Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 29 - Trường Tiểu học Phan Chu Trinh

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 29 - Trường Tiểu học Phan Chu Trinh

TOÁN – TIẾT 141.ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (tiếp theo)

I/ Mục tiêuGiúp HS :

-Ôn tập biểu tượng về phân số; đọc, viết phân số; tính chất bằng nhau của phân số; so sánh phân số.

II/ Các hoạt động dạy – học

1.Kiểm ta bài cũ : Ôn tập về phân số

2 em lên bảng làm lớp làm bảng con.

+Quy đồng mẫu số các phân số sau :.

2.Bài mới : Ôn tập về phân số ( Tiếp theo )

 *Hoạt động 1 : Ôn tập về khái niệm số thập phân: đọc, viết số thập phân

Bài 1 : HS đọc đề bài

H: Bài yêu cầu gì?

 + Khoanh vào chữ đăt trước câu trả lời đúng

 - HS tự làm vào vở

 - Gọi 1 em đọc kết quả. GV nhận xét, chữa bài

 

doc 47 trang Người đăng hang30 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 29 - Trường Tiểu học Phan Chu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 29
Thứ hai ngày 31 tháng 3 năm 2008
TOÁN – TIẾT 141.ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (tiếp theo)
I/ Mục tiêuGiúp HS : 
-Ôn tập biểu tượng về phân số; đọc, viết phân số; tính chất bằng nhau của phân số; so sánh phân số. 
II/ Các hoạt động dạy – học
1.Kiểm ta bài cũ : Ôn tập về phân số 
2 em lên bảng làm lớp làm bảng con.
+Quy đồng mẫu số các phân số sau :.
2.Bài mới : Ôn tập về phân số ( Tiếp theo )
 *Hoạt động 1 : Ôn tập về khái niệm số thập phân: đọc, viết số thập phân
Bài 1 : HS đọc đề bài
H: Bài yêu cầu gì?
 + Khoanh vào chữ đăït trước câu trả lời đúng
 - HS tự làm vào vở
 - Gọi 1 em đọc kết quả. GV nhận xét, chữa bài
D2
+ Phân số chỉ phần đã tô màu là của băng giấy là :
A. B. C. D. 
Bài 2: Học sinh đọc đề bài, tóm tắt và giải, khoanh vào câu có kết quả đúng.
Tóm tắt : 
Có tất cả: 20 viên bi
Màu nâu: 3 viên 
Mầu xanh: 4 viên 
Màu đỏ: 5 viên 
Màu vàng: 8 viên 
số bi có màu?
H: Hãy viết phân số biểu thị số bi từng màu so với toàn bộ số bi?
 A. Nâu = ; B . Đỏ = ; C. Xanh = ; D. Vàng = 
Xét xem trong các phân số viết được có phân số nào bằng ? ( . Đỏ = )
Vậy B là kết quả đúng.
* Hoạt động 2 : Ôn tính chất bằng nhau của phân số.
Bài 3 
- Học sinh tự đọc đề bài và tự làm bài và đọc kết quả.
+ Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số sau:
 ; ; ; ; ; .
; .
GV nhận xét đánh giá kết quả . HS lớp chữa bài.
H: Nêu tính chất bằng nhau của phân số. Và đưa ra nhận xét?
- Nếu cùng nhân (hoặc chia) cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên khác 0 ta được một phân số bằng phân số đã cho.
* Hoạt động 3 : Ôn tập cách so sánh phân số và quan hệ thứ tự trên các phân số.
Bài 4: So sánh các phân số :
a) và; b) và ; c) và .
Học sinh đọc đề, tự làm bài vào vở.
H: Các cặp phân số đã cho xem có thể sử dụng phương pháp so sánh nào?
+ HS nêu cách giải và giải thích cách làm.
+ GV nhận xét , sửa bài
a.Hai phân số và khác mẫu số.
b.Hai phân số và cùng tử số.
c.Hai phân số ; và (so sánh hai đơn vị).
 Sử dụng phương pháp qui đồng mẫu số, ta được vậy .
 Sử dụng phương pháp so sánh mẫu số vì có cùng tử số (vì 9>8).
 (vì )
Bài 5: HS đọc đề bài và thảo luận
H: Bài yêu cầu gì ?
 - Sắp xếp các phân số theo thứ tự:
 a) Bé đến lớn
 b) Lớn đến bé.
 H: Muốn sắp xếp đúng trước hết ta phải làm gì ?( Cần so sánh 3 phân số đã cho).
 - HS làm vào phiếu, 1 em lên bảng làm.
 - Nhận xét sửa bài.
Bài giải
 	a) Ta có 
	 Vậy 
	 Ta có thể sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:
 	 ; ;
 	b) Tương tự ta có kết quả : 
H: Đối với phần b có mấy cách làm ? Cách nào nhanh hơn?
 - Có 2 cách làm : Quy đồng mẫu số..So sánh cả hai phân số với 1.
 - Cách 2 : So sánh cả hai phân số với 1.
3 Củng cố dặn dò.
- Nhắc lại cách quy đồng mẫu số các phân số ?( Mẫu số chung là tích của hai mẫu số , mẫu số chung là một trong hai mẫu số ,mẫu số chung là một số cùng chia hết cho cã hai mẫu số )
 - Về nhà làm lại các bài tập trên. Chuẩn bị bài : Ôn tập về số thập phân.
===============================
ĐẠO ĐỨC : TIẾT 29 :EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC
I.Mụctiêu :Học xong bài này HS có:
-Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này. 
-Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam.
II. Tài liệu và phương tiện 
Tranh ảnh ,bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan Liên Hợp Quốc ở địa phương và ở Việt Nam.
Thông tin tham khảo ở phần mục lục.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Kiểm tra bài cũ: HS nêu ghi nhớ Em yêu hòa bình 
2.Bài mới :
a. Giới thiệu bài :GV nêu mục tiêu bài ghi đề 
b. Giảng bài mới :
* Hoạt động 1:Tìm hiểu thông tin (SGK)
*Mục tiêu :Học sinh có những hiểu biết ban đầu về Liên Hợp Quốc và quan hệ của Việt Nam với tổ chức này.
* Cách tiến hành :
HS đọc các thông tin SGKvaf trả lời câu hỏi:
+ Ngoài những thông tin trong SGK em còn biết thêm gì về tổ chức Liên Hợp Quốc ?
HS nêu những điều HS biết về Liên Hợp Quốc.
GV giới thiệu thêm một số tranh ảnh cho HS biết và thảo luận câu hỏi SGK
GV kết luận:
-Liên Hợp Quốc là tổ chức Quốc tế lớn nhất hiện nay.
-Từ khi thành lập,Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hòa bình,công bằngvà tiến bộ xã hội.
-Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc.
*Hoạt động2:Bày tỏ thái độ (Bài tập 1)
*Mục tiêu:HS có nhận thức đúng về tổ chức Liên Hợp Quốc.
*Cách tiến hành: 
GV cho HS thảo luận theo nhóm mỗi nhóm một ý kiến.
Đại diện các nhóm trình bày 
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV kết luận : Các ý kiến đúng :c,d
Các ý kiến sai : a,b,đ,
HS đọc ghi nhớ SGK
3.Hoạt động nối tiếp :
Về nhà tìm hiểu them một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam ; về một vài hoạt động của cơ quan đó 
Sưu tầm tranh ảnh, bài báo nói về các hoạt động của tổ chức Liện Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc trên thế giới.
	=============================
TẬP ĐỌC - TIẾT57: MỘT VỤ ĐẮM TÀU
I)Mục tiêu: (Theo A-Mi-Xi ).
 1)Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: Li- vơ- phun, Ma- ri- ô, Giu- li- ét- ta.
 2)Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tình bạn giữa Ma- ri- ô và Giu-li-ét-ta; sự ân cần, dịu dàng của Giu- li- ét- ta; đức hy sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô. 
 II)Đồ dùng dạy – học
	-Tranh minh hoạ chủ điểm và bài đọc trong SGK.
III)Các hoạt động dạy – học
1.Kiểm tra bài cũ : GV nhận xét ,công bố điểm kiểm tra đọc thành tiếng.
2.Dạy học bài mới :
a)Giới thiệu bài: GV giới thiệu về chủ điểm nam và nữ. Những bài học trong chủ điểm này giúp các em hiểu về sự bình đẳng nam nữ và vẻ đẹp riêng về tính cách của mỗi giới. Trong bài tập đọc mở đầu chủ điểm – truyện Một vụ đắm tàu, các em sẽ làm quen với hai nhân vật tiêu biểu của hai giới: Đó là cậu bé Ma-ri-ô mạnh mẽ, cao thượng và cô bé Giu-li-ét-ta tốt bụng, dịu hiền.
-HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm, tranh minh hoạ bài học trong SGK.
2)Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a)Luyện đọc
-Hai HS khá, giỏi tiếp nối đọc bài văn.
GV chia đoạn : Bài này chia làm 5 đoạn : 
 	+Đoạn 1: Từ đầu đến về quê sống với họ hàng.
	 + Đoạn 2: Từ Đêm xuống đến băng cho bạn.
	+Đoạn 3: Từ Cơn bão dữ dội đến quang cảnh thật hỗn loạn.
	+Đoạn 4: Từ Ma-ri-ô đến đôi mắt thẫn thờ, tuyệt vọng.
	+Đoạn 5: Phần còn lại.
-GV viết lên bảng các từ: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, GV đọc mẫu, gọi HS đọc 
-Nhiều HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn, kết hợp ghi các từ HS đọc sai
-Khi HS đọc, GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc cho các em; giúp các em hiểu đúng những từ ngữ mới trong bài (Li-vơ-pun, bao lơn, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta.
-1 em đọc phần chú giải.
-HS đọc nối tiếp lần 2.
-GV đọc diễn cảm bài văn, nêu cách đọc toàn bài.
+Đoạn 1: Giọng đọc thong thả tâm tình.
+Đoạn 2: Nhanh hơn, căng thẳng ở những câu tả, kể: một con sóng lớn ập tới, Ma-ri-ô bị thương, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại,
+Đoạn 3: Gấp gáp, căng thẳng, nhấn giọng các từ ngữ: Khủng khiếp, phá thủng, lắng xuống ở câu: Hai tiếng đồng hồ trôi qua con tàu chìm dần
+Đoạn 4: Giọng hồi hộp, nhấn giọng những từ miêu tả: ôm chặt, khiếp sợ, thẫn thờ, tuyệt vọngchú ý những tiếng kêu: Còn chỗ cho một đứa trẻ. Đứa nhỏ thôi ! nặng lắm rồi – kêu to, át tiếng sóng biển và những âm thanh hỗn loạn.
+Đoạn 5: Lời Ma-ri-ô hét to: Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ - giục giã, thốt lên từ đáy lòng. Hai câu kết – trầm lắng, bi tráng; lời Giu-li-ét-ta vĩnh biệt bạn nức nở, nghẹn ngào.
b)Tìm hiểu bài
*Gợi ý trả lời các câu hỏi phụ và các câu hỏi trong SGK:
-Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta. (Ma-ri-ô bố mới mất, về quê sống với họ hàng. Giu-li-ét-ta: Đang trên đường về nhà, gặp lại bố mẹ.)
-GV nói thêm: Đây là hai bạn nhỏ người I-ta-li-a, rời cảng Li-vơ-pun ở nước Anh về I-ta-li-a.
-Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương? (Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dúi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng vết thương cho bạn.)
-Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào? (Cơn bão dữ dội ập tới, sóng lớn phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang, con tàu chìm dần giữa biển khơi. Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển.)
-Ma-ri-ô phản ứng thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa bé nhỏ hơn cậu? (Một ý nghĩ vụt đến – Ma-ri-ô quyết định nhường chỗ cho bạn – cậu hét to: Giu-li-ét-ta cậu xuống đi! Bạn còn bố mẹ, nói rồi ôm ngang lưng bạn thả xuống nước.)
-Quyết định nhường chỗ cho bạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu? (Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.)
-Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật trong truyện?
+Ma-ri-ô là một bạn trai rất kín đáo (Giấu nỗi bất hạnh của mình, không kể với bạn), cao thượng đã nhường sự sống của bạn mình cho bạn.
+Giu-li-ét-ta là một bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm: hoảng hốt, lo lắng khi thấy bạn bị thương; ân cần, dịu dàng chăm sóc bạn; khóc nức nở khi thấy Ma-ri-ô và con tàu chìm dần.)
+ GV: Ma-ri-ô mang những nét tính cách điển hình của nam giới, Giu-li-ét-ta có những nét tính cách điển hình của phụ nữ. L ... n truyện đã điền đúng các dấu câu.
 Tùng bảo Vinh :
 - Chơi cờ ca rô đi !
 - Để tớ thua à ? Cậu cao thủ lắm.
 - A ! tớ cho cậu xem cái này . Hay lắm !
Vừa nói, Tùng vừa mở tủ lấy ra quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh xem .
 - Aûnh chụp cậu lúc lên mấy mà nom ngộ thế ?
 - Cậu nhầm to rồi ! Tớ đâu mà tớ ! Ông tớ đấy !
 - Ông cậu ?
 - Ừ ! Ông tớ ngày còn bé mà . Ai cũng bảo tớ giống ông nhất nhà .
* Bài tập 2 : Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 2 
- GV hướng dẫn HS cách làm : Các em hãy đọc chậm rãi, xem từng câu là là câu kể, câu hỏi hay câu khiến, câu cảm. Trên cơ sở đó các em hãy phát hiện lỗi rồi sửa lại, nói rõ vì sao em lại làm như vậy.
- HS làm bài vào vở bài tập, 1 em làm trên phiếu to dán bảng.
- HS nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng :
 Các câu văn 
NAM : 1)Tớ vừa bị mẹ mắng vì toàn để chị Câu 1, 2, 3 dùng đúng các dấu câu.
 giặt giúp quần áo.
HÙNG : 2)Thế à ? 3) Tớ thì chẳng bao giờ 
nhờ chị giăt quần áo.	 	
NAM : 4) Chà. 5)Cậu tự giặt lấy cơ à ! 6) Giỏi 4) Chà ! (Đây là câu cảm)
 thật đấy ?	 5)Cậu tự giặt lấy cơ à?( Đây là câu
	 hỏi)
	 6)Giỏi thật đấy !(Đây là câu cảm).
HÙNG : 7) Không? 8) Tớ không có chị đành 7) Không !( Đây là câu cảm)
 nhờ .. anh tớ giặt giúp ! 8) Tớ không có chị đành nhờ . 
 anh tớ giặt giúp .(Đây là câu kể) 
 Ba dấu chấm than được sử dụng 	 	 hợp lí – thể hiện sự ngạc nhiên,	 bất ngờ của Nam.
H: Vì sao Nam bất ngờ trước câu trả lời của Hùng ?
 + Thấy Hùng nói Hùng chẳng bao giờ nhờ chị giặt quần áo, Nam tưởng Hùng chăm chỉ , tự giặt quần áo. Không ngờ, Hùng cũng lười Hùng không nhờ chị mà nhờ anh giặt quần áo.
* Bài tập 3 : Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
H: Bài yêu cầu gì ? ( Theo nội dung được nêu trong các ý a, b, c, d. Em cần đặt kiểu câu với những dấu câu nào ?
 - HS làm bài vào vở bài tập. 2 HS lên bảng làm.
 - Nhận xét, sửa bài.
 + Ý a) Câu cầu khiến : Chị mở cửa số giúp em với !
 + Ý b) Câu hỏi : Chị ơi , mấy giờ chị đi học ?
 + Yùc) Câu cảm thán : Cậu đã đạt được thành tích thật tuyệt vời !
 + Ý d) Câu cảm thán : Ôi , búp bê đẹp quá !
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học. Về nhà ôn tập kĩ về các dấu câu trên. 
===============================
TOÁN -TIẾT 145
ÔâN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG (tiếp theo).
I) Mục tiêu : 
Giúp cho HS ôn tập, củng cố về: 
- viết các số đo độ dài và khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng.
II) Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
 III) Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1)Bài cũ :
Hoạt động 1: Thực hành - Luyện tập :
* Bài 1: HS đọc yêu cầu bài toán.
HS tự làm bài vào vở.
GV quan sát giúp HS còn yếu. 
GV chữa bài:
a) 4km 382m = 4,382km; 2km 79m = 2, 079km ; 700m = 0, 700m = 0,7km.
b) 7m 4dm = 7,4m ; 5m 9cm = 5,09m ; 5m 75mm = 5,075m .
Chú ý : Khi HS chữa bài GV yêu cầu HS trình bày cách làm bài: Ta có:
- 2km 79m = 2km + 79m = 2km km = 2 km = 2,079km .
- Vì 5m 9cm = 5m + 9cm = 5mm = 5m = 5,09m.
* Bài 2 : 
HS đọc yêu cầu bài toán .
HS khác nhận xét, làm bài vào vở.
GV chữa bài.
2kg 350g = 2,350g.
1kg 65 g = 1kg + 65 g = 1kg kg = 1,065 kg.
b) 8 tấn 760kg = 8,760 tấn . Vì 8 tấn 760 kg = 8 tấn + 760 kg = 8 tấn tấn = 8tấn = 8,760 tấn = 8,76 tấn.
- 2 tấn 77kg = 2,077 tấn.
* Bài 3: 
HS đọc yêu cầu bài toán.
GV cho học sinh làm bài vào vở.
GV chữa bài .
 a.0,5m = 0,50m = 50cm 
	 b. 0,075km = 75m.
	 c.0,064 kg = 64g.
 d.0,08 tấn = 0,080 tấn = 80kg.
 0,5 m = 50cm vì 0,5m =0m5dm = 50cm.
 0,075km = 75m vì 1000m = 1km nên 0,075km = 0,0751000 = 75 m 
(Hoặc:0,075km = 0km 075km = 75m).
- 0,064kg = 64kg vì 0,064kg = 0kg 64g = 64 g. 
-0,08 tấn = 80kg vì 1 tấn = 1000kg nên 0,08 tấn = 0,08 1000=80kg.
* Bài 4 
- HS đọc yêu cầu bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
a) 3576m = 3,576km.
b) 53cm = o,53m.
c) 5360kg = 5,360 tấn.
d) 657g = 0,657kg.
+ Chữa bài : Gọi HS lần lượt đọc kết quả bài tập, GV nhận xét.
- 3576m = 3,576km vì 3576m = 3km576m = 3 km =3,576km.
- 53cm = o,53m vì 53cm = 0m 53cm = 0m = 0,53m.
GV hỏi :
- Bài tập 4 có điểm gì khác với bài tập 3?
- Hãy nhận xét kết quả số đo sau khi đổi với số đo ban đầu?
- Yêu cầu HS nêu cách làm ở bài tập 3, 4 dựa vào nhận xét trên?
+ Bài 3 : Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ, bài 4 đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn.
+ Đơn vị mới bé hơn đơn vị đã cho bao nhiêu lần thì số đo mới lớn hơn số đo dã cho bấy nhiêu lần. Ngược lại, đơn vị mới lớn hơn đơn vị dã cho bao nhiêu lần thì số đo mới bé hơn số đo đã cho bấy nhiêu lần.
+ Bài tập 3 : Lấy số đo ban đầu nhân với số lần đơn vị lớn gấp đơn vị bé.
+ Bài tập 4 : Lấy số đo ban đầu chia cho số lần đơn vị lớn gấp đơn vị bé.
4. Củng cố dặn dò.
- Về nhà làm thêm các bài tập trong vở bài tập toán.
- Nhận xét, dặn dò.
===============================
TẬP LÀM VĂN – TIẾT58: TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI
I)Mục tiêu
1)Biết rút kinh nghiệm về cách bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong văn tả cây cối.
2)Biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy (cô)yêu cầu, phát hiện và sửa lỗi đã mắc phải trong bài làm của mình; biết viết lại một đoạn trong bài làm của mình cho hay hơn.
II)Đồ dùng dạy – học
-Bảng phụ ghi 5 đề bài của tiết kiểm tra viết (tả cây cối, tuần 27); một số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp.
III)Các hoạt động dạy – học
 1Kiểm tra bài cũ
	Một, hai tốp HS phân vai đọc lại hoặc diễn lại hai màn kịch (Giu-li-ét-ta hoặc Ma-ri-ô) cả nhóm đã hoàn chỉnh
 2Dạy bài mới
aGiới thiệu bài: 	
b)Nhận xét kết quả bài viết của HS
	-GV mở bảng phụ đã viết 5 đề văn của tiết Kiểm tra viết bài (Tả cây cối), hướng dẫn HS xác định rõ yêu cầu của đề bài (nội dung, thể loại); một số lỗi điển hình.
 a)Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp
 -Những ưu điểm chính: 
- Đa số các em có nắm được dàn bài chính và viết thành bài văn hoàn chỉnh với cácchi tiết sinh động ,lời văn phong phú .
-Có 1số bài chữ viết rõ ràng ,sạch đẹp. Bài làm thể hiện tốt nội dung chính ,câu văn rõ ràng,mạch lạc .
 -Những thiếu sót, hạn chế.
- Còn một số em bài làm sơ sài ,không thể hiện được nội dung trọng tâm của bài ,viết lan man ,không có dấu câu trong cả bài viết 
 b)Thông báo điểm số cụ thể
 -Hướng dẫn HS chữa bài
 - GV trả bài cho từng HS
 +Hướng dẫn chữa lỗi chung
 - GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết trên bảng phụ.
 -Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
 - HS cả lớp trao đổi về bài chữa. GV chữa lại cho đúng (nếu sai).
-Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài
HS đọc lời nhận xét của thầy (cô) và sửa lỗi. Đôi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại.
 -GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
 - Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay
 - GV đọc những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng, sáng tạo của HS.
 - HS trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
 - HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn
 - Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt, viết lại cho hay hơn.
 - HS tiếp nôi nhau đọc đoạn văn vừa viết. GV chấm điểm những đoạn viết hay.
 3)Củng cố, dặn dò
 -GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cả bài văn. Cả lớp đọc trước nội dung tiết TLV tuần 30 (ôn tập tả về con vật); chọn quan sát trước hình dáng, hoạt động của con vât.
===============================
SINH HOẠT –TIẾT 29:
SƠ KẾT TUẦN 29 .
I-Mục tiêu:
- - Giáo dục các em có ý thức thi đua vươn lên trong học tập. 
-Lớp sơ kết các hoạt động trong tuần 29 và nêu kế hoạch tuần 30.
-Khen ngợi động viên kịp thời những em có tiến bộ và nhắc nhở nghiêm túc các em còn vi phạm.
-Giáo dục học sinh ý thức tự giác vươn lên trong rèn luyện và học tập .
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
: Sơ kết tuần 29, nêu kế hoạch tuần 30.
1-Đánh giá hoạt động tuần 29.
 -Các tổ trưởng báo cáo: Đọc kết quả theo dõi về học tập và rèn luyện của các bạn trong tổ của mình.
-Lớp trưởng nhận xét. HS trong lớp đóng góp ý kiến.GV nhận xét :
a)Đạo đức:
Trong tuần, các em đã học tập và rèn luyện tốt, đa số các em ngoan ,lễ phép , biết vâng lời thầy cô giáo ,đoàn kết với bạn bè , có ý thức kỉ luật tốt, chấp hành tốt các nội quy, nề nếp của trường .Đi học chuyên cần, đúng giờ, thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường.
Vẫn còn một vài em chưa ngoan , còn nói chuyện riêng trong giờ học: Thương,sắc,Tiên,.
b) Học tập :
-Các em đã thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập,học bài và làm bài đầy đủ .Trong giờ học, các em đã hăng say phát biểu xây dựng bài, ghi chép bài đầy đủ, cẩn thận, có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
c) Hoạt động khác :
 Chấp hành tốt mọi nội quy nề nếp của nhà trường .Tham gia tốt các hoạt động phong trào do nhà trường và Đội đề ra.Tham gia đọc và làm theo báo Đội.
*Tuyên dương: Phố, Huy,Hơn,Hiền,.. ..
2-Kế hoạch tuần 30
-Tiếp tục duy trì tốt mọi nề nếp hằng ngày,
 -Thực hiện dạy và học kế hoạch chương trình tuần 30.
-Thực hiện tốt các yêu cầu về học tập.
Tham gia lao động dọn vệ sinh trường lớp, thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường. 
3 ) Dặn dò : Vâng lời thầy cô ,giúp đỡ bạn bè .
 Tiếp tục đọc và làm theo báo Đội.
===================================

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 29.doc