Giáo án ôn tập hè môn Toán lớp 5 - Tiết 19 đến tiết 24

Giáo án ôn tập hè môn Toán lớp 5 - Tiết 19 đến tiết 24

Tiết: 19,20,21 CÁC BÀI TOÁN VỀ SỐ ĐO THỜI GIAN,

 TOÁN CHUYỂN ĐỘNG

Ngày giảng:

 I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học sinh nắm được bảng đơn vị đo thời gian, giải được các bài toán chuyển động.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đổi đơn vị thời gian, giải toán cho học sinh, cách lập luận bài toán.

3. Thái độ: có thái độ học tập tích cực, yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

Gv: SGK, Phiếu học tập

HS: Ôn tập kiến thức cũ về số đo thời gian.

III. Hoạt động dạy và học:

1. Tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh.

 

doc 9 trang Người đăng hang30 Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập hè môn Toán lớp 5 - Tiết 19 đến tiết 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi 7. 
Tiết: 19,20,21 CÁC BÀI TOÁN VỀ SỐ ĐO THỜI GIAN, 
 TOÁN CHUYỂN ĐỘNG
Ngày giảng:
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được bảng đơn vị đo thời gian, giải được các bài toán chuyển động.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đổi đơn vị thời gian, giải toán cho học sinh, cách lập luận bài toán.
3. Thái độ: có thái độ học tập tích cực, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
Gv: SGK, Phiếu học tập
HS: Ôn tập kiến thức cũ về số đo thời gian.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Tiết 19: Ôn tập Bảng đơn vị đo thời gian
GV: cho HS ôn tập lại cách đổi đơn vị số đo thời gian
* Điền vào chỗ trống;
3 giờ 2 phút = ........phút.
 giờ =.................. phút
1,4 giờ =........ phút
1 phút 3 giây = ....... phút
GV: Nêu yêu cầu 2:
* Hãy cho biết những năm sau đây thuộc thế kỷ nào?
a, Năm 40.
b, Năm 305
c, Năm 2000
* Viết số đo thời gian sau đây dưới dạng số thập phân với đơn vị là giờ:
a, 3 giờ 18 phút
b, 2 giờ 42 phút
c, 1 giờ 12 phút
GV: Yêu cầu học sinh hoàn thành đổi đơn vị thời gian.
Ôn lại cách cộng, trừ sô sđo thời gian.
Bài tập 1:
Tính
a, 3 giờ 25 phút = 2 giờ 20 phút
b,4 giờ 12 phút + 1 giờ 56 phút
c, 3 giờ 27 phút - 1 giờ 45 phút
d, 4 giờ 25 phút - 2 giờ 42 phút
GV: Gọi 2 hs lên bảng thực hiện học sinh dưới lớp làm ra vở
HS: Nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
GV: Chốt kiến thức.
Bài 2:
Mọt chú công nhân sửa hai cái máy. Chú sử xong cái máy thứ nhất hết 1 giờ 15 phút, sửa cái máy thứ hai lâu hơn cái máy thứ nhất 30 phút. Hỏi chú công nhân sửa xong hai cái máy hết bao nhiêu thời gian?
GV: yêu cầu học sinh đọc kỹ yêu cầu bài toán.
HS: Tìm thời gian sửa xong cái máy thứ hai, và thời gian sửa xong hai cái máy.
GV: Gọi 1 HS lên bảng thực hiện, chốt kiến thức.
GV: Nêu tiếp nội dung bài tập 3.
Một bác nông dân cày xong hai thửa ruộng trong 3 giờ 45 phút, riêng thửa thứ nhất bác cày xong trong 1 giờ 50 phút. Hỏi bác nông dân cày thửa ruộng thứ hai trong bao lâu?
HS: Phân tích bài toán
GV: Gọi 1 HS lên bảng thực hiện
Tiết 20: Nhân, chia số đo thời gian
GV: Khái quát về phép nhân, chia số đo thời gian
Nêu bài tập :
Tính:
a, 2 giờ 15 phút x 3 =?
b, 1 giờ 45 phút x 4 = ?
c, 3 giờ 55 phút x 2 = ?
GV: Gọi 3 HS lên bamngr thực hiện nhanh bài toán.
HS: Dưới lớp làm ra vở, đối chiếu kết quả rút ra nhận xét.
Bài tập 5;
tính: 
a, (2 giờ 12 phút + 3 giờ 49 phút) x3
b, ( 5 giờ 36 phút - 4 giờ 45 phút) : 3 
GV: Gọi 2 HS lên bảng thực hiện
HS: Dưới lớp àm vào vở
GV: Theo dõi sửa sai nếu có, chốt kiến thức
GV: Nêu bài tập 6
Một học sinh học nghề, trong 3 giờ 15 phút làm được 5 dụng cụ. Một công nhân lành nghề, cũng trong thời gian ấy lại làm dược 6 dụng cụ. Hỏi trung bình khi làm một dụng cụ thì người công nhân làm nhannh hơn người học sinh bao nhiêu phút? 
GV: Trung bình người học sinh làm một dụng cụ hết bao nhiêu tg?
Người công nhân làm một dụng cụ hết bao nhiêu tg?
Người công nhân làm nhanh hơn học sinh bao nhiêu tg? 
HS: Phân tích bài toán và tìm lời giải
GV: Chốt kiến thức, sửa sai nếu có.
Tiết 21:
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại các công thức tìm quãng đương, vận tốc, thời gian của một chuyển động đã học.
HS: Nhớ lại công thức
GV: Nhắc lại một số công thức cơ bản.
Nêu bài tập vận dụng.( BT7)
Một người đi bộ khởi hành lúc 7 giờ tại xã A và đến xã B lúc 8 giờ 45 phút, biết quãng đường từ A đến B dài 7 Km. Hỏi người đó đi với vận tốc bằng bao nhiêu?
GV: Để đi hết quãng đường từ A đến B người đó cần bao nhiêu thời gian?
HS: 105 phút
GV: Ta biết quãng đường và thời gian của người đó vậy có tìm được vận tốc không? Dựa vaod công thức nào?
HS: 1 HS lên bảng thực hiện
BT8:
Lúc 7 giờ một ô tô khởi hành từ A và dự định đến B lúc 11 giờ 30 phút và vận tốc dự định là 64 Km/ giờ, nhưng thực tế đến 9 giờ 30 phút thì ô tô đã đi được 150 Km. Hỏi từ 7 giờ đến 9 giờ 30 phút ô tô đã đi với vận tốc bao nhiêu? Trên quãng đường còn lại ô tô phải đi với vận tốc bao nhiêu để đến B đúng giờ quy định?
Gv: Thời gian ô tô dự định đi từ A 
đến B là bao nhiêu?
HS: 270 phút
GV: Thời gian đi 150 km đầu tiên là bao nhiêu?
HS: 2 giờ 30p
GV: Vận tốc đi 150 km đầu là?
HS: Lên bảng giải bài toán, Gv gợi ý bổ xung, hoàn thiện bài toán.
I. Bảng đơn vị đo thời gian.
* Viết số thích hợp vào chỗ trống;
3 giờ 20 phút = 200 phút
 giờ = 48 phút 
1,4 giờ = 84 phút
1 phút 3 giây = 63 giây.
* Hãy cho biết những năm sau đây thuộc thế kỷ nào?
a, Năm 40 Thuộc thế kỷ thứ nhất
b, Năm 305 Thuộc thế kỷ thứ 4
c, Năm 2000 Thuộc thế kỷ thứ 20.
* Viết số đo thời gian sau đây dưới dạng số thập phân với đơn vị là giờ:
a, 3 giờ 18 phút
b, 2 giờ 42 phút
c, 1 giờ 12 phút.
Đáp án:
a, 18 phút = giờ = 0,3 giờ.
Vậy 3 giờ 18 phút = 3,3 giờ.
b, 2 giờ 42 phút = 2,7 giờ
c, 1 giờ 12 phút = 1,2 giờ
II. Cộng trừ số đo thời gian
Bài tập 1: Tính
a, 3 giờ 25 phút + 2 giờ 20 phút = 5 giờ 45 phút
b,4 giờ 12 phút + 1 giờ 56 phút = 6 giờ 8 phút
c, 3 giờ 27 phút - 1 giờ 45 phút = 1 giờ 45 phút
d, 4 giờ 25 phút - 2 giờ 42 phút = 1 giờ 43 phút
Bài tập 2:
Bài giải:
Thời gian sửa xong cái máy thứ hai là:
1 giờ 15 phút + 30 phút = 1 giờ 45 phút
thời gian sửa xong hai cái máy là;
1 giờ 15 phút + 1 giờ 45 phút = 3 giờ.
 Đáp số: 3 giờ.
Bài tập 3:
Bài giải:
Thời gian bác nông dân cày xong thửa ruộng thứ hai là:
3 giờ 45 phút - 1 giờ 50 phút = 1 giờ 55 phút.
 Đáp số: 1 giờ 55 phút.
II. Nhân chia số đo thời gian.
Bài tập 4: Tính
Bài giải:
a, 2 giờ 15 phút x 3 = 6 giờ 45 phút
b, 1 giờ 45 phút x 4 = 7 giờ
c, 3 giờ 55 phút x 2 = 7 giờ 50 phút.
Bài tập 5:
tính: 
Bài giải:
a, (2 giờ 12 phút + 3 giờ 49 phút) x3 
 = 18 giờ 3 phút
b, ( 5 giờ 36 phút - 4 giờ 45 phút) : 3 
 = 51 phút : 3
 = 17 phút.
Bài tập 6:
Bài giải:
Thời gian trung bình người học sinh làm một dụng cụ là:
3 giờ 15 phút : 5 = 39 phút.
Thời gian trung bình người công nhân làm một dụng cụ là:
3 giờ 15 phút : 6 = 32 phút 30 giây.
Trung bình làm một dụng cụ thì người công nhân làm nhanh hơn người học sinh là:
39 phút - 32 phút 30 giây = 6 phút 30 giây.
 Đáp số: 6 phút 30 giây.
III. Các bài toán về chuyển động
* Các công thức:
a, Tìm quãng đường
S = V.t
b, Tìm thời gian:
t = S:v
c, Tìm vận tốc:
V = S:t
* Toán tìm vận tốc
Bài tập 7:
Bài giải:
Thời gian đi từ xã A đến xã B là:
8 giờ 45 phút - 7 giờ = 1 giờ 45 phút
1 giờ 45 phút = 105 phút
Vận tốc đi bộ là:
= 4 Km/ giờ.
 Đáp số: 4 Km/ giờ.
Bài tập 8:
Bài giải:
Thời gian dự định đi từ A đến B là;
11giờ 30phút - 7giờ = 4giờ 30phút = 270 phút.
Quãng đường từ A đến B dài:
= 288 ( Km)
Thời gian ô tô đi 150 Km đầu là:
9 giò 30phút - 7 giờ = 2 giờ 30 phút = 150phút
Vận tốc ô tô đi 150 Km đầu là:
= 60 (km/giờ)
Đến 9 giờ 30 phút thì quãng đường còn lại là:
288 - 150 = 138 (Km)
Thời gian phải đi quãng đường còn lại là:
11 giờ 30 phút - 9 giờ 30 phút = 2 giờ.
Quãng đường còn lại phải đi với vận tốc là:
138 : 2 = 69 (Km/giờ)
 Đáp số: 69 (Km/giờ)
 4. Củng cố: (2 phút) Nhắc lại kiến thức cơ bản cac spheps tính về số đo thời gian, công thức tìm quãng đường, vận tốc, thời gian của một chuyển động.
5. dặn dò: (1 phút)
Về nhà học bài xem lại các bài toán đã chữa
BTVN:
Một tàu hỏa dài 80m, chạy qua một cây cầu dài 300m.Từ lúc đầu tầu lên cầu đến lúc ta cuối qua khỏi cầu mất hết 38 giây. Tìm vận tốc của tàu hỏa lúc qua cầu?
Đáp án:
Từ lúc lên cầu đến lúc tầu hỏa qua khỏi cầu thì tàu hỏa đi được quãng đường là:
300 + 80 = 380 (m)
1 giờ = 3600 giây
Vận tốc tàu hỏa lúc qua cầu là:
= 36000 (m/giờ)
36000m/giờ = 36 Km/giờ.
Buổi 8
Tiết: 22,23,24 ÔN TẬP
 TOÁN VỀ TÌM QUÃNG ĐƯỜNG, THỜI GIAN
Ngày giảng:
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh giải được các bài toán về tìm quãng đường, thời gian của một chuyển động .
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải toán cho học sinh, cách lập luận bài toán.
3. Thái độ: có thái độ học tập tích cực, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
Gv: SGK, Phiếu học tập
HS: Ôn tập kiến thức đã học về toán chuyển động.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Tiết 22:
Bài toán 1
Một xe máy đi từ tỉnh A đến tỉnh B với vận tốc 36 km/ giờ, cùng lúc dod một ô tô đi từ tỉnh B về tỉnh A với vận tốc 64 km/ giờ. Sau 2 giờ 45 phút hai xe gặp nhau. Hỏi quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B dài bao nhiêu km?
GV: yêu cầu học sinh đổi 2 giờ 45 phút = 2 giờ = giờ.
GV: Quãng đường xe máy đi trong giờ là?
HS: 99 km
GV: Vậy có tìm được quãng đường ô tô đi trong giờ không?
HS: Tìm Soto = ?
Vậy S từ A đến B dài là?
HS: Viết lời giải cho bài toán.
Bài tập 2:
Một người khởi hành từ A lúc 5 giờ sáng để đi về B với vận tốc 15 km/ giờ. Lúc 7 giờ một người khác đi từ B về A với vận tốc 18 km/ giờ. Hai người gặp nhau tại C lúc 9 giờ. Tính quãng đường từ A đến B?
GV: Yêu cầu học sinh đọc kỹ nội dung bài toán, 
HS: Đọc, phân tích bài toán và làm tại chỗ ít phút.
GV: Gọi đại diện 1 học sinh lên bảng trình bày phương án giải bài toán
HS: Đưới lớp thảo luận theo nhóm
GV: Cử 1 HS lên bảng trình bày, gv chốt kiến thức.
Tiết 23:
Bài tập 3
Một người đi xe đạp khởi hành từ A lúc 8 giờ 15 phút và đến B lúc 10 giờ 45 phút. Anh ta ỏ lại trong 1 giờ 40 phút để giải quyết công việc sau đó quay lại A. Vì đường về ngược gió nên vận tốc lúc về chỉ bằng vận tốc lúc đi. Hỏi anh ta về B lúc mấy giờ?
GV: Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán
HS: Lên bảng tóm tắt bài toán
GV: Đây là bài toán tìm thời gian của chuyển động, muốn biết người đó về B lúc mấy giờ thì phải tìm được t/g người đó đi từ A đến B, Thời điểm người đó khởi hành từ B về A, Vì thời gian lúc về chỉ bằng lúc đi , ta có tìm được thời gian lúc về không?
GV: Gọi 2 HS lên bảng thực hiện
GV: Điều khiển HS dưới lớp thảo luận, hoàn thành bài toán.
Bài tập 4:
Lúc 6 giờ 30 phút một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 12 km/giờ. Lúc 7 giờ một người khác đi xe máy với vận tốc 36 km/ giờ khởi hành từ A và đến B lúc 7 giờ 45 phút. Hỏi người đi xe đạp đến B trước hay sau người đi xe máy?
GV: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm
HS: Thảo luận theo nhóm
GV: Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả
HS: các nhóm nhận xét sửa sia nếu có.
Tiết 24:
Bài tập 5:
Một ô tô khởi hành từ thành phố Hồ Chí Minh đi Mỹ Tho lúc 7 giờ và đi với vận tốc 48 km/ giờ. Hỏi xe đến Mỹ Tho lúc mấy giờ? Biết quãng đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Mỹ Tho dài 72 km?
GV: hướng dẫn học sinh phân tích bài toán.
HS: làm tại chỗ ít phút
GV: gọi HS lên bảng chữa bài tập, gv chốt kiến thức.
Bài tập 6:
Lúc 6 giờ 30 phút một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 20 km/ giờ, đi được 1 giờ 45 phút người đó nghỉ lại 10 phút rồi sau dó đi tiếp quãng đường 55 km nữa để đến B. Hỏi người đó đến B lúc mấy giờ?
GV: Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán
HS: Đọc bài toán, làm bài tập tại chỗ
GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày kết quả.
HS: lên bảng làm bài tập
GV: Cùng học sinh trong lớp chữa lỗi và sửa sai nếu có
I. Toán về tìm quãng đường.
Bài tập1:
Bài giải:
Quãng đường xe máy đi được là:
36 x = 99 (km)
Quãng đường ô tô đi được là:
64 x = 176 (km)
Quãng đường từ tỉnh A đến tỉnh B là:
99 + 176 = 275 (km)
 Đáp số: 275 (km)
Bài tập 2:
Bài giải:
Thời gian người đi từ A đến hết đoạn đường AC là:
9 - 5 = 4 (giờ)
Quãng đường AC dài là:
15 x 4 = 60 9km)Thời gian người đi từ B đi hết đoạn đường BC là:
9 - 7 = 2 (giờ)
Quãng đường BC dài là:
18 x 2 = 36 (km)
Quãng đường từ A đến B dài là:
60 + 36 = 96 (km)
 Đáp số: 96 ( km)
II. Toán tìm thời gian 
Bài tập 3:
Bài giải:
Thời gian đi từ A đến B là:
10 giờ 45 phút - 8 giờ 15 phút = 2 giờ 30 phút
Người đó khởi hành từ B về A lúc:
10 giờ 45 phút + 1 giờ 40 phút = 12 giờ 25 phút
Vì vận tốc lúc về bằng vận tốc lúc đi nên thời gian lúc về bằng vận tốc lúc đi.
Thời gian lúc về là:
2 giờ 30 phút x = 3 giờ 45 phút
Người đó về B lúc:
12 giờ 25 phút + 3 giờ 45 phút = 16 giờ 10 phút
 Đáp số: 16 giờ 10 phút
Bài tập 4:
Bài giải:
Người đi xe máy đi từ A đến B mất thời gianlà:
7 giờ 45 phút - 7 giờ = 45 phút = 0,75 giờ
Quãng đường từ A đến B là:
36 x 0,75 = 27 (km)
Thời gian để đi xe đạp từ A đến B là:
27 : 12 = 2,25 (giờ)
2,25 giờ = 2 giờ 15 phút
Người đi xe đạp đến B lúc:
6 giờ 30 phút + 2 giờ 15 phút = 8 giờ 45 phút
Vậy người đi xe đạp đến B sau người đi xe máy.
Bài tập 5:
Bài giải:
Thời gian ô tô đi từ Thành phố Hồ Chí minh đến Mỹ tho là:
72 ; 48 = 1,5 giờ
1,5 giờ = 1 giờ 30 phút
Xe ô tô đến Mỹ Tho lúc:
7 giờ + 1 giờ 30 phút = 8 giờ 30 phút.
 Đáp số: 8 giờ 30 phút.
Bài tập 6:
Bài giải:
Thời gian đi hết quãng đường 55 km là:
55 : 20- = 2,75 (giờ)
2,75 giờ = 2 giờ 45 phút
Thời gian đi từ A đến B là:
1 giờ 45 phút + 10 phút + 2 giờ 45 phút =
3 giờ 100 phút = 4 giờ 40 phút
Người đó đến tỉnh B lúc:
6 giờ 30 phút + 4 giờ 40 phút = 11 giờ 10 phút.
 Đáp số: 11 giờ 10 phút
4. Củng cố; ( 3 phút)
Nhắc lại các kiến thức cơ bản về toán chuyển động.
5. dặn dò; ( 2 phút)
Về nhà xem lại các bài tập đã chữa. ôn tập các bài toán chuyển động ngược chiều, cùng chiều.

Tài liệu đính kèm:

  • docBuổi 7,8 Toán 6 hè 2010..doc