Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2022-2023 - Vũ Thị Tâm

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2022-2023 - Vũ Thị Tâm

- Hình thành công thức tính diện tích của hình thang

- Vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải bài tập có liên quan.

- Vận dụng các kiến thức đã học tự hoàn thành bài tập ngay tại lớp.

- Năng lực tư duy, năng lực tự học và giải quyết vấn đề

 

docx 54 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2022-2023 - Vũ Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SOẠN GIẢNG LỚP 5A1
 TUẦN 19
Thứ
Buổi
Môn
Tên bài dạy
Thứ 2
09/1/2023
Sáng 
Chào cờ
Toán 
Diện tích hình thang
Tập đọc
Người công dân số Một
Chính tả 
Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
Chiều
Khoa học
Chủ đề Sử dụng nguồn năng lượng trong tự nhiên (tiết 2)
Khoa học
Chủ đề Sử dụng nguồn năng lượng trong tự nhiên (tiết 3)
Lịch sử
Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc 
Địa lí
Châu Á
Thứ 3
10/1/2023
Sáng 
LTVC
Câu ghép
Toán
Luyện tập
Đạo đức
Hợp tác với những người xung quanh
 (tiết 1)
Chiều
Thứ 4
11/1/2023
Sáng 
Toán
Luyện tập chung
Tập đọc
Người công dân số Một (tt)
TLV
LT tả người (Dựng đoạn mở bài)
Thứ 5
12/1/2023
Sáng 
Toán
Hình tròn – đường tròn
LTVC
Cách nối các vế trong câu ghép
Kể chuyện
Chiếc đồng hồ
Kĩ thuật
Sử dụng điện thoại (tiết 2)
Thứ 6
13/1/2023
Sáng 
Toán
Chu vi hình tròn
TLV
LT tả người (Dựng đoạn kết bài)
Sinh hoạt lớp
Thứ Hai ngày 9 tháng 1 năm 2023
MÔN: TOÁN
BÀI: DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Hình thành công thức tính diện tích của hình thang
- Vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải bài tập có liên quan.
- Vận dụng các kiến thức đã học tự hoàn thành bài tập ngay tại lớp.
- Năng lực tư duy, năng lực tự học và giải quyết vấn đề
2. Phẩm chất
Chăm chỉ, trách nhiệm trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Thiết bị trình chiếu
- HS: Hình thang như hình vẽ trong SGK (nhỏ, bằng giấy), kéo
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi và trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm của hình thang?
+ Hình thang vuông có đặc điểm gì ?
- Nhận xét
- Nêu mục tiêu giờ học
Chơi trò chơi Gọi tên
+ Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song.
+ Hình thang vuông có một cạnh bên vuông góc với hai đáy.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hình thành công thức tính diện tích hình thang 
- GV đưa hình thang bằng bìa đã chuẩn bị:
- HS để hình thang của mình trước mặt.
- GV nêu vấn đề: Cho hình thang ABCD. Tính diện tích hình thang.
- Yêu cầu HS xác định trung điểm M của cạnh BC, nối M với A, cắt theo đường MA.
- HS thực hành 
+ Ta cắt được hai hình nào?
+ Hình tam giác và hình tứ giác.
- Yêu cầu HS ghép hai hình vừa cắt thành hình tam giác ADK.
+ Diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK như thế nào? 
+ Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK
+ Hãy tính diện tích tam giác ADK?
+ Diện tích tam giác ADK là 
+ Độ dài cạnh đáy DK bằng tổng độ dài hai đoạn nào?
+ Độ dài cạnh đáy DK bằng tổng độ dài hai đoạn DC và CK
+ Độ dài đoạn CK = đoạn nào trong hình thang ABCD?
+ Độ dài đoạn CK = đoạn AB trong hình thang ABCD
+ Diện tích tam giác ADK còn viết dưới dạng nào?
+ (DC + AB) là yếu tố nào của hình thang?
+ Tổng hai cạnh đáy của hình thang.
+ Vậy tính diện tích hình thang ABCD ta làm thế nào?
+ Muốn tính diện tích hình thang ta làm thế nào?
+ Bằng tổng độ dài 2 đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2
- Gọi S là diện tích; a, b là độ dài các cạnh đáy, h là chiều cao
+ Hãy viết công thức tính diện tích hình thang.
S = 
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
Bài 1a: 
- Gọi HS đọc yêu cầu 
1.Tính diện tích hình thang, biết:
- 1 HS đọc 
+ Bài yêu cầu gì?
- HS nêu
- Yêu cầu HS làm bài 
– 2 HS làm bảng phụ, lớp làm vở ô li
- Gọi HS đọc bài
- Nhận xét
a) Diện tích hình thang đó là:
 (12 + 8) 5 : 2 = 50 (cm2)
 Đáp số: 50cm2
+ Nêu lại cách tính diện tích hình thang?
+ Bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2
Bài 2: 
2.Tính diện tích của mỗi hình thang sau
+ Bài yêu cầu gì?
- HS nêu
+ Nêu độ dài hai đáy và chiều cao của hình thang a?
+ Đáy bé là 4cm, đáy lớn là 9cm, chiều cao là 5cm. 
+ Nêu độ dài 2 đáy và chiều cao của hình thang b?
+ Đáy bé là 3cm, đáy lớn là 7cm, chiều cao là 4cm. 
+ Vì sao em biết chiều cao của hình thang b là 4cm?
+ Vì hình thang b là hình thang vuông có một cạnh bên vuông góc với hai đáy. Độ dài cạnh bên này chính là chiều cao của hình thang.
- Yêu cầu HS làm bài 
- Gọi HS đọc bài
- Nhận xét, chốt bài làm đúng.
- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm vở ô li 
- 2HS đọc 
a) Diện tích hình thang a là:
 (4 + 9) × 5 : 2 = 32,5 (cm2)
 Đáp số: 32,5cm2
b) Diện tích hình thang là:
 (3 + 7) × 4 : 2 = 20 (cm2)
 Đáp số: 20cm2
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm.
+ Muốn tính diện tích hình thang ta làm như thế nào?
- Dặn HS về nhà làm bài trong VBT, chuẩn bị làm bài Luyện tập.
+ Muốn tính diện tích hình thang ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
Điều chỉnh sau bài học:
MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Nêu được nghĩa các từ trong bài: Anh Thành, phắc- tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lăng Sa
 	- Trả lời các câu hỏi và nêu nội dung bài: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: phắc- tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lăng Sa
 	- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tính cách, tâm trạng của từng nhân vật .
- Phát triển năng lực tư duy hiểu được tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân, từ đó khơi dậy lòng tinh thần yêu nước, dám hi sinh vì tổ quốc và lòng kính yêu Bác Hồ.
2. Phẩm chất
- Yêu quý và kính trọng Bác Hồ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Máy tính, máy chiếu.
- HS: Tìm hiểu thông tin về sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động mở đầu 
-Cho HS chơi trò chơi “Chiếc nón kì diệu” kết hợp trả lời câu hỏi:
- HS chơi
- Yêu cầu HS mở SGK:
+ Nêu tên chủ điểm?
* Tên chủ điểm gợi cho em suy nghĩ gì? 
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Nêu mục tiêu giờ học.
- HS mở SGK: 
+ Người công dân; 
+ Mỗi một người, là công dân của một đất nước cần phải có trách nhiệm với đất nước của mình
- Quan sát tranh vẽ: 
+ Hai người đàn ông ngồi trò chuyện bên chiếc đèn dầu.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
a. Luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn:
 1) Anh Thành bằng tiếng Tây
 3) Nếu chỉ  vào làng Tây.
 2) Còn lại. 
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 1, GV kết hợp sửa phát âm và hướng dẫn đọc câu dài
- Yêu cầu HS đọc thầm chú giải
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2, GV kết hợp hướng dẫn giải nghĩa từ : Anh Thành, trường Sa-xơ-lu Lô-ba, giám quốc.  
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 3 - Tiếp tục sửa sai (nếu có) 
- Nhận xét
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
 - 1HS đọc toàn bài.
- 3 HS đọc.
 + phắc- tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lăng Sa
+ Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì? 
( ngạc nhiên )
 + Hôm qua/ ông đốc học ..5/năm 1981/
- HS đọc thầm chú giải ở SGK.
- 3 HS đọc.
- 3 HS đọc
- Nhận xét giọng đọc của bạn.
- HS luyện đọc theo cặp
- HS lắng nghe.
b. Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
1. Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm
 + Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
+ Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn.
 + Anh Lê giúp anh Thành tìm việc đạt kết quả như thế nào?
+ Anh Lê đòi thêm được cho anh Thành mỗi năm 2 bộ quần áo và mỗi tháng thêm 5 hào
 + Thái độ của anh Thành khi nghe anh Lê nói về việc làm như thế nào?
+ Anh Thành không để ý tới công việc và món lương mà anh Lê tìm cho. Anh nói:
 “ nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì 
tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống”
 * Theo em, vì sao anh Thành lại nói như vậy?
+ Nêu nội dung đoạn 1
+ Vì anh không nghĩ đến miếng cơm manh áo của cá nhân mình mà nghĩ đến dân, đến nước.
- HS trả lời.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2+3 và trả lời câu hỏi :
2. Tâm trạng của anh Thành.
+ Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ đến dân đến nước?
+ Chúng ta là đồng bào cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưnganh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?
- Vì anh với tôichúng ta là công dân nước Việt
+ Em có nhận xét gì về câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành?
+ Không cùng một nội dung, mỗi người nói 1 chuyện khác.
+ Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau hãy tìm các chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy?
+ Những chi tiết: anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.
 Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê trong khi nói chuyện. Cụ thể:
 Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì? Anh đáp : Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba thìờ anh là người nước nào?
 Anh Lê nói : nhưng tôi không hiểu vì sao anh Sài Gòn này nữa.
Anh Thành trả lời: Anh Lê ạkhông có mùi , không có khói.
+ Theo em, tại sao câu chuyện giữa họ lại không ăn nhập với nhau? 
=> Sở dĩ câu chuyện giữa anh Lê và anh thành nhiều lúc không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau.
+ Nêu nội dung đoạn 2 và đoạn 3.
+ Vì anh Lê vì nghĩ đến công việc ăn, việc làm, miếng cơm manh áo hàng ngày của bạn còn anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.
- HS nêu
+ Phần 1 của trích đoạn kịch cho em biết điều gì?
+ Ý chính: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
- HS nghe ghi lại ý chính của bài tập đọc.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành: Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn
+ Nên đọc vở kịch như thế nào cho phù hợp với từng nhân vật? 
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài.
+ Người dẫn chuyện: to, rõ ràng, mạch lạc
+ Giọng anh Thành: chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng.
+ Giọng anh Lê: hồ hởi , nhiệt tình. 
+ À! Vào làng Tâylàm đơn chưa?
(châm biếm, mỉa mai)
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: Từ đầuanh có khi nào nghĩ đến đồng bào không.
+ Nêu các từ cần nhấn giọng?
- Gọi 1 HS đọc thể hiện
 + Miếng cơm manh áo, lạ thật, đồng bào, 
- 1 HS đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
 -3-5 HS đọc.
- Nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
+ Nội dung đoạn kịch cho em biết điều gì?
- 2HS nêu
=> Anh Thành từ Phan Thiết vào Sài Gòn, anh Lê lập tức xin được việc làm cho anh nhưng anh Thành không hề tỏ ra thiết tha với miếng cơm manh áo hàng ngày mà lại nghĩ đến những vấn đề khác. Câu chuyện giữa 2 anh sẽ kết thúc như thế nào? Anh Thành sẽ làm gì?
- Dặn HS về ôn bài và tìm đọc thêm những mẩu chuyện trong sách báo hoặc internet về người công dân Nguyễn Tất Thành ... iện tích hình tam giác ta làm thế nào ?
+ Muốn tính diện tích hình thang ta làm thế nào ?
- Nhận xét
- Nêu mục tiêu giờ học
+ Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao 
(cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.
+ Muốn tính diện tích hình thang ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Giới thiệu công thức, quy tắc tính chu vi hình tròn 
+ Thế nào là chu vi của một hình?
+ Vậy theo em chu vi của hình tròn là gì? vì sao em nghĩ như vậy?
=> Độ dài của một đường tròn chính là chu vi của hình tròn đó.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm từ 2 – 4 HS một nhóm để giải quyết nhiệm vụ sau: các em đã chuẩn bị một hình tròn có bán kính 2cm, một chiếc thước, một sợi chỉ, hãy sử dụng các dụng cụ này để tìm độ dài đường tròn của hình tròn bán kính 2cm.
- Gọi một số nhóm báo cáo cách làm và kết quả trước lớp.
+ Nêu cách tìm lại độ dài của đường tròn ? => Độ dài của một đường tròn là chu vi của hình tròn đó.
+ Trong toán học, người ta có thể tính chu vi của hình tròn đường kính 4cm bằng cách nhân đường kính với số 3,14.
4 3,14 = 12,56 (cm)
+ Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy đường kính nhân số 3,14.
+ Nếu gọi C là chu vi của hình tròn, d là đường kính của hình tròn đó, dựa vào quy tắc để lập công thức tính chu vi hình tròn? 
+ Trong hình tròn, đường kính gấp mấy lần bán kính?
+ Hãy lập công thức tính chu vi hình tròn khi biết bán kính r của nó?
- Gọi một vài HS nêu lại công thức.
- Yêu cầu HS vận dụng công thức trên, các em hãy tính chu vi của hình tròn có đường kính là 6cm.
- Yêu cầu HS tính chu vi của hình tròn có bán kính là 5cm
+ Chu vi của một hình chính là độ dài đường bao quanh hình đó.
+ Chu vi của hình tròn đó là độ dài đường tròn vì bao quanh hình tròn chính là đường tròn.
- HS làm việc theo nhóm để tìm độ dài của đường tròn.
- 2 nhóm báo cáo, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ Đặt sợi chỉ vòng một đường xung quanh hình tròn và đo độ dài của sợi chỉ.
- HS theo dõi GV giới thiệu quy tắc và công thức tính chu vi của hình tròn.
- HS nêu lại
+ Ta có công thức.
C = d 3,14
Trong đó:
C là chu vi của hình tròn.
d là đường kính của hình tròn.
+ Đường kính gấp đôi bán kính hay bán kính bằng đường kính chia 2.
+ Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy 2 lần bán kính nhân với số 3,14.
- HS nêu lại
Chu vi của hình tròn đó là: 
6 × 3,14 = 18,84 (cm)
Chu vi của hình tròn đó là: 
 5 × 2 × 3,14 = 31,4 (cm)
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài
- Nhận xét
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài
- Nhận xét
+ Nêu lại quy tắc tính chu vi hình tròn?
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài toán.
+ Bài cho biết gì và yêu cầu chúng ta tính gì?
+ Bánh xe ô tô có hình gì ?
+ Em làm thế nào để tính được chu vi của chiếc bánh xe ô tô đó.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài
- Nhận xét
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
+ Nêu lại quy tắc và công thức tính chu vi của hình tròn?
- Dặn HS về nhà làm các bài tập ở VBT, chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
1.Tính chu vi hình tròn đường kính d 
- HS đọc
- 3 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở.
Bài giải
a) Chu vi của hình tròn là:
0,6 3,14 = 1,884 (cm)
 Đáp số: 1,884cm
b) Chu vi của hình tròn là:
2,5 3,14 = 7,85 (dm)
Đáp số: 7,85dm
2.Tính chu vi hình tròn có bán kính r
- HS nêu
- 3 HS làm bảng phụ, lớp làm vào vở.
Bài giải
c) Chu vi của hình tròn là:
 2 3,14 = 3,14 (dm)
 Đáp số: 3,14dm
- HS nêu
3.
- 1 HS đọc 
+ Bài toán cho biết bánh xe ô tô có đường kính là 0,75m và yêu cầu chúng ta tính chu vi của bánh xe ô tô.
+ Bánh xe ô tô có hình tròn.
+ Bánh xe ô tô có hình tròn nên chu vi của bánh xe chính là chu vi của hình tròn có đường kính là 0,75m.
- HS làm bài vào vở.
Bài giải
Chu vi của bánh xe đó là:
0,75 × 3,14 = 2,355 (m)
 Đáp số: 2,355m
- 2 HS nêu
Điều chỉnh sau bài học:
****************&****************
MÔN: TẬP LÀM VĂN
BÀI: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Dựng đoạn kết bài)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Củng cố kiến thức về cách viết đoạn kết bài không mở rộng và mở rộng.
- Thực hành viết đoạn kết bài cho bài văn tả người theo kiểu không mở rộng và mở rộng. 
-Tự hoàn thành bài tập tại lớp.
- Phát triển năng lực ngôn ngữ và thẩm mĩ: Biết sử dụng tiếng Việt, các biện pháp nghệ thuật để viết được kết bài cho bài văn tả người (Bài tập 2)
2. Phẩm chất
- Thể hiện được tình cảm yêu quý người thân, bạn bè. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Máy tính, máy chiếu
- HS: vở ghi bài
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu
-Tổ chức trò chơi: “ Tôi cần, tôi cần.”
+ Đọc 2 đoạn mở bài (2 kiểu) cho bài văn tả người.
- Nhận xét.
- HS tham gia chơi và TLCH
- Giới thiệu bài; Nêu mục tiêu giờ học.
2. Hoạt động luyện tập, thực hành
Bài 1 : Hai kết bài dưới đây có gì khác nhau?
- Gọi HS đọc yêu cầu
+ Bài yêu cầu gì?
- Gọi HS đọc 2 đoạn kết bài
- 1HS đọc yêu cầu 
- 1HS nêu lại
- 2HS đọc các đoạn kết bài
 + Kết bài a và b nói lên điều gì?
+ Kết bài a: nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với bà.
 Kết bài b: nói lên tình cảm với bác nông dân và công sức lao động của bác.
 + Kết bài nào có thêm lời bình luận?
+ Kết bài b bình luận thêm về vai trò của người nông dân đối với việc làm ra hạt gạo nuôi sống mọi người. 
 + Mỗi đoạn tương ứng kiểu kết bài nào?
+ Đoạn a: Kết bài tự nhiên- không mở rộng; 
 Đoạn b: Kết bài mở rộng.
 + 2 cách kết bài này có gì khác nhau ?
* Có mấy cách kết bài trong bài văn tả người?
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc 2 kiểu kết bài.
+ Kết bài b khác với kết bài a: ngoài bộc lộ tình cảm của người được miêu tả còn suy luận, liên hệ về vai trò của người nông dân.
+ Có 2 cách kết bài trong bài văn tả người:
 Kết bài không mở rộng: Chỉ nêu tình cảm với người được tả.
 Kết bài mở rộng: Ngoài nêu tình cảm với người được tả còn viết thêm bình luận khác.
- 2 HS đọc
Bài 2: Hãy viết hai đoạn kết bài theo hai cách dã biết cho một trong bốn đề văn ở bài tập 2, tiết luyện tập tả người (Dựng doạn mở bài):
- Gọi HS đọc yêu cầu
+ Bài yêu cầu gì?
- Gọi 1HS đọc lại 4 đề bài
 + Em chọn đề bài nào?
- 1 HS đọc yêu cầu 
- 1 HS nêu 
- 1 HS đọc
+ Đề 1 / b / c / 
 + Tình cảm của em đối với người đó như thế nào?
+ Yêu quý / kính trọng / thân thiết/.....
 + Em có suy nghĩ gì về người đó?
+ Gia đình em có hoa thơm, trái ngọt là nhờ bàn tay lao động của ông em/ Để có những tiết mục hay, người nghệ sĩ đã phải tập luyện rất vất vả/...
- Yêu cầu HS tự làm.
- HS làm VBT, 2 HS viết bảng phụ
- Gọi HS dưới lớp đọc.
- 3-5 HS đọc bài 
- Nhận xét, tuyên dương HS viết tốt
Ví dụ: 
Đề a:
	+ Tôi rất yêu quý ông tôi, tôi mong hè nào cũng được về quê thăm ông, cùng ông tưới cây, thả diều.
+ Những năm tháng vất vả còn hằn sâu trên khuôn mặt nhiều nếp nhăn của ông. Tuổi trẻ ông tham gia chiến đấu vì dân, vì nước, tuổi già ông lao động vì niềm vui với con cháu. Mỗi lần ăn quả ổi ngọt lịm, ngắm bông hoa ngọc lan bán ở ven đường, tôi lại nhớ ông.	
Đề b: 
	+ Có Kiên lớp tôi lúc nào cũng vui vẻ, sôi nổi, cả lớp tôi ai cũng mến yêu bạn.
+ Tôi và Kiên rất thân nhau, có bất cứ chuyện gì chúng tôi cũng chia sẻ cùng nhau. Nhiều lúc tôi nghĩ thầm: “ cuộc sống sẽ ra sao nếu không có tình bạn”. Tình bạn thật thiêng liêng và cao quý. Tôi mong sao ai cũng có một người bạn tốt như tôi có Kiên. 
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm 
 + Có mấy cách kết bài trong bài văn tả người? Các kiểu kết bài đó có gì khác nhau?
- Dặn HS viết lại đoạn kết bài (nếu chưa đạt ). Chuẩn bị giờ sau: Kiểm tra viết.
+ Có 2 cách kết bài trong bài văn tả người:
 Kết bài không mở rộng: Chỉ nêu tình cảm với người được tả.
 Kết bài mở rộng: Ngoài nêu tình cảm với người được tả còn viết thêm bình luận khác.
Điều chỉnh sau bài học:
****************&****************
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP TUẦN 19
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
	- HS nêu được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp.
	- HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo.
	- Sinh hoạt theo chủ điểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Hoạt động khởi động:
- Gọi lớp trưởng lên điều hành:
2. Nội dung sinh hoạt:
a. Giới thiệu: 
- GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu.
1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua.
2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 
3. Sinh hoạt theo chủ điểm 
b. Tiến hành sinh hoạt:
*Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần
Gv gọi lớp trưởng lên điều hành.
- Nề nếp:
- Học tập:
- Vệ sinh:
- Hoạt động khác
GV: nhấn mạnh và bổ sung: 
- Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh.
- Sách vở, đồ dùng học tập 
- Kĩ năng chào hỏi
? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì?
? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì?
*H. đông 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần
- GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới (TG: 5P)
- GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ
- Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp
- Học tập: - Lập thành tích trong học tập
 - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ.
- Hoạt động khác
+ Chấp hành luật ATGT
+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường.
*Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm 
- GV mời LT lên điều hành:
 - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuân sau.
3. Tổng kết: 
 - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị nghỉ Tết an toàn, tiết kiệm
- Lớp trưởng lên điều hành:
- Cả lớp cùng thực hiện.
- HS lắng nghe và trả lời.
- Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm:
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 19
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS nhắc lại kế hoạch tuần
- LT điều hành
+ Tổ 1 Kể chuyện
+ Tổ 2 Hát
+ Tổ 3 Đọc thơ
Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_19_nam_hoc_2022_2023_vu_thi_tam.docx