Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 16 năm 2011

Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 16 năm 2011

I. Mục tiêu

+ Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng , chậm rãi

+ Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông . ( Trả lời câu hỏi 1,2,3)

+ Giáo dục : Kính trọng và biết ơn thầy thuốc.

TCTV: Đọc phần luyện đọc

 

doc 26 trang Người đăng huong21 Lượt xem 993Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 16 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Giảng thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011
Tiết 1
CHÀO CỜ
Tiết 2
Môn:tập đọc
THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
I. Mục tiêu
+ Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng , chậm rãi 
+ Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông . ( Trả lời câu hỏi 1,2,3)
+ Giáo dục : Kính trọng và biết ơn thầy thuốc.
TCTV: Đọc phần luyện đọc
II. Đồ dùng dạy học : 
Tranh minh họa bài đọc trong SGK
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Bài cũ : 
- Gọi học sinh đọc bài thơ : Về ngôi nhà đang xây và trả lời câu hỏi nội dung.
Nhận xét bài cũ
Hai em đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu.
1 em đọc các khổ thơ còn lại
2. Bài mới : 
* Giới thiệu : Thầy thuốc như mẹ hiền
a) Luyện đọc : 
- Giáo viên nêu cách đọc
- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài.
- Chia đoạn : 3 đoạn
Đoạn 1 : Từ đầu . Cho thêm gạo củi
Đoạn 2 : Tiếp còn hối hận
Đoạn 3 : Còn lại
- Giáo viên giúp học sinh đọc đúng và hiểu nghĩa những từ ngữ mới và khó trong bài
Lãn ông (ông lão lười) 
- Giáo viên đọc diễn cảm bài văn : Giọng nhẹ nhàng điềm tĩnh.
Theo dõi SGK
Lắng nghe
Theo dõi SGK
b) Tìm hiểu bài :
+ Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người thuyền chài 
+ Điều gì thể hiện lòng nhân ái của ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ ? 
+ Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi ?(Ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo từ chối) 
+ Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế/ n ? 
c) Đọc diễn cảm : 
- Gọi 3 học sinh đọc nối tiếp 3 đoạn.
- Giáo viên chọn đoạn 2 để luyện đọc diễn cảm.
- Giáo viên đọc mẫu đoạn 2
- Cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi cả bài .
- Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm 1 đoạn.
- Nhận xét, tuyên dương.
Học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu /h 
Học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu /h
1 em đọc to đoạn 3
Học sinh thảo luận nhóm đôi, đại diện trình bày,nhận xét.
Dành cho HS khá giỏi
Ba học sinh đọc lại 
Lắng nghe
Ba em đọc lại
Thi đọc diễn cảm
3. Củng cố, dặn dò :
- Bài tập đọc hôm nay ca ngợi điều gì ?
- Giáo dục : Kính trọng và biết ơn thầy thuốc
- Chuẩn bị : Thầy cúng đi bệnh viện
Nhận xét tiết học 
Học sinh trả lời
Tiết 3
Môn:toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : Giúp học sinh 
+ Luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số.Ứng dụng giải các bài toán
+ Làm quen với các phép tính liên quan đến tỉ số phần trăm (cộng và trừ hai tỉ số phần trăm, nhân và chia tỉ số phần trăm với 1 STN).
+ Giáo dục : Tính cẩn thân.
II. Đồ dùng dạy học : 
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Bài cũ : Gọi học sinh làm lại bài 2
 b) 73,77% c) 4,61%
+ Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số em làm thế nào ?
Nhận xét bài cũ
Hai em lên bảng
Ba em trả lời câu hỏi
2. Bài mới : 
* Giới thiệu : Luyện tập 
Bài 1 : 
- Giáo viên ghi bài mẫu lên bảng và hướng dẫn và lưu ý học sinh khi làm phép tính các tỉ số phần trăm phải hiểu đây là làm tính với tỉ số % của cùng một đại lượng.
a) 27,5% + 38% = 65,5% b) 30% - 16% = 14%
b) 14,2% x 4 = 56,8% d) 216% : 8 = 275
Bài 2 : 
+ Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số em làm thế nào ?
Giải
a) Theo kế hoạch cả năm đến hết tháng 9 thôn An Hòa đã thực hiện được : 18 : 20 = 0,9 = 90%
b) đến hết năm thôn An Hòa đã thực hiện kế hoạch được là :
 23,5 : 20 = 1,175 = 117,5%
 Thôn An Hòa đã vượt mức kế hoạch : 
 117,5% - 100% = 17,5%
 ĐS : a) 90%
 b) thực hiện :117,5%
 vượt mức : 17,5%
Bài 3 : 
a) Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là 
 52500 : 42000 = 1,25 = 125%
b) Tỉ số của tiền bán rau và tiền vốn là 125%, nghĩa là coi tiền vốn là 100% thì bán rau là 125%. Do đó số phần trăm tiền lãi là :
 125% - 100% = 25%
 ĐS : a) 125%
 b) 25% 
Theo dõi
Làm B –b
Nhận xét, sửa
Đọc đề, nêu yêu cầu đề
Trả lời câu hỏi
Nêu dạng toán (toán về tỉ số %)
Ngồi theo 4 nhóm, thảo luận.
Đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
Dành cho HS khá giỏi 
Đọc đề, nêu yêu cầu đề
Làm B- V
Nhận xét, sửa
3. Củng cố, dặn dò : 
- Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số em làm thế nào ? 
- Chuẩn bị : Giải toán về tỉ số phần trăm
- Giáo dục : Cẩn thận khi làm tính
Nhận xét tiết học 
Hai em trả lời
Tiết 4
Môn:Địa
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
	Học xong bài này, HS biết:
+ Hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản. 
+ Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước. 
+ Biết phong tục tập quán của nước ta
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bản đồ Phân bố dân cư, kinh tế Việt Nam. 
- Bản đồ trống Việt Nam. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
. 
Hoạt động của thầy. 
Hoạt động của trò.
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 2 HS. 
HS1: - Nước ta xuất khẩu và nhập khẩu những mặt hàng nào là chủ yếu?
HS2: - Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở nước ta?
* GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: GV hướng dẫn ôn tập. 
Mục tiêu: HS biết:Hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản. 
Tiến hành: 
- GV yêu cầu HS làm việc theo các nhóm. 
- Hướng dẫn HS chuẩn bị các câu hỏi SGK/101. 
- Gọi đại diện các nhóm, mỗi nhóm trình bày một câu hỏi. 
- Yêu cầu các nhóm khá lắng nghe và bổ sung để hoàn thiện câu trả lời. 
- GV nhận xét, kết luận. 
Hoạt động 2: Làm việc với bản đồ. 
Mục tiêu: Xác định được trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước. 
Tiến hành: 
- GV dựa vào bản đồ công nghiệp, giao thông vận tải , bản đồ trống Việt Nam để chơi các trò chơi nhằm giúp các em củng cố lại các kiến thức đã học. 
- GV theo dõi, hướng dẫn. 
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc bài để chuẩn bị kiểm tra cuối học kỳ. 
- HS nhắc lại đề. 
- HS làm việc theo nhóm đơi
- Đại diện nhóm trình bày và bổ sung.
Giảng thứ ba ngày 22 tháng 11 năm 2011
Tiết 1
Mơn:LTVC
TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. Mục tiêu 
+ Tìm được một số từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.
+ Tìm được những từ miêu tả tính cách con người trong bài văn Cơ Chấm 
+ Giáo dục : Trung thực
II. Đồ dùng dạy học : 
III Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1) Bài cũ : 
- Gọi học sinh làm bài tập 2 và bài tập 4 tiết trước.
Nhận xét bài cũ.
2 em lên bảng
2) Bài mới : 
* Giới thiệu : Tổng kết vốn từ.
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập : 
Bài 1 : Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm
Nhóm 1 : Tìm từ đồng nghĩa và TN với từ nhân hậu 
Nhóm 2 : // trung thực
Nhóm 3 : // dũng cảm
Nhóm 4 : // cần cù
- Giáo viên phát phiếu các nhóm làm bài
- Mời đại diện nhóm báo cáo kết quả
Lời giải : 
Đồng nghĩa
Trái nghĩa
Nhân hậu
Trung thực
Dũng cảm
Cần cù
Nhân ái, nhân từ
Thành thực, thành thật, thật thà
Anh dũng, mạnh bạo, mạnh dạn
Chăm chỉ, chuyên cần
Bất nhân, tàn nh
Dối trá, gian dối, giã dối
Hèn nhát, yếu hèn, nhu nhược
Lười biếng, lười nhác.
Ngồi theo nhóm bàn, thảo luận, ghi ra phiếu hoặc giấy nháp
Đại diện trình bày, nhận xét.
Bài 2 : 
- Giáo viên giúp học sinh nắm vũng yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho học sinh làm việc độc lập
- Giáo viên dán 4 tờ phiếu in rời từng đoạn 2,3,4,5
- Gọi 4 học sinh lên bảng gạch dưới những chi tiết và hình ảnh nói về tính cách của cô Chấm.
- Chấm vở 1 số em
Nhận xét.
3) Củng cố, dặn dò : 
- Tìm từ nghĩa với từ nhân hậu, trung thực, dũng cảm ?
- Giáo dục : Trung thực trong khi làm bài kiểm tra
- Chuẩn bị : tiết (tt)
Nhận xét tiết học
Đọc yêu cầu bài
Lắng nghe
Học sinh làm bài vào vở
3 em nêu từ
Tiết 2
Môn:Toán
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. Mục tiêu : Giúp học sinh :
+ Biết cách tính một số phần trăm của một số.
+ Vận dụng giải bài toán đơn giản về tính một số phần trăm của một số.
+ Giáo dục : Tính cẩn thận
II. Đồ dùng dạy học : 
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Bài cũ : gọi học sinh làm lại bài tiết 76
 ĐS : a) 125%
 b) 25%
- Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số em làm ntn ?
Nhận xét bài cũ
Hai em lên bảng
Bốn học sinh trả lời
2. Bài mới : 
* Giới thiệu : Giải toán về 
a) Giới thiệu cách tính 52,5% của 800
- Gọi học sinh đọc ví dụ, giáo viên ghi tóm tắt
Số học sinh toàn trường : 800 HS
Số học sinh nữ chiếm : 52,5%
Số học sinh nữ .?
+ 1% số học sinh toàn trường là bao nhiêu ?
+ Muốn tính 1% học sinh toàn trường ta làm ntn ?
 800 : 100 = 8 (HS)
+ Muốn tính số học sinh nữ em làm thế nào ?
 8 x 52,5 = 420 (HS)
- Giáo viên hướng dẫn hai bước trên gộp lại như SGK
+ Muốn tìm 52,5% của 800 ta làm thế nào ?
b) Giới thiệu một bài toán liên quan đến tỉ số %
- Gọi học sinh đọc đề, hướng dẫn, cho học sinh trao đổi nhóm đôi.
- Giáo viên giảng : cứ 100 đồng sau 1 tháng có 0,5 đồng. Do đó 1000000 sau 1 tháng lãi bao nhiêu ?
Giải
Số tiền lãi sau 1 tháng là :
1000000 : 100 x 0,5 = 5000 đồng
ĐS : 5000 đồng
* Luyện tập : 
Bài 1 : 
- Giáo viên hướng dẫn : Tìm 75% của 32 học sinh (số học sinh 10 tuổi). Tiếp theo em tìm số học sinh 11 tuổi
Giải
Số học sinh 10 tuổi là : 32 x 75 : 100 = 24 (HS)
Số học sinh 11 tuổi là : 32 – 24 = 8 (HS)
ĐS : 8 học sinh
Bài 2 : 
- Giáo viên hướng dẫn : Tìm 0,5% của 5000000, tính tổng số tiền gửi và tiền lãi
Giải
Số tiền lãi gửi tiết kiệm 1 tháng là :
5000000 x 0,5 : 100 = 25000 (đồng)
Tổng số tiền gửi và tiền lãi sau một tháng là :
5000000 + 25000 = 5025000 (đồng)
ĐS : 5025000 đồng
Bài 3 : 
- Giáo viên hướng dẫn : tìm số vải may quần, tìm số vải may áo.
Giải
Số phần trăm vải may áo là : 100% - 40% = 60%
Số mết vải may áo là : 345 x 60 : 100 = 207 (m)
ĐS : 207 m
Đọc đề
Theo dõi
Trả lời câu hỏi
Trả lời (SGK)
Đọc đề, nêu yêu cầu
Thảo luận nhóm đôi
Lắng nghe
Đại diện nhóm trình bày
Nhận xét, sửa
Đọc đề, nêu yêu cầu
Học nhóm đôi, ghi ra nháp.
Đại diện trình bày
Nhận xét, bổ sung
Đọc đề, nêu yêu cầu
Làm B – V
Nhận xét, sửa
Nêu cách làm
Dành cho HS khá giỏi 
Đại diện trình bày
Nhận xét, sửa
3. Củng cố, dặn dò : 
+ Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số em làm ntn ?
- Chuẩn bị : Luyện tập
Nhận xét tiết học
Hai em trả lời
Tiết 3
Môn:Đạo đức
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH
I. Mục tiêu : Học xong bài này học sinh biết : 
+ Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập làm việc và vui chơi 
- Biết được hợp tác với mọi người trong công việc  ... .Nhận xét, sửa
Đọc đề, nêu yêu cầu
Làm B – V
Nhận xét, sửa
Dành cho HS khá giỏi 
Đại diện trình bày, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Muốn tìm một số biết 91,5% của nó là 732 em làm thế nào ?
- Chuẩn bị : Luyện tập
Nhận xét tiết học
Hai em trả lời
Tiết 3
Môn:LTVC
TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. Mục tiêu 
+ Biết kiểm tra được vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho.
+ Đặt được câu theo yêu cầu của BT2,BT3
+ HS có ý thức học tập
II. Đồ dùng dạy học : 
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1) Bài cũ : 
- Gọi học sinh làm bài tập 1,2 tiết trước.
Nhận xét bài cũ.
2 em lên bảng
2) Bài mới : 
* Giới thiệu : Tổng kết vốn từ.
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập : 
Bài 1 : 
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập.
- Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhận xét.
Lời giải : 
Câu a : Các nhóm từ đồng nghĩa : . đỏ-điều-son; .xanh- biếc- lụa; . trắng-bạch; . hồng- đào
Câu b : Bảng màu đen gọi là bảng đen
 Mắt màu đen gọi là mắt huyền.
 Ngựa màu đen gọi là ngựa ô.
 Mèo màu đen gọi là mèo mun
 Chó màu đen gọi là chó mực
 Quần màu đen gọi là quần thâm
Bài 2 : Gọi học sinh đọc bài văn “Chữ nghĩa trong văn miêu tả” của Phạm Hổ.
- Giúp học sinh nhắc lại những nhận định quan trọng của Phạm Hổ.
- Tìm hình ảnh so sánh trong đoạn 1 ?
- Tìm hình ảnh nhận hóa trong đoạn 2 ? 
- Gọi học sinh nhắc lại một câu văn có cái mới, cái riêng.
Học sinh nêu yêu cầu bài tập, thảo luận nhóm đôi,đại diện trình bày, nhận xét.
Học sinh nhắc lại 
Lớp theo dõi SGk
Học sinh thảo luận theo bàn
Trả lời câu hỏi
Bài 3 : Lưu ý học sinh chỉ cần đặt một câu
- Yêu cầu học sinh đặt câu.
- Gọi học sinh nối tiếp đọc câu mình vừa đặt, nhận xét.
Ví dụ : Miêu tả sông, suối, kênh :
 Suối Tiên bốn mùa nước chảy róc rách.
 Miêu tả đôi mắt của em bé : 
 Bé Na có đôi mắt tròn xoe như hai viên bi.
 Miêu tả dáng đi của người :
 Cô gái bước đi thướt tha trong tà áo dài.
3) Củng cố, dặn dò : 
- Tìm từ đồng nghĩa với từ đỏ, xanh ? 
- Chuẩn bị : Ôn tập về từ và cấu tạo từ.
Nhận xét tiết học
Học sinh nêu yêu cầu bài tập, học sinh đặt câu.
Học sinh đọc câu văn vừa đặt.
2 em trả lời
Tiết 4
Môn:Chính tả
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I. Mục tiêu
+ Viết đúng bài chính tả , trình bày đúng hình thức hai khổ thơ đầu của bài: Về ngôi nhà đang xây.
+ Làm được bài tập2a; tìm được những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẫu chuyện (BT3) 
+ Giáo dục:Tư thế ngồi thẳng,cách cầm viết ,viết chữ đẹp
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Hoạt động dạy học : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1) Bài cũ : 
- Nhận xét bài tiết trước.
- Cho học sinh viết lại các từ sai phổ biến : phăng phắc, lồng ngực.
Nhận xét bài cũ.
Viết B-b
2) Bài mới : 
* Giới thiệu : Về ngôi nhà đang xây.
* Hướng dẫn nghe viết :
- Giáo viên đọc 2 khổ thơ trong bài.
- Giáo viên chú ý những từ ngữ : xây dỡ,giàn giáo, huơ huơ, vôi vữa.
- Nhắc cách viết, tư thế ngồi, cách trình bày khổ thơ.
- Giáo viên đọc, học sinh viết bài vào vở.
- Giáo viên đọc, học sinh dò lại.
- Yêu cầu học sinh đổi vở cho nhau để soát lỗi.
- Thu vở – chấm từ 5-7 em.
- Thống kê lỗi, nhận xét
Lắng nghe
Đọc lại, viết B-b
Viết bài vào vở
Đổi vở kiểm tra chéo.
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập : 
Bài 2a : 
- Cho học sinh làm việc nhóm 2.
- Chọn đại diện các nhóm, báo cáo theo hình thức tiếp sức.
- Nhận xét.
- Cả lớp sửa chữa, bổ sung từ ngữ mới vào bài làm của mình.
Ví dụ : giá rẻ, đắt rẻ, bỏ rẻ, rẻ quạt, rây bột, mưa rây.
 . hạt dẻ, thân hình mảnh dẻ.
 . giẻ rách, giẻ lau, giẻ chùi chân.
 . nhảy dây, chăng dây, giây bẩn, giây mực.
Bài 3 : 
- Giáo viên nhắc ô đánh số 1 chứa tiếng bắt đầu bằng r hoặc gi, ô đánh số 2 chứa tiếng bắt đầu bằng v hoặc d.
- Cho học sinh tiếp sức điền vào các ô.
Nhận xét.
- Gọi học sinh đọc lại mẫu chuyện.
Lời giải : rồi, vẽ, rồi, rồi, vẽ, vẽ, rồi, dị
Ngồi theo nhóm 2
Đại diện nhóm báo cáo theo hình thức thi tiếp sức
Nhận xét, bổ sung
Học sinh đọc yêu cầu bài.
Thi tiếp sức điền từ
Nhận xét.
3) Củng cô, dặn dò : 
- Chuẩn bị : Người mẹ của 51 đứa con.
- Kể lại chuyện cười BT3 cho người thân nghe.
Nhận xét tiết học 
Lắng nghe
CHIỀU
Tiết 1
Luyện tập đọc
ÔN BÀI THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN
I. Mục tiêu
+ Đọc diễn cảm bài văn.
+ Đọc đúng , chính xác bài văn
+ Giáo dục : không tin những chuyện mê tín
II. Đồ dùng dạy học :
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Hướng dẫn đọc bài
* Giới thiệu : Thầy cúng đi bệnh viện 
a) Luyện đọc :
- Giáo viên nêu cách đọc bài văn
- Gọi một học sinh đọc toàn bài.
- Chia đoạn : 4 đoạn 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng một số từ ngữ khó, đọcvà hiểu nghĩa những từ ngữ mới và khó trong bài.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
Lắng nghe
Theo dõi SGK
Học sinh đọc nối tiếp 4 đoạn từ 2,3 lượt
Lắng nghe
b) Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm : 
- Gọi 4 học sinh đọc nối tiếp 4 phần của bài 
- Giáo viên chọn phần 3,4 để luyện đọc diễn cảm.
- Giáo viên đọc mẫu đoạn văn.
- Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm phần 3,4 trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương
Bốn học sinh đọc lại
Ba học sinh thi đọc
3. Củng cố, dặn dò :
+ Câu chuyện hôm nay có ý nghĩa gì ? Giáo dục
Nhận xét tiết học 
Học sinh trả lời
Tiết 2
Tự học 
TOÁN
Giảng thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2011
Tiết 1
Môn: TLV 
ÔN BÀI LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu
+ Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người. 
+ Dựa vào dàn ý đã lập , viết được một đoạn văn tả hoạt động của người.
+ Giáo dục : Yêu thương em nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học : 
III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Bài cũ : Giáo viên gọi một số em đọc đoạn văn tả hoạt động của một một người đã được viết lại.
- Giáo viên châm vở một số em.
Nhận xét bài cũ
Ba em đọc lại đoạn văn
2. Bài mới :
* Giới thiệu : Luyện tập tả người
Bài 1 : 
- Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập.
- Kiểm tra kết quả quan sát ở nhà.
- Giới thiệu thêm ảnh, tranh minh họa em bé.
- Học sinh lập dàn ý.
- Giáo viên phát giấy khổ to cho một vài học sinh làm bài.
- Học sinh trình bày dàn ý trước lớp, nhận xét, bổ sung.
Học sinh bỏ vở lên bàn, theo dõi
Lập dàn ý
Trình bày dàn ý.
Bài 2 : 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Giáo viên đọc cho cả lớp nghe bài : Em Trung của tôi GV để các em tham khảo.
- Yêu cầu học sinh viết một đoạn văn tả hoạt động của em bé.
- Gọi học sinh trình bày trước lớp về đoạn văn tả hoạt động đã viết.
Nhận xét , giáo viên chấm một số đoạn văn
3. Củng cố, dặn dò : 
- Giáo dục : yêu thương em nhỏ
- Những họcï sinh viết đoạn văn chưa hay, chưa đạt về nhà viết lại cho hồn chỉnh.
- Chuẩn bị : Kiểm tra viết (tả người)
Nhận xét tiết học
Lắng nghe
Học sinh viết bài vào vở
Học sinh trình bày
Nhận xét, bổ sung
Lắng nghe
Tiết 2
Môn:toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : Giúp học sinh 
+ Làm ba dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm :
	Tỉ số phần trăm của hai số.
	Tính một số phần trăm của một số.
	Tính một số biết một số phần trăm của nó.
+ Giáo dục: Tính chính xác
II. Đồ dùng dạy học :
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Bài cũ : 
- Gọi học sinh làm lại bài 1,2
+ Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số em làm thế nào ?
Nhận xét bài cũ
Hai em lên bảng
Ha em trả lời
2. Bài mới : 
* Giới thiệu : Luyện tập 
Bài 1 : 
+ Muốn tìm tỉ số phần trăm của 37 và 42 em làm thế nào ?
a) 37 : 42 = 0,8809 .= 88,09%
b) Muốn tìm tỉ số % của 126 và 1200 em làm thế nào ?
Giải
Tỉ số phần trăm số sản phẩm của anh Ba và số sản phẩm của tổ là : 126 : 1200 = 0,105 = 10,5%
ĐS : 10,5%
Bài 2 : 
a) 97 x 30 : 100 = 29,1 hoặc 97 : 100 x 30 = 29,1
b) Số tiền lãi là : 6000000 : 100 x15 = 900000 (đồng)
 ĐS : 900000 đồng
Bài 3 : 
a) Muốn tìm một số biết 30% của nó là 72 em là thế nào ?
72 x 100 : 30 = 240 hoặc 72 : 30 x 100 = 240
b) Giải
số gạo của hàng trước khi bán :
420 x 100 : 10,5 = 4000 (kg) = 4 (tấn)
ĐS : 4 tấn
Trả lời câu hỏi
Làm B – b
Nhận xét , sửa
Dành cho HS khá giỏi câu a
Làm B- V
Nhận xét , sửa
Dành cho HS khá giỏi câu a
Làm B – b
Nhận xét , sửa
Trả lời câu hỏi
Làm B – b
Học nhóm đôi, thảo luận làm ra nháp
Đại diện trình bày
Nhận xét, sửa
Dành cho HS khá giỏi câu b
3. Củng cố, dặn dò :
- Muốn tính tỉ số phần trăm của hai số em làm thế nào ?
- Nêu cách tính số phần trăm của một số ?
- Chuẩn bị : Luyện tập chung.
Nhận xét bài cũ
Hai em trả lời câu hỏi
Tiết 3
Môn:Lịch sử
HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
+ Hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh.
+ Nắm được các mốc lịch sử
+ Gd hs long dũng cảm, tinh thần yêu nước.
TCTV: Đọc phần bài học
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) - Kiểm tra 2 HS. 
- Tại sao ta mở chiến dịch biên giớithu – đông 1950?
- Thuật lại trận Đông Khê trong chiến dịch biên giới thu – đông 1950?
- Nêu ý nghĩa của chiến thắng biên giới thu – đông 1950?
- GV nhận xét và cho điểm. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung:
Hoạt động 1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (2 – 1951). 
Mục tiêu: HS biết: Mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương trong kháng chiến. 
Tiến hành: 
- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS làm việc như SGV/47. 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung
KL: GV nhận xét, rút ra kết luận. 
Hoạt động 2: Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới. 
Mục tiêu: Vai trò của hậu phương đối với cuốc kháng chiến chống thực dân Pháp. 
Tiến hành: 
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS thảo luận để tìm hiểu các vấn đề sau:
+Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới trên các mặt : kinh tế, văn hoá – giáo dục thể hiện như thế nào?
+Theo em vì sao hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy?
- Gọi HS trình bày kết qủa làm việc, HS khác nhận xét. 
KL: GV rút ra ghi nhớ SGK/37. 
- Gọi 2 HS đọc lại phần ghi nhớ. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét. 
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc ghi nhớ. 
- HS nhắc lại đề. 
- HS làm việc theo nhóm. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết qảu thảo luận. 
- Các nhóm nhận xét bổ sung. 
- HS làm việc theo nhóm 4. 
- HS trình bày kết quả làm việc. 
- 2 HS đọc lại phần ghi nhớ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5tuan 16.doc