Giáo án tăng buổi các môn lớp 5 - Tuần 12

Giáo án tăng buổi các môn lớp 5 - Tuần 12

Tuần 12

Toán: Ôn tập cộng trừ hai số thập phân

I. Mục tiêu:

 + Củng cố vcách tính cộng trừ hai số thập phân.

 + Rèn kỹ năng tính toán về cộng trừ hai số thập phân.

II. Các hoạt động dạy và học.

Bài 1: Đặt tính rồi tính :

a. 35,66 + 19,9

 b. 32+ 2,9487

 c. 847,978- 24,9

 d. 100- 4,9787

- HS tự làm

- 2 HS lê bảng làm

- Nhận xét .

Bài 2: Tính .

 a. 13,98 + 7,837 + 15

 b. 63,8326 + 1837 + 7,98

- HS tự làm

- 2 HS lê bảng làm

- Nhận xét .

 

doc 5 trang Người đăng hang30 Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tăng buổi các môn lớp 5 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
nghỉ giữa kỳ và sinh hoạt ngoại khóa.
Tuần 12
Toán: Ôn tập cộng trừ hai số thập phân
I. Mục tiêu:
 	+ Củng cố vcách tính cộng trừ hai số thập phân.
	+ Rèn kỹ năng tính toán về cộng trừ hai số thập phân.
II. Các hoạt động dạy và học.
Bài 1: Đặt tính rồi tính :
a. 35,66 + 19,9
	b. 32+ 2,9487
	c. 847,978- 24,9
	d. 100- 4,9787
- HS tự làm
- 2 HS lê bảng làm
- Nhận xét .
Bài 2: Tính .
	a. 13,98 + 7,837 + 15
	b. 63,8326 + 1837 + 7,98
- HS tự làm
- 2 HS lê bảng làm
- Nhận xét .
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất :
	a. 7,25 + 2,47 + 3,53
	b. 4.32 + 0,75 + 0,68 + 0,25
	c. 23,45 - 7,28 - 2,72 
	d. 20,06 – ( 5,06 + 4,23)
- Hs trao đổi cách làm
- HS trình bày 
- Nhận xét 
Bài 4: 
Tổng của ba số bằng 2006 . Tổng của số thứu nhất với số thứ hai bằng 1234,5 . Tổng của số thứ hai và số thứ ba bằng 1078,65. Tìm ba số đó.
- HS đọc đề bài 
- HS thảo luận tìm cách giải.
- 1 HS lên bảng làm 
- Nhận xét 
Bài 5 : Tìm x
	a. 13,5 – x + 5,4 = 3,42
	b. 5,1 – 13,8 + x = 1,8
Đạo đức:
Kính già yêu trẻ (t1)
I - Mục tiêu: học xong bài này, học sinh biết
	- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho Xh, trẻ em có quyền được gia đình và cả XH quan tâm, chăm sóc.
	- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ.
II - Đồ dùng dạy học
	- Tranh phục đóng vai trò cho hoạt động 1
III - Lên lớp
	1. Giáo viên giới thiệu bài 
	2. Hướng dẫn tìm hiểu
	a) Hoạt động: Tìm hiểu nội dung câu chuyện “Sau cơn mưa”
	Giáo viên đọc truyện
	Học sinh đóng vai minh họa theo nội dung truyện
	Thảo luận nhóm
	Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em nhỏ 
	- Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn?
	Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyện
	=> Giáo viên: cần tôn trọng người già, em nhỏ và giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
	- Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người, là biểu hiện của một văn minh lịch sử.
	b) Hoạt động 2: Học sinh suy nghĩ cá nhân
	Giơ thẻ bày tỏ ý kiến 
	-> Các hành vi: a,b,c: là những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
	- Hành vi (d) chưa thể hiện sự quan tam, yêu thương em nhỏ.
	Gọi 1 em đọc lại các hành vi a,b,c.
	? Em đã thực hiện được những điều gì để chứng tỏ là người biếy kính già yêu trẻ?
	c) Tổ chức cho học sinh tìm hiểu các phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ ở địa phương. 
	- Tổ chức ngày 1/6
	- Tổ chức yến lão đầu xuân
	3. Tổng kết:
	Gọi 3 - > 4 em đọc phần ghi nhớ sgk
	Dặn dò: chuẩn bị tiết sau luyện tập thực hành.
Tiếng Việt .
Ôn tập: Đại từ- Quan hệ từ
I. Mục tiêu:
	+ Củng cố một số kiến thức về đại từ – quan hệ từ
	+ Rèn luyện kỹ năng vận dụng vào thực hành .
II. Các hoạt động dạy và học.
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn ô tập.
Bài 1: Tìm các đại từ xưng hô và nhận xét thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ trong đoạn thơ sau:
	Má hét lớn : “ Tụi bay đồ chó !
Cướp nước tao, cắt cổ dân tao!
Tao già không sức cầm dao
Giết bay đã có con tao trăm vùng !”
- HS tự làm ( thời gian 5 phút)
- Gọi HS đọc kết quả bài làm .
=> KL : Các đại từ : tụi bay, tao, tao , tao , tao. Các đại từ này góp phần biểu thị sự phận nộ căm hờn , sự khinh bỉ của bà má yêu nước đối với kẻ thù.
Bài 2: Tìm quan hệ từ , cặp quan hệ từ trong các câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng .
	Hằng ngày bằng tinh thần và ý chí vươn lên , dưới trời nắng gay gắt hay trong tuyết rơi, hàng triệu trẻ em trên thế giới cùng đi học. Nừu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt , trong sự dã man.
Bài 3: TLV
	 Em hãy tả quang cảnh trường em trước buổi học. 
Tập làm văn: 
Cấu tạo cảu bài văn tả người.
I - Mục tiêu
	- Học sinh hiểu được cấu tạo của bài văn mô tả người gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài
	Lập được dàn ý chi tiết miêu tả một người thân trong gia đình 
	Nếu bật được hình dáng, tính tình và hoạt động của người đó.
	II - Đồ dùng học tập
	Bảng phụ viết sẵn đáp án của bài tập phần nhận xét.
III - Lên lớp:
	1. Giáo viên giới thiệu bài: Tiết học hôm nay giúp các em làm quen với bài văn tả người.
	2. Tìm hiểuVD:
	* Giáo viên cho học sinh quan sát tranh: tranh vẽ gì (một chàng thanh niên).
	=> Chúng ta tìm hiểu xem nhà văn Ma văn kháng tả về chàng thanh niên này như thế nào?
	- gọi 1 em học sinh đọc bài văn - một em khác đọc chú giải.
	- Gọi một học sinh đọc 5 câu hỏi ở sgk. Học sinh thảo luận theo nhóm câu hỏi đó.
	- Gọi một học sinh chủ trì báo cáo kết quả. giáo viên chốt kết quả đúng.
	a) Mở bài: từ đầu -> đẹp quá 
	Nội dung: giới thiệu hạng A Chánh.
	Giới thiệu bằng cách đưa lời khen của các cụ già về thân hình khỏe đẹp của A cháng.
	b) Thân bài: Tả hình dáng
	tả hoạt động, tính tình.
	c) kết bài: Ca ngợi sức lực tràn trề của A cháng là niềm tự hào của dòng họ.
	? Qua bài văn hạng A cháng em có nhận xét gì về cấu tạo của bài văn tả người? 
	- Học sinh trả lời:
	- Giáo viên bổ sung:
	Gọi 3 đến 4 em đọc ghi nhớ(sgk)
	- Giáo viên lưu ý: Tùy từng đối tượng chọn trả, nghề nghiệp của người đó để lựa chọn những nét tiêu biểu về hình dáng và tính cách.
	3. Luyện tập:
	Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập, giáo viên nêu câu hỏi định hướng.
	- Em định tả ai?
	- Phần mở bài em nêu những gì?
	- Em cần tả được những gì về người đó trong phần thân bài?
	- Phần kết bài em nêu những gì?
	- Yêu cầu học sinh làm bài, hai em làm vào giấy khổ to.
	Giáo viên qua lại giúp đỡ thêm những học sinh gặp khó khăn 
	Gọi một số em trình bày dàn bài, giáo viên cùng cả lớp nhận xét,
	sửa chữa để thành một dàn ý tả người hoàn chỉnh.
	3. Củng cố dặn dò: 
	- Một học sinh nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người
	- Dặn dò: Về nhà hoàn chỉnh dàn ý chi tiết và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTang buoi t12.doc