Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 (buổi chiều) - Tuần 12

Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 (buổi chiều) - Tuần 12

I. Mục tiêu:

* Giúp HS:

 - Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài “Mùa thảo quả”.

 - Ôn lại cách viết những từ có âm đầu s/ x hoặc âm cuối t/c.

II.Đồ dùng dạy- học:

 - Phiếu học tập.

III.Hoạt động dạy- học:

 

doc 19 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1120Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 (buổi chiều) - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
Chính tả (Nghe- viết)
Mùa thảo quả
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS:
	- Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài “Mùa thảo quả”.
	- Ôn lại cách viết những từ có âm đầu s/ x hoặc âm cuối t/c.
II.Đồ dùng dạy- học:
	- Phiếu học tập.
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nối tiếp làm miệng bài tập 2a – SGK trang 104.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 
3.2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe- viết:
- GV đọc đoạn cần viết.
- Nội dung đoạn văn là gì?
+ Chú ý những từ dễ sai.
- GV đọc.
- Chấm chữa.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
a. Bài tập 2:
- GV chia lớp làm 4 nhóm
- Phát phiếu 4 nhóm.
- Gọi các nhóm báo cáo.
- Nhận xét, chữa.
b. Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi.
- Gọi nối tiếp nhau lên.
- GV chốt lại.
3. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ. Dặn viết lại từ sai và chuẩn bi bài sau.
- HS làm bài.
- HS theo dõi- đọc thầm.
- Tả quá trình thảo quả nảy hoa, kết trái và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đẹp đặc biệt.
+ Nảy, lặng lẽ, mưa rây, rực lên, 
- HS viết bài.
- HS hoạt động nhóm 
- HS làm bài ra phiếu.
- Đại diện các nhóm trình bày, báo cáo.
sổ sách, vắt sổ, sổ mũi, cửa sổ
sơ sào, sơ lược,sơ qua, sơ sinh, 
su su, cao su 
đồ sứ, sứ giả 
xổ số, xổ lồng
xơ múi, xơ mít
đồng xu 
xứ sở
bát ngát, bát ăn, cà bát
đôi mắt, mắt mũi, mắt na, mắt lưới,
tất cả, tất bật, tất niên..
mứt tết, mứt dừa
chú bác, bác học,
mắc màn, mắc áo,
tấc đất,
mức độ,
- Đọc yêu cầu bài 3a
- HS hoạt động cặp đôi.
- Đại diện lên trình bày.
+ sóc, sẻ, sáo  đều chỉ tên các con vật.
+ sả, si, suy  đều chỉ tên loài cây.
___________________________________________
Toán (BS)
Luyện tập nhân một số thập phân với 10, 100, 1000...
I. Mục tiêu: 
	- HS nắm được quy tắc nhân nhẩm 1 số thập phân với 10, 100, 1000 
	- Củng cố kĩ năng nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên.
	- Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
II. Đồ dùng dạy- học:
	- SGK, vở bài tập.
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS nêu quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000 
- GV nhận xét.
2. Bài mới :
2.1. Giới thiệu bài :
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập. 
a. Bài 1:
- Yêu cầu HS làm miệng.
- GV nhận xét, đánh giá.
 b. Bài 2: 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét và yêu cầu HS nhắc lại cách nhân một số với 10, 100, 1000,
c. Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét kết quả của HS.
d. Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- GV chấm chữa và nhận xét bài của HS.
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học và củng cố kiến thức toàn bài.
- Hướng dẫn HS ôn bài và chuẩn bị bài cho giờ sau
- HS nêu quy tắc
- 2 HS đứng tại chỗ làm miệng.
a. Đ
b. S
- HS làm bài vào vở bài tập.
- HS lên bảng chữa bài.
a. 4,08 10 = 40,80
 0,102 10 = 1,02
 b. 23,013 100 = 2301,3
 8,515 100 = 851,5
 c. 7,318 1000 = 7318
 4,57 1000 = 4570
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- HS lên bảng làm bài.
- Lớp làm bảng con.
a. 1,2075 km =1207,5 m 
b. 0,452 hm = 45,2 m 
c. 12,075 km = 12075 m 
d. 10,241 dm = 1,0241 m
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài vào vở bài tập
- HS lên bảng làm bài và chữa kết quả đúng.
Bài giải
Trong 10 giờ ô tô đó đi được số km là. 
35,6 10 = 356 (km)
 Đáp số: 356 km. 
Tiếng Việt (BS)
Tập đọc
Mùa thảo quả
I. Mục tiêu:
- HS đọc đúng, diễn cảm bài văn, biết nhấn giọng các từ miêu tả.
- Hiểu được nội dung của bài, thuộc ý nghĩa.
- Viết đoạn 3 đều, đẹp.
- GDHS yêu thiên nhiên và biết bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
- Viết sẵn đoạn cần luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Nội dung:
a. Luyện đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn 
- Đính phần đoạn luyện đọc (đoạn 1)
- Gọi 1, 2 HS đọc diễn cảm toàn bài.
- Theo dõi giúp HS đọc đúng, hay, lưu ý cách đọc.
b. Củng cố nội dung:
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi tìm hiểu bài trong SGK.
- Gọi các nhóm báo cáo
c. Luyện viết:
- GV đọc mẫu.
- GV đọc từng câu để HS viết.
- GV chấm bài viết HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- GDHS yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường
- Học thuộc ý nghĩa.
- Đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS đọc diễn cảm 1.
- 1, 2 HS đọc diễn cảm toàn bài.
- Nhận xét bình chọn bạn đọc hay.
- Thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi ở SGK.
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- HS đọc nhẩm thuộc ý nghĩa.
- HS viết đoạn 3.
- HS viết 
- Tự soát lỗi, đếm số lỗi, sửa chữ viết sai.
Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010
Đạo đức
kính già yêu trẻ (T1)
I. Mục tiêu: 
* Học xong bài HS biết:
	- Cần tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc.
	- Có hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già em nhỏ.
II. Tài liệu và phương tiện:
	- SGK, SGV Đạo đức 5.
III. Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu biểu hiện của tình bạn đẹp.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài.
3.2. Nội dung:
 a. Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện “Sau đêm mưa”.
- GV đọc truyện SGK.
- Yêu cầu HS đóng vai minh họa theo cốt truyện.
- GV kết luận: 
+ Cần tôn trọng người già, em nhỏ và giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
+ Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn minh, lịch sự
b. Hoạt động 2: Bài tập
Bài 1: 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- GV kết luận:
- Hành vi a, b, c là nhứng hành vi biểu hiện tình cảm kính giả, yêu trẻ.
- Hành vi d, chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc của trẻ em nhỏ.
4. Củng cố- dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Tìm hiểu các phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta.
- HS nêu
- HS đóng vai minh hoạ theo cốt truyện.
- Lớp thảo luận và trả lời câu hỏi cuối bài.
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
- HS làm việc cá nhân.
- HS trả lời.
________________________________________
Toán (BS)
Luyện tập nhân một số thập phân với 10, 100, 1000.... (Tiếp)
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS:
	- Rèn kĩ năng nhân nhẩm với 10, 100, 1000 
	- Vận dụng vào làm bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy- học:
	- Vở bài tập Toán 5.
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên làm lại bài 3.
 - Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
a. Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- HS nối tiếp đọc kết quả bài.
- Nhận xét.
b. Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Gọi 4 HS lên bảng làm dưới lớp làm ra bảng con.
- Nhận xét, chữa bài.
a.1008,0 ; b. 22530 c. 1028,40 ; d. 16900 
c. Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4. GV phát phiếu học tập cho HS.
- Gọi HS trình bày
- GV nhận xét và chữa bài.
 d. Bài 4: 
- GV gọi HS lên bảng làm bài 
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố- dặn dò: 
- Muốn trừ 2 số thập phân ta làm như thết nào. 	
- Nhận xét giờ.
- Dặn về làm bài tập, học bài, chuẩn bị bài sau.
- HS làm bài trên bảng.
- Đọc yêu cầu bài. 
- HS tự làm vào vở bài tập và nối tiếp đọc kết quả: 
4,08 x 10 = 40,8
21,8 x10 = 218
45,81 x 100 = 4581
9,475 x 100 = 947,5
0,8341 x 1000 = 834,1
2,6843 x 1000 = 2684,3
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm theo yêu cầu của GV.
a) 12,6 80 b) 75,1 x 300 
c) 25,71 40 d) 42,25 400 
- Đọc yêu cầu bài.
- Thảo luận- ghi vào phiếu 
- Đại diện nhóm HS lên bảng trình bày.
Bài giải
 Hai giờ đầu người đó đi được là:
11,2 x 2 = 22,4 (km)
Bốn giờ sau người đó đi được là:
10,52 x 4 = 42,08 (km)
 Người đó đã đi được là:
22,4 + 42,08 = 64,48(km)
 Đáp số: 64,48 km.
- HS lên bảng làm bài, HS làm theo phương pháp thử chọn. Đáp án: số tự nhiên là 3. 
__________________________________
Tiếng Việt
Luyện từ và câu(BS)
Ôn tập: Mở rộng vốn từ bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu:
	1. Nắm được nghĩa 1 số từ ngữ về môi trường: biết tìm từ đồng nghĩa.
	2. Biết ghép 1 tiếng gốc Hán với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức.
II. Đồ dùng dạy- học:
	- Bảng phụ để viết bài tập 2 trắc nghiệm 
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại kiến thức về quan hệ từ
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập
a. Bài 1:
- Khoanh tròn từ có tiếng bảo không mang nghĩa “ giữ”, “giữ gìn”:
a. bảo vệ b. bảo tồn c. bảo kiếm d. bảo tàng e. bảo quản g. bảo hiểm
b. Bài 2:
- Chọn một trong các từ bảo tồn, bảo tàng, bảo đảm, bảo vệ, bảo quản điền vào chỗ trống cho thích hợp.
a. .... là nơi gìn giữ nhiều hiện vật có ý nghĩa lịch sử.
b. .... là giữ gìn cho khỏi hư hỏng hoặc hao hụt.
c. ..... là giữ lại, không để mất đi.
d. .... là chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho nguyên vẹn.
e. .... là làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được.
- GV cho 1 HS làm bài vào bảng phụ. 
- GV nhận xét và đưa ra kết luận đúng nhất.
c. Bài 3: 
- Chọn một trong các từ sinh tồn, sinh thái, sinh trưởng để điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp.
a. ....: tên gọi chung của các vật sống, bao gồm động vật, thực vật, vi sinh vật...
b. .... : hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật, có thể quan sát được.
c. .... : quan hệ giữa sinh vật với môi trường xung quanh.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- GV nhận xét và kết luận.
3. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét và củng cố kiến thức toàn bài.
- Hướng dẫn HS ôn bài và chuẩn bị bài 
- HS nhắc lại kiến thức về quan hệ từ
- HS đọc yêu cầu của bài và làm bài.
- HS lên bảng làm bài và lớp nhận xét và bổ sung.
- Đáp án: c
- HS làm bài và lên bảng chữa bài.
- Đáp án: 
a. bảo tàng b. bảo quản c. bảo tồn
d. bảo vệ e. bảo đảm.
- HS gắn bảng phụ.
- HS đọc yêu cầu của bài và làm bài cá nhân.
- Đáp án: 
a. sinh vật b. hình thái. c. sinh thái.
Thứ tư ngày 17 tháng 11 năm 2010 ... bước nào ?
-HS nêu
HS thực hành theo nhóm đã chuẩn bị
- GV quan sát giúp đỡ các nhóm nếu lúng túng và ghi tên sản phẩm của các nhóm đã chọn lên bảng.
3.Nhận xét, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS
- Về tập thêu tiếp ở nhà , chuẩn bị tiết sau.
Toán (SB)
Luyện tập về nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001...
I. Mục tiêu:
* Giúp HS:
- Củng cố cách nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001... với 10; 100; 1000... và các phép tính cộng, trừ, nhân số thập phân.
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm, đổi đơn vị và giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Vở bài tập Toán 5.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu quy tắc nhân một số thập phân với 10; 100; 1000... và với 0,1; 0,01; 0,001... 
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
a. Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV tổ chức cho HS thi đọc nhanh kết quả các phép tính.
- GV nhận xét, cho điểm.
b. Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
c. Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Gọi HS tóm tắt đề bài.
- Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi
- Gọi các cặp đôi báo cáo.
- GV nhận xét.
d. Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tóm tắt đề bài.
- Yêu cầu HS làm vào vở bài tập
- GV chấm, chữa bài.
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- GV chữa bài, nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập
- HS nêu.
- HS đọc yêu cầu bài tập: Tính nhẩm.
- HS đọc kết quả các phép tính.
a) 12,6 x 0,1 = 1,26
 2,05 x 0,1 = 0,205
b) 12,6 x 0,01 = 0,126
 47,15 x 0,01 = 0,4715
c) 12,6 x 0,001 = 0,0126
 503,5 x 0,001 = 0,5035.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- HS lên bảng chữa bài.
1200 ha = 12 km2
215 ha = 2,15 km2
16,7 ha = 0,167 km2
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- 1 HS tóm tắt đề bài trên bảng, HS dưới lớp tóm tắt ra nháp.
+ Tỉ lệ bản đồ : 1 : 1000000
+ TP HCM Phan Rang: 33,8 cm
+ Độ dài thật TP HCM Phan Rang?
- HS hoạt động cặp đôi.
- Đại diện các cặp đôi báo cáo kết quả.
Bài giải
Độ dài thật của quãng đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Phan Rang là:
1000000 x 33,8 = 33800000 (cm)
 = 338 (km) 
 Đáp số: 338 km
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS tóm tắt đề bài trên bảng, HS dưới lớp tóm tắt ra vở nháp.
+ Ngày đầu: 8 chuyến, mỗi chuyến 3,5 tấn.
+ Ngày thứ hai: 10 chuyến, mỗi chuyến 2,7 tấn.
+ Cả hai ngày chở được ? tấn.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- HS lên bảng chữa bài.
Bài giải
Cả hai ngày ô tô đó chở được số lương thực là:
(8 x 3,5) + (10 x 2,7) = 55 (tấn)
 Đáp số: 55 tấn
___________________________________________
Tiếng Việt (BS)
Luyện từ và câu
Luyện tập về quan hệ từ
I. Mục tiêu:
- Bước đầu nắm được khái niệm quan hệ từ.
- Nhận biết được một vài quan hệ từ ( hoặc cặp quan hệ từ) thường dùng ; hiểu tác dụng của chúng trong câu hay đoạn văn ; biết đặt câu với quan hệ từ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Băng giấy.
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS nêu khái niệm quan hệ từ và các cặp quan hệ từ thường gặp.
- GV nhận xét.
2. Bài mới :
2.1. Giới thiệu bài :
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
a. Bài tập 1: (Vở bài tập - 84)
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài và đoạn văn.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở bài tập.
- GV gắn băng giấy viết đoạn văn
- GV nhận xét, cho điểm
b. Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi trả lời câu hỏi.
- Gọi các cặp đôi báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, cho điểm
c. Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV gắn băng giấy viết các câu lên bảng.
- Gọi HS nối tiếp lên bảng viết các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập.
- HS nêu.
- HS đọc yêu cầu đề bài và đoạn văn.
- HS làm vào vở bài tập
- HS nối tiếp lên bảng gạch vào quan hệ từ 
A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS thảo luận theo cặp đôi 
- Đại diện các cặp đôi báo cáo kết quả.
a. Biểu thị quan hệ tương phản.
b. Biểu thị quan hệ tương phản. 
c. Biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết- kết quả.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài tập vào vở bài tập.
- HS nối tiếp lên bảng.
a. và
b. và, ở của
c. thì, thì
d. và, nhưng.
Thứ sáu ngày 19 tháng 11 năm 2010
Khoa học
Đồng và hợp kim của đồng
I. Mục tiêu: 
* Giúp học sinh:
	- Quan sát và phát hiện một số tính chất của đồng.
	- Nêu một số tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
	- Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
II. Đồ dùng dạy học
	- 1 đoạn dây đồng.	
	- Phiếu học.
III. Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể tên những vật, đồng dùng làm bằng sắt, gang, thép.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:	
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: Làm việc với vật thật.
- Đại diện lên trình bày.
- Nhận xét.
- Đưa ra kết luận:
- Thảo luận nhóm – ghi vào phiếu.
- Nhóm trưởng điều khiến nhóm mình quan sát đoạn dây- ghi kết quả.
Đồng
Hợp kim của đồng
Tính chất
- Có màu đỏ nâu, có ánh kim.
Dẽ lát mỏng và kéo sợi.
Dẫn nhiệt và dẫn điện tốt
- Có màu nâu hoặc vàng, có ánh kim và cứng hơn đồng. 
Đồng là kim loại. Đồng thiếc, đồng- kẽm đều là hợp kim của đồng.
b. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
- Giáo viên kết luận:
4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ- Chuẩn bị bài sau.
Thảo luận nhóm:
- Học sinh nối tiếp nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
- Đồng được sử dụng làm đồ điện, dây điện, 1 số bộ phận của ô tô, tàu biển 
- Các hợp kim của đồng được dùng để làm các đồ dùng trong gia đình 
- Các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng để ngoài không khí có thể bị xỉn màu 
____________________________________________
Toán (BS)
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS:
- Củng cố về tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân, từ đó vận dụng vào làm các bài tập tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Củng cố về nhân hai số thập phân thông qua bài toán chuyển động.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Vở bài tập Toán 5.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra vở bài tập Toán của HS.
- GV nhận xét.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
a. Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp đôi và rút ra nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
b. Bài tập 2:
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
c. Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài
- Gọi HS tóm tắt đề bài trên bảng.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV chấm, nhận xét bài làm của HS.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài tập theo cặp đôi.
- Cặp đôi HS báo cáo kết quả và kết luận: (a x b) x c = a x (b x c)
a.Phép nhân các số thập phân có tính chất kết hợp: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
b. Tính bằng cách thuận tiện nhất:
7,01 x 4 x 25 = 7,01 x (4 x 25) = 7,01 x 100 = 701.
250 x 5 x 0,2 = 250 x (0,2 x 5)
= 250 x 1 = 250
0,29 x 8 x 1,25 = 0,29 x (8 x 1,25)
= 0,29 x 10 = 2,9
0,04 x 0,1 x 25 = 0,1 x (0,04 x 25)
= 0,1 x 1 = 0,1
- HS làm bài vào vở bài tập.
- HS lên bảng chữa bài:
a. 178,02
b. 37,02
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- 1 HS tóm tắt trên bảng, HS dưới lớp tóm tắt vào vở nháp.
- HS làm bài vào vở bài tập
- HS chữa bài trên bảng.
Giải
Trong 3,5 giờ xe máy đó đi được số ki - lô - mét là:
32,5 x 3,5 = 113,75 (km)
 Đáp số: 113,75 km
_____________________________________________
Tập làm văn
Luyện tập văn tả người
 I. Mục tiêu: 
	- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu (Bà tôi, Người thợ rèn)
	- Hiểu: Chỉ tả những chi tiết tiêu biểu, nổi bật gây ấn tượng.
II. Đồ dùng dạy- học:
	- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tả bài cũ:
- Nêu cấu tạo của bài văn tả người 
- GV nhận xét và đánh giá.
 2. Bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài. 
 2.2. Hướng dẫn HS ôn tập. 
a. Bài 1: Sau đây là các ý của bài văn nhưng chưa được sắp xếp theo một trình tự chưa hợp lí. Em hãy sắp xếp lại và ghi số thứ tự vào chỗ trống và lập một dàn ý chi tiết cho bài văn tả bà ngoại theo gợi ý.
 1. Bà ngoại bảy mươi tuổi.
 2. Sáng nào bà cũng ra vườn chăm sóc cây.
 3. Khi bố mẹ đi làm, chúng em đi học thì bà dọn dẹp nhà cửa.
 4. Bà ngoại sống với gia đình em.
 5. Tóc bà trắng như cước. 
 6. Bàn tay bà nhăn nheo, nổi những gân xanh.
 7. Mắt bà còn rất tinh, luôn ánh lên niềm vui. 
 8. Trước khi đi ngủ, bà ôm em vào lòng và kể chuyện cổ tích cho em nghe.
 9. Răng bà đen nhưng nhức như hạt na. 
 10. Em mong bà thật khoẻ mạnh để sống mãi với em. 
 11. Lưng bà đã hơi còng. 
 12. Bà em rất thích uống trà ướp hương nhài. 
 13. Cả nhà em đều yêu quý bà.
- GV nhận xét và kết luận
b. Bài 2: Em hãy tả người thân trong gia đình em.
- GV nhận xét và đánh giá.
3. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét và củng cố kiến thức toàn bài.
 - Hướng dẫn HS ôn bài và chuẩn bị bài cho giờ sau.
- HS nêu cấu tạo bài văn tả người.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
- HS đọc yêu cầu của bài và trả lời bài theo yêu cầu của đề bài một cách cụ thể.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
+ Mở bài: Bà ngoại bảy mươi tuổi. Bà ngoại sống với gia đình em.
+ Thân bài: 
 - Tả ngoại hình: Lưng bà hơi còng. Tóc bà trắng như cước. Bàn tay bà nhăn nheo, nổi những gân xanh. Mắt bà còn rất tinh, luôn ánh lên niềm vui. Răng bà đen mhưng nhức như hạt na.
- Hoạt động, tính tình: Sáng nào bà cũng ra vườn chăm sóc cây.Khi bố mẹ em đi làm, chúng em đi học thì bà dọn dẹp nhà cửa. Bà em rất thích uống trà ướp hoa nhài. Trước khi đi ngủ, bà ôm em vào lòng và kể chuyện cổ tích cho em nghe.
+ Kết bài: Cả nhà em đều rất yêu quý bà. Em mong bà thật khoẻ mạnh để sống mãi với em.
- HS đọc dàn ý đã viết
- HS viết bài và đọc bài trước lớp.
- Lớp nhận xét và bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docchieu 12.doc