Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi

Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi

Đ 91: DIỆN TÍCH HÌNH THANG

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Hình thành công thức tính diện tích hình thang.

- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.

- Rèn kĩ năng tính toán.

II. ĐỒ DÙNG:

- HS: Bảng con, giấy kẻ ô vuông, kéo, thước kẻ.

- GV: Bảng phụ, ê ke, thước, hình thang khai triển như sgk.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ1: Kiểm tra (3)

- Bảng con: Ghi công thức tính diện tích hình tam giác.

- Phát biểu quy tắc tính diện tích hình tam giác.

HĐ2: Dạy bài mới (15)

HĐ 2.1: GV nêu vấn đề: Tính diện tích hình thang ABCD?

HĐ 2.2: Cắt, ghép hình:

- HS cắt và ghép hình thang ABCD thành hình tam giác ADK (SGK).

- HS nêu nhận xét về diện tích hình thang với diện tích hình tam giác vừa ghép( bằng nhau) -> Tính diện tích hình tam giác ADK?

- Nhận xét mối quan hệ giữa đáy và chiều cao của tam giác với các yếu tố hình thang?

HĐ 2.3: Tính diện tích hình thang:

 ( Dựa vào VD -> H S nhận xét).

- GV giúp HS hiểu tính diện tích hình thang ABCD chính là tính diện tích của tam giác ADK.

 

doc 7 trang Người đăng hang30 Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán lớp 5 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày tháng năm 200
Đ 91: diện tích hình thang
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.
- Rèn kĩ năng tính toán.
II. Đồ dùng:
- HS: Bảng con, giấy kẻ ô vuông, kéo, thước kẻ.
- GV: Bảng phụ, ê ke, thước, hình thang khai triển như sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra (3’)
- Bảng con: Ghi công thức tính diện tích hình tam giác.
- Phát biểu quy tắc tính diện tích hình tam giác.
HĐ2: Dạy bài mới (15’)
HĐ 2.1: GV nêu vấn đề: Tính diện tích hình thang ABCD?
HĐ 2.2: Cắt, ghép hình:
- HS cắt và ghép hình thang ABCD thành hình tam giác ADK (SGK).
- HS nêu nhận xét về diện tích hình thang với diện tích hình tam giác vừa ghép( bằng nhau) -> Tính diện tích hình tam giác ADK?
- Nhận xét mối quan hệ giữa đáy và chiều cao của tam giác với các yếu tố hình thang?
HĐ 2.3: Tính diện tích hình thang:
	( Dựa vào VD -> H S nhận xét).
- GV giúp HS hiểu tính diện tích hình thang ABCD chính là tính diện tích của tam giác ADK.
- HS nhận xét: + Đáy của tam giác với hai đáy của hình thang.
+ Chiều cao của hình tam giác AND với chiều cao của hình thang.
- HS nêu cách tính diện tích hình thang (SGK) -> Nêu công thức:
S : Diện tích
a, b : Độ dài hai đáy
h : Chiều cao
S =
(a + b) x h
( a, b, h cùng đơn vị đo)
2
HĐ3: Luyện tập (19’):
a) Nháp:	 * Bài 1/93 (5’):
- KT: Củng cố công thức tính diện tích hình thang.
- Chốt: Nêu công thức tính diện tích hình thang?
b) Bảng con:	* Bài 2/94 (6’):
- KT: Củng cố tính diện tích hình thang, hình thang vuông.
- Chốt: Muốn tính diện tích hình thang em làm như thế nào?
c) Vở :	 * Bài 3/94 (8’)
- KT: Giải toán có lời văn : tính diện tích hình thang, tìm số TBC (Tìm chiều cao).
- Chốt: Em đã vận dụng kiến thức nào để thực hiện yêu cầu của bài toán?
HĐ4: Củng cố: ( 3’)
- Miệng: Phát biểu quy tắc tính diện tích hình thang.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Thứ ba ngày tháng năm 200
Đ 92: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang ( kể cả hình thang vuông ) trong các tình huống khác nhau.
II. Đồ dùng:
- HS: Bảng con.
- GV: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra (3’)
- Bảng con + miệng: Viết công thức và nêu quy tắc tính diện tích hình thang?
 HĐ2: Luyện tập (32’)
a) Nháp: * Bài 1/94 (8’): Phần a,b:
- KT: Củng cố công thức tính diện tích hình thang với các số đo là số tự nhiên, phân số.
- Chốt: Muốn tính diện tích hình thang em làm thế nào?
b) Vở: 	 * Bài 1/94: Phần c: ( 4’)
 - KT: Củng cố công thức tính diện tích hình thang với các số đo là và số thập phân.
 - Chốt: Nêu và giải thích công thức tính diện tích hình thang?
 * Bài 2/94 (10’)
- KT: Giải toán có liên quan tính diện tích hình thang..
- DKSL: HS lúng túng khi tính sản lượng thóc trên thửa ruộng đó.
c) SGK: * Bài 3/94 (10’)
- KT: So sánh diện tích các hình thang -> Rèn kĩ năng quan sát hình vẽ sử dụng công thức tính diện tích hình thang và kĩ năng ước lượng.
- DKSL: HS ước lượng không chính xác.
HĐ3: Củng cố ( 5’)
+ Tính diện tích hình thang biết: a = 12 dm ; b = 5 dm ; h = 35 cm
 + Một bạn tính:
S =
(12 + 5) x 35
O Bạn tính đúng hay sai?
2
- Em tính kết quả ra BC giúp bạn.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Thứ tư ngày tháng năm 200
Đ 93: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách tính diện tích hình tam giác, hình thang.
- Củng cố về giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng vào bài tập.
II. Đồ dùng:
 - HS: Bảng con.
 - GV: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra (5’)
 - Ghi công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang; Phát biểu quy tắc?
 - Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số em làm thế nào?
HĐ2: Luyện tập (30’)
a) Bảng con:	* Bài 1/95 (5’):
- KT: Tính diện tích hình tam giác vuông biết độ dài hai cạnh góc vuông là số tự nhiên, số thập phân và phân số.
 - DKSL: HS lúng túng khi vận dụng công thức.
 - Chốt: Nêu công thức tính diện tích hình tam giác? 
b) Nháp:	* Bài 2/95 (5’):
	 - KT: So sánh diện tích hình thang và diện tích hình tam giác.
	 - DKSL: HS lúng túng khi xác định chiều cao của tam giác BEC.
 - Chốt: Đặc điểm của hình thang, hình tam giác.
c) Vở: 	* Bài 3/95 ( 5’):
 - KT: Giải toán về tỉ số phần trăm và diện tích hình thang.
 - DKSL: lời giải
 - Chốt: Cách làm
HĐ3: Củng cố (5’):
 - Bảng con: Ghi công thức tính diện tích hình thang.
 - Một HS phát biểu: Muốn tính diện tích hình thang ta lấy trung bình cộng của hai đáy nhân với chiều cao cùng đơn vị đo. Bạn nói đúng hay sai? Giải thích.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày tháng năm 200
Đ 94: hình tròn
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết được hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tâm, bán kính, đường kính.
- Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
II. Đồ dùng:
 - HS: Bảng con, com pa, thước.
 - GV: Bảng phụ, com pa, thước, hình tròn bằng bìa.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra (2’)
- Đồ dùng vẽ hình tròn.
HĐ2: Dạy bài mới (15’)
a) Giới thiệu hình tròn, đường tròn:.
	- GV đưa tấm bìa hình tròn và giới thiệu.
	- GV dùng com pa vẽ hình tròn và nói: Đầu chì com pa vạch trên bảng một đường tròn -> HS dùng com pa vẽ trên giấy một hình tròn.
b) HS nắm được cách vẽ các yếu tố của hình tròn.
	- GV hướng dẫn HS cách vẽ hình tròn.
	+ Xác định tâm hình tròn ( tâm O).
	+ Dùng com pa -> lấy độ lớn của bán kính ( đoạn thẳng nối từ tâm O đến 1 điểm bất kỳ trên đường tròn).
+ Quay một vòng tròn.
	- GV giới thiệu các yếu tố của hình tròn.
	+ O : Điểm tâm
	+ OA, OB, OC: Bán kính
	+ MN: Đường kính ( đoạn thẳng đi qua tâm nối 2 điểm trên đường tròn) 
-> Quan hệ đường kính và bán kính ( MN = OA x 2).
	- Chốt: + Nhận xét các bán kính của hình tròn?
	 + So sánh đường kính với bán kính của hình tròn?
HĐ3: Luyện tập (18’)
a) Làm nháp:	* Bài 1/96 (5’):
	- KT: Vẽ hình tròn với bán kính và đường kính cho trước.
- Sai lầm: HS lúng túng khi xác định tâm ở phần b
b) Vở:	* Bài 2/96 (6’):
- KT: Rèn kĩ năng sử dụng com pa để vẽ hình tròn. Vẽ 2 đường tròn tiếp xúc nhau tại 1 điểm ( có bán kính bằng nhau = 2cm)..
- Sai lầm: HS lúng túng khi sử dụng com pa để vẽ hình.
- Chốt: Cách vẽ hình tròn khi biết bán kính.	
* Bài 3/97 (7’):
- KT: Rèn kĩ năng vẽ phối hợp đường tròn và hai nửa đường tròn.
	 - Sai lầm: Xác định tâm của 2 nửa đường tròn.
	 - Chốt: Cách vẽ.
HĐ4: Củng cố (5’)
- Nháp: Vẽ đường tròn có bán kính = 3 cm -> Nêu các yếu tố của đường tròn đó?
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	..	..
Thứ sáu ngày tháng năm 200
Đ 95: Chu vi hình tròn
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nắm được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức vào bài tập.
II. Đồ dùng:
- HS: Bảng con, com pa, thước.
- GV: Bảng phụ, com pa, thước, bộ khai triển hình tròn.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ (5’)
 - Kể tên các yếu tố của hình tròn? Muốn vẽ hình tròn xác định các yếu tố nào? Nêu mối quan hệ giữa đường kính và bán kính?
HĐ2: Dạy bài mới (14’)
a) Mô tả việc xác định chu vi hình tròn:
 - HS và GV thực hành vẽ, cắt một hình tròn có bán kính 2 cm, đánh dấu điểm A trên đường tròn.
- Lăn hình tròn dọc theo thước thẳng -> NX độ dài của một vòng lăn ( như SGK).
- GV nêu cách tính chu vi hình tròn bán kính 2 cm ( đường kính 4 cm).
4 x 3,14 = 12,56 (cm).
b) Giới thiệu cách tính chu vi hình tròn:
- HS nhận xét : 4 x 3,14 = 12,56 
	 đường kính	 Chu vi
 - HS nêu cách tính chu vi hình tròn:
Chu vi 	= 	đường kính x 3,14
C	= 	d 	 x 3,14
C 	= 	r x 2 x 3,14
 - Muốn tính chu vi hình tròn ta làm thế nào?
c) Vận dụng công thức làm VD 1, 2:
 - GV nêu đề toán - HS vận dụng - Chữa, nhận xét.
HĐ3: Luyện tập - Thực hành (17’)
a) Nháp: 	* Bài 1/98 (5’):
	- KT: Tính chu vi hình tròn biết đường kính là số thập phân, phân số.
 - Chốt: Muốn tính chu vi hình tròn khi biết đường kính, em làm thế nào?
b) Bảng: 	* Bài 2/98 (5’)
	- KT: Tính chu vi hình tròn khi biết bán kính.
	- Chốt: Nêu công thức tính chu vi hình tròn khi biết bán kính?
c) Vở :	* Bài 3/98 (7’)
	- KT: Tính chu vi hình tròn vào giải toán thực tế.
	- Chốt: Chu vi hình tròn được tính như thế nào?
* Sai lầm HS thường mắc: Kĩ năng nhân số thập phân chậm, thiếu chính xác.
HĐ4: Củng cố (2 - 4’)
- Bảng con: Viết công thức tính chu vi hình tròn.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan19.doc