Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 21

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 21

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Giúp HS hiểu được ý nghĩa của lễ chào cờ và sự trang nghiêm của lễ. Rèn HS kỹ năng tự quản, tự phục vụ, tính tích cực, tự giác trong học tập, trong thực hiện nề nếp nội quy trường lớp.

- Thái độ của HS lúc chào cờ biểu hiện ý thức kỉ luật, niềm tự hào và tình cảm đối với Tổ quốc trong ngày đầu năm học

- Chăm ngoan, lễ phép, có hướng phấn đấu để vươn lên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV – TPT Đội: Nội dung chào cờ. Cờ đội, đội trống, đội kèn, kế hoạch tuần 21.

- HS: Sắp xếp lớp học gọn gàng ngồi dự lễ chào cờ đầu tuần.

 

doc 48 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 141Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Từ ngày 07/ 02/ 2022 đến ngày 11/ 02/ 2022)
Thứ
ngày
Tiết
Môn
Bài dạy
Tiết PPCT
Đồ dùng dạy học
Điều chỉnh- giảm tải
Nội dung tích hợp
2
07/02
1
CC
2
T
Luyện tập (tr. 110)
Không làm bài tập 1 (tr. 110).
3
TĐ
Trí dũng song toàn
Tranh SGK
4
TD
5
KH
Bài 41: Mặt trời
6
KH
Bài 42-43: Sử dụng năng lượng chất đốt
3
08/02
1
T
Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương (tr.111)
Luyện tập (tr. 112)
- Tập trung yêu cầu tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương
- Không làm bài tập 1, bài tập 3 (tr. 112)
2
CT
Nhớ - viết (Cao Bằng) 
Nghe - viết (Núi non hùng vĩ
HDHS tự viết ở nhà bài Cao Bằng
3
LTVC
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. Trang 32
4
KC
Vì muôn dân
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
5
AN
4
09/02
sáng
1
T
Luyện tập chung trang 113
2
TA
3
TA
4
TĐ
Tiếng rao đêm
5
TLV
Lập chương trình hoạt động
4
09/02
chiều
1
LS
Bài 21: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta
Chuyển thành bài tự chọn.
2
ĐL
Bài 19: Các nước láng giềng Việt Nam
3
ĐĐ
Bài 23: Em yêu Tổ quốc Việt Nam
4
KT
Vệ sinh phòng bênh cho gà
5
HĐNG
5
10/02
1
T
Thể tích của một hình 114-115
2
Tin
3
Tin
4
LTC
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. Trang 38
5
MT
6
11/02
1
T
Xăng- ti-mét khối. Đề -xi -mét khối.
2
TA
3
TA
4
TD
5
TLV
Trả bài văn tả người.
6
SH
Thứ hai ngày 07 tháng 02 năm 2022
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 3: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
CHỦ ĐIỂM: MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Giúp HS hiểu được ý nghĩa của lễ chào cờ và sự trang nghiêm của lễ. Rèn HS kỹ năng tự quản, tự phục vụ, tính tích cực, tự giác trong học tập, trong thực hiện nề nếp nội quy trường lớp.
- Thái độ của HS lúc chào cờ biểu hiện ý thức kỉ luật, niềm tự hào và tình cảm đối với Tổ quốc trong ngày đầu năm học
- Chăm ngoan, lễ phép, có hướng phấn đấu để vươn lên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV – TPT Đội: Nội dung chào cờ. Cờ đội, đội trống, đội kèn, kế hoạch tuần 21.
- HS: Sắp xếp lớp học gọn gàng ngồi dự lễ chào cờ đầu tuần.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
33’
 1. Nội dung sinh hoạt dưới cờ:
 ( TPT điều hành thực hiện)
*Hoạt động 1: Kiểm tra điều kiện, ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra sĩ số, trang phục. 
- Ổn định nề nếp.
*Hoạt động 2: Chào cờ (Tiến hành tại lớp)
- Chào cờ theo nghi thức Đội do Lớp trưởng điều hành. 
*Hoạt động 3: Phương hướng, nhiệm vụ tuần 20:
* TPT Đội nhắc nhở công việc trong tuần. 
- Phổ biến một số công việc của HS cần thực hiện trong kế hoạch của nhà trường:
+ HS cần thực hiện nghiêm khẩu hiệu 5K.
+Thực hiện nghiêm túc ATGT: đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy,
+ Không chơi đồ chơi nguy hiểm, không tàng trữ và đốt pháo nổ trước, trong và sau dịp tết Nguyên Đán. 
+ Tham gia phong tuần lễ “Lì xì heo đất trao góc học tập giúp bạn học tốt” lần thứ VII, năm 2022.
*Thời gian thực hiện: từ ngày 10/2 đến ngày 24/2/2022
+ Tham gia viết thư quốc tế UPU.
Chủ đề cuộc thi: Em hãy viết thư cho một người có tầm ảnh hưởng để trình bày lí do và cách thức họ cần hành động trước khủng hoảng khí hậu. 
(Tiếng anh: Write a letter to someone influential explaining why and how they should take action on the climate cristis).
(có gửi kèm công văn qua zalo của khối)
* BGH đánh giá và triển khai công việc trong tuần.
- Cô Hà – Hiệu trưởng nhắc nhở HS toàn trường về các hoạt động học tập và sinh hoạt tại trường trong tuần 21.
 2. Nội dung sinh hoạt trong lớp :
 ( GVCN điều hành thực hiện)
Tuyên dương, rút kinh nghiệm một số tồn tại.
- Lắng nghe.
- Học sinh đứng lên, tư thế nghiêm trang, chào cờ.
- Nghỉ-Nghiêm!
Chào cờ - Chào!
- Quốc ca!
- Đội ca!
“Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại – Sẵn sàng.”
- Lắng nghe.
- Tích cực tham gia.
-Tích cực tham gia.
- Hình thức: các lớp quyên góp ở lớp sau đó tổng hợp nộp lên cho Liên đội, (BCH Liên đội và cô TPT Đội phụ trách)
- Lắng nghe.
-Tích cực tham gia. Nộp bài từ ngày 02/12/2021 đến 02/03/2022 (Theo dấu bưu điện
- Địa chỉ nộp bài: Báo thiếu niên tiền phong và nhi đồng. Số 5, phố Hòa Mã, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội-11611
- Lắng nghe.
Tiết 106: 	 Toán
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Củng cố cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trong một số tình huống đơn giản.
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
b) Năng lực: 
- Thông qua hoạt động trình bày cách giải các bài toán học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học.
- Qua thực hành luyện tập phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề.
* Giảm tải : Không làm bài tập 1
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Giáo viên: Bảng phụ, SGK.
- Học sinh: Vở, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
1. Hoạt động Mở dầu : Hát
 Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật 
- Gọi 1 HS nêu quy tăc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật 
- Tính Sxq của hình hộp chữ nhật có chiều dài 30dm, chiều rộng 5dm, chiều cao 10 dm.
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài : GV ghi đề
30’
2. Hoạt động Thực hành- Luyện tập:
*Mục tiêu: 
- Củng cố cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Luyện tập vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trong một số tình huống đơn giản.
*Cách tiến hành:
Bài 2: Một cái thùng không nắp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,5 m chiều rộng 0,6 m và chiều cao 8 dm. Người ta sơn mặt ngoài của thùng. Hỏi diện tích quét sơn là bao nhiêu mét vuông?
- Cho HS trao đổi với bạn nêu cách làm.
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày, lớp làm vào vở.
+ Nhận xét.
Bài 3: ( Dành cho HS khá, giỏi )
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS tự làm vào vở (chỉ ghi đáp số)
+ Gọi HS đọc bài làm của mình.Giải thích
- Chữa bài.
+ Nhận xét, chữa bài.
- HS đọc đề.
+ Diện tích quét sơn chính là diện tích toàn phần trừ đi diện tích cái nắp; mà diện tích cái nắp là diện tích mặt đáy.
- HS làm bài.
Đáp số: Sxq: 3,36 m2
 Stp : 4,26m2
- Nhận xét bài của bạn. Chữa bài
- HS đọc.
- HS làm bài.
(a), (d): Đ (b), (c): S
- HS chữa bài
5’
3. Hoạt động Vận dụng : 
+Nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ?.
+ Cần lưu ý gì về đơn vị đo độ dài của các kích thước ?
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Tiết 41	 Tập đọc
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng, lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài .
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Giáo dục học sinh có ý thức tự hào dân tộc.
b) Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 	- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ , bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc
- Học sinh: Sách giáo khoa 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1. Hoạt động Mở đầu : Hát
- Gọi 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi bài “Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng”
+ Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì (trước cách mạng, cách mạng thành công, trong kháng chiến , hoà bình lập lại ) ?
+ Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì ? 
-Nhận xét .
-Giới thiệu bài :Giới thiệu và ghi đề bài Trí dũng song toàn
30’
2.Hoạt động Hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu:
- HS đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng, lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài .
* Cách tiến hành:
10’
10’
10’
a) Luyện đọc:
-Gọi 1 HS giỏi đọc toàn bài.
- Cho HS quan sát tranh minh họa bài đọc.
- Chia đoạn : 4 đoạn 
 ØĐoạn 1 : Từ đầu đến cho ra lẽ 
 ØĐoạn 2 : Từ Thám hoa ..đến đền mạng Liễu Thăng 
 ØĐoạn 3:Từ Lần khác .ám hại ông.
 ØĐoạn 4 : Còn lại 
- Cho HS đọc tiếp nối đoạn.
 ( GV theo dõi kết hợp sửa lỗi cho HS , giúp HS hiểu những từ ngữ trong SGK, giải nghĩa thêm các từ : tiếp kiến, hạ chỉ, than , cống nạp)
- Cho HS đọc theo cặp.
- Đọc mẫu toàn bài .
b) Tìm hiểu bài :
- Cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
H. Giang Văn Minh làm thế nào để được vào gặp vua nhà Minh ?
- Cho HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
H. Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng ?
- Cho HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
+ Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh . 
+ GV cho HS bày tỏ sự cảm phục của mình về sứ thần Giang Văn Minh 
 - Cho HS đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi:
H/ Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
H. Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ?
GV chốt : Qua bài đọc ta thấy Giang Văn Minh là người mưu trí, bất khuất, dũng cảm, biết giữ thể diện và danh dự đất nước. Là công dân một nước chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ đất nước.
H. Nội dung chính của bài là gì ?
- Gv chốt ghi nội dung lên bảng .
c )Đọc diễn cảm :
- Yều cầu 5 HS đọc bài theo cách phân vai. Yêu cầu HS theo dõi để tìm cách đọc phù hợp với tùng nhân vật.
- GV Hướng dẫn HS đoc diễn ...  - Có biểu tượng về xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối.	 
 - Biết tên gọi, kí hiệu, “độ lớn” của đơn vị đo thể tích: xăng - ti - mét khối, đề - xi- mét khối .
 - Biết mối quan hệ giữa xăng- ti- mét khối và đề- xi - mét khối.
*Cách tiến hành:
*Xăng- ti- mét khối
- GV đưa ra hình lập phương cạnh cạnh 1cm cho HS quan sát
- GV trình bày vật mẫu hình lập phương có cạnh 1 cm.
- Cho HS xác định kích của vật thể.
- Đây là hình khối gì? Có kích thước là bao nhiêu?
- Giới thiệu:Thể tích của hình lập phương này là xăng-ti-mét khối.
- Hỏi: Em hiểu xăng-ti-mét khối là gì?
-Xăng-ti-mét khối viết tắt là cm3
-Yêu cầu HS nhắc lại 
- GV cho HS đọc và viết cm3
 * Đề-xi-mét khối.
- GV trình bày vật mẫu hình lập cạnh 1 dm gọi 1 HS xác định kích thước của vật thể.
- Đây là hình khối gì? Có kích thước là bao nhiêu?
- Giới thiệu: Hình lập phương này thể tích là đề-xi-mét khối.Vậy đề-xi-mét khối là gì?
- Đề- xi-mét khối viết tắt là dm3.
 *Quan hệ giữa xăng-xi-mét khối và đề-xi-mét khối
- Cho HS thảo luận nhóm:
+ Một hình lập phương có cạnh dài 1 dm.Vậy thể tích của hình lập phương đó là bao nhiêu?
+ Giả sử chia các cạnh của hình lập phương thành 10 phần bằng nhau, mỗi phần có kích thước là bao nhiêu?
+ Xếp các hình lập phương có thể tích 1cm3 vào “đầy kín” trong hình lập phương có thể tích 1dm3. Trên mô hình là lớp xếp đầu tiên. Hãy quan sát và cho biết lớp này xếp được bao nhiêu hình lập phương có thể tích 1cm3.
+ Xếp được bao nhiêu lớp như thế thì sẽ “đầy kín” hình lập phương 1dm3 ? 
+ Như vậy hình lập phương thể tích 1dm3 gồm bao nhiêu hình lập phương thể tích 1cm3 ? 
- Cho HS báo cáo kết quả trước lớp
- GV kết luận: Hình lập phương cạnh 1dm gồm 10 x 10 x10 = 1000 hình lập phương cạnh 1cm.
Ta có 1dm3 = 1000 cm3 
- HS quan sát theo yêu cầu của GV
- HS xác đinh
- Đây là hình lập phương có cạnh dài 1cm.
- Xăng-ti-mét khối là thể tích của một hình lập phương có cạnh dài là 1cm.
- HS nhắc lại xăng-ti-mét khối viết tắt là cm3 .
+ HS nghe và nhắc lại
+ Đọc và viết kí hiệu cm3
- HS quan sát
- HS xác định
- Đây là hình lập phương có cạnh dài 1 đề-xi-mét.
- Đề- xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1 dm.
- HS nhắc lại và viết kí hiệu dm3
- HS thảo luận nhóm
- 1 đề – xi – mét khối
- 10 xăng- ti -mét
- Xếp mỗi hàng 10 hình lập phương 
- Xếp 10 hàng thì được một lớp.
- Xếp 10 lớp thì đầy hình lập phương cạnh 1dm.
- 10 x10 x10 = 1000 hình lập phương cạnh 1cm.
- HS báo cáo
- HS nhắc lại:
1dm3 = 1000 cm3
15’
3. HĐ luyện tập, thực hành:
*Mục tiêu: - Biết giải một số bài toán có liên quan đến xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối.
 - HS làm bài 1, bài 2a .
*Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV treo bảng phụ
- GV nhận xét, kết luận
Bài 2a: HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài, yêu cầu HS nêu cách làm
Bài 2b( Bài tập chờ): HĐ cá nhân
- HS đọc thầm đề bài
- Cả lớp làm vở, chia sẻ kết quả
Viết số
Đọc số
76cm3
Bảy mươi sáu xăng-ti-mét khối
519dm3
Năm trăm mười chín đề-xi-mét khối.
85,08dm3
Tám mươi lăm phẩy không tám đề-xi-mét khối.
 cm3
Bốn phần năm Xăng -xi-mét khối.
192 cm3
Một trăm chín mươi hai xăng-ti-mét khối
2001 dm3
Hai nghìn không trăm linh một đề-xi-mét khối
cm3
Ba phần tám xăng-ti-mét-khối
- HS đọc đề bài
- HS làm bài
- HS chia sẻ
a) 1dm3 = 1000cm3	
5,8dm3 = 5800cm3
375dm3 = 375000cm3
 dm3 = 800cm3
- HS tự làm bài và chia sẻ kết quả
b) 2000cm3 = 2dm3
 154000cm3 = 154dm3
490000cm3 = 490dm3
5100cm3 = 5,1dm3
3’
4. Hoạt động vận dụng:
- Cho HS làm bài sau:
 1,23 dm3= ..... cm3 
 500cm3= .... dm3
 0,25 dm 3= .....cm3	
 12500 cm3= .... dm3
- HS làm bài như sau:
 1,23 dm3= 1230 cm3 
 500cm3= 0,5 dm3
 0,25 dm 3= 250cm3	
 12500 cm3= 12,5 dm3
- Chia sẻ về mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề- xi -mét khối
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Tiết 42:	 Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
- Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng, hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Giáo dục Hs có ý thức thể hiện tình cảm với người được tả.
b) Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - GV: Bảng phụ ghi 3 đề bài kiểm tra + ghi một số lỗi chính tả HS mắc phải.
 - HS : SGK, vở viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho 2 HS lần lượt đọc lại chương trình hoạt động đã làm ở tiết Tập làm văn trước
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS đọc
- HS nghe
- HS ghi vở
28’
2. Hoạt động nhận xét và sửa lỗi bài văn:
* Mục tiêu: 
- Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
- Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng, hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
* Cách tiến hành:
 *Nhận xét chung về kết quả của cả lớp
- GV đưa bảng phụ đã ghi 3 đề bài của tiết kiểm tra viết ở tuần trước.
- GV nhận xét chung về kết quả của cả lớp
- Ưu điểm:
+ Xác định đúng đề bài
+ Viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp.
 - Tồn tại: (VD)
 + Một số bài bố cục chưa chặt chẽ
+ Còn sai lỗi chính tả
+ Còn sai dùng từ, đặt câu
* Hướng dẫn HS chữa bài
+ Hướng dẫn HS chữa lỗi chung
- GV đưa bảng phụ đã viết sẵn các loại lỗi HS mắc phải.
- GV trả bài cho HS.
- Cho HS lên chữa lỗi trên bảng phụ
- GV nhận xét và chữa lại những lỗi HS viết sai trên bảng bằng phấn màu.
+ Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài
- Cho HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc.
+ Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- GV đọc những đoạn văn, bài văn hay.
- Yêu cầu HS viết lại đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn
- 1 HS đọc lại 3 đề bài
- HS lắng nghe
- HS nhận bài, xem lại những lỗi mình mắc phải.
- Lần lượt một số HS lên chữa từng lỗi trên bảng. HS còn lại tự chữa trên nháp.
- Lớp nhận xét phần chữa lỗi trên bảng
- HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi.
- HS lắng nghe và trao đổi về cái hay, cái đẹp của đoạn, của bài.
- HS nghe
3’
3.Hoạt động vận dụng:
- Chia sẻ với mọi người về bố cục bài văn tả người.
- Về nhà viết lại bài văn cho hay hơn
- HS nghe và thực hiện
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết 21: SINH HOẠT LỚP TUẦN 21
Sinh hoạt theo chủ điểm: Mừng Đảng-Mừng Xuân.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Giúp HS nhận thấy:
- Nhận biết được trách nhiệm của người HS.
- Tinh thần giúp đỡ bạn cùng tiến bộ .
- Ưu khuyết điểm của bản thân, tổ, lớp tuần qua. 
- Những mặt mạnh cần phát huy và các mặt hạn chế cần khắc phục.
- Rèn luyện và có hướng phấn đấu để vươn lên
*Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp.
* Phẩm chất: 
- Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập
- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sử với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.
- Phẩm chất : Trách nhiệm qua ý thức tự rèn luyện, tinh thần tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV : Tổng hợp ưu điểm và tồn tại của HS trong tuần thứ 21, kế hoạch tuần 22.
- HS : Tự nhận xét chất lượng học tập và các hoạt động.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
5’
1. Hoạt động mở đầu:
- Hát tập thể
-Giới thiệu hoạt động: ( Tuyên bố lí do)
10’
2. Báo cáo tổng kết công kết công tác Tuần 21:
GV mời: Lớp trưởng điều hành nhận xét tình hình hoạt động sau 1 tuần học.
GV tổng hợp những ưu khuyết điểm: 
* Ưu điểm:
-Về nề nếp: Các em đi học trực tiếp đã đi vào ổn định. Đa số các em đi học đúng giờ
-Tác phong: Các em mặc đồng phục đầy đủ, gọn gàng. 
- Về học tập: Các em tham gia học tập nghiêm túc, kiểm tra bài cũ và làm bài đầy đủ.
* Tồn tại: 
- Một số em còn viết chữ, trình bày bài còn yếu.
- Trong học tập các em ít phát biểu xây dựng bài.
- Sĩ số lớp còn chưa đầy đủ trong các buổi học.
*Hướng khắc phục: 
GV tổng hợp, đưa ra lời khuyên.
- Nhắc nhở các em duy trì tốt nội quy nhà trường.
 - Nhắc nhở, động viên các em phát biểu xây dựng bài.
* Bình bầu cá nhân tốt:
- Lớp trưởng điều hành mời từng tổ trưởng lên báo cáo- các thành viên trong lớp góp ý nhận xét.
- HS lắng nghe nhận xét của cô giáo.
10’
2. Sinh hoạt theo chủ đề:
Hát múa về mùa Xuân
- HS tham gia văn nghệ.
10’
3. Thảo luận kế hoạch hoạt động tuần 22: 
-Học tập: Các em học tập, chuẩn bị bài, làm bài đầy đủ, kết hợp ôn tập kiến thức đã học
- Chuyên cần: Các em đi học đầy đủ, đúng giờ.
Khi vào lớp giữ vệ sinh, thực hiện đúng quy tắc 5K của Bộ y tế phòng chống Covid 19.
- Đạo đức: Thực hiện đúng tác phong của người đội viên. Lễ phép với thầy cô giáo.
- Thực hiện nội quy, nề nếp: Tiếp tục ổn định nề nếp lớp. Thực hiện tốt nội quy của nhà trường.
-Thành lập “ Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ nhau trong học tập
- Thực hiện truy bài 10 phút đầu giờ.
* YC HS phát biểu ý kiến:
- Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- HS theo dõi thảo luận đưa ra các giải pháp thực hiện phù hợp với lớp.
 ----------------------------------------o0o-----------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2021_2022_cai_hoang_diem_truo.doc