b) Tìm hiểu bài
- Tổ chức cho HS đọc thầm, trao đổi, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK theo nhóm.
- GV kết luận hoặc hỏi thêm câu hỏi bổ sung.
- Các câu hỏi tìm hiểu bài và phần giảng thêm:
+ Tác giả đã miêu tả những sự vật nào của rừng?
+ Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?
+ Những liên tưởng về những cây nấm của tác giả làm cho rừng đẹp hơn lên như thế nào?
+ Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
+ Sự có mặt của những loài muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng?
+ Vì sao rừng khộp, được gọi là “giang sơn vàng rợi”?
- Giảng: Vàng rợi là màu vàng ngời sáng, rực rỡ, đều khắp và rất đẹp mắt. Rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi là do sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và rải thành thảm dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, .tất cả tạo nên một giang sơn vàng rợi.
+ Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỖ VĂN NẠI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TUẦN : 08 Từ ngày : 03 / 10 / 2011 Đến ngày :07 / 10 / 2011 Năm học: 2011 - 2012 MỤC LỤC PHÂN MÔN TÊN BÀI DẠY NGÀY DẠY TRANG Tập đọc Kì diệu rừng xanh / / 3 Chính tả Kì diệu rừng xanh / / 6 Luyện từ & câu Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên / / 8 Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc / / 10 Tập đọc Trước cổng trời / / 12 Tập làm văn Luyện tập tả cảnh / / 15 Luyện từ & câu Luyện tập về từ nhiều nghĩa / / 17 Tập làm văn Luyện tập tả cảnh (Dựng đoạn mở bài, kết bài) / / 19 KÝ DUYỆT 21 Môn: TẬP ĐỌC. Tuần: 08. Tiết: 15. Bài: KÌ DIỆU RỪNG XANH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng. - Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ SGK trang 75. - Tranh ảnh về rừng và con vật sống trong rừng (nếu có). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà và trả lời các câu hỏi về nội dung bài. + Những chi tiết nào trong bài thơ cho thấy cảnh trên công trường sông Đà vừa tĩnh mịch vừa sinh động? + Em thích hình ảnh nào trong bài thơ, vì sao? + Nêu nội dung chính của bài thơ. - 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và lần lượt trả lời câu hỏi. - Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi. - HS lần lượt nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi. - Nhận xét, cho điểm HS. 2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. GIỚI THIỆU BÀI - Hỏi: Em đã đi rừng bao giờ chưa? Em có cảm nhận được điều gì khi lên rừng? - HS tiếp nối nhau trả lời theo nhận xét của mình. - Cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu: Vẻ đẹp của rừng thật kì thú. Nếu một lần đi tham quan hay có dịp lên rừng chúng ta mới thấy hết được vẻ đẹp thanh bình nơi đây. Bài học hôm nay sẽ đưa các em đến thăm khu rừng khộp rất kì thú. - Theo dõi. 2.2. HƯỚNG DẪN LUYỆN ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BÀI a) Luyện đọc: - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có). - HS đọc bài theo thứ tự: + HS 1: Loanh quanh trong rừng lúp xúp dưới chân. + HS 2: Nắng trưa đã rọi xuống . Đưa mắt nhìn theo. + HS 3: Sau một hồi len lách thế giới thần bí. - Gọi HS đọc phần Chú giải. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Yêu câu HS luyện đọc theo cặp. - 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc. - Gọi HS đọc toàn bài. - 1 HS đọc toàn bài cho cả lớp nghe. - GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc như sau: - Theo dõi. + Toàn bài đọc với giọng tả nhẹ nhàng, vừa đủ nghe, thể hiện cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng. Đoạn 1 đọc với giọng khoan thai, thể hiện thái độ ngỡ ngàng, ngưỡng mộ. Đoạn 2 đọc hơi nhanh ở những câu miêu tả hình ảnh thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú. Đoạn 3 đọc thong thả ở những câu miêu tả vẻ thơ mộng của cánh rừng trong sắc vàng mênh mông. + Nhấn giọng ở những từ ngữ: lúp xúp, sặc sỡ, rực lên, khổng lồ, kiến trúc tân kỳ, ẩm lạnh, rào rào, gọn ghẽ, chuyền nhanh, vút qua, len lách, mải miết, úa vàng, rực vàng, giang sơn vàng rợi, thần bí b) Tìm hiểu bài - Tổ chức cho HS đọc thầm, trao đổi, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK theo nhóm. - HS cùng đọc thầm, trao đổi, trả lời từng câu hỏi trong bài dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. - GV kết luận hoặc hỏi thêm câu hỏi bổ sung. - 1 HS khá điều khiển cả lớp tìm hiểu bài theo câu hỏi trong SGK. - Các câu hỏi tìm hiểu bài và phần giảng thêm: - HS trả lời: + Tác giả đã miêu tả những sự vật nào của rừng? + Những sự vật của rừng được tác giả miêu tả là: nấm rừng, cây rừng, nắng trong rừng, các con thú, màu sắc của rừng, âm thanh của rừng. + Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? + Tác giả đã liên tưởng đây như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, tác giả có cảm giác như mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân. + Những liên tưởng về những cây nấm của tác giả làm cho rừng đẹp hơn lên như thế nào? + Những liên tưởng của tác giả làm cho cảnh vật trong rừng thêm đẹp, sinh động, lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích. + Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? + Con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm lên trên thảm lá vàng. + Sự có mặt của những loài muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng? + Sự có mặt của những loài muông thú, chúng thoắt hiện thoắt ẩn làm cho cánh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ. + Vì sao rừng khộp, được gọi là “giang sơn vàng rợi”? + Vì có rất nhiều màu vàng: lá vàng, con mang vàng, nắng vàng. - Giảng: Vàng rợi là màu vàng ngời sáng, rực rỡ, đều khắp và rất đẹp mắt. Rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi là do sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và rải thành thảm dưới gốc, những con mang có màu lông vàng,.tất cả tạo nên một giang sơn vàng rợi. - Lắng nghe. + Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên. + HS nối tiếp nhau trả lời. - GV nêu nội dung chính: Bài văn cho ta thấy tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kỳ thú của rừng. - Ghi nội dung chính của bài. - 2 HS nhắc lại, sau đó cả lớp ghi vào vở. c) Luyện đọc diễn cảm - Gọi 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi để tìm cách đọc hay từng đoạn. - 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi. Sau đó 3 HS nêu cách đọc cho 3 đoạn, cả lớp trao đổi và đi đến kết luận về cách đọc. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm 1 đoạn. + Treo bảng phụ có đoạn văn chọn hướng dẫn đọc diễn cảm. + Đọc mẫu và yêu cầu HS theo dõi tìm cách đọc. + HS theo dõi tìm chỗ ngắt giọng, nhấn giọng. + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. + 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc. Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tý hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - 3 –5 HS thi đọc, cả lớp theo dõi để bình chọn bạn đọc hay. - Nhận xét, cho điểm HS. 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Hỏi: Tác giả đã dùng những giác quan nào để miêu tả vẻ đẹp của rừng? - Nhận xét câu trả lời của HS. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Trước cổng trời. ____________________________________________ Môn: CHÍNH TẢ. Tuần: 08. Tiết: 08. Bài: KÌ DIỆU RỪNG XANH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Tìm được các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn (BT2); tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống (BT3). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bài tập 3 viết sẵn trên bảng lớp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 1 HS đọc cho 2 HS viết bảng lớp, HS cả lớp viết vào vở các câu thành ngữ, tục ngữ: + Sớm thăm tối viếng. + Liệu cam7 gắp mắm. + Một điều nhịn, chín điều lành. - Đọc, viết theo yêu cầu. - Hỏi: Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa iê? - HS: Các tiếng chứa iê có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Gọi HS nhận xét cách bạn làm trên bảng đánh dấu thanh đã đúng chưa. - Nhận xét. 2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. GIỚI THIỆU BÀI - GV nêu: Giờ chính tả hôm nay các em nghe – viết đoạn 2 trong bài tập đọc Kì diệu rừng xanh và làm bài tập luyện đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê/ya. Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học. 2.2. HƯỚNG DẪN NGHE – VIẾT a) Trao đổi về nội dung đoạn văn - Gọi HS đọc đoạn văn. - 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. - Hỏi: Sự có mặt của muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng? - HS: Sự có mặt của muông thú làm cho cánh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ. b) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó khi viết. - HS tìm và nêu từ theo yêu cầu. Các từ có thể là: ẩm lạnh, rào rào chuyển động, con vượn, gọn ghẽ, chuyền nhanh, len lách, mải miết, rẽ bụi rậm - Yêu cầu HS đọc và viết các từ khó. c) Viết chính tả d) Soát lỗi, chấm bài 2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 1 HS viết trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở nháp hoặc vở bài tập. - Gợi ý HS dùng bút chì gạch chân dưới những từ có tiếng chứa yê hoặc ya. - Yêu cầu HS đọc các tiếng tìm được trên bảng. - Các tiếng: khuya, truyền thuyết, xuyên, yên. - GV hỏi: Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh ở các tiếng trên? - HS nêu: Các ... Gọi 3 HS đọc dàn ý của mình, GV nhận xét, sửa chữa cho từng em. - 3 HS đọc bài làm của mình. Bài 2 - Gọi học đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập. - 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. - Yêu cầu HS tự viết đoạn văn. - 2 HS viết vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở. - Gợi ý: Các em chỉ cần tả một đoạn trong phần thân bài. Đoạn văn này chỉ cần tả một đặc điểm hay một bộ phận của cảnh. Câu mở đoạn cần nêu được ý của đoạn. Các câu thân đoạn phải có sự liên kết giữa các ý, các chi tiết định tả. Câu kết đoạn thể hiện được tình cảm, cảm xúc của mình. - Lắng nghe. - Gọi 2 HS đã làm bài vào giấy khổ to dán bài lên bảng, đọc bài. GV cùng HS nhận xét, sửa chữa, bổ sung. - Làm việc theo yêu cầu của GV. - Gọi 3 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn của mình. - Nhận xét, cho điểm từng HS viết đạt yêu cầu. 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết đoạn thân bài trong bài văn miêu tả cảnh đẹp địa phương. ____________________________________________ Môn: LUYỆN TỪ & CÂU. Tuần: 08. Tiết: 16. Bài: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1. - Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa (BT2); biết đặt câu phân biệt các ngh4a của 1 từ nhiều nghĩa (BT3). HS khá, giỏi biết đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bài tập 1, 2 viết sẵn vào bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 2 hs lên bảng, 1 hs lấy ví dụ về 2 từ đồng âm và đặt câu để phân biệt 2 từ đồng âm. 1 hs lấy ví dụ về 1 từ nhiều nghĩa và đặt câu để xác định các nghĩa của từ nhiều nghĩa. - 2 HS thực hiện yêu cầu. - Hỏi hs dưới lớp: + Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ. + Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ. - HS đứng tại chỗ trả lời. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Gọi hs nhận xét câu bạn đặt trên bảng. - Nhận xét. - Nhận xét, cho điểm HS. 2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. GIỚI THIỆU BÀI - Các em đã tìm hiểu thế nào là từ đồng âm, thế nào là từ nhiều nghĩa. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có điểm gì giống và khác nhau. - Lắng nghe. 2.2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI TẬP Bài 1 - Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. - 3 HS thành 1 nhóm cùng trao đổi, thảo luận trong nhóm để hoàn thành bài tập. - GV đánh dấu số thứ tự của từng từ in đậm trong mỗi câu, sau đó yêu cầu HS nêu nghĩa của từng từ: - 3 HS tiếp nối nhau phát biểu. a) Chín a) Chín - Lúa ngoài đồng đã chín vàng. (1) Chín 1: Hoa, quả hạt phát triển đến mức thu hoạch được. - Tổ em có chín học sinh. (2) - Chín (2): số chín (9). - Nghĩ cho chín rồi hãy nói. (3) - Chín (3): Suy nghĩ kỹ càng. * Chín (1) và chín (3) là từ nhiều nghĩa, đồng âm với chín (2). b) Đường - Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt. (1) - Đường (1): chất kết tinh, vị ngọt. - Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại. (2) - Đường (2): Vật nối liền hai đầu. - Ngoài đường mọi người đã đi lại nhộn nhịp. (3). - Đường (3): Chỉ lối đi lại. * Từ đường (2) và đường (3) là từ nhiều nghĩa, đồng âm với từ đường (1). c) Vạt - Những vạt nương màu mật. (1) - Vạt (1): mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi. - Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre. (2) - Vạt (2): đẽo xiên. - Vạt áo choàng thấp thoáng. (3) - Vạt (3): thân áo. * Từ vạt (1) và từ vạt (3) là từ nhiều nghĩa, đồng âm với từ vạt (2). - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 3 HS lên bảng, mỗi HS làm 1 phần. HS dưới lớp làm vào vở. - Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng. - Nêu ý kiến bạn làm đúng/sai. Nếu sai thì sửa lại cho đúng. - Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt. GV sửa chữa lỗi diễn đạt, dùng từ cho từng HS. - Tiếp nối nhau đọc câu mình đặt. 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Em có nhận xét gì về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. - HS nêu: + Từ nhiều nghĩa có 1 nghĩa gốc và nhiều nghĩa chuyển. nghĩa chuyển thường được suy ra từ nghĩa gốc. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. + Từ đồng âm là những từ giống nhau hoàn toàn về âm nhưng khác nhau về nghĩa. - Nhận xét câu trả lời của HS. Dặn HS về nhà ghi nhớ các kiến thức đã ôn tập và chuẩn bị bài sau. ____________________________________________ Môn: TẬP LÀM VĂN Tuần: 08. Tiết: 16. Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI, KẾT BÀI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp (BT1). - Phân biệt được hai cách kết bài: kết bài mở rộng; kết bài không mở rộng (BT2); viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giấy khổ to, bút dạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.KIỂM TRA BÀI CŨ - Gọi 3 HS đọc phần thân bài của bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em. - 3 HS đọc thành tiếng. - Nhận xét, cho điểm từng HS. 2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 2.1. GIỚI THIỆU BÀI - Hỏi: - Tiếp nối nhau trả lời: + Thế nào là mở bài trực tiếp trong bài văn tả cảnh? + Trong bài văn tả cảnh, mở bài trực tiếp là giới thiệu ngay cảnh định tả. + Thế nào là mở bài gián tiếp? + Mở bài gián tiếp là nói chuyện khác rồi dẫn vào đối tượng định tả. + Thế nào là kết bài tự nhiên? + Cho biết kết thúc của bài văn tả cảnh. + Thế nào là kết bài mở rộng? + Kết bài mở rộng là nói lên tình cảm, cảm xúc của mình và có lời bình luận thêm về cảnh vật vừa tả. - GV nêu: Muốn có một bài văn tả cảnh hay, hấp dẫn người đọc, các em cần đặc biệt quan tâm đến phần mở bài và kết bài. phần mở bài gây được bất ngờ, tạo sự chú ý của người đọc, phần kết bài sâu sắc, giàu tình cảm sẽ làm cho bài văn tả cảnh thật ấn tượng sinh động. hôm nay các em cùng thực hiện viết phần mở bài, kết bài trong bài văn tả cảnh. - Lắng nghe. 2.2. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP Bài 1 - Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi của bài. - 2 HS ngồi gần nhau cùng trao đổi, thảo luận. - Gọi HS trình bày. yêu cầu học sinh khác bổ sung cho bạn (nếu cần). - 1 HS đọc các đoạn văn và câu hỏi. 1 HS trả lời. - GV hòi: Đoạn nào mở bài trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp? Vì sao em biết điều đó? - HS tiếp nối nhau trả lời về từng đoạn: + Đoạn a là mở bài theo kiểu trực tiếp vì giới thiệu ngay con đường sẽ tả là đường Nguyễn Trường Tộ. + Đoạn b mở bài theo kiểu gián tiếp vì nói đến những kỷ niệm tuổi thơ với những cảnh vật quê hương như: dòng sông, triền đê rồi mới giới thiệu con đường định tả. - Em thấy cách mở bài nào tự nhiên, hấp dẫn hơn? - Mở bài theo kiểu gián tiếp sinh động, hấp dẫn hơn. Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Yêu cầu học sinh hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS để làm bài. phát giấy khổ to cho 1 nhóm. - 4 HS ngồi gần nhau tạo thành 1 nhóm, cùng trao đổi thảo luận, viết câu trả lời ra giấy. - Gọi nhóm viết vào giấy khổ to dán phiếu lên bảng. Yêu cầu cả lớp cùng nhận xét, sửa chữa, bổ sung cho nhóm bạn. - 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, cả lớp nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn. - GV kết luận lời giải đúng. + Giống nhau: đều nói lên tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của tác giả với con đường. + Khác nhau: đoạn kết bài theo kiểu tự nhiên: khẳng định con đường là người bạn quý, gắn bó với kĩ niệm thời thơ ấu của tác giả. Đoạn kết bài theo kiểu mở rộng: vừa nói về tình cảm yêu quý con đường của học sinh, ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ cho con đường sạch, đẹp và những hành động thiết thực để thể hiện tình cảm yêu quý con đường của các bạn nhỏ. - GV hỏi: Em thấy kiểu kết bài nào hấp dẫn người đọc hơn? - Em thấy kết bài theo kiểu mở rộng hay hơn, hấp dẫn người đọc hơn. Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. - Yêu cầu HS tự làm bài. - 2HS làm bài vào giấy khổ to,cả lớp làm vào vở. - Nhắc nhờ HS: các em nên viết đoạn mở đầu và kết bài cho bài văn miêu tả cảnh vật mà em đã viết phần thân bài. Khi viết đoạn mở bài, các em có thể liên hệ đến những cảnh đẹp của đất nước rồi đến cảnh đẹp địa phương. Khi viết đoạn kết bài, các em có thể nhắc lại một kỷ niệm của mình về nơi đây hoặc những việc làm của mọi người để giữ gìn, xây dựng cho phong cảnh thêm đẹp hơn. - Gọi HS đã làm bài vào giấy khổ to dán phần mở bài lên bảng. GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa. - Đọc bài, nhận xét, chữa bài. - Gọi 3 HS dưới lớp đọc đoạn mở bài của mình. - 3HS đọc bài,cả lớp theo dõi và sửa chữa. - Nhận xét, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu. - Phần kết bài làm tương tự. 3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn thành bài văn tả cảnh và chuẩn bị tiết học sau. DUYỆT
Tài liệu đính kèm: