VẬN TỐC
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều .
- Hoàn thành bài 1, bài 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh vẽ 3 chuyển động ô tô, xe máy, xe đạp
- Bảng phụ ghi phần ghi nhớ.
Thứ sáu ngày 12 tháng 3 năm 2010 Toán - Tiết 130 VẬN TỐC I. MỤC TIÊU: Giúp HS : - Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc. - Biết tính vận tốc của một chuyển động đều . - Hoàn thành bài 1, bài 2. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh vẽ 3 chuyển động ô tô, xe máy, xe đạp - Bảng phụ ghi phần ghi nhớ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TG Hoạt động của gi¸o viªn Hoạt động của häc sinh 4' 1' 6' 5' 5' 12' 2' 1. Kiểm tra bài cũ: + KT củng cố về cách chuyển đổi các số đo thời gian. + Nhận xét đánh giá 2. Dạy bài mới: a/ Giới thiệu bài: + Nêu MĐYC tiết học kết hợp tranh vẽ giới thiệu: Vận tốc b/ Khái niệm vận tốc: *Bài toán 1: + Nêu bài toán - SGK + Yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách giải + Nêu câu hỏi gợi ý: Đây thuộc dạng toán gì đã học? - Muốn tính trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km ta làm thế nào? + Nêu: mỗi giờ ô tô đi được 42,5km. Ta nói vận tốc trung bình, hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là bốn mươi hai phẩy năm ki-lô-mét giờ, viết tắt là: 42,5km/giờ *** Vậy, vận tốc của ô tô là: 170 : 4 = 42,5km/giờ QĐ TG VT - Nhìn vào cách làm trên hãy nêu cách tính vận tốc của một chuyển động? + Yêu cầu đọc phần ghi nhớ + Giải thích: Nếu quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v, công thức tính vận tốc sẽ là: v = s : t + HS thảo luận ước lượng vận tốc của người đi bộ, ô tô, xe máy, xe đạp. + Vận tốc của chuyển động cho biết gì? + Chốt ý, nhấn mạnh: Bài toán trên vận tốc của ô tô được tính với đơn vị là km/giờ. * Bài toán 2: GV nêu bài toán /SGK + Gọi HS đọc lại đề toán + HD dựa vào công thức tính vận tốc vừa học để giải -Đ vị của v.tốc trong bài toán này là gì? + Hôm nay ta đã biết vận tốc của 1 chuyển động và làm quen được với dơn vị vận tốc nào? + HS nhắc lại cách tính vận tốc và ý nghĩa của khái niệm vận tốc 3/ Luyện tập Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài + Yêu cầu HS làm bài. * GV nhận xét đánh giá : + Muốn tính vận tốc ta làm thế nào? + Đơn vị vận tốc trong bài là gì? Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài. + Yêu cầu HS làm bài. + HD nhận xét, chữa bài. - Nêu công thức tính vận tốc? + Đơn vị vận tốc trong bài là gì? *Bài 3: Yêu cầu HS khá đọc đề bài. + Y/cầu HS gạch 1 gạch dưới yếu tố đã biết; gạch 2 gạch dưới điều đề bài hỏi + Bài này có điểm gì khác so với 2 bài trên? - Có thể thay vào công thức ngay được không? Phải làm gì trước tiên? + Yêu cầu HS làm bài. + HS nhận xét * GV đánh giá + Đơn vị vận tốc của bài này là gì? + Yêu cầu HS nhắc lại công thức và cách tính vận tốc. + Ý nghĩa của đại lượng vận tốc? + x. định đ.vị đo vận tốc cần dựa vào đâu? 2. Nhận xét, dặn dò: - Nhận xét tiết học + Dặn về nhà xem lại bài . .CB bài sau: Luyện tập. Vài HS. Lắng nghe, xác định nhiệm vụ. - HS quan sát tranh và trả lời + Nêu cách tính: lấy số km đã đi trong 4 giờ, chia đều cho 4. - 1 HS làm bảng, lớp làm nháp - Tìm số trung bình cộng - Tính vận tốc của 1 chuyển động, ta lấy quãng đường chia cho thời gian. - HS đọc. - Mức độ nhanh hay chậm của một chuyển động trong 1 đơn vị thời gian. Theo dõi. Theo dõi. - m/giây; km/giờ ; m/giây. - HS nhắc lại cách tìm và công thức tính vận tốc. - 1 HS - 1 HS làm bảng, lớp làm nháp - HS nhắc lại - m/giây; km/giờ ; m/giây. - 1 HS - HS làm bài - v = s : t - km/giờ - 1 HS - HS làm bài - Thời gian cho trong bài có đơn vị phức hợp; đề bài yêu cầu tính vận tốc bằng m/giây. - Đổi đơn vị của số đo thời gian là giây: 1phút 20giây = 80giây. + 1 HS lên bảng, HS ở lớp làm vở - m/giây - HS nêu - Dựa vào đơn vị quãng đường và của thời gian
Tài liệu đính kèm: