Giáo án Tiếng Việt, học kì II

Giáo án Tiếng Việt, học kì II

A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- HS đọc và viết được: op, ap, họp nhóm, múa sạp.

- Đọc được câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: chóp núi, ngọn cây, tháp chuông.

B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Sách TV1 tập 2 (SGK), vở tập viết 1 tập 2 (vở TV1/2)

- Bộ chữ học vần thực hành và bộ chữ học vần biểu diễn, vở BTTV1 T2

- Tranh minh họa: họp nhóm, múa sạp.

- Mô hình: con cọp, xe đạp

- Thanh chữ gắn bài hoặc gắn nam châm

 

doc 92 trang Người đăng huong21 Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt, học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ .. ngày .. tháng .. năm 200
Học vần (84)	op, ap
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS đọc và viết được: op, ap, họp nhóm, múa sạp.
- Đọc được câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: chóp núi, ngọn cây, tháp chuông.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Sách TV1 tập 2 (SGK), vở tập viết 1 tập 2 (vở TV1/2)
- Bộ chữ học vần thực hành và bộ chữ học vần biểu diễn, vở BTTV1 T2
- Tranh minh họa: họp nhóm, múa sạp.
- Mô hình: con cọp, xe đạp
- Thanh chữ gắn bài hoặc gắn nam châm.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	I. Ổn định lớp: 
	II. Bài cũ: GV gọi HS đọc bài 83, đọc thuộc lòng đoạn thơ ứng dụng, tìm tiếng có vần ac, ach.
	III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần:
+ Vần op: GV Giới thiệu vần mới và viết bảng: op.
- GV viết bảng: họp.
- GV hỏi: Ở lớp các em có những hình thức họp nào ?
- GV viết bảng: họp nhóm.
+ Vần ap: 
- GV Giới thiệu vần mới và viết lên bảng: ap.
- GV viết bảng: sạp.
- Giới thiệu múa sạp là điệu múa quan thuộc của đồng bào miền núi.
- GV hỏi muốn múa sạp phải có dụng cụ gì để múa theo nhịp?
- GV viết bảng: múa sạp.
- GV dạy từ và câu ứng dụng.
GV viết bảng: con cọp, đóng góp, giấy nháp, xe đạp.
HS đv, đọc trơn, phân tích vần: op.
HS viết bảng con: op.
HS viết thêm vào vần op chữ h và dấu nặng để tạo thành tiếng mới: họp 
HS đv, đọc trơn, phân tích tiếng: họp
HS đọc trơn: op, họp, họp nhóm.
HS so sánh: op, ap.
HS đv, đọc trơn, phân tích vần: ap. HS viết bảng con: ap.
HS viết thêm vào vần: ap chữ s và dấu nặng để tạo thành tiếng mới: sạp. 
HS đv, đọc trơn, phân tích: sạp.
HS đọc trơn: ap, sạp, múa sạp.
HS đọc thầm, phát hiện và gạch chân các tiếng có chứa vần mới trên bảng. 
HS đọc trơn tiếng và từ.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
Luyện đọc bài trong SGK.
b. Luyện Viết: op, ap.
- GV viết mẫu trên bảng và hd HS viết.
c. Luyện nói theo chủ đề: chóp núi, ngọn cây, tháp chuông qua hình ảnh.
GV hd, gợi ý HS trả lời theo tranh.
d. Hd HS làm bài tập. 
- HS quan sát và nhận xét bức tranh: 1, 2, 3. HS đọc thầm đoạn thơ ứng dụng; tìm tiếng mới.
- HS đọc trơn đoạn thơ ứng dụng.
- HS luyện đọc cả bài trong SGK.
- HS tập viết trong vở TV1/2.
- HS quan sát, lên bảng chỉ nhanh vào những điểm trên hình ảnh mà GV gọi tên. Cả lớp nhận xét.
- HS làm bài trong vở BTTV1/2 
	4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- Vận dụng các trò chơi ở sách TV1/2
	- GV khen ngợi HS; Tổng kết tiết học.
Thứ .. ngày .. tháng .. năm 200
Học vần (85)	ăp, âp
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS đọc và viết được: ăp, âp, cải bắp, cá mập.
- Đọc được câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Trong cặp sách của em.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Thanh chữ gắn bìa hoặc gắn nam châm.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	I. Ổn định lớp
	II. Bài cũ: Cho HS đọc từ, tìm từ mới.
	III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần:
+ Vần ăp: GV Giới thiệu vần mới và viết bảng: ăp.
- GV viết bảng: bắp.
- Kể tên một số rau cải mà em biết.
- GV viết bảng: cải bắp.
+ Vần âp: 
- GV Giới thiệu vần mới và viết lên bảng: âp.
- GV viết bảng: mập.
- GV Giới thiệu con cá mập, một loài cá sống ở biển, rất to và dữ.
- GV viết bảng: cá mập.
- GV dạy từ và câu ứng dụng.
GV viết bảng: gặp gỡ, ngăn nắp, tập múa, bập bênh.
 HS đv, đọc trơn, phân tích vần: ăp.
HS viết bảng con: ăp.
HS viết thêm vào vần ăp chữ b và dấu sắc để tạo thành tiếng mới: bắp.
HS đv, đọc trơn, phân tích tiếng: bắp.
HS đọc trơn: ắp, bắp, cải bắp.
HS so sánh: ăp, ap.
HS đv, đọc trơn, phân tích vần: âp. HS viết bảng con: âp.
HS viết thêm vào vần: âp chữ m và dấu nặng để tạo thành tiếng mới: mập. 
HS đv, đọc trơn, phân tích: mập.
HS đọc trơn: âp, mập, cá mập.
HS đọc thầm, phát hiện và gạch chân các tiếng có chứa vần mới trên bảng. 
HS đọc trơn tiếng và từ.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: 
Luyện đọc bài trong SGK.
b. Luyện Viết: ăp, âp.
- GV viết mẫu bảng và hd HS viết.
c. Luyện nói theo chủ đề: Trong cặp sách của em.
d. Hd HS làm bài tập. 
- HS quan sát và nhận xét bức tranh: 1, 2, 3. HS đọc thầm đoạn thơ ứng dụng; tìm tiếng mới.
- HS đọc trơn đoạn thơ ứng dụng.
- HS luyện đọc cả bài trong SGK.
- HS tập viết trong vở TV1/2.
	4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- Vận dụng các trò chơi đã nêu.
	- GV khen ngợi HS; Tổng kết tiết học.
Thứ ngày tháng năm 200
Học vần (86)	ôp, ơp
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS đọc và viết được: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học.
- Đọc được câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Các bạn lớp em.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Vật thực: hộp sữa.
- Thanh chữ gắn bìa hoặc gắn nam châm.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	I. Ổn định lớp: 
	II. Bài cũ: Cho HS đọc từ, tìm từ mới.
	III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần:
+ Vần ôp: GV Giới thiệu vần mới và viết bảng: ôp.
- GV viết bảng: hộp.
- GV viết bảng: hộp sữa.
+ Vần ơp: 
- GV Giới thiệu vần mới và viết lên bảng: ơp.
- GV viết bảng: lớp.
- căn phòng chúng ta đang học được gọi là gì ?
- GV viết bảng: lớp học.
- GV dạy từ và câu ứng dụng.
GV viết bảng: tốp ca, bánh xốp, hợp tác, lợp nhà.
HS đv, đọc trơn, phân tích vần: ôp.
HS viết bảng con: ôp.
HS viết thêm vào vần ôp chữ h và dấu nặng để tạo thành tiếng mới: hộp
HS đv, đọc trơn, phân tích tiếng: hộp.
HS đọc trơn: ôp, hộp, hộp sữa.
HS so sánh: ôp, ơp.
HS đv, đọc trơn, phân tích vần: ơp. HS viết bảng con: ơp.
HS viết thêm vào vần: ơp chữ l và dấu sắc để tạo thành tiếng mới: lớp. 
HS đv, đọc trơn, phân tích: lớp.
HS đọc trơn: ơp, lớp. lớp học.
HS đọc thầm, phát hiện và gạch chân các tiếng có chứa vần mới trên bảng. 
HS đọc trơn tiếng và từ.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: Luyện đọc trong SGK.
b. Luyện Viết: ôp, ơp.
- GV viết mẫu bảng và hd HS viết.
c. Luyện nói theo chủ đề: Các bạn lớp em.
d. Hd HS làm bài tập. 
- HS quan sát và nhận xét bức tranh 1, 2, 3. HS đọc thầm đoạn thơ ứng dụng; tìm tiếng mới.
- HS đọc trơn đoạn thơ ứng dụng.
- HS nhận biết nét nối trong ôp, ơp.
- HS tập viết trong vở TV1/2.
- HS làm bài BTTV.
	4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- Vận dụng các trò chơi đã nêu.
	- GV khen ngợi HS; Tổng kết tiết học.
Thứ ngày tháng năm 200
Học vần (87)	ep, êp
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS đọc và viết được: ep, êp, cá chép, đàn xếp.
- Đọc được câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Xếp hàng vào lớp.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Mô hình (Vật thực): cá chép, đèn xếp.
- Thanh chữ gắn bìa hoặc gắn nam châm.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	I. Ổn định lớp: 
	II. Bài cũ: Cho HS viết từ, đọc SGK, tìm từ mới.
	III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần:
+ Vần ep: Giới thiệu vần mới và viết bảng: ep.
- GV viết bảng: chép.
- Hỏi theo mô hình: Đây là con gì ? GV Giới thiệu đó là con cá chép.
- GV viết bảng: cá chép.
+ Vần êp: 
- GV Giới thiệu vần mới và viết lên bảng: êp.
- GV viết bảng: xếp.
- Đây là cái gì ? Giới thiệu đèn xếp.
- GV viết bảng: đèn xếp.
- GV dạy từ và câu ứng dụng.
GV viết bảng: lễ phép, xinh đẹp, gạo nếp, bếp lửa.
HS đv, đọc trơn, phân tích vần: ep.
HS viết bảng con: ep, chép.
HS đv, đọc trơn, phân tích vần: chép. 
HS so sánh: êp với êp.
HS đv, đọc trơn, phân tích vần: êp.
HS viết bảng con: êp.
HS đv, đọc trơn, phân tích: xếp.
HS đọc trơn: êp, xếp, đèn xếp.
HS đọc thầm, phát hiện và gạch chân các tiếng có chứa vần mới trên bảng. 
HS đọc trơn tiếng và từ.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: Luyện đọc trong SGK.
b. Luyện Viết: ep, êp, cá chép, đèn xếp.
- GV viết mẫu bảng và hd HS viết.
c. Luyện nói theo chủ đề: Xếp hàng vào lớp.
- Hỏi: Tranh vẽ gì ?
- Các bạn trong bức tranh đã xếp hàng vào lớp như thế nào ?
- Giới thiệu tên bạn hoặc tổ nào trong lớp được cô giáo khen và đã giữ trật tự khi xếp hàng vào lớp ?
d. Hd HS làm bài tập. 
- HS quan sát và nhận xét bức tranh 1, 2, 3. HS đọc thầm đoạn thơ ứng dụng; tìm tiếng mới.
- HS đọc trơn đoạn thơ ứng dụng.
- HS tập viết trong vở TV1/2.
- HS trả lời theo sự gợi ý của GV.
- HS làm bài BTTV.
	4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- Cho HS chơi trò chơi ghép chữ.
	- GV khen ngợi HS; Tổng kết tiết học.
Thứ ngày tháng năm 200
Học vần (88)	ip, up
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS đọc và viết được: ip, up, bắt nhịp, búp sen.
- Đọc được câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Giúp đỡ cha mẹ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Mô hình (Vật thực): hoa sen, búp sen.
- Thanh chữ gắn bìa hoặc gắn nam châm.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	I. Ổn định lớp: 
	II. Bài cũ: Cho HS viết từ, đọc SGK, tìm từ mới.
	III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
2. Dạy vần:
+ Vần ip: Giới thiệu vần mới và viết bảng.
- GV viết bảng: nhịp.
- GV làm động tác bắt nhịp và hô 2,3. Hỏi: cô vừa làm động tác gì ? (BH trong ảnh đang làm gì ?)
- GV viết bảng: bắt nhịp.
+ Vần up: 
- GV Giới thiệu vần mới và viết lên bảng: up.
- Hỏi: Vần mới thứ hai có gì khác với vần mới thứ nhất ?
- GV viết bảng: búp.
- GV hỏi HS theo mô hình búp sen.
- GV viết bảng: búp sen.
- GV dạy từ và câu ứng dụng.
GV viết bảng: nhân dịp, đuổi kịp, chụp đèn, giúp đỡ.
HS đv, đọc trơn, phân tích vần: ip.
HS viết bảng con: ip, nhịp.
HS đv, đọc trơn, phân tích vần: nhịp.
HS đọc trơn: ip, nhịp, bắt nhịp.
HS so sánh: ip với up.
HS viết, đv, đọc trơn, phân tích vần: up
HS viết chữ b trước up và dấu sắc để tạo thành tiếng mới: búp.
HS đv, đọc trơn, phân tích: búp.
HS đọc trơn: up, búp, búp sen.
HS đọc thầm, phát hiện và gạch chân các tiếng có chứa vần mới trên bảng. 
HS đọc trơn tiếng và từ.
Tiết 2
3. Luyện tập:
a. Luyện đọc: Luyện đọc trong SGK.
b. Luyện Viết: ip, up, bắt nhịp, búp sen.
- GV viết mẫu bảng và hd HS viết.
c. Luyện nói theo chủ đề: Giúp đỡ cha mẹ.
d. Hd HS làm bài tập. 
- HS quan sát và nhận xét bức tranh 1, 2, 3. HS đọc thầm đoạn thơ ứng dụng; tìm tiếng mới.
- HS đọc trơn đoạn thơ ứng dụng.
- HS viết bảng: ip, up, bắt nhịp, búp sen.
- HS tập viết trong vở TV1/2.
- Quan sát tranh và Giới thiệu các bạn trong tranh đang làm gì ? HS thảo luận nhóm, Giới thiệu trong nhóm mình đã làm gì để giúp đỡ cha mẹ.
- HS trình bày trước lớp.
- HS làm BTTV1/2.
- Các tổ thi ghép chữ.
	4. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- Cho HS chơi trò chơi ghép chữ.
	- GV khen ngợi HS; Tổng kết tiết học.
Thứ ngày tháng năm 200
Tập viết (19)	con ốc, đôi guốc, cá diếc
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS viết được các TN: con ốc, đôi guốc, cá diếc
- Biết được cấu tạo giữa các nét trong chữ và từ.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Mẫu chữ phóng to, kẻ sẵn ô ly trên bảng.
 ...  
- GV chấm điểm 3-4 HS viết bài ở nhà trong vở TV1/2.
- Mời 3-4 HS lên bảng viết TN : gánh đỡ, sạch sẽ.
	III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
2. Hd tô chữ cái hoa:
Hd HS quan sát và nhận xét.
GV nhận xét về số lượng nét và kiểu nét, sau đó nêu quy trình viết. (vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ)
Chữ Ê: viết như chữ E, có thêm nét mũ. 
3. Hd viết vần, TN ứng dụng:
4. Hd viết vào vở:
GV quan sát, hd cho từng em cách cầm bút cho đúng, tư thế ngồi đúng, hd các sửa lỗi trong bài viết.
GV chấm - chữa bài cho HS.
Quan sát chữ E hoa trên bảng phụ và trong vở TV1/2.
HS viết bảng con.
HS đọc các vần và TN ứng dụng: ăm, ăp, chăm học, khắp vườn.
HS quan sát các vần và TN ứng dụng trên bảng phụ và trong vở TV1/2.
HS viết trên bảng con.
HS tập tô chữ hoa E, Ê; tập viết các vần: ăm, ăp; các TN: chăm học, khắp vườn theo mẫu chữ trong vở TV1/2.
	5. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- Cả lớp bình chọn người viết đúng, đẹp nhất trong tiết học.
	- HS tiếp tục luyện viết trong vở TV1/2 - phần B.
	- GV nhận xét tiết học.
Thứ ngày tháng năm 200
Tập đọc:	Ai dậy sớm
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1 HS đọc trơn toàn bài thơ: cụ thể:
- Phát âm đúng các TN: Dậy sớm, ra vườn, lên đồi, đất trời, chờ đón.
- Đạt tốc độ đọc tối thiểu từ: 25 -30 tiếng/phút.
Ôn các vần ươn, ương. Cụ thể:
- Phát đúng những tiếng có các vần: ươn, ương.
- Tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có các vần trên.
- Hiểu các TN trong bài thơ: vừng đông, đất trời.
- Hiểu nội dung bài: Cảnh buổi sáng rất đẹp. Ai dậy sớm mới thấy được cảnh đẹp ấy.
- Biết hỏi đáp TN, hồn nhiên về những việc làm buổi sáng. Học thuộc lòng bài thơ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Tranh minh hoạ nội dung bài dạy.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. Ổn định lớp: 
II. Bài cũ: 
- 2 HS đọc bài: Hoa ngọc lan, trả lời các câu hỏi 1,2 trong SGK.
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con - GV nhận xét.
	III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: 
2. Hd HS Luyện đọc:
a. GV đọc diễn cảm bài thơ: giọng nhẹ nhàng, vui tươi. 
b. HS Luyện đọc: 
- Luyện đọc tiếng, TN.
- GV giảng nghĩa từ : vừng đông (lúc mặt trời mới mọc); đất trời (mặt đất và bầu trời) 
- Luyện đọc câu.
- Luyện đọc đoạn, bài.
3. Ôn các vần: ươn, ương
a. GV nêu yêu cầu 1 trong SGK. 
b. GV nêu yêu cầu 2 trong SGK
HS luyện đọc: dậy sớm, ra vườn, ngát hương, lên đồi, đất trời, chờ đón.
Tiếp nối nhau đọc từng dòng thơ.
HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ, sau đó thi đọc cả bài - lớp nhận xét.
HS đọc đt cả bài.
Thi tìm nhanh tiếng trong bài có vần ươn, ương.
2 HS nhìn tranh nói theo 2 mẫu câu trong SGK.
HS thi theo nhóm tiếp sức.
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: 
a. Tìm hiểu bài đọc.
GV đọc diễn cảm bài thơ. Sau đó mời 2,3 HS đọc lại.
b. Học thuộc lòng bài thơ tại lớp
c. Luyện nói: (hỏi nhau về những việc làm buổi sáng)
GV nêu yêu cầu của bài.
GV nhắc HS kể những việc mình đã làm không giống tranh minh họa.
1 HS đọc bài thơ, cả lớp đọc thầm lại và trả lời câu hỏi.
HS tự nhẩm thuộc từng câu thơ.
HS quan sát tranh minh họa nhỏ trong SGK.
2 HS hỏi và trả lời theo mẫu. Nhiều cặp HS lần lượt hỏi đáp về những việc làm buổi sáng của mình.
	5. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt; yêu cầu về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ.
	- Chuẩn bị bài mới cho tiết sau: Mưu chú sẻ.
Thứ ngày tháng năm 200
Chính tả:	Câu đố
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 
- HS chép lại chính xác, trình bày đúng câu đố về con ong. Làm đúng các bài tập chính tả.
- Điền từ: tr, ch hoặc v, d, gi.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bảng phụ viết sẵn. 
- Nội dung câu đố. Nội dung bài tập 2a hoặc 2b.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. Ổn định lớp: 
II. Bài cũ: 
- GV chấm vở một số HS về nhà chép lại bài: nhà bà ngoại.
- 1 HS đọc cho 2 bạn làm lại trên bảng lớp, cả lớp làm lại trên bảng con bài tập 2.
	III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hd HS tập chép: 
GV treo bảng phụ đã viết nội dung câu đố.
Gv đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để HS soát lại.
GV hd HS tự ghi số lỗi ra lề vở, phía trên bài viết.
- GV chấm vở - nhận xét.
2. Hd làm bài tập.
GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài.
GV sửa phát âm cho từng HS.
2-3 HS nhìn bảng đọc câu đố; cả lớp giải đố.
Cả lớp đọc thầm lại câu đố, tìm những tiếng, từ trong câu đố dễ viết sai.
HS vừa nhẩm đánh vần vừa viết bảng con.
HS chép câu đố vào vở.
HS cầm bút chì chữa bài.
HS đổi vở, chữa lỗi cho nhau.
Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài.
4 HS lên bảng thi làm nhanh bài tập.
Cả lớp làm bài.
Từng HS đọc lại kết quả bài làm.
Cả lớp nhận xét.
	3. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
	- GV biểu dương những HS học tốt, viết bài chính tả đúng, đẹp.
	- Yêu cầu HS chép bài chưa đạt yêu cầu về nhà chép lại sạch, đẹp câu đố trong SGK.
Thứ ngày tháng năm 200
Tập viết: 	Tô chữ hoa: G
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS tô được chữ hoa: G
- HS viết đúng các vần: ươn, ương; các TN: vườn hoa, ngát hương - chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu, đều nét; đưa bút theo đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở TV1/2.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. Ổn định lớp: 
II. Bài cũ: 
- GV chấm điểm 3-4 HS viết bài ở nhà trong vở TV1/2.
- Mời 3-4 HS lên bảng viết TN : chăm học, khắp vườn.
	III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
2. Hd tô chữ cái hoa:
GV nhận xét về số lượng nét và kiểu nét, sau đó nêu quy trình viết. 
3. Hd viết vần, TN ứng dụng:
4. Hd viết vào vở:
GV quan sát, hd cho từng em cách cầm bút cho đúng, tư thế ngồi đúng, hd các sửa lỗi trong bài viết.
GV chấm - chữa bài cho HS.
HS quan sát chữ G hoa trên bảng phụ và trong vở TV1/2.
HS viết bảng con.
HS đọc các vần và TN ứng dụng: ươn, ương, vườn hoa, ngát hương.
HS quan sát các vần và TN ứng dụng trên bảng phụ và trong vở TV1/2.
HS viết trên bảng con.
HS tập tô chữ hoa G; tập viết các vần: ươn, ương; các TN: vườn hoa, ngát hương theo mẫu chữ trong vở TV1/2.
	5. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- Nhóm trọng tài quan sát nhanh bài viết của các bạn, bình chọn người viết đúng, đẹp nhất trong tiết học.
	- HS tiếp tục luyện viết trong vở TV1/2 - phần B.
	- GV nhận xét tiết học.
Thứ ngày tháng năm 200
Tập đọc:	Mưu chú sẻ
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS đọc trơn toàn bài đúng các tiếng có phụ âm đầu n, l: nén (sợ), lễ (phép); v,x: vuốt (râu), xoa (mép)  có phụ âm cuối t (mặt, vuốt, vụt); c (tức); các TN: chộp, hoảng lắm, sạch sẽ, tức giận 
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy.
- Ôn các vần uôn, uông; tìm được tiếng, nói được câu chứa tiếng có vần uôn, uông.
- Hiểu các TN trong bài: chộp, lễ phép; hiểu sự thông minh, nhanh trí của sẻ đã khiến chú tự cứu được mình thoát (chết) nạn.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Tranh minh hoạ nội dung bài dạy.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. Ổn định lớp: 
II. Bài cũ: 
2-3 HS đọc thuộc lòng bài thơ: Ai dậy sớm và trả lời từng ý của câu trong SGK.
	III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: 
2. Hd HS Luyện đọc:
a. GV đọc diễn cảm bài văn. 
b. HS Luyện đọc: 
- Luyện đọc câu.
- Luyện đọc đoạn, bài.
GV chia tạm bài làm 2 đọan để hd HS luyện đọc.
3. Ôn các vần: uôn, uông.
- GV nêu yêu cầu 1 trong SGK. 
- GV nêu yêu cầu 2 trong SGK
- GV nêu yêu cầu 3 trong SGK
HS luyện đọc tiếng, từ: hoảng lắm, nén sợ, lễ phép, sạch sẽ.
Tiếp nối nhau đọc từng câu văn.
Từng nhóm 3 HS - mỗi em 1 đoạn tiếp nối nhau thi đọc. 
Thi đọc cả bài giữa các CN hoặc đọc đt theo đơn vị bàn hay nhóm.
HS tìm nhanh (muộn)
1 HS nhìn tranh đọc mẫu câu trong SGK.
HS thi tiếp sức. Mỗi CN tự đặt câu, sau đó lần lượt tiếp nối nhau nói nhanh những tiếng các em tìm được. Cả lớp nhận xét.
1 HS nhìn tranh đọc mẫu trong SGK. Từng HS đặt câu. Sau đó, lần lượt nói nhanh câu của mình. Cả lớp nhận xét.
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói: 
a. HS đọc thầm đoạn 1 và 2 của bài văn, trả lời câu hỏi.
b. HS đọc thầm đoạn cuối, trả lời câu hỏi.
GV đọc diễn cảm lại bài văn - Hd HS đọc.
1 HS đọc các thẻ từ - đọc cả mẫu.
2-3 HS lên bảng thi xếp đúng, nhanh các thẻ từ.
Cả lớp làm bài tập.
Từng HS làm bài trên bảng, đọc kết quả bài làm.
Cả lớp nhận xét.
	5. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt; yêu cầu về nhà đọc lại bài văn.
	- Chuẩn bị bài mới cho tiết sau: Mẹ và cô.
Thứ ngày tháng năm 200
Kể chuyện:	Trí khôn
A. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- HS nghe GV kể, dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và kể lại được toàn bộ câu chuyện. Tập cách đổi giọng để phân biệt lời của Hổ, Trâu, người và lời người dẫn chuyện.
- Thấy sự ngốc nghếch khờ khạo của Hổ. Hiểu trí khôn, sự thông minh của con người khiến con người làm chủ được muôn loài.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh minh họa truyện kể trong SGK.
- Mặt nạ Trâu, Hổ, một chiếc khăn để HS quấn kiểu mỏ rìu khi đóng vai bác nông dân.
- Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. Ổn định lớp: 
II. Bài cũ:
- Yêu cầu HS mở SGK trang 63 kể chuyện: Cô bé trùm khăn đỏ, xem lại tranh, đọc gợi ý dưới tranh. Sau đó, mời 4 HS tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn câu chuyện.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
2. GV Kể chuyện:
GV kể chuyện với giọng diễn cảm.
Kể lần 1 để HS biết câu chuyện.
Kể lần 2, 3 kết hợp với tranh minh họa - giúp HS nhớ câu chuyện.
3. Hd HS kể từng đọan câu chuyện theo tranh.
Tranh 1: GV yêu cầu HS xem tranh1 trong SGK, đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời câu hỏi: Tranh 1 vẽ gì?
Câu hỏi dưới tranh là gì?
4. Hd HS kể toàn bộ câu chuyện
5. Giúp cho HS hiểu ý nghĩa chuyện.
GV hỏi cả lớp: Câu chuyện này cho em biết điều gì?
Bác nông dân đang cày. Con trâu rạp mình kéo cày. Hổ nhìn cảnh ấy vẻ mặt ngạc nhiên.
Hổ nhìn thấy gì?
Đại diện mỗi tổ thi kể đoạn 1. Cả lớp lắng nghe để nhận xét.
HS tiếp nối kể theo các tranh 2, 3, 4.
1-2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện
Con hổ to xác nhưng rất ngốc, không biết trí khôn là gì.
Con người nhỏ bé nhưng có trí khôn.
Con người thông minh, tài trí nên tuy nhỏ vẫn buộc những con vật to xác như Trâu phải vang lời, Hổ phải sợ hãi 
	6. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
	- Cả lớp bình chọn HS hiểu chuyện nhất, kể chuyện hay nhất trong tiết học.
	- GV hỏi cả lớp: em thích nhân vật nào trong truyện? vì sao?
	- Yêu cầu HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe; chuẩn bị bài mới: Sư tử và chuột Nhắt: xem trước tranh minh họa, phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng viet (HKII).doc