Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần học 05

Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần học 05

Tập đọc: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

I- Mục tiêu:

1. Luyện đọc: - Đọc đúng phiên âm tiếng nước ngoài.

- Thay đổi giọng đọc phù hợp từng nhân vật.

2. Hiểu: - Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các quốc gia.

II- Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ chép sẵn nội dung đoạn văn cần luyện đọc.

III- Lên lớp:

 1. Bài cũ: - Gọi HS đọc thuộc lòng bài: “Bài ca về trái đất”.

- Nêu ý nghĩa của bài.

 2. Bài mới:

 * Giới thiệu bài: Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, chúng ta nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của bè bạn năm châu, Các chuyên gia Liên Xô đã giúp đỡ chúng ta xây dựng những công trình lớn như cầu Thăng Long, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, bài tập đọc hôm nay sẽ giúp chúng ta phần nào thấy được tình cảm hữu nghị giữa nhân dân ta với chuyên gia Liên Xô”.

 * H/d đọc và tìm hiểu bài:

 + Luyện đọc:

- Gọi 1 HS khá đọc. phân đoạn bài văn:

+ Đoạn 1: Từ đầu --> hoa sắc êm dịu.

+ Đoạn 2: Tiếp --> giản dị, thân mật.

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- 4 HS đọc nối tiếp lần 1, sửa lỗi phát âm.

- 4 HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp chú giải từ khó.

- GV hướng dẫn chung giọng đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu lần 1.

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 382Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần học 05", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5	
	Thứ 2 ngày 21 tháng 09 năm 2009
Tập đọc: 	 Một chuyên gia máy xúc
I- Mục tiêu:
1. Luyện đọc: 	- Đọc đúng phiên âm tiếng nước ngoài.
- Thay đổi giọng đọc phù hợp từng nhân vật.
2. Hiểu: 	 - Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các quốc gia.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép sẵn nội dung đoạn văn cần luyện đọc.
III- Lên lớp:
	1. Bài cũ: 	- Gọi HS đọc thuộc lòng bài: “Bài ca về trái đất”.
- Nêu ý nghĩa của bài.
	2. Bài mới:
	* Giới thiệu bài: Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, chúng ta nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của bè bạn năm châu, Các chuyên gia Liên Xô đã giúp đỡ chúng ta xây dựng những công trình lớn như cầu Thăng Long, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, bài tập đọc hôm nay sẽ giúp chúng ta phần nào thấy được tình cảm hữu nghị giữa nhân dân ta với chuyên gia Liên Xô”.
	* H/d đọc và tìm hiểu bài:
	+ Luyện đọc:
- Gọi 1 HS khá đọc. phân đoạn bài văn:
+ Đoạn 1: Từ đầu --> hoa sắc êm dịu.
+ Đoạn 2: Tiếp --> giản dị, thân mật.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- 4 HS đọc nối tiếp lần 1, sửa lỗi phát âm.
- 4 HS đọc nối tiếp lần 2, kết hợp chú giải từ khó.
- GV hướng dẫn chung giọng đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu lần 1.
	*Tìm hiểu bài	
Phần 1: Gọi 1 HS đọc từ đầu. thân mật.
- Thời gian và địa điểm xẩy ra câu chuyện ở đâu?
- Lúc này tác giả đang làm gì ?	
-Qua khung cửa buồng máy, tác giả nhìn thấy gì ?
-Dáng vẻ của người ngoại quốc có gì đáng chú ý ?
-Dáng vẻ đó của người ngoại quốc gợi nênđiều gì ?
GV yêu cầu HS nêu ý 1
- Buổi sáng đẹp trời. Trên vùng đất của
công trường.
- Điều khiển máy xúc “điểm tâm” những gàu chắc và đầy.
- Nhìn thấy một người ngoại quốc đến tham quan công trường.
- Nổi bật và khác hẳn với các khách thăm quan: trang phục, thân hình, khuôn mặt...
- Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp rất cởi mở và thân tình, họ nhìn nhau bằng ánh mắt đầy thân thiện, họ nắm tay nhau bằng bàn tay đầy dầu mỡ.
Rút ý 1: Dáng vẻ đặc biệt của vị khách người ngoại quốc:
Phần 2: 	Gọi 1 HS đọc đoạn còn lại.
- Qua lời người phiên dịch giới thiệu, ta biết người ngoại quốc đó là ai ? 
- ánh mắt nhìn, động tác, lời nói của A-lếch- xây trong cuộc tiếp xúc được miêu tả ntn?
-Em có nhận xét gì về cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp?
HS đọc toàn bài.
- HS rút ý 2 ?
GV: Chuyên gia máy xúc A-lếch-xây cùng với nhân dân Liên Xô luôn kề vai sát cánh cùng với nhân dân Vn, giúp đỡ nhân dân VN trong công cuộc xây dựng đất nước. Dáng vẻ của anh A-léch-xây khiến anh Thuỷ đặc biệt chú ý, gợi lên ngay từ phút đầu cảm giác giản dị, thân mật. Anh có vẻ mặt chất phác, dáng dấp của người lao động. Tất cả toát lên vẻ dễ gần, dễ mến. Tình bạn giữa anh Thuỷ và anh A-lếch-xây thể hiện tình hữu nghị giữa hai dân tộc.
- Nêu nội dung của bài tập đọc?
* Đọc diễn cảm:
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp.
- GV treo bảng phụ đoạn văn, “A-lếch-xây nhìn tôi” --> hết.
- GV đọc mẫu. yêu cầu HS theo dõi cách ngắt giọng, nhấn giọng.
- A-lếch-xây một chuyên gia máy xúc.
GV: đây là chuyên gia Liên Xô sang hướng
dẫn thêm kĩ thuật cho các công nhân VN.
- ánh mắt sâu, xanh, dường như tác giả đọc
được sự chân tình ngay từ trong ánh mắt.
- Giọng nói : Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm - Sự quan tâm.
- Chúng mình là đồng nghiệp, đồng chí. 
=> từ thân mật, không chút khách sáo đầy vẻ
tin cậy.
- Cử chỉ: Đưa bàn tay to chắc nắm bàn tay đầy dầu mỡ của Thuỷ lắc mạnh rất tự nhiên, chân thành.
- Cuộc gặp gỡ diễn ra một cách giản dị thân
tình,mở đầu cho một tình bạn thắm thiết.
Rút ý 2: Cuộc trò chuyện chân tình, thân
mật giữa hai người bạn đồng nghiệp.
ND: Kể về tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân VN, qua đó thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
- Cả lớp nêu ý kiến về giọng đọc của từng đoạn ntn cho phù hợp.
- HS đọc cặp đôi đoạn văn.
- Thi đọc diễn cảm. 
 3. Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện: “ Một chuyên gia máy xúc “ giúp em hiểu thêm được điều gì ?
- Nhận xét tiết học. Dặn dò về nhà chuẩn bị trước bài sau.
----------------------------------------------------
Toán Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài
A. Mục tiêu: Giúp hs củng cố về:
	- Các đơn vị đo dộ dài, mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo độ dài.
	+ Chuyển các đơn vị đo độ dài.
- Giải các bài tập có liên quan đến đơn vị độ dài.
- Giáo dục hs hiểu biết và yêu thích học toán về đơn vị đo đọ dài.
	*Trọng tâm  Củng cố về đơn vị đo độ dài.
B. Đồ dùng dạy học: 
	- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài 1
- Vở, sách giáo khoa.
	- Sách giáo khoa.
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
	I. ổn định tổ chức:
- Lớp hát, kiểm tra sĩ số.
	II. Kiểm tra bài cũ:
+ Gv giả vở bài tập trang 27, 28
- Bài 1, 2, 3 yêu cầu hs chữa. Gọi hs nhận xét, gv nhận xét cho điểm.
- Hs mở vở bài tập toán in trang 27.
- Mỗi hs chữa 1 bài.
	III. Bài mới: 
	1. Giới thiệu bài: Giới thiệu, ghi bảng.
	2. Hướng dẫn hs ôn tập: 
Bài 1: - Gv treo bảng phụ có sẵn nội dung bài tập yêu cầu hs đọc.
? 1 m bằng bao nhiêu dm ?
? 1m bằng bao nhiêu dam ?
- Gv yêu cầu hs điền tiếp các cột còn lại.
- Gọi hs nêu nhận xét bài làm của bạn.
- Gọi hs nêu nhận xét sgk.
Bài 2a: - Yêu cầu hs đọc đề bài.
- Gv ghi bảng, yêu cầu hs tự làm bài.
- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng; hs đổi chéo vở kiểm tra cho nhau.
- Gv nhận xét, cho điểm hs.
Bài 3: - Yêu cầu hs đọc đề bài toán.
- Gv viết bảng 4km37m =  m yêu cầu hs nêu cách điền số thích hợp.
- Gv yêu cầu hs làm tiếp phần còn lại.
- Gv nhận xét cho điểm hs.
- 1 hs đọc to.
- 1m = 10 dm
- 1m = dam
- 1 hs làm bảng, cả lớp làm vở.
- 2 hs nhận xét.
- 1 hs đọc.
- 3 hs làm bảng, mỗi hs một cột.
a. 135m = 1350 dm
b. 342dm = 3420 cm
- Hs đọc thầm đề bài.
4km37m = 4 km + 37 m
	 = 4000 m + 37 m
	 = 4037 m.
Vậy 4km37m = 4037 m
1 hs làm bảng, cả lớp làm vào vở.
- 1 hs đọc, cả lớp đọc thầm.
	IV. Dặn dò:
	- Làm bài tập tiết 21 ( trang 28– Vở bài tập )
	- Chuẩn bị bài sau “ Ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng ”
Lịch sử: 	Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.
	I- Mục tiêu: 	Sau bài học, HS nêu được:
- Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Phong trào Đông Du là 1 phong trào yêu nước nhằm mục đích chống thực dân Pháp.
	II- Đồ dùng dạy học:
- Chân dung Phan Bội Châu.
- Sưu tầm ttranh ảnh về phong trào Đông Du.
	III- Lên lớp:
	1. Bài cũ: - Nêu những thay đổi về xã hội và kinh tế của Việt Nam cuối thế kỉ XX.
	2. Bài mới:
	a) Giới thiệu bài: “Đầu thế kỉ XX, ở nước ta có hai phong trào chống pháp tiêu biểu do Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh lãnh đạo. trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu phong trào yêu nước Đông Du do Phan Chu Trinh lãnh đạo”.
	b) Tìm hiểu bài:
	Hoạt động 1:	 Tiểu sử Phan Bội Châu.
- Cho HS thảo luận nhóm trao đổi với nhau	những thông tin em biết về Phan Bội Châu.	
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.	
- GV bổ sung hoàn chỉnh
- Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước ở Nam Đàn – Nghệ An
- 17 tuổi, viết kịch: “Bình tây thu bắc” (đánh
 thắng giặc Pháp để lấy lại xứ Bắc) để cổ động
 nhân dân đánh Pháp.
- 19 tuổi: Lập đội: “thí sinh quân” để ứng nghĩa khi kinh thành Huế thất thủ nhưng việc không thành. 
- Năm 1925 ông bị Pháp bắt ở Trung Quốc đưa về Việt Nam định thủ tiêu nhưng do phong trào đấu tranh đòi thả tự do cho ông của nhân dân ta diễn ra mạnh mẽ , chúng dưa ông về giam lỏng ở Huế.
	Hoạt động 2: 	Phong trào Đông Du.
- Yêu cầu Hs đọc SGK , trả lời câu hỏi:
- Phong trào Đông Du diễn ra vào thời gian nào ? Ai là người lãnh đạo ? mục đích của phong trào ?	 
- Nhân dân, đặc biệt là thanh niên trong nước đã hưởng ứng phong trào ntn? 
- Kết quả của phong trào ?
- 1 HS đọc to trước lớp, cả lớp đọc thầm
- HS thảo luận nhóm bàn các câu hỏi.
- Khởi xướng năm 1905, do Phan Bội Châu lãnh đạo.
Mục đích: Đào tạo những người yêu nước có kiến thức về KHKT được học ở Nhật,sau đó đưa họ về nước để hoạt động.
- Hưởng ứng mạnh mẽ. (HS dựa vào sgk mô 
 tả thêm hoạt động của họ ở nước ngoài)
- Phong trào phát triển khiến Pháp lo ngại. Năm 1908 chúng cấu kết với Nhật đàn áp
phong trào-->phong trào tan rã 
GV: Pháp đồng ý cho Nhật vào buôn bán ở VN còn Nhật thì cam kết không để cho các nhà yêu nước ở VN trú ngụ trên đất Nhật. Đã là đế quốc thì không phân biệt màu da, chúng sẵn sàng cấu kết với nhau để áp bức nhân dân ta.
* Hoạt động 3: 	ý nghĩa lịch sử:
- Phong trào Đông Du có ý nghĩa gì ? 
- Em có suy nghĩ gì về Phan Bội Châu ?
GV chốt: Phan Bội Châu là một người anh hùng đầy nhiệt huyết. Cuộc đời hoạt động của ông là một tấm gương sáng đáng để cho chúng ta trân trọng và cảm kích 
- Tuy thất bại nhưng đã đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước; cổ vũ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân 
- HS trả lời. 
	4. Dặn dò:	 Chuẩn bị nội dung bài sau.
-------------------------------------------------
	Đạo đức: 	 Có chí thì nên (T1)
	- Mục tiêu: 	Học xong bài, HS biết:
- Nếu có ý chí, quyết tâm thì sẽ vượt qua để vươn lên trong cuộc sống.
- Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình, biết đề ra kế hoạch để vượt khó khăn.
	II- Đồ dùng dạy học:
- Thẻ màu dùng cho hoạt động 3.
	III- Lên lớp:
	1. Hoạt động 1: 	Tìm hiểu thông tin:
* Mục tiêu : HS biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đồng
* Cách tiến hành:
	- Gọi 1 HS đọc thông tin sgk.
	- HS trao đổi nhóm bàn 3 câu hỏi sgk.
	- Gọi 1 HS khá chủ trì báo cáo kết quả thảo luận.
	+ GV nhận xét và kết luận:
 Từ tấm gương Trần Bảo Đồng ta thấy: Dù rất khó khăn nhưng Đồng đã biết cách sắp xếp thời gian hợp lí, có phương pháp học tốt nên anh vừa giúp đỡ được gia đình, vừa học giỏi. tấm gương sáng của anh nên để chúng ta noi theo. 	
2. Hoạt động 2: 	Xử lí tình huống
 * Mục tiêu : HS chọn được cách giải quyết tốt nhất, thể hiện ý chí vượt khó trong các tình huống 
 *Cách tiến hành 
 - GV chia lớp thành nhóm nhỏ, thảo luận các tình huống và chọn cách giải quyết mỗi tình huống.
a). Đang học lớp 5, Lan phải nghỉ học đi chữa bệnh lâu dài cuối năm, Lan không được lên lớp. trong hoàn cảnh đó, Lan có thể sẽ ntn ?
b). Nhà Tí rất nghèo. vừa qua, lũ lụt cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc. theo em, trong hoàn cảnh đó Tí có thể làm gì để tiếp tục đi học ?
- Các nhóm nêu ý kiến:
? Theo em nếu rơi vào hoàn cảnh đó, em sẽ chọn cách nào ?
 GV kết luận: Trong những tình huống như trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học... những người có chí là những người biết vượt lên mọi khó khăn để sống, để tiếp t ... dụng
làm sạch, làm nhỏ và tạo hình thực phẩm
 trước khi chế biến.
Dụng cụ nấu dùng để
giúp cho việc ăn uống thuận lợi, hợp vệ sinh.
Dụng cụ dùng để bày thức ăn và ăn uống có tác dụng
cung cấp nhiệt để làm chín lơng thực, thực phẩm.
Dụng cụ cắt, thái thực phẩm có tác dụng chủ yếu
nấu chín và chế biến thực phẩm.
 - GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
 - HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
IV. Nhận xét – dặn dò
 - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. Khen ngợi những cá nhân hoặc nhóm có ý thức học tập tốt, nhắc nhở những cá nhân, nhóm thực hiện cha tốt nhiệm vụ học tập.
 - Dặn dò HS sưu tầm tranh ảnh về các thực phẩm thường được dùng trong nấu ăn để học bài “Chuẩn bị nấu ăn” và tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị trước khi nấu ăn ở gia đình. 
 Thể dục : Đội hình đội ngũ - trò chơi “ nhảy đúng nhảy nhanh”
I. Mục tiêu:
- Ôn tập, củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ.
- Học sinh tập hợp dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, quay phải, trái, đằng sau đúng hớng, đều, đẹp, đúng khẩu lệnh.
- Học sinh tập trung chú ý, nhanh nhẹn khéo léo chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi trò chơi “Nhảy đúng nhảy nhanh”.
II. Địa điểm và phương tiện:- Sân trường 
III. Các hoạt động dạy học:
- Chơi trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức ” đúng luật, nhanh nhẹn, khéo léo, tập 
Phần
Nội dung
Thời gian
Phơng pháp
Mở đầu
- Tập hợp HS, phổ biến nhiệm vụ giờ học
- Báo cáo sĩ số lớp
- Tập các động tác khởi động
6 ph
Đội hình hàng dọc, sau đó chuyển hàng ngang
Cơ bản
* Đội hình đội ngũ: Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- GV điều khiển lớp tập luyện
- Chia tổ thực hiện – GV theo dõi uốn nắn cho những HS còn lúng túng.
- Cả lớp tập luyện – GV điều khiển
* Trò chơi : “Nhảy đuúng nhảy nhanh”
- Giáo viên nêu tên trò chơi, tập hợp học sinh theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi. 
- Chơi cả lớp. Giáo viên quan sát nhận xét, biểu dơng tổ hoặc học sinh chơi nhiệt tình không phạm luật.
10– 12 
7-8 ph
Đội hình hàng ngang
*
x x x x x x x x 
 x x x x x x x 
Đội hình tổ ( nhóm)
Kết thúc
- Tập hợp HS, đi thờng theo vòng tròn, tập các động tác hồi tỉnh. 
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài học Nhận xét tiết học.
- Dặn dò chuẩn bị tiết sau
5-8 ph
Đội hình hàng dọc
 Thứ 06 ngày 25 tháng 9 năm 2009
Toán Mi- li- mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích
A. Mục tiêu: Giúp hs:
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớp của mi- li- mét vuông. Quan hệ giữa mi- li- mét-vuông và xăng- ti- mét vuông.
- Củng cố về tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích từ đơn vị này sang đơn vị khác.
- Giuớ hs học tốt về các loại toán đo diện tích.
* Trọng tâm: Cung cấp cho hs tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
B. Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1 cm như phần a (sgk).
- Bảng kẽ sẵn các cột như phần b (sgk) nhưng chưa viết chữ và số
- SGK, vở bài tập.
C. Các hoạt động dạy – học:
	I. ổn định tổ chức:
- Lớp hát, kiểm tra sĩ số.
	II. Kiểm tra bài cũ: (Gv giải vở bài tập - trang 33)
- HS mở vở bài tập in trang 33.
- Gọi 3 hs chữa trên bảng bài tập 2, 3.
- Gọi hs nhận xét, gv nhận xét cho điểm.
	III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu ghi bảng.
2. Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi – li – mét – vuông:
a. Hình thành biểu tưởng về mi – li – mét vuông 
- Yêu cầu hs nêu các đơn vị đo diện tích đã học.
- Gv treo hình vuông như sgk có cạnh 1mm. Yêu cầu hs tình diện tích.
? Em hãy cho biết 1 mm2 là gì?
- Nêu kí hiệu của mi - li - mét - vuông
b. Tìm mối quan hệ giữa mi - li - mét - vuông và xăng ti mét vuông
- HS quan sát hình (b), tính diện tính hình vuông có cạnh 1 cm.
? Diện tích của hình vuông có cạnh 1 cm gấp bao nhiêu lần diện tích của hình vuông có cạnh 1mm2
? Vậy 1 cm2 bằng bao nhiêu mm2? 1mm2 bằng bao nhiêu phần của cm2?
3. Bảng đơn vị đo diện tích: 
- Gv treo bảng phụ kẻ phần b, sgk.
? Em hãy nêu các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn?
? 1 m2 bằng bao nhiêu dm2?
? 1 m2 bằng bao nhiêu dam2?
- Yêu cầu hs điền các cột còn lại.
- Gọi hs nhận xét bảng đơn vị đo diện tích (như sgk)
4. Luyện tập:
Bài 1:
a. Gv viết số đo diện tích lên bảnh, gọi hs đọc.
b. Gv đọc số đo diện ticgs cho hs viết
Bài 2:a(Cột 1)
- Yêu cầu hs đọc đề bài.
- Gv hướng dẫn hs cách đổi.
- Yêu cầu hs làm bài.
- Gọi hs nhận xét bài làm của bạn, gv nhận xét cho điểm.
Bài 3:
- Yêu cầu hs tự làm bài.
- Gọi hs nhận xét bài trên bảng sau đó cho điểm hs.
- cm2, dm2, dam2, hm2, km2
- Cạnh 1mm
1mm x 1mm = 1mm2
- Là diện tích của hình vuông có cạnh 1mm.
- mm2.
- 1 hs nêu: 1cm x 1cm = 1cm2
- 1 hs nêu: gấp 100 lần.
- 1 hs nêu: 1cm2 = 100mm2
- 1 hs nêu: 1mm2 = 1 cm2
	100 	 
- 1 hs nêu.
1m2=100dm2
1 m2 = 1 dam2
 100 
- 2 hs nêu.
- 3 hs đọc.
- 1 hs viết bảng, hs khác viết vở.
- 1 hs đọc.
- 5 cm2 = 500 mm2 ; 1 m2 = 10000 cm2
- 2 hs làm bảng, cả lớp làm vở.
- 2 hs làm bảng, hs khác làm vở.
- 1 mm2 = 1 cm2
	 100
IV. Củng cố:
	- Nêu kí hiệu, tên gọi, bảng đơn vị đo diện tích.
	- Nhận xét tiết học.
V. Dặn dò:
- Làm bài tập tiết 26(trang 34).
- Chuẩn bị bài sau: “Luyện tập”.
Luyện từ và câu: Từ đồng âm.
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu thế nào là từ đồng âm.
- Nhận diện được từ đồng âm trong câu, đoạn văn, trong lời nói hằng ngày.
- Phân biệt được nghĩa của các từ đồng âm.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép nội dung (2) phần nhận xét.
III- Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
 - Gọi 3 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn miêu tả vẻ đẹp thanh bình của nông thôn hoặc thành phố.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Các em đã tìm hiểu, thực hành luyện tập về từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa. tiết học hôm nay chúng ta cũng tìm hiểu về từ đồng âm.
b) Tìm hiểu bài:
Bài 1: - GV chép hai câu văn lên bảng.
 Ông ngồi câu cá. 
	 Đoạn văn này có 5 câu.
- GV gạch chân hai từ “câu”.
- Em có nhận xét gì về hai câu văn trên?	
Bài 2: GV treo bảng phụ chép sẵn 2 dòng như SGK
Nghĩa hai từ “câu” trên ntn ?
- HS thảo luận nhóm bàn. tìm xem mỗi từ“câu” ở bài tập 1 ứng với dòng nêu nghĩa nào ở BT2.
- Cách phát âm 2 từ“câu” trên ntn ?
- Nghĩa của chúng ntn ?
GV: Những từ phát âm hoàn toàn giống nhau song có nghĩa khác nhau được gọi là từ đồng âm.
Gọi HS đọc ghi nhớ (sgk).
- Yêu cầu HS lấy thêm VD.
3. Luyện tập:
Bài 1:	 HS đọc đề và làm việc theo nhóm bàn.
- Tìm các cặp từ đồng âm trong mỗi
 trường hợp.	
- Xác định nghĩa của từng từ.
Gọi các nhóm trình bày ý kiến. Cả lớp nhận xét, bổ sung
Bài 2: 	 HS đặt câu để phân biệt các từ đồng âm : bàn, cờ, nước.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 3: 	HS đọc thầm câu chuyện.
-Tại sao Nam tưởng ba chuyển sang làm việc ở ngân hàng?
GV bổ sung.
Bài 4:	 Cho HS đố nhau theo nhóm.
- Trong 2 câu đố trên, người ta có thể nhầm lẫn từ đồng âm nào ? 
III. Tổng kết:
- Thế nào là từ đồng âm ?
- Về nhà tìm thêm các từ đồng âm. 
- Gọi 2 HS đọc lại.
HS nêu ý kiến: Hai câu văn trên là 2 câu kể. Mỗi câu có một từ “câu” nhưng nghĩa của chúng khác nhau
- Gọi HS đọc
- Nghĩa khác nhau
- Dòng a: ứng với “câu” ở câu a. 
- Dòng b: ứng với “câu” ở câu b.
- Phát âm hoàn toàn giống nhau.
- Khác nhau hoàn toàn.
3 HS đọc to
- HS tự lấy VD minh hoạ
+ đồng - đá - ba
a) Cánh đồng-> đồng là khoảng đất rộng, bằng phẳng để cày cấy.
Tượng đồng: đồng là kim loại.
Một ngàn đồng: Đồng là đơn vị tiền tệ.
b)Hòn đá:
Đá là chất rắn kết thành tảng,thành hòn Đá bóng: chỉ hoạt động.
c) Ba má: Ba là chỉ người sinh ra mình.
	 Ba tuổi: ba chỉ số từ.
- 3 HS trình bày bài làm - cả lớp nhận xét.
- Trao đổi theo nhóm bàn, rình bày ý kiến.
 Nam nhần lẫn giữa nghĩa 2 từ đồng âm là “tiền tiêu”.
+ Tiền tiêu: tiền để chỉ tiêu.
+ Tiền trận: là vị trí quan hệ có bố trí canh gác ở trước khu vực trú quân, hướng về phía địch.
+ Chín: nướng chín khác số chín.
+ Khẩu súng (còn được gọi là cây súng) với
 cây hoa súng.
Đáp án : a) con chó thui.	 
 b) câu hoa súng và khẩu súng.
	-	-------------------------------------------
Tập làm văn: 	Trả bài văn tả cảnh
I- Yêu cầu : Giúp HS:
- Hiểu được yêu cầu bài văn tả cảnh.
- Nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn, biết sửa lỗi, viết lại được một đoạn cho hay hơn.
II- Đồ dùng dạy học:
- Một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý trong bài làm của HS.
III- Lên lớp:
1. GV giới thiệu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình.
a) Nhận xét chung:
- Với 3 đề văn, số HS lựa chọn mỗi đề gần bằng nhau. các em nắm được trọng tâm đề ra, biết miêu tả cảnh vật theo từng đặc điểm của cảnh, sử dụng các giác quan khi quan sát.
- Một số bài làm gây được cảm tình cho người đọc vì đã biết lồng cảm xúc khi miêu tả và sử dụng được các biện pháp nghệ thuật: bài của bạn Nhung , Hoài, ánh...
b) Chữa lỗi:
- Lỗi về chấm câu tuỳ tiện: bài của Nam B, ,Đức...
VD: ánh nắng mặt trời chiếu vào. làm cho cây cối bừng sáng lên. (bài của Đức).
- Lỗi về dùng từ:
VD: Cơn mưa rào lất phất đổ xuống.
. Cơn mưa như những hạt ngọc long lanh.
- Lỗi về liên kết câu, đoạn văn:
VD: Bài của em Hường, Thắng, Thường sắp xếp các ý văn còn rời rạc, sa vào liệt kê, kể lể.
* GV cho HS thảo luận các lỗi do GV cung cấp thông tin, sửa lỗi giúp bạn để cùng rút kinh nghiệm.
* Đọc một số bài khá, nhận xét ưu điểm.
3. Trả bài: HS đọc lại bài à tự sửa lỗi.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Quan sát một mặt hồ, một dòng sông... chuẩn bị tiết sau.
- Nhận xét giờ học.
- Quan sát một mặt hồ, một dòng sông... chuẩn bị tiết sau.
------------------------------------------------
Sinh hoạt : tuần 05
I Mục tiêu
-Đáng giá hoạt động tuần 05 - Rút kinh nghiệm tuần sau
-Vạch kế hoạch tuần 6
II Nội dung sinh hoạt
 1. Lớp trưởng tổng hợp kết quả hoạt động của lớp tuần 05
+ Nề nếp
+ Sinh hoạt 15 phút
+ Lao động vệ sinh
+ Học tập ở nhà: Làm thiếu bài tập ( Đồng, Nam )
2 . GV đánh giá chung
+ Nề nếp học tập : - Có nhiều tiến bộ
 - Học tăng buổi đi tương đối đầy đủ (Vắng 1)
 + Sinh hoạt 15 phút: Tốt
 + Học tập: vắng 1( Anh Vân) 
 + Lao động vệ sinh : Tương đối tốt:
 + Tổ dẫn đầu: tổ 1,3
 3. Một số nhiểm vụ trọng tâm
 - Họp phụ huynh
 - Phân công HS phục vụ họp phụ huynh
 4 . Kế hạch thời gian tới :(Tuần 05)
 - Khắc phục tồn tại tuần 05
 - Chăm sóc bồn hoa cây cảnh. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5.doc