Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 15, 16

Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 15, 16

I.MỤC TIÊU

- Đọc lưu loát , diễm cảm toàn bài , phát âm chính xác tên người dân tộc ( Y Hoa, già Rok ) , giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn : trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng ; vui , hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ .

- Hiểu nội dung bài : Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo , biết trọng văn hóa , mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành , thoát khỏi cảnh nghèo nàn , lạc hậu .

II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK .

III. Các hoạt động dạy – học :

 

doc 62 trang Người đăng huong21 Lượt xem 868Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 15, 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD- ĐT THỊ XÃ BA CHẤM
TRƯỜNG TIỂU HỌC CHÂM CHÂM
GIÁO ÁN – LỚP 5
TUẦN 15 & 16
NĂM HỌC 2011 - 2012
GIÁO VIÊN : CẦN TỰ ĐIỀN
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 15
( Từ 5 / 12 / 2011 đến 10 / 12 / 2011)
Thứ ngày
Môn học
Tiết
Tên bài dạy
HAI
5/12
SHTT
Tập đọc
Toán
Lịch sử
29
29
71
15
Chào cờ đầu tuần 
Buôn Chư Lênh đón cô giáo 
Luyện tập 
Chiến Biên giới Thu – đông 1950
BA
6/12
Chính tả
L.từ và câu
Toán
Khoa học
15
29
72
29
Nghe viết : Buôn Chư Lênh đón cô giáo 
MRVT : Hạnh phúc 
Luyện tập chung 
Thủy tinh 
TƯ
7/12
Tập đọc
Toán
Tập L Văn
Địa lý
30
73
29
15
Về ngôi nhà đang xây 
Luyện tập chung 
Luyện tập tả người ( Tả hoạt động )
Thương mại và du lịch 
NĂM
8/12
L.từ và câu
Toán
Khoa học
Kể chuyện
30
74
30
15
Tổng kết vốn từ 
Tỉ số phần trăm 
Cao su 
KC đã nghe , đã đọc 
SÁU
9/12
Đạo đức
Tập L văn
Toán
SHTT
15
30
75
30
Tôn trọng phụ nữ ( tiết 2)
Luyện tập tả người 
Giải toán về tỉ số phần trăm 
Sinh hoạt lớp 
BẢY
10 /12
TUẦN 15 
Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011
Chào cờ đầu tuần 
.
	TẬP ĐỌC- Tiết 29: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I.MỤC TIÊU
- Đọc lưu loát , diễm cảm toàn bài , phát âm chính xác tên người dân tộc ( Y Hoa, già Rok ) , giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn : trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng ; vui , hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ .
- Hiểu nội dung bài : Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo , biết trọng văn hóa , mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành , thoát khỏi cảnh nghèo nàn , lạc hậu .
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Tranh minh họa bài đọc trong SGK . 
III. Các hoạt động dạy – học :
1 / Kiểm tra bài cũ : ( 5’) 
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Hạt gạo làng ta.
- Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
- Vì sao tác giả gọi hạt gạo là hạt vàng?
- Bài thơ cho em hiểu điều gì?
- GV nhận xét ghi điểm
2 / Bài mới : 
TLượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HTĐB
1’
15’
8’
10’
2’
. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả cảnh vẽ trong tranh
GV: Người dân miền núi nước ta rất ham học. Họ muốn mang cái chữ về bản để xoá đói giảm nghèo, lạc hậu. Bài tập đọc Buôn Chư lênh đón cô giáo phản ánh lòng ham muốn đó. Các em cùng học bài để hiểu những biểu hiện của sự ham muốn đó.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
 a) Luyện đọc
- GV gọi 2 HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn: 4 đoạn
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1
- GV chú ý sửa lỗi phát âm cho HS 
- HS nêu tiếng khó đọc
- GV ghi bảng từ khó
- Gọi HS đọc từ khó
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- HD đọc câu, đoạn khó.
- Yêu cầu HS nêu chú giải
- Luyện đọc theo nhóm 4 (3p).
- 4 HS đọc nối tiếp
- 1 - 2 HS khá đọc toàn bài.
- GV nhận xét
 b) Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và câu hỏi
- Cô giáo đến buôn Chư Lênh làm gì?
- Người dân Chư Lênh đón cô giáo như thế nào?
- Những chi tiết nào cho thấy dân làng háo hức chờ đợi và yêu quý "cái chữ"?
- Tình cảm của cô giáo Y Hoa đối với người dân nơi đây như thế nào?
- Tình cảm của người dân Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
- Tại sao cô giáo không viết chữ nào khác mà lại viết tên Bác Hồ? (HCM)
c) Đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp bài, tìm cách đọc hay
- Tổ chức HS đọc diễn cảm
+ Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc (Già Rok xoa tay  A, chữ, chữ cô giáo!)
+ Đọc mẫu
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp (3p)
- Tổ chức cho HS thi đọc 
- GV nhận xét ghi điểm
H: Bài văn cho em biết điều gì?
- GV ghi nội dung chính của bài lên bảng
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài
3. Củng cố dặn dò
* Liên hệ : 
- Em cần làm gì tỏ lòng kính trọng cô giáo, thầy giáo?
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học và chuẩn bị bài sau
- HS quan sát tranh vẽ và nêu nội dung tranh: tranh vẽ ở một buôn làng, người dân rất phấn khởi, vui vẻ đón tiếp một cô giáo trẻ
- HS nghe
- HS đọc thầm toàn bài
* Đoạn 1: căn nhà sàn.... dành cho khách quý
* Đoạn 2: Y Hoa ... chém nhát dao
* Đoạn 3: Gìa Rok đến... xem cái chữ nào
* Đoạn 4: còn lại
- 4 HS đọc nối tiếp
- HS nêu tiếng khó: Chư Lênh, Rok, lũ làng, phăng phắc 
- 2HS đọc 
- 4 HS đọc 
- Tốt cái bụng đó cô giáo ạ!
- Phải đấy! Cô giáo cho lũ làng xem cái chữ nào!
- Ôi chữ cô giáo này! Nhìn kìa!
- A, chữ, chữ cô giáo!
- 4 HS đọc nối tiếp bài.
- Lớp đọc thầm đoạn và câu hỏi, 1 bạn đọc to câu hỏi
+ Cô Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dạy học
+ Người dân đón tiếp cô giáo rất trang trọng và thân tình. Họ đến chật ních ngôi nhà sàn. Họ mặc quần áo như đi hội, họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa nhà sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn, trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn.
+ Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết.Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo.
+ Cô giáo Y Hoa rất yêu quý người dân ở buôn làng, cô rất xúc động, tim đập rộn ràng khi viết cho mọi người xem cái chữ.
+ Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với cô giáo, với cái chữ cho thấy;
- người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết
- người Tây Nguyên rất quý người yêu cái chữ 
- Người Tây Nguyên hiểu rằng: chữ viết mang lại sự hiểu biết ấm no cho mọi người.
Hs trả lời theo suy nghĩ của mình
- 4 HS đọc
- HS nêu cách đọc và từ nhấn giọng.
* Nhấn giọng : xoa tay, vui hẳn, xem cái chữ, phải đấy, xem cái chữ nào, im phăng phắc, nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực, to, đậm, Bác Hồ, hò reo,  
- 3 HS thi đọc
* Ý nghĩa : Bài văn cho em biết người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốncon em được học hành.
- Luôn chăm ngoan, học giỏi, lễ phép chào hỏi
TOÁN (Tiết 71) : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU Giúp hs : 
- Củng cố quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân .
- Luyện tìm thành phần chưa biết trong phép tính .
- Giải bài toán có sử dụng phép chia một số thập phân cho một số thập phân 
II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Báng con , VBT
III. Các hoạt động dạy – học :
1 / Kiểm tra bài cũ : (5’)
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp làm bcon theo dõi và nhận xét.
* Tính : a. 28,5 : 2,5 = 11,4
 b. 29,5 : 2,36 = 12,5
2 / Bài mới : 
TLượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HTĐB
1’
5’
10’
12’
3’
a.Giới thiệu bài 
-Giới thiệu trực tiếp . 
b.Luyện tập thực hành 
Bài 1: SGK trang 72
 c) 0,3068 : 0,26 = 1,18
 d) 98,156 : 4,63 = 21,2 
Bài 2: SGK trang 72
- Yêu cầu Hs đọc đề , làm bài .
Bài 3:SGK trang 72
- Yêu cầu Hs đọc đề và làm bài .
-Cả lớp làm vbt sửa bài .
3/ Củng cố , dặn dò : 
-Gv tổng kết tiết học .
Hs đọc đề bài và làm bài vào bảng con.
-Lưu ý HS đặt tính dọc .
b) X x 0,34 = 1,19 x 1,02
 X x 0,34 = 1,2138
 X = 1,2138 : 0,34 
 X = 3,57
c) X x 1,36 = 4,76 x 4,08
 X x 1,36 = 19,4208
 X = 19,4208 : 1,36 
 X = 14,28
- 1 hs làm bảng nhóm
 Giai:
1 lít dầu hỏa nặng :
 3,952 : 5,2 = 0,76(kg)
Số lít dầu hỏa có là :
 5,32 : 0,76 = 7(lít)
 Đáp số : 7 lít
LỊCH SỬ - Tiết 15 : CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG 1950
I.MỤC TIÊU :
- Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ. (giảm tải)
+ Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
+ Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê.
+ Mất Đông Khê, địch rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4, đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm lại Đông Khê.
+ Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt quân Pháp đóng trên đường số 4 phải rút chạy.
+ Chiến dịch biên giới thắng lợi, Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiện vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ biên giới Việt – Trung)
Lược đồ chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
Tư liệu về chiến dịch Biên giới thu – đông 1950
III. Các hoạt động dạy – học :
1 / Kiểm tra bài cũ : (5’)
Gọi hs nêu âm mưu của giặc Pháp khi tấn công lên Việt Bắc.
Kể lại 1 sự kiện chiến dịch Việt Bắc 
Nêu ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc 
 GV nhận xét ghi điểm .
2 / Bài mới : 
TLượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HTĐB
1’
12’
15’
5’
3’
.Giới thiệu bài : trực tiếp
*Hoạt động 1: Ta quyết định mở chiến dịch biên giới thu-đông 1950
-Để đối phó với âm mưu của địch, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã quyết định như thế nào ? Quyết định ấy thể hiện điều gì?
-Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 diễn ra ở đâu ? Hãy kể lại
1 số sự kiện trong trận đánh ấy (có sử dụng lược đồ).
-Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 có tác động ra sao đối với tinh thần kháng chiến của nhân dân ta 
 Hoạt động2: Diễn biến kết quả chiến dịch biên giới thu- đông 1950
-Nêu điểm khác chủ yếu của chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 với Biên giới thu – đông 1950 .
-Tấm gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu thể hiện điều gì?
-Hình ảnh bác Hồ trong Biên giới thu – đông 1950 gợi cho em suy nghĩ gì?
-Quan sát hình ảnh tù binh Pháp bị bắt trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, em có suy nghĩ gì ?
*Hoạt động 3: Kết quả và ý nghĩa của chiến thắng biên giới thu- đông
- Nêu kết quả chiến dịch biên giơi thu – đông 1950?
- Nêu nội dung bài học sgk trang34
3.Củng cố – dặn dò: -GV hệ thống nội dung bài – liên hệ
- Chuẩn bị bài Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới
- Nhận xét tiết học
-Xác định biên giới Việt – Trung trên bản đồ.
- Thảo luận nhóm 4
-Mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. Đập tan âm mưu xâm của thực dân Pháp, tinh thần quyết thắng trong chiến đấu của quân và dân ta .
-Tại cứ điểm Đông Khê.
SGK/33,34
-Nâng cao lòng tin chiến thắng của nhân dân vào cuộc kháng chiến .
Chia 4 nhóm thảo luận :
- trao đổi cặp trả lời 
- Biên giới thu – đông 1950 ta chủ động mở chiến dịch .
-Tinh thần quyết chiến của quân dân ta .
-Yêu mến, kính phục Bác Hồ .
-Hàng binh bại trận .
- cá nhân trả lời 
- Qua 29 ngày đêm chiến đấu ta đã diệt và bắt sống 8000 tên địch giải phóng 1 số thị xã, thị trấn.
Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2011
CHÍNH TA (Nghe-viết)
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I.MỤC TIÊU
- Nghe – viết đúng chính tả một đoạn văn trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo .
- Làm đúng các BT phân biệt những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : tr/ch ; hoặc thanh hỏi ... ả lời.
Học sinh đọc thầm suy nghĩ tìm câu chuyện cho mình.
Học sinh lần lượt trình bày đề tài.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc.
1) Giới thiệu câu chuyện: Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Gồm những ai tham gia?
2) Diễn biến chính: Nguyên nhân xảy ra sự việc – Em thấy sự việc diễn ra như thế nào?
Em và mọi người làm gì? Sự việc diễn ra đến lúc cao độ – Việc làm của em và mọi người xung quanh – Kết thúc câu chuyện.
3) Kết luận: Cảm nghĩ của em qua việc làm trên.
Học sinh khá giỏi lần lượt đọc dàn ý.
Học sinh thực hiện kể theo nhóm.
Nhóm trưởng hướng cho từng bạn kể trong nhóm – Các bạn trong nhóm sửa sai cho bạn – Thảo luận nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
Đại diện kể - Cả lớp nhận xét.
Chọn bạn kể chuyện hay nhất.
.
Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2011
ĐẠO ĐỨC( tiết 16 ) : HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (tiết 1)
I/Mục tiêu : - Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi. 
- Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người. 
-Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường. 
- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.
*(KNS)- Kĩ năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh tronmg công việc chung , kĩ năng đảm nhận trách nhiệm hoàn tất một nhiệm vụ khi hợp tác với bàn bè và người khác , kĩ năng tư duy , Kĩ năng ra quyết định .
II/ Đồ dùng dạy - học : Phiếu thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động dạy – học :
1 / Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Tại sao cần phải tôn trọng phụ nữ?
- Nêu những việc em đã làm thể hiện thái độ tôn trọng phụ nữ.
- Nhận xét ghi điểm 
2 / Bài mới : 
TLượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HTĐB
1’
10’
10’
12’
2’
- Giới thiệu bài : 
Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh tình huống ( trang 25 SGK)
- Gọi 1hs đọc tình huống SGK
- Yêu cầu học sinh quan sát 2 tranh ở SGK và thảo luận các câu hỏi sau :
+ Em có nhận xét gì về cách tổ chức trồng cây của mỗi tổ trong tranh ?
+ Với cách làm như vậy, kết quả trồng cây của mỗi tổ sẽ như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh chọn cách làm hợp lí nhất.
- Tổ nào đã biết hợp tác với những người xung quanh?
- Biết hợp tác với những người xung quanh có ý nghĩa gì ? 
- GV Kết luận : Các bạn ở tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung : người thì giữ cây, người lấp đất, người rào cây  Để cây được trồng ngay ngắn, thẳng hàng. Cần phải biết phối hợp với nhau . Đó là một biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh .
- Cho hs đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Bài 1 :Gv cho 1 hs đọc đề bài, xác định yêu cầu.
- Cho hs thảo luận theo cặp , cho biết việc làm nào dưới đây thể hiện sự hợp tác với những người xung quanh?
- Cho hs trình bày kết quả, lớp nhận xét.
- GV Kết luận : Để hợp tác với những người xung quanh, các em cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau; bàn bạc công việc với nhau; hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung , tránh các hiện tượng việc của ai người nấy biết hoặc để người khác làm còn mình thì chơi , 
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ 
- Bài 2: Gọi hs đọc đề. Gv hướng dẫn hs bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành đối với từng ý kiến .
- Gv đọc lần lượt từng ý kiến, cho hs bày tỏ thái độ bằng cách giơ tay hay không giơ tay, sau đó gv mời một số em giải thích lí do.
- GV kết luận từng nội dung :
(a) , ( d) : tán thành
( b) , ( c) : Không tán thành
- Giải thích cho hs từng ý kiến.
- Trong lớp ta em nào đã biết hợp tác với người xung quanh rồi ? Hợp tác trong công việc gì ? kết quả ra sao?
3 . Củng cố - dặn dò :
- Em hiểu thế nào là hợp tác với những người xung quanh?
- Hợp tác với những người xung quanh sẽ có lợi gì ?
- Giáo dục hs biết hợp tác với những người xung quanh trong công việc chung
- Dặn hs chuẩn bị bài: (tiết 2).
1.Tìm hiểu tình huống:
- Học sinh đọc tình huống quan sát 2 tranh ở SGK và thảo luận (nhóm 4) các câu hỏi 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Cả lớp nhận xét, bổ sung .
+ Tổ 1 mỗi người trồng một cây.
+ Tổ 2 các bạn cùng nhau trồng cây; người thì giữ cây, người thì lấp đất, người rào cây.
+ Kết quả: tổ 1trồng cây chưa xong, cây chưa thẳng hàng, chưa rào được cây
+ tổ 2 trồng cây xong , cây thẳng hàng, được rào cẩn thận. 
- Suy nghĩ và đề xuất cách làm của mình. Làm như tổ 2 là hợp lí .
- Tổ 2 đã biết hợp tác với những người xung quanh.
- Biết hợp tác với những người xung quanh
Công việc sẽ thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn.
- Hs đọc ghi nhớ SGK
2. Bài tập
- Hs đọc đề bài, xác định yêu cầu.
- Thảo luận theo cặp để xác định việc làm nào dưới đây thể hiện sự hợp tác với những người xung quanh 
- Đại diện một số em trình bày kết quả :
- Những việc làm thể hiện sự hợp tác với những người xung quanh là: ý a, d, đ
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 hs đọc đề , lớp đọc thầm.
- HS giơ tay hay không giơ tay để bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành đối với từng ý kiến .
+ Tán thành : giơ tay
+ Không tán thành: không giơ tay.
- HS giải thích lí do:
Dự kiến :
(a): tán thành . Vì đó là ý đúng, nếu không biết hợp tác với người xung quanh thì công việc sẽ luôn gặp khó khăn và hiệu quả không cao , ( b) :Không tán thành .Vì đó là biểu hiện của lợi ích cá nhân.
 ( c) : Không tán thành.Vì đây là ý kiến sai, trong công việc không phải chỉ những người kém cỏi mới cần phải hợp tác, mà mặc dù có giỏi thì có sự hợp tác của người xung quanh công việc cũng sẽ thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn.
( d) : tán thành. Vì đây là ý đúng. 
- Hợp tác trong công việc giúp em học hỏi được nhiều điều hay từ người khác.
- Hs tự liên hệ trả lời
- 2 HS trả lời lại bài học.
.
TOÁN( tiết 80 ) : LUYỆN TẬP
I/Mục tiêu : Biết làm 3 dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm: -Tính tỉ số phần trăm của 2 số. -Tìm giá trị một số phần trăm của một số. Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó. Bài 1b, Bài 2b, Bài 3a
II/ Đồ dùng dạy - học : 	Phấn màu, bảng phụ. Bài soạn, SGK, VBT, bảng con.
III. Các hoạt động dạy – học :
1 / Kiểm tra bài cũ : (5’)
- 2 Học sinh làm bài 1 tiết 79
- Nhận xét ghi điểm 
2 / Bài mới : 
TLượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HTĐB
1’
10’
10’
12’
2’
 Giới thiệu bài mới: Luyện tập.
Dạy - học bài mới : 
Bài 1: Tính tỉ số phần trăm của hai số
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
Bài 2:Tính tỉ số phần trăm của hai số.
Giáo viên chốt dạng tính một số biết một số phần trăm của nó.
Giáo viên chốt cách giải.
Bài 3 : Giải toán liên quan đến tỷ số phần trăm.
Giáo viên chốt dạng tính một số biết một số phần trăm của nó.
Giáo viên yêu cầu học sinh khá, giỏi giải.
3/ Củng cố - dặn dò: Chuẩn bị: “ Luyện tập chung “. Nhận xét tiết học
Bài 1 : Học sinh đọc đề HS làm bài.
a) Tỉ số % của 2 số : 
 37 : 42 = 0,8809 = 88,09 %
b) So với sản phẩm của tổ thì anh Ba đã làm được : 
 126 : 120 = 0,105 = 10,5 % Đáp số 10,5 %
Bài 2 : hs làm bcon
a) Tìm 30% của 97
 97 x 30 : 100 = 29,1
hoặc 97 : 100 x 30 = 29,1
 b) Tính một số phần trăm của 1 số.
Học sinh đọc đề – Tóm tắt và giải 
	Số tiền lãi :
6000000:100 x15 = 900000(đồng)
1HS đọc yêu cầu của BT 
Bài 3 : a) Tìm một số biết 30% của nó là 72
 Số dó là : 72 x 100 : 30 = 240
b)Số gạo cửa hàng có trước khi bán là : 
420 x 100 : 10,5 = 4 ( tấn ) 
 Đáp số : 4 tấn gạo .
TẬP LÀM VĂN – Tiết 32:
LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP 
I/Mục tiêu : - HS Biết làm biên bản cuộc họp lớp hoặc tổ .
- Giáo dục học sinh tính trung thực, chính xác.
II. Chuẩn bị: 
- Chuẩn bị giấy tập viết biên bản trên giấy.
III. Các hoạt động dạy – học :
1 / Kiểm tra bài cũ : (5’)
Gọi 2 học sinh đọc lại bài làm bài làm KT viết tiết trước.
- Giáo viên nhận xét.
2 / Bài mới : 
TLượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HTĐB
1’
5’
15’
15’
2’
- Giới thiệu ghi bài 
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nắm lại cấu tạo của một biên bản cuộc họp :
- Yêu cầu hs trả lời :
- Một biên bản cuộc họp gồm mấy phần ? 
- Nêu nội dung từng phần của biên bản cuộc họp .
* Hoạt động 2 : 
- Cho HS thực hiện viết biên bản cuộc họp tôt hoặc lớp .
- GV theo dõi giúp đỡ .
* Hoạt động 3 : 
- Cho các tổ nhóm lần lượt lên đọc biên bản .
- Nhận xét , tuyên dương 
3/ Củng cố , dặn dò :
GV chốt lại nội dung 
Dặn hs chuẩn bị bài sau 
Nhận xét tiết học 
- HS trả lời :
- 3 phần : mở đầu ; phần chính ; phần kết thúc 
- Nội dung từng phần 
- Thảo luận làm việc theo 4 nhóm viết vào giấy .
- Đại diện tổ lên đọc 
- HS nhận xét lẫn nhau
.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 16
I/Mục tiêu - Đánh giá kết quả học tập, sinh hoạt tuần 16
- Đề ra biện pháp khắc phục và lên kế hoạch tuần 17.
II.Các hoạt động lên lớp.
1. Ổn định tổ chức
2. Sinh hoạt lớp tuần 16 :
- Lớp trưởng lên nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp
- Gọi các tổ trưởng, tổ phó có ý kiến bổ sung.
- GV nhận xét:
a. Đạo đức: Các em đã có tiến bộ hơn tuần trước, đoàn kết hơn, biết nghe lời cô và bố mẹ. Có ý thức học tập tốt hơn.
b. Học tập: Một số em có ý thức học tập tốt, ngoan, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp như em: Diệu, Duyên, Ly, Hòang .Các em đã có ý thức vươn lên trong học tập, không khí lớp học sôi nổi .
- Tồn tại: Còn có em lười học : một số em chữ còn xấu, viết cẩu thả, có em ngồi trong lớp chưa chú ý nghe giảng
c. Các công tác khác: Thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ, bảo quản tốt cơ sở vật chất của nhà trường.
- Tồn tại: một số em đi học quần áo còn bẩn, vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ:
* Tuyên dương một số em có thành tích tốt trong học tập, lao động và nền nếp lớp
3. Kế hoạch tuần 17.
a. Đạo đức:Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong lớp.
- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, học tập những đức tính tốt .
b. Học tập: Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- Nâng cao ý thức rèn chữ viết.
- Thi đua học tập giữa các tổ, nhóm học tập
- Chuẩn bị tốt nội dung các bài học
- Khắc phục tồn tại ở tuần 16. Trong 15 phút đầu giờ kiểm tra bảng cửu chương (kiểm tra theo cặp)
- Vừa học vừa ôn để chuẩn bị thi tốt cuối học kì 1.
- Giải xong vòng 8 toán trên mạng .
*Biện pháp thực hiện: GV thường xuyên KT việc học bài ở nhà của hs, thường xuyên kt đồ dùng học tập để nhắc nhở, nhắc hs rèn chữ viết, viết nắn nót.
c. Các công tác khác: Tham gia đầy đủ các hoạt động Đội ,đóng góp các khoản tiền 
do trường quy định, tiếp tục góp con heo đất vì bạn nghèo .

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L5 Tuan 15 16 2011.doc