Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2022-2023 - Vũ Đình Thịnh

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2022-2023 - Vũ Đình Thịnh

+ Hiểu nội dung 4 điều Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

+ Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.

+ Biết liên hệ những điều luật với thực tế để xác định những việc cần làm, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

 

docx 40 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 220Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2022-2023 - Vũ Đình Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Thứ năm ngày 4 tháng 5 năm 2023
Tập đọc
 LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
1. Yêu cầu cần đạt 
- Kiến thức
+ Hiểu nội dung 4 điều Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
+ Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
+ Biết liên hệ những điều luật với thực tế để xác định những việc cần làm, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Năng lực
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Có ý thức và trách nhiệm chấp hành tốt luật pháp.
2. Đồ dùng dạy học
 - GV: + Văn bản Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 + Tranh ảnh gắn với chủ điểm : Nhà nước, các địa phương, các tổ chức , đoàn thể hoạt động để thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
 - HS: SGK, vở
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3.1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS thi đọc đoạn bài Những cánh buồm – Trả lời câu hỏi SGK:
- Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì ? 
- Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì ? 
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi đọc 
- Con ước mơ được nhìn thấy nhà cửa, cây cối, con người ở phía chân trời xa. / Con khao khát hiểu biết mọi thứ trên đời. / Con ước mơ được khám phá những điều chưa biết về biển, những điều chưa biết trong cuộc sống.
- Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến ước mơ thuở nhỏ của mình.
- HS nghe
- HS ghi vở 
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
a. Luyện đọc
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài.
- GV yêu cầu từng nhóm 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 điều luật (2 lượt). 
+ Lượt 1: GV kết hợp sửa lỗi cách đọc cho HS.
+ Lượt 2: GV cho một HS đọc phần chú thích và giải nghĩa sau bài: quyền, chăm sóc sức khỏe ban đầu, công lập, bản sắc, 
- Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa các từ khó hiểu.
- YC học sinh luyện đọc theo cặp.
- Mời 2 học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm bài văn.
- GV hướng dẫn cách đọc: giọng thông báo, rõ ràng; ngắt giọng làm rõ ràng từng điều điều luật, từng khoản mục; nhấn giọng ở tên của các điều luật, ở những thông tin cơ bản và quan trọng. 
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài
- Một số học sinh đọc từng điều luật nối tiếp nhau đến hết bài.
- Luyện đọc từ khó: chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, sáu tuổi
- Học sinh đọc phần chú giải từ trong SGK.
- HS luyện đọc.
-2 học sinh đọc toàn bài.
- Lắng nghe.
b. Hoạt động tìm hiểu bài
* Mục tiêu: Hiểu nội dung 4 điều Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành:
*GV tổ chức cho học sinh đọc, trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài đọc dựa theo các câu hỏi trong SGK. 
- Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam? 
- Tóm tắt mỗi điều nói trên bằng 1 câu?
- Hãy nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật. Tự liên hệ xem mình đã thực hiện được những bổn phận gì?
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài và TLCH, chia sẻ kết quả
- Điều 10,11
+ Điều 10: Trẻ em có quyền và bổn phận học tập.
Điều 11: Trẻ em có quyền vui chơi giải trí, hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch. 
+ Điều 21: bổn phận của trẻ em . 
VD : Tôi đã biết nhặt rau , nấu cơm giúp mẹ. Ra đường , tôi đã biết chào hỏi người lớn, giúp đỡ người già và em nhỏ. Riêng bổn phận thứ 2 , tôi thực hiện chưa tốt. Tôi chưa chăm học nên điểm môn toán chưa cao...
3.3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm
* Mục tiêu: Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
* Cách tiến hành:
- Gọi 4 HS đọc lại 4 điều luật. YC cả lớp tìm đúng giọng đọc.
- GV hướng dẫn học sinh luyện đọc các bổn phận 1; 2; 3 của điều luật 21.
- YC học sinh luyện đọc, thi đọc diễn cảm.
- GV đánh giá, bình chọn bạn đọc hay
- Đọc với giọng thông báo rõ ràng, ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục của điều luật, nhấn giọng ở tên của điều luật, ở những thông tin cơ bản và quan trọng trong từng điều luật.
- HS luyện đọc diễn cảm
- HS thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
3.4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Tóm tắt những quyền và những bổn phận của trẻ em vừa học.
- HS nêu
- GV nhận xét tiết học; nhắc nhở HS chú ý thực hiện tốt những quyền và bổn phận của trẻ em với gia đình và xã hội; về nhà đọc trước bài “Sang năm con lên bảy”.
- HS nghe và thực hiện
4. Điều chỉnh sau bài dạy
.....................................................................................................................................
Toán
ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH
1. Yêu cầu cần đạt 
- Kiến thức
+ Thuộc công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
+ Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.
+ HS làm bài 2, bài 3.
- Năng lực 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
2. Đồ dùng dạy học
 - GV: SGK, bảng phụ
 - HS : SGK, bảng con, vở...
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3.1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện" nêu cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
3.2. Hoạt động thực hành
* Mục tiêu: 
 - Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.
 - HS làm bài 2, bài 3.
* Cách tiến hành:
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài
- Yêu cầu HS khác nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét chữa bài
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài
- Yêu cầu HS khác nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét chữa bài
Bài tập chờ
Bài 1: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài, tìm cách giải sau đó làm bài và chia sẻ trước lớp.
- GV quan sát, giúp đỡ nếu thấy cần thiết.
- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp làm vở.
- 1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ
 Bài giải
Thể tích cái hộp đó là:
 10 x 10 x10 = 1000 (cm3)
Cần dùng số giấy màu là
 10 x 10 x 6 = 600(cm2)
 Đáp số : 1000 cm3
 600 cm2
- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp làm vở.
- 1 HS lên bảng làm bài, chia sẻ
Bài giải
Thể tích của bể nước hình hộp chữ nhật là:
 2 x 1,5 x 1 = 3 (cm3)
Thời gian để vòi chảy đầy bể nước là:
 3 : 0,5 = 6 (giờ)
 Đáp số: 6 giờ
- HS đọc bài, làm bài sau đó báo cáo kết quả với GV
 Bài giải
Diện tích xung quanh phòng học là:
 (6 + 4,5) x 2 x 4 = 84(m2)
Diện tích trần nhà là:
 6 x 4,5 = 27(m2)
Diện tích cần quét vôi là:
 84 + 27 - 8,5 = 102,5(m2)
 Đáp số: 102,(m2
3.3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Dặn HS chia sẻ công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
- HS nghe và thực hiện
- Về nhà vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.
- HS nghe và thực hiện
4. Điều chỉnh sau bài dạy
.....................................................................................................................................
Địa lí
ÔN TẬP CUỐI NĂM
1. Yêu cầu cần đạt 
- Kiến thức
+ Biết chỉ các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới.
+ Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới.
+ Yêu thích môn học.
- Năng lực
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
2. Đồ dùng dạy học
 - GV: Bản đồ Thế giới; Quả địa cầu
 - HS: SGK, vở
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3.1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS hát bài hát "Trái đất này là của chúng mình" 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: 
 - Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới.
 - Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
* Cách tiến hành:
* Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp
- Gọi một số HS lên bảng chỉ :
+ Các châu lục, các đại dương
+ Nước Việt Nam
Trên bản đồ Thế giới hoặc quả Địa cầu
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ "Đối đáp nhanh’’ để giúp các em nhớ tên một số quốc gia đã học và biết chúng thuộc châu lục nào
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày
* Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm
- GV cho HS thảo luận nhóm bàn
- GV kẻ sẵn bảng thống kê lên bảng
- Trình bày kết quả
- GV nhận xét, đánh giá
- HS lên chỉ :
+ Các châu lục, các đại dương
+ Nước Việt Nam
- HS chơi trò chơi
- Các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng ở câu 2b
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm lên điền đúng các kiến thức vào bảng
- HS nghe
3.3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Cho HS giới thiệu về một đại danh nổi tiếng mà em biết.
- HS giới thiệu
- Dặn HS về nhà tiếp tục tìm hiểu thêm về các nước trên thế giới.
- HS nghe và thực hiện
4. Điều chỉnh sau bài dạy
.....................................................................................................................................
Khoa học
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG
1. Yêu cầu cần đạt 
- Kiến thức
+ Biết được những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá và tác hại của việc phá rừng.
+ Nêu những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá.
+ Nêu tác hại của việc phá rừng.
+ HS có ý thức góp phần bảo vệ môi trường.
- Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
- Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
2. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ, Thô ... bài theo cặp
Lời giải:
 Lớp chúng tôi tổ chức một cuộc bình chọn “ Người giàu có nhất ”. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có cả một “ gia tài ” khổng lồ về các loại sách: sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập toán và tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập y- ô- ga, sách dạy chơi đàn oóc,..
- Cả lớp theo dõi
- 2 HS làm vào bảng nhóm, cả lớp viết vào vở 
- 2 HS làm bảng nhóm đọc bài làm của mình, chia sẻ kết quả với cả lớp
- 3 HS trình bày
3.3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Cho HS nhắc lại tác dụng của dấu hai chấm.
- HS nêu
- GV nhận xét về tiết học. 
- Dặn HS ghi nhớ tác dụng của dấu ngoặc kép để sử dụng cho đúng khi viết bài.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
4. Điều chỉnh sau bài dạy
.....................................................................................................................................
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
1. Yêu cầu cần đạt 
- Kiến thức
	+ Kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, hoặc trẻ em với việc thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
- Năng lực
	+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
	+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Yêu thích kể chuyên.
2. Đồ dùng dạy học
- GV: + Tranh minh hoạ về cha, mẹ, thầy cô giáo, người lớn chăm sóc trẻ em; tranh ảnh trẻ em giúp đỡ cha mẹ, trẻ em chăm chỉ học tập, trẻ em giúp đỡ mọi người.
	+ Sách, truyện, tạp chí có đăng các câu chuyện về trẻ em làm việc tốt, người lớn chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- HS: SGK, vở, câu chuyện đã chuẩn bị
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3.1. Hoạt động mở đầu
+ Cho HS thi kể lại câu chuyện Nhà vô địch
+ Nêu ý nghĩa câu chuyện.
+ GV nhận xét, đánh giá.
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học; giới thiệu : Sách , truyện , tạp chí có đăng các câu chuyện về trẻ em làm việc tốt, người lớn chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- HS lên bảng thi kể lại câu chuyện Nhà vô địch 
- Nêu ý nghĩa câu chuyện .
+ HS khác nhận xét. 
- HS nhe
3.2.Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Chọn được câu chuyện đã nghe, đã đọc về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, hoặc trẻ em với việc thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đề bài
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài.
-Yêu cầu HS đọc gợi ý của bài
-Chuyện nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ em là những câu chuyện nào?
- Chuyện trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội là những câu chuyện nào?
- Tìm câu chuyện ở đâu?
- Cách kể chuyện như thế nào?
- Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình định kể
- 1 HS đọc đề bài.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý 
- HS nêu 
- HS nêu
- Được nghe kể, đã được đọc 
- HS tiếp nối nhau giới thiệu nói tên câu chuyện chọn kể.
3.3. Hoạt động thực hành kể chuyện
* Mục tiêu:
 - Kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em, hoặc trẻ em với việc thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
- Hiểu nội dung và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
* Cách tiến hành:
- Y/c HS luyện kể theo nhóm đôi
- Thi kể trước lớp
- Cho HS bình chọn người kể hay nhất
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Nhận xét.
- HS kể theo cặp
- Thi kể chuyện trước lớp
- Bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên nhất, bạn có câu hỏi hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất.
- Trao đổi và nói ý nghĩa câu chuyện mình kể.
3.4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm 
- Yêu cầu HS thực hiên bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
- HS nghe và thực hiện
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân; cả lớp đọc trước đề bài, gợi ý của tiết KC đã chứng kiến hoặc tham gia ở tuần 34.
- HS nghe và thực hiện
4. Điều chỉnh sau bài dạy
.....................................................................................................................................
Luyện Toán
ÔN TẬP MỘT SỐ DẠNG BÀI TOÁN ĐÃ HỌC
1. Yêu cầu cần đạt 
- Kiến thức: Biết một số dạng toán đã học.
- Năng lực
	+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
2. Đồ dùng dạy học
	- GV: Bảng phụ
 	- HS: SGK, vở
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3.1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS tổ chức trò chơi "Bắn tên" với nội dung là nêu một số dạng bài toán đã học.(Mỗi bạn nêu tên một dạng)
- HS chơi trò chơi: Các dạng toán đã học là:
+ Tìm số trung bình cộng.
+ Tìm 2 số biết tổng và hiệu của 2 số đó.
+ Tìm 2 số biết tổng và tỉ số của 2 số đó.
+ Tìm 2 số biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
+ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
+ Bài toán về tỉ số phần trăm.
+ Bài toán về chuyển động đều.
+ Bài toán có nội dung hình học( chu vi, diện tích, thể tích).
3.2. Hoạt động thực hành
* Mục tiêu: 
 - Biết một số dạng toán đã học.
 - Biết giải bài toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
 * Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân  
- Gọi HS đọc đề.
- Bài toán này thuộc dạng toán nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài .
- GV nhận xét chữa bài
- Muốn tính tổng của nhiều số khi biết trung bình cộng ta làm thế nào?
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề.
- Bài toán này thuộc dạng nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài .
- GV nhận xét chữa bài
- Cả lớp theo dõi, chia sẻ yêu cầu
- Tìm trung bình cộng của nhiều số.
- Cả lớp làm vở
- 1 HS làm bảng lớp,
Bài giải:
Giờ thứ ba xe đạp đi được quãng đường là:
 ( 13 + 19 ) : 2 = 16 (km)
Trung bình mỗi giờ xe đạp đi được là:
 (13 + 19 + 16 ) : 3 = 16 (km)
 Đáp số: 15 km
- Lấy trung bình cộng của chúng nhân với số số hạng.
3.3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Cho HS vận dụng làm bài sau: 
Hoa mua 5kg táo hết 120000 đồng. Vậy Hoa mua 9kg táo như thế hết bao nhiêu tiền?
- HS nêu:
216000 đồng
- Về nhà luyện tập làm các dạng bài vừa ôn tập.
- HS nghe và thực hiện
4. Điều chỉnh sau bài dạy
.....................................................................................................................................
Khoa học
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT 
1. Yêu cầu cần đạt 
- Kiến thức
	+ Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái.
	+ Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
- Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
- Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
2. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ, Thông tin và hình trang 136, 137 SGK.
 - HS: SGK, vở
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3.1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" với nội dung các câu hỏi như sau:
+ Nêu một số hành động phá rừng ?
+ Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì ?
+ Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng ?
+ Rừng mang lại cho chúng ta những ích lợi gì ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái.
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận
- GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn.
+ Hình 1, 2 cho biết con người sử dụng đất trồng vào việc gì ?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó ?
- Cho HS liên hệ thực tế
- GV kết luận: Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, con người cần nhiều diện tích đất ở hơn. Ngoài ra, khoa học kĩ thuật phát triển, đời sống con người nâng cao cũng cần diện tích đất vào những việc khác như thành lập các khu vui chơi giải trí, phát triển công nghiệp, giao thông,
Hoạt động 2 : Thảo luận
- Yêu cầu HS quan sát hình 3, 4 trang 137
+ Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu đối với môi trường đất ?
+ Nêu những tác hại của rác thải đối với môi trường đất ?
- GV nhận xét, kết luận: Có nhiều nguyên nhân làm cho đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái:
+ Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy, người ta phải tìm cách tăng năng suất cây trồng, trong đó có biện pháp bón phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, Những việc làm đó khiến môi trường đất, nước bị ô nhiễm.
+ Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình, quan sát hình 1, 2 trang 136 và trả lời câu hỏi
+ Để trồng trọt. Hiện nay, .. sử dụng làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát
+ Dân số ngày càng tăng, đô thị hóa ngày càng mở rộng nên nhu cầu về
- HS liên hệ thực tế
- HS quan sát hình 3, 4 trang 137, thảo luận, chia sẻ
+ Làm cho môi trường đất trồng bị suy thoái. Đất trồng bị ô nhiễm và không còn tơi xốp, màu mỡ như sử dụng phân.
 + Làm cho môi trường đất bị ô nhiễm, bị suy thoái.
3.3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường đất ?
- HS nêu
- GV dặn HS sưu tầm một số tranh ảnh, thông tin về tác động của con người đến môi trường đất và hậu quả của nó; chuẩn bị trước bài “Tác động của con người đến môi trường không khí và nước ”.
- HS nghe và thực hiện
4. Điều chỉnh sau bài dạy
.....................................................................................................................................
Sinh hoạt
KIỂM ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN 
1. Yêu cầu cần đạt
- Học sinh thấy ưu nhược điểm của mình trong đợt thi đua. Từ đó có ý thức vươn lên trong tuần sau.
- Giáo dục học sinh có ý thức xây dựng nề nếp tốt.
- Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho HS.
2.Đồ dung dạy học	
Nội dung sinh hoạt
3. Các hoạt động dạy học
3.1.Tổ chức
3.2. Nội dung
a) Nhận xét 
* Ưu điểm
* Nhược điểm
b) Phương hướng tuần sau
- Tiếp tục duy trì những ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Học và làm bài đầy đủ.
- Giữ gìn lớp học và khu chuyên sạch sẽ.
- Nhận xét giờ
4. Điều chỉnh sau bài dạy
.....................................................................................................................................
Nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_33_nam_hoc_2022_2023_vu_dinh_thi.docx