐ2: Luyện tập - Thực hành (28-30’) a) SGK: * Bài 1/61 (10 - 12’) - KT: Nhân STP với STP để rút ra tính chất kết hợp của phép nhân, vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp để tính bằng cách thuận tiện. - DKSL: Tính sai trường hợp: 0,4 ´ 2,5 = 10 ; 0,25 ´ 40 = 100. - Chốt: + Rút ra kết luận: ( a ´ b ) ´ c = a ´ ( b ´ c ) + Phép nhân các STP có tính chất gì? Phát biểu - Đọc SGK. b) Vở: * Bài 2/61 (7 - 8’) - KT: Củng cố cộng và nhân STP. - DKSL: Sai phần b do tính nhầm thứ tự phép tính. - Chốt: Thứ tự thực hiện phép tính đối với STP. * Bài 3/61 ( 8 - 10’) - KT : Giải toán có lời văn với phép nhân 1 STP với 1 STP. - Chốt: Cách làm. HĐ3: Củng cố (3-5’) - Phát biểu tính chất kết hợp của phép nhân STP? Nêu dạng tổng quát? - Để tính tích của các thừa số bằng cách thuận tiện em vận dụng tính chất nào? Rút kinh nghiệm giờ dạy:
Tài liệu đính kèm: