Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

I. YÊU CẦU :

HS cần nắm: Khái niệm từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.

II. CHUẨN BỊ :

 - GV : Tham khảo tài liệu SGK, SGV, thiết kế giáo án, tra từ điển, bảng phụ.

- HS : Đọc – trả lời câu hỏi SGK .

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 05 Ngày soạn : 
 TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
Tiếng Việt 
 Tiết : 19 Ngày dạy : 
I. YÊU CẦU : 
HS cần nắm: Khái niệm từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
II. CHUẨN BỊ :
 - GV : Tham khảo tài liệu SGK, SGV, thiết kế giáo án, tra từ điển, bảng phụ.
- HS : Đọc – trả lời câu hỏi SGK .
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
Nội dung hoạt động
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
+ Hoạt động 1 : Khởi động. 
 - Ổn định lớp.
 - Kiểm tra bài cũ.
- Giới thiệu bài mới.
- Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số.
Hỏi: Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ?
- Tạo tình huống về nghĩa của từ (Bảng phụ) -> dẫn vào bài -> ghi tựa.
- Báo cáo sỉ số.
- Trả lời cá nhân.
- Nghe, ghi tựa.
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. 
- Tìm hiểu khái niệm từ nhiều nghĩa.
I. Từ nhiều nghĩa:
- VD: Từ “Mũi”:
 + Bộ phận cơ thể người hoặc động vật dùng để thở, ngữi (Mũi trâu, mũi người).
 + Bộ phận phía trước của phương tiện giao thông đường thuỷ (Mũi thuyền, mũi tàu).
 + Bộ phận phía trước của vũ khí sắc, nhọn (Mũi dao, mũi kim).
- Ghi nhớ SGK trang 56.
- Tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
VD1 : Cái chân tôi đau quá.
-> Dùng nghĩa nhất định.
VD2 : Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
+ Đen: Màu đen (Cái xấu).
+ Sáng: Chỉ cường độ ánh sáng (Cái tốt).
- Ghi nhớ SGK trang 56.
- Gọi HS đọc bài thơ SGK. 
Hỏi : 
+ Mấy sự vật có chân (Nhìn thấy, sờ thấy)?
+ Sự vật nào không chân nhưng vẫn được đưa vào thơ?
- Yêu cầu HS tra từ điển để hiểu nghĩa của từ chân.
- GV chốt lại: Từ chân là từ có nhiều nghĩa.
- Yêu cầu HS tìm một số từ nhiều nghĩa -> GV ghi bảng.
- Yêu cầu HS tìm một số từ chỉ 1 nghĩa -> GV ghi bảng.
Hỏi: Em rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ?
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
- Cho HS xem lại ngữ liệu: nghĩa của từ “chân” qua bảng phụ.
Hỏi: Nghĩa đầu tiên của từ chân?
-> Đó là nghĩa gốc (Đen, chính), những nghĩa còn lại là nghĩa chuyển.
- Cho HS đặt câu có từ chân.
- GV ghi bảng.
Hỏi: Trong câu trên, từ chân được hiểu như thế nào?
- Cho HS xem ngữ liệu: “Gần mực”
Hỏi: Từ “đen” và ”sáng” trong câu trên được hiểu theo mấy nghĩa?
- Yêu cầu HS tìm ví dụ tương tự.
Hỏi: Từ các ví dụ trên, em hiểu như thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ.
- Đọc SGK.
- Cá nhân dựa vào bài thơ phát hiện:
+ Sự vật có chân.
+ Sự vật không chân: cái võng -> Ca ngợi anh bộ đội hành quân.
- Nghe.
- Cá nhân phát hiện: Mũi (Mũi thuyền, mũi dao,)
- HS tìm từ 1 nghĩa.
VD: Xe đạp, hoa hồng,
- Nhận xét: Từ có thể có 1 nghĩa hoặc nhiều nghĩa.
- 1 HS đọc ghi nhớ.
- Quan sát ngữ liệu.
- Suy nghĩ trả lời: Nghĩa đầu tiên là chân trâu, chân người.
- Nghe.
- 2 HS đặt câu.
- Cá nhân trả lời: Dùng 1 nghĩa nhất định.
- Đọc – quan sát.
- Thảo luận nhanh (2 HS) -> Nhận xét.
+ Đen: màu đen -> xấu.
+ Sáng: cường độ ánh sáng -> tốt.
- Trả lời ghi nhớ SGK.
- Cá nhân đọc ghi nhớ.
+ Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập: 
Bài tập 1:
+ Đầu: Đầu bàn, đầu bảng, đầu tiên, 
+ Tay: Tay súng, tay cày, tay anh chị, 
+ Mũi: Mũi dao, mũi kim, mũi thuyền, 
Bài tập 2:
+ Lá: Lá phổi, lá gan, lá lách, + Quả: Quả tim, quả thận, 
Bài tập 3:
 a. Mẫu: Sự vật -> Hành động
+ Hộp sơn -> Sơn cửa.
+ Cái bào -> Bào gỗ.
b. Mẫu: Hành động -> Đơn vị
+ Gánh lúa -> Một gánh lúa.
+ Cuộn giấy lại -> 3 cuộn giấy
Bài tập 4:
 a. Tác giả nêu 2 nghĩa của từ bụng, còn thiếu một nghĩa: Phần phình to của một số sự vật. VD: Bụng chân.
 b. + Aùm bụng nghĩa a1.
+ Tốt bụng nghĩa a2.
+ Bụng chân nghĩa a3.
Bài tập 5: Viết chính tả.
- Gọi HS đọc + xác định yêu cầu bài tập.
- Gọi 3 HS lên bảng thực hành.
-> Nhận xét, sửa chữa.
- Yêu cầu HS đọc xác định yêu cầu bài tập 2, cho HS thảo luận nhanh.
-> GV nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS đọc xác định yêu cầu bài tập 3.
- Gọi HS tìm hiện tượng chuyển nghĩa.
- Gọi HS đọc đoạn trích -> nêu yêu cầu bài tập cho HS thảo luận.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS viết đúng một sớ từ dễ sai.
- Cho HS đọc thêm.
- Đọc + nắm yêu cầu bài tập.
-> 3 HS lên bảng thực hành -> lớp nhận xét.
- Đọc + xác định yêu cầu bài tập 2.
- Thảo luận nhanh (2 HS).
- Đọc SGK.
- 2 HS lên bảng thực hành -> lớp nhận xét.
- 1 HS đọc SGK + nắm yêu cầu bài tập.
- Thảo luận -> trình bày kết quả thảo luận.
- Lớp viết chính tả.
- Đọc SGK.
+ Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò. 
- Củng cố:
- Dặn dò:
- Cho câu tục ngữ: “Tốt gỗ”
Hỏi: Từ “gỗ” và từ ”nước sơn” được dùng với mấy nghĩa? Giải thích nghĩa của 2 từ trên. -> Củng cố lại bài học.
- Yêu cầu học ghi nhớ.
- Chuẩn bị: Lời văn, đoạn văn tự sự.
- Trả bài: hiểu đề và cách làm văn tự sự.
- Cá nhân trả lời: 2 nghĩa.
- Thực hiện theo yêu cầu GV.

Tài liệu đính kèm:

  • docb6-19-TUNHIEUNGHIAVAHIENTUONGCHUYENNGHIACUATU.doc