Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 (buổi chiều) - Tuần 27

Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 (buổi chiều) - Tuần 27

I. Mục tiêu:

* Giúp HS:

 - Nhớ- viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài: “Cửa sông”

 - Tiếp tục ôn tập quy tắc viêt hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, làm đúng bài tập thực hành để củng cố khắc sâu quy tắc.

II. Chuẩn bị:

 - Bút dạ và 2 tờ phiếu kẻ bảng để làm bài tập 2.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1203Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn khối 5 (buổi chiều) - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011
Chính tả (Nhớ- viết)
Cửa sông - ôn quy tắc viết hoa
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS:
	- Nhớ- viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài: “Cửa sông”
	- Tiếp tục ôn tập quy tắc viêt hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, làm đúng bài tập thực hành để củng cố khắc sâu quy tắc.
II. Chuẩn bị:
	- Bút dạ và 2 tờ phiếu kẻ bảng để làm bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 	
- Cho HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhớ- viết:
- Nhắc HS chú ý cách trình bày khổ thơ 6 chữ, những chữ dễ sai.
- GV quan sát.
- Thu bài chấm.
- Nhận xét.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
- Mời 2 HS lên bảng viết.
- Nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nhắc lại quy tắc viết hoa.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- 1 vài HS đọc thuộc lòng.
+ Nước lợ, tâm rảo, lưỡi sóng, lấp loá 
- HS tự viết bài.
- Đọc yêu cầu bài 2.
- HS nối tiếp phát biểu
Toán (BS)
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
	- Giúp học sinh củng cố cách tính vận tốc.
	- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
	- Học sinh tự giác luyện tập.
II. Đồ dùng dạy- học
	- Bảng con.
III.Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bài tập 2 ở VBT.
- Nhận xét 
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn HS làm bài trong VBT:
Bài 1:
- HS tự làm cá nhân.
- GV chấm, chữa.
Bài 2:
- Học sinh tự làm cá nhân.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Bài 3: 
- Hướng dẫn học sinh trao đổi cặp.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Bài 4: 
- Hướng dẫn học sinh làm vở.
- Giáo viên chấm, nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV củng cố kiến thức toàn bài.
- Về làm vở bài tập.
- HS làm cá nhân. 
Bài giải
a. 22,5 km = 22500m 
Vận tốc của ô tô đó với đơn vị đo m/ phút là.
 22500 : 60 = 375 (m/p)
b. Vận tốc của ô tô đó với đơn vị đo m/ phút là.
 22 500 : 60 : 60 = 6,25 (m/ p)
- 2 HS làm bảng lớp.
- Lớp làm bảng con.
- Học sinh làm vào vở toán.
Với s = 1500 m, t = 4 phút 
	Đổi 4 phút = 240 giây.
Vận động viên đó chạy với đơn vị đo là m/ giây.
 1500 : 240 = 6,25 (m/ phút)
 Đáp số: 6,25m/p.
- Học sinh làm vở, chữa bảng.
Thời gian đi của ô tô đi từ A đến B là:
11 giờ 15 phút – 6 giờ 30 phút – 45 phút = 4 giờ
 Vận tốc của ô tô đó là:
160 : 4 = 40 (km/giờ)
Đáp số: 40 km/giờ
Tiếng việt (BS)
LUYệN TậP Về VIếT ĐOạN ĐÔI THOạI
I. Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về viết đoạn đối thoại.
- Rèn cho HS kĩ năng làm văn.
- Giáo dục HS ý thức ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học: 
 	- Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Ôn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cách viết đoạn văn đối thoại.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập:
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Cho tình huống sau : Em vào hiệu sách để mua sách và một số đồ dùng học tập. Hãy viết một đoạn văn hội thoại cho tình huống đó.
Bài tập 2 : Tối chủ nhật, gia đình em sum họp đầm ấm, vui vẻ. Em hãy tả buổi sum họp đó b”ng một đoạn văn hội thoại.
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Ví dụ
- Lan: Cô cho cháu mua cuốn sách Tiếng Việt 5, tập 2.
- Nhân viên: Sách của cháu đây.
- Lan: Cháu mua thêm một cái thước kẻ và một cái bút chì nữa ạ!
- Nhân viên: Thước kẻ, bút chì của cháu đây.
- Lan: Cháu gửi tiền ạ! Cháu cảm ơn c”!
Ví dụ
 Tối ấy sau khi ăn cơm xong, cả nhà ngồi quây quần bên nhau. Bố hỏi em:
- Dạo này con học hành như thế nào? Lấy vở ra đây bố xem nào? 
 Em chạy vào bàn học lấy vở cho bố xem. Xem xong bố khen:
- Con gái bố viết đẹp quá! Con phải cố gắng lên nhé! Rồi bố quay sang em Tuấn và bảo :
- Còn Tuấn, con được mấy điểm 10?
Tuấn nhanh nhảu đáp:
- Thưa bố! Con được năm điểm 10 cơ đấy bố ạ.
- Con trai bố giỏi quá!
 Bố nói :
- Hai chị em con học cho thật giỏi vào. Cuối năm cả hai đạt HS giỏi thì bố sẽ thưởng cho các con một chuyến di chơi xa. Các con có đồng ý với bố kh”ng?
 Cả hai chị em cùng reo lên:
- Có ạ!
Mẹ nhìn ba bố con rồi cùng cười. Em thấy mẹ rất vui, em sẽ cố gắng học tập để bố mẹ vui lòng. Một buổi tối thật là thú vị.
- HS lắng nghe và chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2011
Đạo đức
Em yêu hoà bình (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS:
	- Giá trị của hoà bình.
	- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình cho nhà trường, địa phương tổ chức.
	- Yêu quý hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình.
II. Tài liệu và phương tiện:
	- Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em.
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Giới thiệu tư liệu đã sưu tầm.
Bài 4:
- Giáo viên nhận xét và giới thiệu thêm một số tranh ảnh (nếu có)
* Kết luận: Chúng ta cần tích cữc tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.
* Hoạt động 2: Vẽ “Cây hoà bình”
- Giáo viên hướng dẫn:
+ Rễ cây: là các hoạt động hoà bình chống chiến tranh.
+ Hoa, quả và cây là những điều tốt đẹp do hoà bình mang lại.
- GV nhận xét và tuyên dương tranh đẹp.
* Hoạt động 3: Triển lãm nhớ về chủ đề “Em yêu hoà bình”
- Giáo viên nhận xét và xếp loại.
3. Củng cố- dặn dò:
- Tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình phù hợp bản thảo.
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh giới thiệu trước lớp tranh, ảnh, băng hình,  đã sưu tầm được.
- Làm theo nhóm.
- Các nhóm vẽ tranh.
- Đại diện nhóm giới thiệu tranh của nhóm.
- Học sinh treo tranh và giới thiệu tranh vẽ theo chủ đề trước lớp.
- Lớp xem tranh và nhận xét.
- Học sinh trình bày các bài thơ, bài hát,
_________________________________________
Toán (BS)
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
* Giúp học sinh:
	- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
	- Thực hành tính quãng đường.
II. Đồ dùng dạy- học:
	- Vở bài tập Toán 5.
III.Hoạt động dạy học:
	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng chữa bài 3 tiết trước.
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: 
- Cho học sinh đọc bài toán 1 trong VBT
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 2:
Đổi 1 giờ 45 phút = 1,75 giờ
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 3:
- Gọi 1 học sinh lên bảng - lớp làm vở.
- GV chấm vở.
- Gọi chữa, cho điểm
3. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài. Nhận xét giờ.
- Dặn về chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng chữa bài.
- Nêu yêu cầu bài toán, làm bài cá nhân, chữa bài trên bảng.
Bài giải
Quãng đường ô tô đi được trong 3 giờ là:
46,5 x 3 = 139,5 (km)
 Đáp số: 139,5 km.
- Đọc yêu cầu bài, làm bài vào VBT, chữa bài trên bảng.
Bài giải
Quãng đường người đi xe máy được là:
36 x 1,75 = 63 (km)
 Đáp số: 63 km
- Đọc yêu cầu bài 3. Làm bài vào vở.
Bài giải
Đổi 2 giờ 15 phút= 2,25 giờ.
Quãng đường máy bay đi được là:
800 x 2,25 = 1800 (km)
Đáp số: 1800 km
_____________________________________________
Tiếng việt (BS)
Luyện tập Mở rộng vốn từ truyền thống
I. Mục tiêu:
	- Mở rộng, hệ thống hoá, tích cực hoá vốn từ gắn với chủ điểm “Nhớ nguồn”
II. Đồ dùng dạy- học:
	- Một số bảng nhóm để học sinh làm nhóm bài tập; Bài tập trắc nghiệm.
III.Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm thi làm bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét nhóm nào tìm được nhiều hơn thì càng đáng khen.
Bài 2: 
- Giáo viên cho học sinh làm cá nhân.
- Giáo viên và cả lớp nhận xét, kết luận bạn thắng cuộc.
Bài 3: Những câu sau ghi lại truyền thống quý báu nào của dân tộc ta?
3. Củng cố- dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
- Về nhà thuộc 10 câu tục ngữ, ca dao ở bài tập 1 và bài tập 2.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Các nhóm trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Đáp án b: cầu kiều, khác giống, núi ngồi, xe nghiêng, thương nhau, cá ươn, nhớ kẻ cho, nước còn, lạnh nào, vững như cây, nhớ thương, thì nên, ăn gạo, uốn cây, cơ đồ, nhà có nóc.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài và lên bảng chữa bài.
- Lớp nhận xét và kết luận.
- Đáp án b: Lao động cần cù
- HS làm bài độc lập.
- HS chữa bài trước lớp.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
- Đáp án a: yêu nước.
Thứ tư ngày 9 tháng 3 năm 2011
Mĩ thuật
Vẽ tranh: Đề tài môi trường
I. Mục tiêu:
- HS hiểu biết hơn về môi trường và ý nghĩa của môi trường với cuộc sống sống.
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh có nội dung về môi trường.
- HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sưu tầm tranh ảnh đẹp về môi trường.
 - Giấy vẽ hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, màu,...
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- Nhận xét.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát,nhận xét:
- GV giới thiệu tranh ảnh về môi trường và gợi ý:
+ Không gian sống xung quanh chúng ta?
+ Môi trường xanh- sạch - đẹp có tác dụng gì?
+ Cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- GV tóm tắt:
- GV yêu cầu HS nêu 1 số nội dung về bảo vệ môi trường?
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ.
- GV yêu cầu HS nêu các bước vẽ tranh:
c. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:
- GV nêu yêu cầu vẽ bài.
- GV bao quát lớp nhắc nhở HS vẽ hình ảnh phải rõ nội dung,...vẽ màu theo ý thích.
- GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS K,G,...
d. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn 4 đến 5 bài (K, G, Đ, CĐ) để nhận xét.
- GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.
- GV nhận xét bổ sung.
3. Dặn dò:
- Về nhà quan sát lọ, hoa, quả...
- Nhớ đưa vở, bút chì, tẩy, màu,...
- HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Có đồi núi, ao hồ, kênh rạch, cây cối, nhà cửa, bầu trời,...
+ Bảo vệ sức khoẻ cho con người.
+ Như thu gom rác, trồng cây, bảo vệ rừng, làm sạch n ... bay trực thăng.
- GV thao tác chậm và cho HS phân biệt mặt phải , mặt trái của thân và đuôi máy bay .
*Lắp sàn ca bin và giá đỡ (H3 - SGK )
- Để lắp được sàn ca bin và giá đỡ em cần chọn các chi tiết nào.
- GV lắp tấm chữ L vào đầu của 2 thanh thẳng 11 lỗ cùng với thanh chữ U dài .
*Lắp ca bin (H4-SGK)
- Đây là nội dung đã được thực hành nhiều, GV gọi 1 - 2 H lên bảng thực hiện.
*Lắp cánh quạt (H5-SGK)
- Phải dùng mấy vòng hãm ở bộ phận này
- GV hướng dẫn lắp cánh quạt như SGV - tr 90 .
*Lắp càng máy bay
- GV hướng dẫn lắp 1 càng máy bay.Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi trong SGK.
c. Lắp ráp máy bay trực thăng:
- GV hướng dẫn lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK, kiểm tra các mối ghép .
d. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp
3. Nhận xét - dặn dò:
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép một số bộ phận của máy bay trực thăng. Hướng dẫn HS tiết sau tiếp tục thực hành
- HS quan sát mẫu máy bay trực thăng .
- HS trả lời ,và thực hiện bước lắp ở hàng lỗ thứ 2 của tấm nhỏ.
- HS thực hiện , HS khác nhận xét .
- HS quan sát H5 và trả lời.
Toán (BS)
Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách tính số đo thời gian
- Củng cố cho HS về cách tính vận tốc.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- SGK Toán 5.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập:
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Khoanh vào phương án đúng:
a) 3 giờ 15 phút = ...giờ
A. 3,15 giờ B. 3,25 giờ
C. 3,5 giờ D. 3,75 giờ
b) 2 giờ 12 phút = ... giờ
A. 2,12 giờ B. 2,20 giờ 
C. 2,15 giờ D. 2,5 giờ
Bài tập 2: 
Một xe ô tô bắt đầu chạy từ A lúc 9 giờ đến B cách A 120 km lúc 11 giờ. Hỏi trung bình mỗi giờ xe chạy được bao nhiêu km?
Bài tập 3: 
Một người phải đi 30 km đường. Sau 2 giờ đạp xe, người đó còn cách nơi đến 3 km. Hỏi vận tốc của người đó là bao nhiêu?
Bài tập 4: 
Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 15 phút đến B lúc 10 giờ được 73,5 km. Tính vận tốc của xe máy đó b”ng km/giờ?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải
a) Khoanh vào B
b) Khoanh vào B
Lời giải
Thời gian xe chạy từ A đến B là:
 11 giờ - 9 giờ = 2 giờ
Trung bình mỗi giờ xe chạy được số km là:
 120 : 2 = 60 (km/giờ)
 Đáp số: 60 km/giờ.
Lời giải
 2 giờ người đó đi được số km là:
 30 – 3 = 27 (km)
Vận tốc của người đó là:
 27 : 2 = 13,5 (km/giờ)
 Đáp số: 13,5 km/giờ.
Lời giải
 Thời gian xe máy đó đi hết là:
 10 giờ - 8 giờ 15 phút = 1 giờ 45 phút.
 = 1,75 giờ.
Vận tốc của xe máy đó là:
 73,5 : 1,75 = 42 (km/giờ)
 Đáp số: 42 km/giờ
- HS chuẩn bị bài sau.
_________________________________________
Tiếng việt (BS)
LUYệN TậP Về THAY THế Từ NGữ Để LIÊN KếT CÂU.
I. Mục tiêu :
- Củng cố cho HS những kiến thức về liên kết câu trong bài b”ng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu.
- Rèn cho HS có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục HS ý thức ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ôn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập:
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Mỗi từ ngữ in đậm sau đây thay thế cho từ ngữ nào? Cách thay thế từ ngữ có tác dụng gì?
Chiếc xe đạp của chú Tư
 Trong làng tôi, hầu như ai cũng biết chú Tư Chiếnở xóm vườn, có một chiếc xe là trội hơn người khác rồi, chiếc xe của chú lại là chiếc xe đẹp nhất, không có chiếc nào sánh b”ngChú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt.
- Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây
- Ngựa chú biết hí không chú?
 Chú đưa tay bóp cái chuông kính coong
- Nghe ngựa hí chưa?
- Nó đá chân được không chú?
Chú đưa chân đá ngược ra phía sau:
- Nó đá đó.
 Đám con nít cười rộ, còn chú thì hãnh diện với chiếc xe của mình.
Bài tập 2: 
 Cho HS đọc bài “Bác đưa thư”. thay thế các từ ngữ và nêu tác dụng của việc thay thế đó?
 4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn 
bị bài sau.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Bài làm
a/Từ ngữ in đậm trong bài thay thế cho các từ ngữ : chú thay thế cho chú Tư ; con ngựa sắt thay thế cho chiếc xe đạp ; nó thay thế cho chiếc xe đạp.
b/ Tác dụng : tránh được sự đơn điệu, nhàm chán, còn có tác dụng gây hứng thú cho người đọc, người nghe.
* Đoạn văn đã thay thế : Bác đưa thư traoĐúng là thư của bố rồi. Minh mừng quýnh. Minh muốn chạy thật nhanh vào nhàNhưng em chợt thấy bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại. Minh chạy vội vào nhà. Em rót một cốc nước mát lạnh. Hai tay bưng ra, em lễ phép mời bác uống.
* Tác dụng của việc thay từ : Từ Minh không bị lặp lại nhiều lần, đoạn văn đọc lên nghe nhẹ nhàng, sinh động và hấp dẫn.
- HS chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2011
Khoa học
Cây non có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS:
	- Quan sát, tìm vị trí ở một số cây khác nhau.
	- Kể tên một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.
	- Thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bong (sống đời), củ gừng, riềng, hành, tỏi.
	- Một thùng giấy (hoặc gỗ) to đựng đất.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. ổn định:
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét.
3. Bài mới:	
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: Quan sát.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Tìm chồi trên vật thật (hoặc hình vẽ) ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, hành tỏi.
- Nêu cách trồng mía.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Nhận xét, cho điểm.
Ž Rút ra kết luận.
b. Hoạt động 2: Thực hành
- Cho các nhóm tập trồng vào thùng hoặc chậu.
4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị giờ sau.
- Chia lớp ra làm 4 nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình.
+ Chồi mọc ra từ nách lá ở ngọn mía.
+ Củ khoai tây có nhiều chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm đó có một chồi.
+ Trên củ gừng cũng có những chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm đó có một chồi.
+ Trên phía đầu củ hành hoặc củ tỏi có chồi mọc nhô lên.
+ Đối với lá bỏng, chồi mọc ra từ mép lá.
- Trồng bằng cách đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu bên luống. Dùng tro, trấu để lấp ngọn lại. Một thời gian sau các chồi đâm lên khỏi mặt đất thành những khóm mía.
- Các nhóm tiến hành trồng vào chậu.
_______________________________________________
Toán (BS)
LUYệN TậP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách tính số đo thời gian
- Củng cố cho HS về cách tính quãng đường và thời gian.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK, SGV Toán 5.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1. Ôn định:
2. Kiểm tra: 
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập:
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1:
 Trên quãng đường dài 7,5 km, một người chạy với vận tốc 10 km/giờ. Tính thời gian chạy của người đó?
Bài tập 2: 
 Một ca nô đi với vận tốc 24 km/giờ. Hỏi sau bao nhiêu phút ca nô đi được quãng đường dài 9 km ( Vận tốc dòng nước không đáng kể)
Bài tập 3: 
 Một người đi xe đạp đi một quãng đường dài 18,3 km hết 1,5 giờ. Hỏi với vận tốc như vậy thì người đó đi quãng đường dài 30,5 km hết bao nhiêu thời gian?
Bài tập 4:
 Một vận động viên đi xe đạp trong 30 phút đi được 20 km. Với vận tốc đó, sau 1 giờ 15 phút người đó đi được bao nhiêu km?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải
Thời gian chạy của người đó là:
 7,5 : 10 = 0,75 (giờ) = 45 phút.
 Đáp số: 45 phút.
Lời giải
Đổi: 1 giờ = 60 phút.
 Quãng đường ca nô đi trong 1 phút là: 
 24 : 60 = 0,4 (km)
 Thời gian ca nô đi được quãng đường dài 9 km là: 
9 : 0,4 = 22,5 (phút) = 22 phút 30 giây.
 Đáp số: 22 phút 30 giây.
Lời giải
 Vận tốc của người đi xe đạp là:
 18,3 : 1,5 = 12,2 (km/giờ)
 Thời gian để người đó đi quãng đường dài 30,5 km là:
 30,5 : 12,2 = 2,5 (giờ) = 2 giờ 30 phút.
 Đáp số: 2 giờ 30 phút.
Lời giải
Đổi: 30 phút = 0,5 giờ.
 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ.
Vận tốc của người đó là:
 20 : 0,5 = 40 (km)
Sau 1 giờ 15 phút người đó đi được số km là:
 40 1,25 = 50 (km)
 Đáp số: 50 km.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt (BS)
Ôn hai bài tập đọc đã học trong tuần
I. Mục tiêu: 
* Giúp HS
 - Củng cố kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu các bài tập đọc đã học trong tuần.
 - HS yêu thích môn học và học một cách tự giác, say sưa.
II. Đồ dùng dạy học :
	- SGK, SGV Tiếng Việt 5.
III. Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc 2 bài tập đọc và nêu nội dung của từng bài.
- Nhận xét, cho điểm.
 2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn HS ôn bài.
- GV yêu cầu HS lần lượt đọc từng bài và trả lời câu hỏi.
+ Những bức tranh làng Hồ được vẽ theo đề tài nào là chủ yếu?
+ Những từ ngữ nào được tác giả dùng để đánh giá tranh làng Hồ?
+ Trong bài “Đất nước” những từ nào được dùng để tả mùa thu mới đẹp và vui.
+ Những hình ảnh của khổ thơ cuối nói lên điều gì?
 3. Củng cố- dặn dò:
- GV củng cố kiến thức toàn bài và nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS ôn bài và chuẩn bị bài cho giờ sau.
- 2 HS đọc.
- HS đọc bài nhiều lần.
- HS đọc bài theo cặp, theo đọi thi đọc tiếp sức.
- Lớp bình chọn ra bạn có giọng đọc hay để biểu dương.
+ Cuộc sống làng quê Việt Nam.
+ Kĩ thuật tinh tế; Màu đen rất Việt Nam; Sáng tạo về màu sắc; Màu ưa nhìn; Thâm thuý; Sống động.
+ Rặng tre phấp phới; Trời thu thay áo mới; Trời thu trong biếc; Nói cười thiết tha.
+ Đề cao tinh thần đấu tranh bất khuất được truyền từ đời này sang người khác tạo nên sức mạnh bất tử của dân tộc Việt.

Tài liệu đính kèm:

  • docchieu 27.doc