Giáo án Toán lớp 3: Luyện tập

Giáo án Toán lớp 3: Luyện tập

I . MỤC TIÊU :

Giúp HS :

- Biết trừ nhẩm các số tròn chục nghìn.

- Củng cố về trừ các số có đến năm chữ số, về giải bài toán bằng phép trừ, về số ngày trong các tháng.

II . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

 

doc 4 trang Người đăng huong21 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán lớp 3: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán 
LUYỆN TẬP
I . MỤC TIÊU :
Giúp HS : 
Biết trừ nhẩm các số tròn chục nghìn.
Củng cố về trừ các số có đến năm chữ số, về giải bài toán bằng phép trừ, về số ngày trong các tháng.
II . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 . Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết trước.
- Nhận xét, sửa bài và cho điểm HS. 
2 . Luyện tập :
 Bài 1 :
 Hướng dẫn HS thực hành tính nhẩm các số tròn chục nghìn.
- GV nêu yêu cầu phải tính nhẩm : 
 90 000 – 50 000 = ?
- Cho HS tự nêu cách tính nhẩm rồi tính và ghi kết quả tính ở trên bảng. Chẳng hạn, có thể tính nhẩm như sau :
 9 chục nghìn – 5 chục nghìn = 4 chục nghìn
Vậy : 90 000 – 50 000 = 40 000.
Hoặc : 100 00 – 40 000 = ?, có thể nhẩm như sau : 10 chục nghìn – 4 chục nghìn = 6 chục nghìn.
Vậy : 100 000 – 40 000 = 60 000 , ...
 Bài 2 :
 Đối với các phép trừ có nhớ liên tiếp ở hai hàng đơn vị liền nhau nên cho HS vừa viết vừa nêu ( bằng lời ) cách tính.
 Bài 3 :
 Bài 4 :
a) Khi HS chữa bài nên khuyến khích HS giải thích vì sao chọn số 9 để điền vào ô trống.
b) Nếu có thời gian nên cho cả lớp làm và cùng chữa bài.
 Đây là bài toán đòi hỏi HS phải suy luận. Chẳng hạn, ta biết : hai tháng liền nhau có số ngày khác nhau, trừ tháng Bảy và tháng Tám đều có 31 ngày. Như thế không chọn các bộ bốn tháng A, B, C vì chúng đều có hai tháng liền nhau. Xét D thấy không có hai tháng nào liền nhau, tháng Tư, tháng Sáu, tháng Chín, tháng Mười một đều có 30 ngày. Vậy khoanh vào D. 
3. Củng cố – dặn dò :
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm. 
- Nhận xét tiết học.
- HS làm bài trên bảng.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm tiếp các phép trừ nhẩm rồi chữa bài.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS tự đặt tính, tính rồi chữa bài.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
 Bài giải 
 Số lít mật ong trại nuôi ong đó còn lại la :ø
 23 560 – 21 800 = 1 700 (l)
 Đáp số : 1 700 lít mật ong.
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài.
RÚT KINH NGHIỆM
Tập viết
Ôn chữ hoa : U
I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
 Củng cố cách viết chữ hoa U thông qua bài tập ứng dụng :
- Viết tên riêng Uông Bí bằng chữ cỡ nhỏ. 
- Viết câu ứng dụng Uốn cây từ thuở còn non / Dạy con từ thuở con còn bi bô bằng chữ cỡ nhỏ. 
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Mẫu chữ viết hoa U .
GV viết sẵn lên bảng tên riêng Uông Bí và câu Uốn cây từ thuở còn non / Dạy con từ thuở con còn bi bô trên dòng kẻ ô li. 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra HS viết bài ở nhà trong vở tập viết. 
- Nhận xét, cho điểm. 
B/ Dạy bài mới : 
1. Giới thiệu bài : 
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
2. Hướng dẫn viết trên bảng con: 
 a/ Luyện viết chữ hoa:
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết: 
* Chữ U : Đặt bút trên đường kẻ 3, viết nét móc hai đầu, đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài, dừng bút giữa đường kẻ 1 và 2. Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút thẳng lên giữa đường kẻ 3 và 4 rồi đổi chiều bút, viết nét móc ngược phải từ trên xuống dưới, dừng bút ở giữa đường kẻ 1 và 2.
* Chữ B : Đặt bút giữa đường kẻ 3 và 4, viết nét móc ngược trái nhưng phía trên hơi lượn sang phải, đầu móc cong hơn, dừng bút giữa đường kẻ 1 và 2. Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên đường kẻ 3, viết hai nét cong liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ gần giữa thân chữ, dừng bút ở giữa đường kẻ 1 và 2.
* Chữ D : Đặt bút giữa đường kẻ 3 và 4, viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong phải, tạo thành vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần ciối nét cong lượn hẳn vào trong, dừng bút ở đường kẻ 3.
b/ Luyện viết từ ứng dụng : 
- GV giới thiệu : Uông Bí là tên một thị xã ở tỉnh Quảng Ninh.
c/ Luyện viết câu ứng dụng : 
- GV giúp HS hiểu : Cây non cành mềm nên dễ uốn. Cha mẹ dạy con ngay từ nhỏ, mới dễ hình thành những thói quen tốt cho con.
3/ Hướng dẫn HS viết vào vở : 
- GV nêu yêu cầu 
- GV chú ý hướng dẫn HS viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. 
4/ Chấm, chữa bài : 
- GV chấm nhanh 5 bài. 
- Nhận xét .
5/ Củng cố, dặn dò : 
- Nhắc HS về nhà hoàn thành bài, luyện viết thêm phần bài ở nhà.
- Nhận xét tiết học. 
- 1 HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước Trường Sơn, Trẻ em như búp trên cành / Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết nháp: Trường Sơn, Trẻ em.
- HS tìm các chữ hoa có trong bài U, B, D.
- HS tập viết chữ U trên bảng con. 
- HS đọc từ ứng dụng : Uông Bí 
- HS tập viết trên bảng con .
- HS đọc câu ứng dụng : Uông Bí và câu Uốn cây từ thuở còn non / Dạy con từ thuở con còn bi bô.
- HS tập viết trên bảng con : Uốn cây.
- HS viết vào vở : 
1 dòng chữ U 
1 dòng chữ B, D..
 - 2 dòng tên riêng Uông Bí. 
2 lần câu ứng dụng.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30- toan149-tap viet.doc