Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần học 04

Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần học 04

Tập đọc: NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY

I- Yêu cầu:

1. Đọc:

- Đọc đúng các tên người, tên địa lí.

- Đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm buồn, nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô, ước mơ hoà bình của thiếu nhi.

2. Hiểu: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.

II- Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ chép đoạn văn hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.

III- Lên Lớp:

1. Bài cũ: Hai nhóm HS phân vai đọc đoạn kịch “Lòng dân”.

2. Bài mới:

a) Giới thiệu chủ điểm:

- Cho HS quan sát tranh sgk.

- Thảo luận với nhau về nội dung bức tranh - Tranh vẽ anh bộ đội Cụ Hồ vai đeo súng.

tay ôm em bé nhơ, xung quanh có các cháu

 thiếu nhi. tất cả mọi người đều ngước lên

 bầu trời xanh. trên đó, có những cánh chim

 bồ câu trắng đang tung cánh liệng bay. Đó

 là hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống hoà

 bình.

 

doc 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần học 04", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 4	
 Thứ 2 ngày 14 tháng 9 năm 2010
Tập đọc: 	 Những con sếu bằng giấy
I- Yêu cầu:
1. Đọc:
- Đọc đúng các tên người, tên địa lí.
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm buồn, nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô, ước mơ hoà bình của thiếu nhi.
2. Hiểu: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép đoạn văn hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
III- Lên Lớp:
1. Bài cũ: Hai nhóm HS phân vai đọc đoạn kịch “Lòng dân”.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu chủ điểm:
- Cho HS quan sát tranh sgk. 
- Thảo luận với nhau về nội dung bức tranh	
 - Tranh vẽ anh bộ đội Cụ Hồ vai đeo súng. 
tay ôm em bé nhơ, xung quanh có các cháu
 thiếu nhi. tất cả mọi người đều ngước lên
 bầu trời xanh. trên đó, có những cánh chim
 bồ câu trắng đang tung cánh liệng bay. Đó
 là hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống hoà
 bình.
 GV: “Mọi người dân trên thế giới rất yêu hoà bình. họ sẵn sàng xả thân vì cách mạng, vì hoà bình độc lập của dân tộc, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. ước mơ hoà bình được thể hiện rất rõ trong chủ điểm “Cánh chim hoà bình” mà các em được học bắt đầu từ tuần này”.
b) GV giới thiệu bài học:
- Cho HS quan sát tranh trang 36.
? Bức tranh vẽ ai? người đó đang làm gì ?
c) H/d luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- Gọi 1 HS khá đọc.
- Phân đoạn bài văn: 3 đoạn:	Đ1: từ đầu-->(xuống nhật bản)phóng xạ nguyên tử.
	Đ2: tiếp--> lặng lẽ gấp sếu.
	Đ3: phần còn lại.
- HS đọc nối tiếp lần 1. kết hợp (chú giải từ khó)phát âm từ khó.
- HS đọc nối tiếp lần 2. kết hợp chú giải từ khó.
- HS đọc nối tiếp lần 3.
- GV hướng dẫn chung giọng đọc toàn bài: giọng trầm, buồn, nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả hậu quả do chiến tranh gây ra.
- GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài:
- Gọi 1 HS đọc từ đầu--> nhiễm phóng xạ nguyên tử.
? Ngày 16/7/1945. thế giới có sự kiện gì ? - ? Hơn nửa tháng sau chính phủ Mĩ quyết định điều gì ?	 	
? Hậu quả của việc làm đó ?
GV: Vào lúc chiến tranh thế giới lần thứ 2 sắp kết thúc, Mĩ đã quyết định ném 2 quả bom nguyên tử xuống nhật bản để chứng tỏ sức mạnh của nước Mĩ- hòng làm thế giới khiếp sợ...
Hậu quả của việc làm này thật nghiêm trọng và khủng khiếp.
+ Gọi 1 HS đọc tiếp phần 2.
- Khi Hi- sô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-ki bao nhiêu tuổi ? số phận của em bé ra sao ?	
- Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống bằng cách nào?
- Vì sao Xa da cô lại tin như vậy ?
GV: Hoàn cảnh Xa-da-cô thật đáng thương. Khát vọng sống của em là một nguyện vọng chính đáng. Chỉ có những người sắp cận kề cái chết mới biết được cuộc sống có giá trị biết chừng nào...
- Các bạn nhỏ đã làm gì để thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ và đoàn kết với cô bé ?
- Điều đó có giúp được gì cho Xa-da-cô? 
- Sau khi cô bé chết, HS TP Hi- sô-si- ma đã làm gì ? 
- Việc làm đó thể hiện điều gì ?
* Luyện đọc diễn cảm:
- GV treo bảng phụ chép đoạn “khi Hi-sô-
si- ma...644 con sếu”.
- GV đọc mẫu.
- Nêu ý nghĩa của bài?
3. Tổng kết:
- Nước Mĩ chế tạo được bom nguyên tử.
- Quyết định ném 2 quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản.
- Cướp đi gần nửa triệu người. Đến năm
 1951, có thêm gần 100000 người ở Hi-Sô-
si-ma chết do nhiễm phóng xạ.
Rút ý 1: Hậu quả của 2 quả bom nguyên tử gây ra:
Em hai tuổi lúc đó em thoát nạn nhưng em lại bị nhiễm phóng xạ. 10 năm sau em bệnh nặng.
- Hằng ngày em gấp sếu.Vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng...
- Vì em còn bé nhỏ, em thơ ngây. em mong muốn được khỏi bệnh, khát khao được sống như bao trẻ em khác.
Rút ý 2: Khát vọng sống của Xa-da-cô
+ 1 HS đọc đoạn còn lại.
- Trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới tiếp tục gửi hàng nghìn con sếu giấy cho Xa- da-cô.
- Chỉ an ủi em. Em vẫn phải chết khi gấp được 644 con sếu.
=> Đây là cái chết thật oan uổng – một cái chết minh chứng cho tội ác của chiến tranh.
- Quên góp tiền xây dựng tượng đài (cho HS quan sát tượng đài).
- Thể hiện khát vọng được sống trong một
 thế giới hoà bình...
Rút ý 3: Ước vọng hoà bình của trẻ em
 trên thế giới
- 3 HS khá đọc nối tiếp. Cả lớp theo dõi, 
 Rút ra cách đọc diễn cảm mỗi đoạn.
HS phát hiện cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng.
- HS đọc diễm cảm theo cặp đôi.
- 1 số em thi đọc.
ND: Câu chuyện tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em trên thế giới.
Toán: ôn tập và bổ sung về giải toán(T1)
I- Yêu cầu: Giúp HS:
- Làm quen với bài toán quan hệ tỉ lệ.
- Biết cách giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
II- Đồ dùng dạy học:
- Chép sẵn bảng số trong VD1 vào bảng phụ.
III- Lên lớp:
1. Giới thiệu bài: “Trong giờ học toán này, các em sẽ làm quen với các dạng toán có quan hệ tỉ lệ và học cách giải các bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ”.
2. Tìm hiểu bài:
a) Tìm hiểu nội dung về quan hệ tỉ lệ thuận:
- GV treo bảng phụ có chép sẵn nội dung của VD, yêu cầu HS đọc.
Nêu câu hỏi để HS nhận thấy quan hệ tỉ lệ thuận của thời gian và quãng đường.
- 1 giờ đi được bao nhiêu km ?	
- 2 giờ đi được ? km.	
- 2 giờ gấp 1 giờ ? lần ?
- 8 km gấp 4 km mấy lần ?	
- Vậy khi thời gian được gấp 2 lần thi S được gấp lên mấy lần ?
GV chốt: Khi thời gian được gấp lên bao nhiêu lần thì S đi cũng được gấp lên bấy nhiêu lần. chúng ta sẽ dựa vào mối quan hệ tỉ lệ này để giải toán, hướng dẫn HS tìm hiểu các bước giải (sgk).
	b) Bài toán 1:	
- GV yêu cầu HS đọc đề:	
? Bài toán cho em biết những gì ? bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu HS tóm tắt.	
- HS rao đổi theo nhóm bàn, suy nghĩ để tìm cách giải. 	
- 1 số em trình bày. GV nhận xét và hướng dẫn theo trình tự sgk	.
Bài 2+3: Làm ở tiết học tăng buổi
3. Dặn dò: Về nhà hoàn thành các bài tập.
- 2 HS đọc.
 4 km.
	8 km.
	2 lần.
	2 lần.
- Thời gian được gấp lên 2 lần thì S cũng được gấp lên 2 lần.
Tóm tắt:
	500:80000 đồng.
	7m: ? đồng.
	 Giải
	Mua một mét vải hết số tiền là:
	80000 :5 = 16000 (đồng).
	Mua 7 m vải hết số tiền:
	16000 X 7 = 112000 (đồng).
	 Đáp số: 112000 đồng.
Lịch sử: xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
I- Yêu cầu: Sau bài học, HS nêu được:
- Cuối thế kỉ XX, xã hội nước ta có nhiều bến đổi do hệ quả của chính sánh khai thác thuộc địa của thực dân pháp.
- Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội (kinh tế thay đổi théo theo sự thay đổi của xã hội).
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh, tư liệu về kinh tế xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
III- Lên lớp:
1. Bài cũ: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công kinh thành Huế ? Cuộc phản công có tác động gì đến lịch sử nước ta khi đó ?
2. Bài mới:
a) GV giới thiệu: “Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, sau khi dập tắt những cuộc khởi nghĩa cuối cùng của phong trào cần vương, thực dân Pháp đặt ách thống trị và tăng cường bóc lột, vơ vét tài nguyên đất nước ta. chính việc này đã dẫn đến sự biến đổi kinh tế xã hội của đất nước ta. để biết được điều đó rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay”.
b) Tìm hiểu:
*Hoạt động 1: Những thay đổi của nền kinh tế VN cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, đọc sách, quan sát hình minh hoạ để trả lời câu hỏi:
? Trước khi thực dân Pháp xâm lược, kinh tế nước ta có những ngành nào chủ yếu ?	
? Sau khi Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam, chúng đã thi hành những biện pháp nào để khai thác ? bóc lột và vơ vét tài nguyên của nước ta ?	
- Những ngành kinh tế mới nào ra đời ?
- HS làm việc theo cặp đôi, đọc sách, quan sát hình minh hoạ để trả lời câu hỏi:
- Nông nghiệp là chủ yếu, tiểu thủ CN cũng
phát triển một số ngành:dệt, gốm, đúc đồng.
- Xây dựng các nhà máy điện, xi măng, dệt khai thác khoáng sản, cướp đất của nông dân để xây đồn điền.
+ Ngành khai thác khoáng sản, ngành dệt, ngành điện năng...
* Hoạt động 2: Những thay đổi trong xã hội Việt Nam và đời sống của nhân dân:
- HS thảo luân theo nhóm bàn, trả lời các câu hỏi:
? Trước khi thực dân pháp xâm lược, xã hội VN có những tầng lớp nào ?
? Sau khi Pháp xâm lược, xã hội có gì thayđổi ? có thêm tầng lớp nào ?
? Nêu những nét chính về đời sống của công nhân và nông dân VN ?
?Vì sao nhiều ngành nghề phát triển mà đời
 sống nhân dân vẫn khổ ? 
3. Tổng kết:
- HS tiếp tục thảo luân theo nhóm bàn, thực hiện nhiệm vụ của GV
- Có hai giai cấp : địa chủ và nông dân.
 - Sự xuất hiện của các ngành kinh tế kéo theo sự thay đổi của xã hội. Bộ máy cai trị thuộc địa, thành thị phát triển, buôn bán mở mang => Xuất hiện tầng lớp trí thức, viên chức, chủ xưởng nhỏ, đặc biệt là công nhân.
- Nông dân bị mất ruộng đất, đói nghèo
 phải làm công nhân trong các nhà máy,
 đồn điền, xí nghiệp... cuộc sống khổ cực
Vì chỉ có người Pháp mới được hưởng
 Nguồn lợi của sự phát triển kinh tế đó.
Đạo đức: Có trách nhiệm với việc làm của mình (T2)
I Mục tiêu: HS biết:
- Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm vủa mình.
- Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.
- Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
II- Lên lớp:
1. Hoạt động 1: Xử lí tình huống (BT3. sgk).
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho mỗinhóm xử lí một tình huống.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, cả lớp trao đổi.
* GV kết luận: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh.
2. Hoạt động 2: 	Tự liện hệ bản thân.
- GV gợi ý để mỗi HS nhớ lại một việc làm (dù rất nhỏ) chứng tỏ mình có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm.
- Chuyện xẩy ra thế nào ? lúc đó em làm gì ?
- Bây giờ nghĩ lại, em thấy thế nào ?
- HS trao đổi với bạn bên cạnh về câu chuyện của mình.
- GV yêu cầu 1 số HS trình bày trước lớp, sau mỗi phần trình bày, GV gợi ý để HS rút ra nhận xét.
* GV kết luận: “Khi giải quyết công việc hay xử lí tình huống một cách có trách nhệm, chúng ta thấy vui và thanh thản. ngược lại, khi làm một việc thiếu rách nhiệm, dù không ai biết, tự chúng ta cũng thấy áy náy trong lòng. người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp và với cách thức phù hợp, khi làm hỏng việc hoặc có lỗi, họ dám nhận trách nhiệm và sẵn sàng làm lại cho tốt.”
3. Dặn dò: Về nhà tìm hiểu một số mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó để chuẩn bị cho tiết sau.
 Thứ 4 ngày 16 tháng 9 năm 2010
Toán ôn tập và bổ sung về giải toán 
A. Mục tiêu: Giúp hs:
- Làm quen với bài toán liên q ... oài nắng.
- Chia cùng giới.
- HS thảo luận, chọn đồ lót phù hợp.
- Bảng chất coton, mềm mại, vừa với cơ thể.
- Vừa với cơ thể, mềm mại, thấm ẩm.
- Chú ý kích cỡ, chất liệu, thay giặt hàng ngày.
- Vừa thoáng khí, thấm ẩm.
- 3 bàn thành 1 nhóm.
- HS thảo luận ghi những điều không, nên vào phiếu.
- 1 hs nêu, hs khác nêu nhận xét.
	IV. Củng cố:
- 2 hs nêu lại những điều cần biết (SGK).
- Nhận xét tiết học
	V. Dặn dò:
- HS thuộc mục “Bạn cần biết”.
- Sưu tầm sách báo, tranh ảnh nói về tác hại của rượu, bia, thuốc lá.
- Chuẩn bị bài sau: “Thực hành: Nói không! đối với cách chất gây nghiện”.
Tập làm văn luyện tập tả cảnh
A. Mục đích yêu cầu: Giúp hs:
- Từ những kết quả quan sát cảnh trường học của mình, lập được dàn ý chi tiết bài văn miêu tả ngôi trường.
- Viết một đoạn văn miêu tả trường học từ dàn ý đã lập.
- Giáo dục hs thêm yêu ngôi trường mình.
* Trọng tâm Hs biết lập dàn ý rồi viết được đoạn văn miêu tả trường học.
B. Đồ dùng dạy – học:
	- Giấy khổ to, bút dạ.
	- Vở bài tập Tiếng Việt in.
- Vở bài tập Tiếng Việt in.
C. Các hoạt động dạy – hoc chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
	I. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của hs.
	II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 hs đọc đoạn văn tả cơn mưa.
- Nhận xét, cho điểm hs.
- 3 hs mang đọc đoạn văn của mình.
	III. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài: Giới thiệu ghi bảng
	2. Hướng dẫn hs làm bài tập:
Bài 1: -Gv yêu cầu hs đọc yêu cầu của bài tập.
- Gv hướng dẫn để hs lập được dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường.
- Yêu cầu hs lâp dàn ý.
- Gọi hs đọc dàn ý, hs viết giấy khổ to dán bảng.
- Gv nhận xét ( như đã làm vở bài tập – trang 23 ố 24)
Bài 2:
- Gv hướng dẫn hs biết dựa vào dàn ý để lập được đoạn văn tả ngôi trường.
- Yêu cầu hs viết đoạn văn.
- Cho hs dán bài viết giấy khổ to lên bảng.
- Gọi hs đọc đoạn văn của mình.
- Gv nhận xét, cho điểm hs có đoạn văn hay.
- Gv đọc đoạn văn 
- Hs mở vở bài tập Tiếng Việt in trang 23 ố 24.
- Hs chú ý sgk.
- 1 hs viết vào giấy khổ to, hs lập dàn ý ra giấy nháp.
- 1 hs đọc, để hs nhận xét, nhiều hs đọc dàn ý của mình vừa viết.
- Hs ghi vở bài tập.
- Một hs viết đoạn văn ra giấy khổ to, hs khác làm nháp.
- Hs đọc để hs khác nhận xét.
- 5 hs đọc; hs khác nhận xét.
- Hs viết vào vở bài tập đoạn văn của mình đã được sửa chữa.
	IV. Củng cố- Dặn dò:	- Nhắc lại dàn ý bài văn tả cảnh ngôi trường.
Kĩ thuật Thêu dấu X (tiết 2)
A. Mục tiêu: Hs cần phải:
- Biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
- Yêu thích, tự hào với sản phẩm làm được.
B. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu thêu dấu nhân.
- Một số sản phẩm may mặc trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.
- Một mảnh vải trắng, kim, chỉ, phấn màu, bút màu, kéo, thước kẻ.
- Khung thêu.
- Vải, thước, chỉ, kim, phấn, kéo.
C. Các hoạt động dạy học:
	I. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
	II. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu cách thêu dấu nhân?
- 2 hs nêu.
	III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu ghi bảng.
2. Hướng dẫn hs:
- Gọi hs nêu lại cách thêu dấu nhân.
- Gv nêu lại cách thêu, lưu ý một số thao tác thêu.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
- Yêu cầu hs nêu các yêu cầu của sản phẩm và thời gian thực hành.
- Yêu cầu hs thực hành theu theo nhóm, gv theo dõi uốn nắn cho hs.`
- 1 hs nêu.
- HS theo dõi.
- 2 hs nêu.
- Mỗi bàn 1 nhóm.
	IV. Củng cố:
- Nhận xét sản phẩm đang làm của hs.
- Nhận xét tiết học.
	V. Dặn dò:
- Tập thêu đổi giờ sau hoàn thành sản phẩm.
	Thể dục : Đội hình đội ngũ - trò chơi “ mèo đuổi chuột ”
I. Mục tiêu:- Ôn tập, củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ.
- Học sinh tập hợp dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, quay phải, trái, đằng sau đúng hớng, đều, đẹp, đúng khẩu lệnh.
- Học sinh tập trung chú ý, nhanh nhẹn khéo léo chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi trò chơi “ Mèo đuổi chuột”.
II. Địa điểm và phương tiện:- Sân trường.- 1 chiếc còi, 
III. Các hoạt động dạy học:
- Chơi trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức ” đúng luật, nhanh nhẹn, khéo léo, tập 
Phần
Nội dung
Thời gian
Phơng pháp
Mở đầu
- Tập hợp HS, phổ biến nhiệm vụ giờ học
- Báo cáo sĩ số lớp
- Tập các động tác khởi động
6 ph
Đội hình hàng dọc, sau đó chuyển hàng ngang
Cơ bản
* Đội hình đội ngũ: Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- GV điều khiển lớp tập luyện
- Chia tổ thực hiện – GV theo dõi uốn nắn cho những HS còn lúng túng.
- Cả lớp tập luyện – GV điều khiển
* Trò chơi : “Mèo đuổi chuột”
- Giáo viên nêu tên trò chơi, tập hợp học sinh theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi. 
- Chơi cả lớp. Giáo viên quan sát nhận xét, biểu dơng tổ hoặc học sinh chơi nhiệt tình không phạm luật.
10 – 12 ph
7 -8 ph
Đội hình hàng ngang
*
x x x x x x x x 
 x x x x x x x 
Đội hình tổ ( nhóm)
Kết thúc
- Tập hợp HS, đi thờng theo vòng tròn, tập các động tác hồi tỉnh. 
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài học Nhận xét tiết học.
5 -8 ph
Đội hình hàng dọc
 Thứ 06 ngày 18 tháng 09 năm 2009
Toán Luyện tập chung
A. Mục tiêu: Giúp hs củng cố về:
- Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) hoặc tỉ số của hai số đó.
+ Các mối quan hệ tỉ lệ đã học.
- Giải các bài toán có liên quan đến các mối quan hệ tỉ lệ đã học.
- Giáo dục hs yêu thích loại toán tỉ lệ.
*Trọng tâm  Củng cố cho hs về giải toán tỉ lệ.
 B. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
	I. ổn định tổ chức:
- Lớp hát, kiểm tra sĩ số.
	II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 hs lên chữa 3 bài 1, 2, 3
- Gv nhận xét 	cho điểm hs.
- Hs mở vở bài tập toán in trang 25.
- 3 hs chữa bài.
	III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu.
2. Hướng dẫn hs luyện tập: 
Bài 1: 
- Yêu cầu hs đọc đề bài.
- Yêu cầu hs nêu dạng bài toán.
- Yêu cầu nêu bước giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó.
- Gv yêu cầu hs làm bài.
- HS chữa bài, Gv nhận xét cho điểm.
Bài 2: - Gv tổ chức cho hs làm bài tập 2 tương tự như tổ chức bài tập 1.
Bài 3: - Gọi hs đọc đề bài toán.
- Bài toán thuộc loại gì?
- Gv yêu cầu hs làm bài.
- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn.
- Gv nhận xét cho điểm hs.
- Gọi hs nhận xét bài.
- Gv nhận xét, cho điểm hs.
- 1 hs đọc to.
- 1 hs nêu.
- 1 hs làm bảng, cả lớp làm vở.
Đáp số: Nam: 8 cm ; Nữ : 20 cm
- 1 hs làm bảng, cả lớp làm vở.
	Tóm tắt:
15 cm
CD:
CR: 	
Giải
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
2 – 1 = 1 phần
Chiều rộng của mảnh đất hình chữa nhật là:
15 : 1 = 15 m
Chiều dài của mảnh đất hình chữa nhật là:
15 + 15 = 30 m
Chu vi của mảnh đất hình chữ nhật là:
( 15 + 30 ) x 2 = 90 cm
Đáp số: 90 cm
- 1 hs đọc.
- Toán tỉ lệ nghịch.
- 1 hs làm bảng lớp, cả lớp làm vở.
Đáp số: 6l
- 1 hs đọc to.
- 1 hs làm bảng, cả lớp làm vở.
IV. Củng cố- Dặn dò	
- Nêu nội dung ôn tập.
- Nhận xét tiết học.
- Làm bài tập 1, 2, 3, 4 ( trang 27, 28– Vở bài tập )
- Chuẩn bị bài sau “ Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài ”
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ trái nghĩa.
I- Mục đích yêu cầu:
HS biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa, đặt câu với một số cặp từ trái nghĩa tìm được.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép nội dung bài tập 1,2,3.
III- Lên lớp:
1. Bài cũ: 
- Thể nào là từ trái nghĩa.
- Nêu VD về cặp từ trái nghĩa.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) H/d làm bài tập:
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập. làm việc cá nhân.
- Một số em nêu kết quả, cả lớp góp ý, bổ sung	
Bài 2: HS điền vào mỗi ô trống 1 từ trái nghĩa.
- Gọi 1 số em trình bày bài.	- Cả lớp theo dõi, bổ sung, góp ý cho bài làm của bạn.
Bài 3: Tiến hành tương tự như bài 1.
Bài 4: - Tổ chức thảo luận nhóm. các nhóm trình bày kết quả vào bảng phụ.
- GV ghi nhanh lên bảngcác ý kiến đúng.
- Tổng hợp kết quả. tuyên dương những nhóm tìm được nhiều từ nhất.
Bài 5: - HS đặt câu để phân biệt nghĩa các từ trong một cặp từ trái nghĩa ở BT5.
- Gọi 1 số em đọc bài làm.
- Cả lớp nhận xét, góp ý.
Dặn dò: Về nhà hoàn thành các bài tập.
+ ít / nhiều.
+ chìm/ nổi. nắng/ mưa
+ trưa/ tối. trẻ/ già.
- Làm bài cá nhân vào vở.	
- Tuổi nhỏ mà chí lớn, 
- Trẻ, già cũng đánh giặc.
- Dưới trên đoàn kết một lòng.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
a) Tả hình dáng	
Cao/ thấp; Cao/ lùn; to/ nhỏ; to kềnh/ bé tẹo
béo/ gầy; mập/ ốm ; mập mạp/ gầy gò.
b) Tả hành động
 Khóc/ cười; đứng / ngồi; lên/ xuống; vào/ra ; đi lại/ đứng im; thức/ ngủ;
c) Tả trạng thái
- Buồn/ vui; lạc quan/ bi quan; phấn chấn/ ỉu xỉu; hạnh phúc/ bất hạnh; khoẻ mạnh/ ốm đau.	
d) Tả phẩm chất
Tốt/ xấu; hiền/ dữ; lành/ ác; ngoan/ hư; khiêm tốn/ kiêu căng; cao thượng/ hèn hạ; tế nhị/ thô lỗ.
Tập làm văn tả cảnh ( kiểm tra viết )
Đề bài : Tả cơn mưa
A. Mục đích yêu cầu: 
- Giúp hs thực hiện một số bài văn hoàn chỉnh.
- Hs biết dựa vào dàn ý các bài trước đã học để viết được bài văn tả cơn mưa.
- Giáo dục hs yêu thích hoàn chỉnh về tả cảnh.
* Trọng tâm Hs viết được bài văn hoàn chỉnh về tả cảnh cơn mưa.
B. Đồ dùng dạy – học:
- Bảng lớp viết sẵn đề bài, cấu tạo bài văn tả cảnh.
+ Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh sẽ tả.
+ Thân bài: Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo 	thời gian.
+ Kết bài: Nêu lên nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
- Vở viết văn
C. Các hoạt động dạy – hoc chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
	I. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sách vở và bài nháp của hs.
	II. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu 1 số dàn ý bài trước đã lập.
	III. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài: Giới thiệu ghi bảng
	2. Hs thực hành viết:
- Gv ghi 3 đề như sgk trang 44.
- Gv theo dõi, giúp đỡ hs yếu.
- Gv thu, chấm 1 số bài tập tại lớp còn để về nhà chấm
- Hs lựa chọn 1 trong 3 đề để viết bài văn.
- Hs viết bài.
 IV. Củng cố- Dặn dò
	- Nêu nhận xét bài làm của hs.
	- Tập hợp báo cáo, thống kê như sgk.
Sinh hoạt : tuần 04
I Mục tiêu
-Đáng giá hoạt động tuần 04 - Rút kinh nghiệm tuần sau
-Vạch kế hoạch tuần 5
II Nội dung sinh hoạt
 1. Lớp trưởng tổng hợp kết quả hoạt động của lớp tuần 04
+ Nề nếp
+ Sinh hoạt 15 phút
+ Lao động vệ sinh
+ Học tập ở nhà: Làm thiếu bài tập ( Hương, Đồng, )
2 . GV đánh giá chung
+ Nề nếp học tập : - Có nhiều tiến bộ
 - Học tăng buổi đi tương đối đầy đủ
 + Sinh hoạt 15 phút: Tốt
 + Học tập: vắng 1P 
 +Đồ dùng học tập, SGK:đầy đủ 
 + Lao động vệ sinh : Tương đối tốt:
 + Tổ dẫn đầu: tổ 1,3
 3 . Kế hạch thời gian tới :(Tuần 05)
 - Khắc phục tồn tại tuần 04
 - Chăm sóc bồn hoa cây cảnh. 
 - Lấy danh sách HS dự Đại hội Liên đội (4 em) 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc