TẬP ĐỌC
NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê
2. Hiểu nội dung bài; Việt Nam có truyền thống khoa cử thể hiện nền văn hiến lâu đời(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn của bảng thống kê để hướng dẫn HS luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1)Hoạt động 1.
- kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra 2 HS đọc bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và trả lời những câu hỏi sau bài đọc.
- Giới thiệu bài
đất nước ta có một nền văn hiến lâu đời. Bài đọc Nghìn năm văn hiến sẽ đa các em đến với Văn Miếu - Quốc Tử Giám, một địa danh nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội. Địa danh này là một chứng tích về nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta
Tuần2 Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010 Tập đọc Nghìn năm văn hiến I - mục ĐíCH, YÊU CầU: 1. Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê 2. Hiểu nội dung bài; Việt Nam có truyền thống khoa cử thể hiện nền văn hiến lâu đời(Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II- Đồ dùng dạy - học - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn của bảng thống kê để hướng dẫn HS luyện đọc. III. Các hoạt động dạy - học 1)Hoạt động 1. - kiểm tra bài cũ GV kiểm tra 2 HS đọc bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa và trả lời những câu hỏi sau bài đọc. - Giới thiệu bài đất nước ta có một nền văn hiến lâu đời. Bài đọc Nghìn năm văn hiến sẽ đa các em đến với Văn Miếu - Quốc Tử Giám, một địa danh nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội. Địa danh này là một chứng tích về nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta 2)Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - GV đọc mẫu bài văn - giọng đọc thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào; đọcrõ ràng, rành mạch bảng thống kê theo trình tự cột ngang như sau: Triều đại/Lý/Số khoa thi/Số tiến sĩ/11/Số trạng nguyên/0/ Triều đại/Trần/Số khoa thi/Số tiến sĩ/51/Số trạng nguyên/9/ Tổng cộng/Số khoa thi/14/Số tiến sĩ/51/Số trạng nguyên 46/ - HS quan sát ảnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám Chia bài làm 3 đoạn như sau: Đoạn 1: Từ đầu đến lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ, cụ thể như sau: Đoạn 2: Bảng thống kê (mỗi HS đọc số liệu thống kê của 1 hoặc 2 triều đại) Đoạn 3: Phần còn lại. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài văn - đọc vài ba lượt Chú ý Khi HS đọc, GV kết hợp sửa lỗi cho HS nếu có em phát âm sai, ngắt nghỉ hơi khi đọc bảng thống kê chưa đúng; giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài (văn hiến, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tiến sĩ, chứng tích) - HS luyện đọc theo cặp - Một, hai em đọc cả bài b) Tìm hiểu bài HS đọc (chủ yếu là đọc thầm, đọc lướt) từng đoạn, cả bài: trao đổi, thảo luận về các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của GV. - HS đọc lướt đoạn 1, trả lời câu hỏi: Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì? (Khách nước ngoài ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ) -HS đọc thầm bảng số liệu thống kê, từng em làm việc cá nhân phân tích bảng số liệu này theo yêu cầu đã nêu. + Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất: triều Lê - 104 khoa thi + Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất: triều Lê - 1780 tiến sĩ. - Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá Việt Nam? (Người Việt Nam ta có truyền thống coi trọng đạo học/Việt Nam là một đất nước có một nền văn hiến lâu đời/Dân tộc đáng tự hào vì có một nền văn hiến lâu đời). c) Luyện đọc lại - GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bài văn. GV uốn nắn để các em đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn trong văn bản. - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc 1 đoạn tiêu biểu trong bài. chọn đoạn đầu (cần chú ý hướng dẫn HS đọc ngắt nghỉ hơi giữa các từ, cụm từ theo gợi ý ở mục 2a.) 3.Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn để biết đọc đúng bảng thống kê. ----------------------------------------------------------------------- Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Biết đọc viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số. Chuyển một số phân số thành phân số thập phân. II. Chuẩn bị - Vở BT, sách SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1) Hoạt động 1 : Ôn về phân số thập phân Cho HS nêu cách hiểu về phân số thập phân Cho học sinh lấy VD về phân số thập phân 2) Hoạt đông 2 : Thực hành - GV tổ chức HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 1: HS phải viết , , ...., , rồi , , vào các vạch tương ứng trên trục số. Sau khi chữa bài nên gọi HS đọc lần lượt các phân số từ đến và nhấn mạnh đó là các phân số thập phân. Bài 2: Khi làm và chữa bài HS cần nêu được số thích hợp để lấy mẫu số nhân với số đó (hoặc chia cho số đó) thì được 10; 100; 1000;.. -Kết quả là : ; ; Bài 3: HS tự làm - 1 HS lên bảng làm - 2 HS cùng bàn đổi vở để kiểm tra lẫn nhau. -Kết quả là: = = ; = = ; = = Bài 4: HS tự làm bài rồi nêu kết quả .GV và cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng. Bài 5: 1HS đọc đề bài – Tóm tắt để rồi giải 1HS lên bảng giải Bài giải Số học sinh giỏi toán của lớp là: 30 x = 9 (học sinh) Số học sinh giỏi tiếng Việt của lớp là : 30 x = 6 (học sinh) Đáp số: 9 học sinh giỏi toán. 24 học sinh giỏi tiếng việt 3)Dặn dò: GV nhận xét tiết học. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đạo đức Em là học sinh lớp 5 Tiết 2 1)Hoạt động 1: Thảo luận về kế hoạch phấn đấu 1. Từng HS trình bày kế hoạch cá nhân của mình trong nhóm nhỏ 2. Nhóm trao đổi, góp ý kiến. 3. GV mời một vài HS trình bày trước lớp. HS cả lớp trao đổi, nhận xét. 4. GV nhận xét chung và kết luận: Để xứng đáng là HS lớp 5, chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch. 2)Hoạt động 2: Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu 1. HS kể về các HS lớp 5 gương mẫu (trong lớp, trong trường hoặc sưu tầm qua báo, đài). 2. Thảo luận cả lớp về những điều có thể học tập từ các tấm gương đó. 3. GV giới thiệu thêm một vài tấm gương khác. 4. GV kết luận: Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ. 3)Hoạt động 3: Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ đề Trường em. 1. HS giới thiệu tranh vẽ của cả lớp. 2. HS múa, hát, đọc thơ về chủ đề Trường em. 3. GV nhận xét và kết luận : Chúng ta rất vui và tự hào khi là HS lớp 5; rất yêu quý và tự hào về trường mình, lớp mình. Đồng thời, chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm phải học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là HS lớp 5; xây dựng lớp ta trở thành lớp tốt, trường ta trở thành trường tốt . 4) Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. -------------------------------------------- Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2010 Tập đọc Sắc màu em yêu I – mục đích,yêu cầu: 1. đọc, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết. 2. Hiểu nội dụng, ý nghĩa của bài thơ: Tình yêu quê hương đất nước với những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ.(Trả lời đựơc các CH trong SGK; thuộc lòng những khổ thơ em thích). II- Đồ dùng dạy - học - Bảng phụ để ghi những câu cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy - học 1)Hoạt động 1. -Kiểm tra bài cũ HS đọc lại bài Nghìn năm văn hiến và trả lời các câu hỏi về bài đọc trong SGK. -Giới thiệu bài Bài thơ sắc màu em yêu nói về tình yêu của một bạn nhỏ với rất nhiều màu sắc. Điều đặc biệt là sắc màu nào bạn cũng yêu thích. Vì sao lại như vậy? Đọc bài thơ các em sẽ hiểu rõ điều ấy. 2)Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - Một HS khá, giỏi đọc bài thơ. - Hai, ba tốp HS (mỗi tốp 4 hoặc 8 em) tiếp nối nhau đọc 8 khổ thơ. GV kết hợp sửa lỗi về cách đọc cho HS, chú ý các từ: óng ánh, bát ngát. - HS luyện đọc theo cặp. - GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, trải dài, tha thiết ở khổ thơ cuối. b) Tìm hiểu bài HS cả lớp đọc thành tiếng, đọc thầm từng khổ thơ, cả bài thơ, cùng suy nghĩ, trao đổi, trả lời các câu hỏi tìm hiểu nội dung bài thơ dưới sự điều khiển của 1 - 2 HS khá, giỏi. - Bạn nhỏ yêu những màu sắc nào? (Bạn yêu tất cả các sắc màu: đỏ, xanh, vàng, trắng, đen, tím, nâu) - Mỗi màu sắc gợi ra những hình ảnh nào? - Màu đỏ: màu máu, màu cờ Tổ quốc, màu khăn quàng đội viên. - Màu xanh: màu của đồng bằng, rừng núi, biển cả và bầu trời. - Màu vàng: màu của lúa chín, của hoa cúc mùa thu, của nắng. - Màu trắng: màu của trang giấy, của đoá hoa hồng bạch, của mái tóc bà. - Màu đen: màu của hòn than óng ánh, của đôi mắt em bé, của màn đêm yên tĩnh. - Màu tím: màu của hoa cà, hoa sim: màu của chiếc khăn của chị, màu mực. - Màu nâu: màu của chiếc áo sờn bạc của mẹ, màu đất đai, gỗ rừng. Câu hỏi thêm: Vì sao bạn nhỏ yêu tất cả các sắc màu đó? (Vì các sắc màu đều gắn với những sự vật, những cảnh, những con người bạn yêu quý) - Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương, đất nước? (Bạn nhỏ yêu mọi sắc màu trên đất nước. Bạn yêu quê hương, đất nước) c) Đọc diễn cảm và HTL những khổ thơ em thích - HS tiếp nối nhau đọc lại bài thơ. GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc bài thơ (theo gợi ý ở mục 2a). Chú ý cách nhấn giọng, ngắt nhịp. VD: Em yêu màu đỏ Trăm nghìn cảnh đẹp Như màu con tim, Dành cho em ngoan Lá cờ tổ quốc, Em yêu/tất cả Khăn quàng đội viên Sắc màu Việt Nam - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 2 khổ thơ tiêu biểu theo trình tự đã hướng dẫn (GV đọc diễn cảm 2 khổ thơ để làm mẫu - HS luyện đọc diễn cảm theo từng cặp - Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp). - HS nhẩm HTL những khổ thơ mình thích. GV tổ chức cho HS thi học thuộc lòng. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, Dặn HS về nhà tiếp tục HTL những khổ thơ yêu thích trong bài sắc màu em yêu; đọc trước vở kịch Lòng dân chuẩn bị cho tiết TĐ cuối tuần 3. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Toán Ôn tập: phép cộng và phép trừ hai phân số I. Mục tiêu: Biết cộng (trừ) hai phân số có cùng mẫu số, hai pân số không cùng mẫu số. III. Các hoạt động dạy học . 1) Hoạt động 1 : KTBCvà giới thiệu bài 2)Hoạt động 2: Ôn tập về phép cộng và phép trừ hai phân số - GV hướng dẫn HS nhớ lại cách thực hiện phép cộng, phép trừ hai phân số có cùng mẫu số và hai phân số có mẫu số khác nhau. Chẳng hạn, GV nêu các ví dụ: rồi gọi HS nêu cách tính và thực hiện phép tính ở trên bảng, các HS khác làm bài vào vở nháp rồi chữa bài. Chú ý: GV nên giúp HS tự nêu nhận xét chung về cách thực hiện phép cộng, phép trừ hai phân số. Chẳng hạn, có thể nêu ở trên bảng nh sau Cộng, trừ hai phân số Có cùng mẫu số: - Cộng hoặc trừ hai tử số - Giữ nguyên mẫu số Có mẫu số khác nhau: - Quy đồng mẫu số - Cộng hoặc trừ hai tử số - Giữ nguyên mẫu số chung 3)Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn: a) 3 + b) 1 - ( Bài 3: HS tự giải bài toán rồi chữa bài. Khi chữa bài nên cho HS trao đổi ý kiến để nhận ra rằng, phân số chỉ tổng số bóng là tức là 1 đơn vị. Bài giải Phân số chỉ số bóng màu đỏ và số bóng màu xanh là: số bóng trong hộp ) Phân số chỉ số bóng màu vàng là: (số bóng trong hộp) Đáp số: số bóng trong hộp Chú ... + Vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt. Bài tập 3 - GV nêu yêu cầu của BT: nhắc HS hiểu đúng yêu cầu của bài: + Viết 1 đoạn miêu tả trong đó có dùng một số từ đã nêu ở BT 2, không nhất thiết phải là các từ thuộc cùng một nhóm đồng nghĩa. + Đoạn văn khoảng 5 câu. Cũng có thể viết 4 câu hoặc nhiều hơn 5 câu. Sử dụng được càng nhiều từ ở BT càng tốt. - HS làm việc cá nhân vào VBT. - Từng HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết. Cả lớp và GV nhận xét, biểu dương, khen gợi những đoạn viết hay, dùng từ đúng chỗ. 3)Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học - yêu cầu những HS viết đoạn văn (BT3) chưa đạt về nhà viết lại cho hoàn chỉnh.; những HS viết bài này cha hay viết lại cho hay hơn. Địa lí ĐỊA hình và khoáng sản I. Mục tiêu: Học xong bài này HS : - Biết dựa vào BĐ (lược đồ) để nờu được một số đặc điểm chớnh của địa hỡnh, khoỏng sản nước ta. - Kể tờn và chỉ được vị trớ một số dóy nỳi, đồng bằng lớn của nước ta trờn bản đồ (lược đồ). - Kể được tờn một số loại khoỏng sản ở nước ta và chỉ trờn BĐ vị trớ cỏc mỏ than, sắt, a-pa-tit, bo-xit, dầu mỏ. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ địa lý tự nhiờn VN. - Bản đồ khoỏng sản VN (nếu cú) - Phiếu thảo luận nhúm – SGV/81 III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 2/ Kiểm tra bài cũ : 3 HS trả lời 3 cõu hỏi – SGK/68 3/ Bài mới : 1 – Địa hỡnh * Hoạt động 1 : Làm việc cỏ nhõn. Bước 1 : GV yờu cầu HS đọc mục 1 và quan sỏt H1 – SGK rồi trả lời cỏc câu hỏi. Bước 2 : - Một số HS nờu đặc điểm chớnh của địa hỡnh nước ta. - HS chỉ trờn bản đồ địa lớ tự nhiờn Việt Nam những dóy nỳi và đồng bằng lớn của nước ta. - GV kết luận 2 . Khoỏng sản * Hoạt động 2 : Làm việc theo nhúm Bước 1 : HS dựa vào hỡnh 2 - SGK và vốn hiểu biết trả lời cỏc cõu hỏi Bước 2 : Đại diện cỏc nhúm HS trả lời cõu hỏi; HS khỏc bổ sung; GV sửa chữa * Hoạt động 2 : Làm việc theo nhúm Bước 1 : HS dựa vào hỡnh 2 - SGK và vốn hiểu biết trả lời cỏc cõu hỏi Bước 2 : Đại diện cỏc nhúm HS trả lời cõu hỏi; HS khỏc bổ sung; GV sửa chữa kết luận. * Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp - GV treo 2 bản đồ : Địa lớ TN VN và khoỏng sản VN và yờu cầu HS: + Chỉ trờn BĐ dóy HLS. + Chỉ trờn BĐ đồng bằng Bắc Bộ. + Chỉ trờn BĐ nơi cú mỏ A-pa-tớt. GV cho HS nêu bài học trong SGK IV. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010 Toán Hỗn số (tiếp theo) I. Mục tiêu: Biết chuyển một hỗn số thành một phân số và vận dụng các phép tính cộng, trừ , nhân , chia hai phân số để làm các bài tập. II. Đồ dùng dạy học Các tấm bìa cắt và vẽ như hình vẽ trong SGK. Iii. Các hoạt động dạy học. 1)Hoạt động 1: Hướng dẫn cách chuyển một hỗn số thành phân số. - GV giúp HS tự phát hiện vấn đề: Dựa vào hình ảnh trực quan (nh hình vẽ của SGK) để nhận ra có 2 và nêu vấn đề: 2 = ? - GV hướng dẫn HS tự giải quyết vấn đề, chẳng hạn: Cho HS tự viết để có: 2 = 2 + = - Giúp HS tự nêu cách chuyển 2 thành rồi nêu cách chuyển một hỗn số thành phân số (ở dạng khái quát). 2)Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài - Khi chữa bài nên cho HS nêu lại cách chuyển một hỗn số thành phân số. Bài 2: Nên nêu vấn đề, chẳng hạn, muốn cộng hai hỗn số 2 + 1 ta làm như thế nào? Cho HS trao đổi ý kiến để thống nhất cách làm là: - Chuyển từng hỗn số thành phân số. - Thực hiện phép cộng các phân số mới tìm được. Cho HS tự làm phép cộng: VD : 2+ 1 rồi chữa bài. Trên cơ sở bài mẫu đó, HS tự làm bài rồi chữa kết quả các phép tính về cộng, trừ, nhân, chia hỗn số của bài 2. Cuối cùng nên cho HS tự nêu, chẳng hạn: muốn cộng (trừ, nhân, chia) hai hỗn số, ta chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính với hai phân số tìm được. Bài 3: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài (tương tự bài 2). 3) Dặn dò: GV nhận xét tiết học. ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tập làm văn Luyện tập làm báo cáo thống kê I - mục đích, yêu cầu: - Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới hai hình thức:nêu số liệu và trình bày bảng(BT1) - Thống kê được số HS trong lớp theo mẫu( BT2). II- Đồ dùng dạy - học - VBT Tiếng Việt 5, tập một III. Các hoạt động dạy - học 1)Hoạt động 1. - kiểm tra bài cũ Một số HS đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày đã viết lại hoàn chỉnh (theo yêu cầu của tiết TLV trước) -Giới thiệu bài qua bài đọc Nghìn năm văn hiến, các em đã biết thế nào là số liệu thống kê, cách đọc một bảng thống kê. Tiết TLV hôm nay sẽ giúp các em hiểu tác dụng của số liệu thống kê. Các em sẽ luyện tập thống kê các số liệu đơn giản và trình bày kết quả theo biểu bảng. 2)Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1 -Một HS đọc yêu cầu của bài tập 1 - HS làm việc cá nhân - nhìn bảng thống kê trong bài Nghìn năm văn hiến, trả lời lần lượt từng câu hỏi. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. a) Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài - Từ 1075 đến 1919, số khoa thi ở nước ta: 18,5 số tiến sĩ: 2896 - Số khoa thi, số tiến sĩ và trạng nguyên của từng triều đại.: - Số bia và số tiến sĩ (từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779) có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay: số bia - 82, số tiến sĩ có tên khắc trên bia - 1306) b) Các số liệu thống kê được trình bày dưới hai hình thức: - Nêu số liệu (số khoa thi, số tiến sĩ từ năm 1075 đến 1919, số bia và số tiến sĩ có tên khác trên bia còn lại đến ngày nay) - Trình bày bảng số liệu (so sánh số khoa thi, số tiến sĩ, số trạng nguyên của các triều đại) c) Tác dụng của các số liệu thống kê: - Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh. - Tăng sức thuyết phục cho n/xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta. Bài tập 2 - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của Bài tập 2. - GV mời 1 HS nói tác dụng của bảng thống kê: giúp ta thấy rõ kết quả, đặc biệt là kết quả có tính so sánh. - HS viết vào VBT bảng thống kê đúng. 3. Củng cố, dặn dò:GV nhận xét tiết học - GV nhận xét giờ học - yêu cầu HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê. Dặn HS tiếp tục bài tập quan sát một cơn mưa, ghi lại kết quả quan sát để chuẩn bị làm tốt bài tập lập dàn ý và trình bày dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa trong tiết TLV tới. ----------------------------------------------------- Kể chuyện Kể chuyện đã nghe, đã đọc I - mục đích,yêu cầu: - Chọn được một truyện viết về anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ ràng đủ ý. - Hiểu nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. II- Đồ dùng dạy - học - Một số sách, truyện, bài báo viết về các anh hùng, danh nhân của đất nước (GV và HS sưu tầm được): truyện cổ tích, truyện danh nhân, truyện cười, truyện thiếu nhi, Truyện đọc lớp 5 (NXB giáo dục), báo Thiếu niên tiền phong. - Bảng lớp viết đề bài. III. Các hoạt động dạy - học 1)Hoạt động 1 -Kiểm tra bài cũ GV mời 2 HS (tiết trước chưa thi KC trước lớp) tiếp nối nhau kể lại truyện Lý Tự Trọng và trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện. -Giới thiệu bài Tuần trước, qua lời kể của thầy cô, các em đã biết về cuộc đời và khí phách của anh hùng Lý Tự Trọng. Trong tiết KC hôm nay, các em sẽ kể những chuyện mình tự sưu tầm được về các anh hùng, danh nhân khác của đất nước. 2)Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài - Một HS đọc đề bài, GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý: Hãy kể một câu chuyện đã nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay ai đó kể lại) hay đã đọc (tự em tìm đọc được) về một anh hùng, danh nhân của nước ta; giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề, tránh kể chuyện lạc đề tài. - GV giải nghĩa từ danh nhân: người có danh tiếng, có công trạng với đất nước, tên tuổi được người đời ghi nhớ. HS kể 1 truyện đã đọc trong các SGK ở lớp dưới. - Bốn HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1 - 2 - 3 - 4 trong SGK. - GV nhắc HS: + Một số truyện viết về các anh hùng, danh nhân được nêu trong Gợi ý là những truyện các em đã học. Ví dụ: Trưng Trắc, Trưng Nhị (truyện Hai Bà Trưng), Phạm Ngũ Lão (chuyện trai làng Phù ủng), Tô Hiến Thành (truyện một người chính trực). + Kể lại những chuyện đã đọc trong SGK là bài tập dành cho HS lớp 2 - 3. Là HS lớp 5, các em cần tự tìm truyện ngoài SGK. Chỉ khi không tìm được, các em mới kể một câu chuyện đã học. Khi đó các em sẽ không được tính điểm cao bằng những bạn tự tìm được câu chuyện cho mình. - GV kiểm tra HS đã chuẩn bị ở nhà cho tiết học này theo lời dặn của cô như thế nào. (Đọc trước yêu cầu của tiết kể chuyện, suy nghĩ, tìm trước câu chuyện mình sẽ kể trước lớp) - Một số HS tiếp nối nhau nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể (kết hợp giới thiệu truyện các em mang đến lớp - nếu có). Nói rõ đó là truyện về anh hùng hoặc danh nhân nào. b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - KC trong nhóm: + HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. + GV nhắc HS: Với những truyện khá dài mà các em k0 có khả năng kể gọn lại, các em chỉ kể 1 - 2 đoạn truyện (để dành Thời gian cho bạn khác được kể). Các em có thể kể cho các bạn nghe hết c/ chuyện vào giờ ra chơi hoặc sẽ cho các bạn mượn truyện để đọc. - Thi KC trước lớp. - HS xung phong KC hoặc cử đại diện thi kể. GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài KC; viết lần lượt lên bảng (không viết sẵn, không chọn trước) tên những HS tham gia thi kể và tên truyện của các em để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn. - Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trao đổi, giao lu cùng với các bạn trong lớp, đặt câu hỏi cho các bạn hoặc trả lời câu hỏi của cô, của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. (VD: Bạn thích nhất hành động nào của người anh hùng trong câu chuyện tôi vừa kể? Bạn thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện?, Qua câu chuyện, bạn hiểu điều gì) - Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm theo các tiêu chuẩn: + Nội dung câu chuyện có hay, có mới không? (HS tìm được truyện ngoài SGK được cộng thêm điểm) + Cách kể (giọng điệu, cử chỉ) + Khả năng hiểu câu chuyện của người kể. - Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất; bạn KC tự nhiên, hấp dẫn nhất; bạn đặt câu hỏi thú vị nhất. 3) Củng cố, dặn dò: - GV n/x tiết học. Y/ cầu HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân. - Dặn HS đọc trước đề bài và gợi ý trong SGK (bài tập KC được chứng kiến hoặc tham gia ở tuần 3) để tìm được câu chuyện em sẽ kể trước lớp về một người trong đời thực) có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Tài liệu đính kèm: