Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 24 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 24 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Tiết 1 TẬP ĐỌC - Tiết 47

Bài: LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ

I/ MỤC TIÊU:

-Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

 - Hiểu nội dung: luật tục nghiêm minh, và công bằng của người Ê- đê xưa, kể được 1 đến 2 luật của nước ta(Trả lời các câu hỏi)

- GD: biết sống và làm việc theo luật pháp.

 II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Tranh minh họa bài tập đọc SGK.

 

doc 31 trang Người đăng hang30 Lượt xem 421Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 24 - Trường TH Nguyễn Tri Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thứ ba ngày 19 tháng 2 năm 2013
Tiết 1	 TẬP ĐỌC - Tiết 47
Bài: LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ 
I/ MỤC TIÊU:
-Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
 - Hiểu nội dung: luật tục nghiêm minh, và công bằng của người Ê- đê xưa, kể được 1 đến 2 luật của nước ta(Trả lời các câu hỏi)
- GD: biết sống và làm việc theo luật pháp.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh minh họa bài tập đọc SGK. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(6phút) : Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV Nhận xét, ghi điểm 
2- Bài mới(34phút): Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc của bài (đọc 2 lượt), 
-Hướng dẫn đọc diễn cảm: đọc rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu, đoạn thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục.
-Bài chia làm: 3 đoạn-
+ 3 HS đọc nối tiếp:
-Luyện đọc từ khó:
+ 3 HS đọc nối tiếp:
- Gọi đọc phần Chú giải.
-GV giảng từ khó: 
- HS đọc đoạn em thích ?
-Nhấn mạnh: một số từ ngữ.
+ 3 HS đọc nối tiếp:
- GV đọc mẫu toàn bài.. 
 HĐ2: Tìm hiểu bài.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
H: Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
H: Kể những việc mà người Ê- đê xem là có tội?
H: Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê - đê quy định xử phạt rất công bằng?
- Gv nhận xét chung.
H: Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết?
+ GV tóm tắt nội dung bài học.
HĐ3: Đọc diễn cảm.
- Gọi 3 HS đọc . 
- Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm( Như đã hướng dẫn).
-HS đọc thầm nhóm 2- đoạn 3;
 + Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
- Gọi HS đọc nội dung bài. 
+Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh nào?(đêm khuya, gió rét,mọi người đã yên giấc ngủ.)
-Sgk/56.
* HS luyện đọc.
- 1 HS khá đọc bài. 
+Đ1:Về cách xử phạt. Đ2: về tang chứng
+Đ3:Về các tội.
-HS đọc. 
+ 3 HS đọc nối tiếp:
- HS theo dõi.
+ Đoạn 3(về các tội)
+ 3 HS đọc nối tiếp:
* Tìm hiểu bài
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Người xưa đặt ra luật tục để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
- Tội không hỏi mẹ cha - Tội ăn cắp - Tội giúp kẻ có tội - Tội ẫn đường cho địch đến đánh làng mình 
- Các mức xử phạt rất công bằng: Chuyện nhỏ thì xử nhẹ ( phạt tiền một song); chuyện lớn thì xử nặng ( phạt tiền một co); người phạm tội là người bà con anh em cũng xử vậy .
- Tang chứng phải chắc chắn ( phải tìm tận mặt, bắt tận tay; lấy và giữ được gùi, khăn áo, dao... của kẻ phạm tội; đánh dấu nơi xảy ra sự việc mới được kết tội ; phải có vài ba người làm chứng, tai nghe mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị).
- HS nối tiếp nhau kể lại.(luật bảo vệ trẻ em, luật hôn nhân, )
* Người Ê- đê từ xưa nay đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.
* Đọc diễn cảm
- 3 HS đọc : 
- Luyện đọc thầm theo cặp.( đoạn3)
- 3 đến 5 HS thi đọc.
- 3 em đọc diễn cảm.
3- Củng cố(3phút): 
Nội dung: * Người Ê- đê từ xưa nay đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.(HS đọc).
 4- Dặn dò(1phút):- Dặn dò HS về nhà học bài, kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2	KHOA HỌC - Tiết 47
Bài: LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN ( tiếp theo )
I / MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
-Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.
-GD: học sinh yêu thích môn học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Chuẩn bị theo nhóm: Một cục pin, dây có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt,....) và một số vật khác bằng nhựa, cao su, giấy bìa,...
 -Phiếu học tập, sgk, phấn.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Kiểm tra bài cũ (6phút): Gọi 2 em 
HS1: Nêu đặc điểm, cấu tạo của pin?
HS2: Phải lắp mạch điện như thế nào thì đèn mới sáng ?
- GV nhận xét ghi điểm.
2- Bài mới(34phút): Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Thực hành (Lắp mạch điện là Pin để thắp sáng đèn)
-HS làm việc theo nhóm.(GV theo dõi
H: Em ngắt một chỗ hở như H6 (Sgk), lúc này đèn có sáng không? vì sao?
* Kết luận: Đèn không sáng, vì không có dòng điện chạy qua bóng đèn khi mạch bị hở.
+ Nếu ta chèn vào chỗ hở của mạch một miếng nhôm, đèn có sáng không? Miếng nhôm có cho dòng điện chạy qua không? -- Đây là nội dung mà các em cần làm thí nghiệm: 
 HĐ2: Làm thí nghiệm( phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện.)
- GV hướng dẫn: cho 4 nhóm làm thí nghiệm.
*Các nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét chung. 
Kết luận:
 - Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua, nên mạch đang hở thành mạch kín, vì vậy đèn sáng.
 - Các vật bằng cao su, sứ, nhựa,.. không cho dòng điện chạy qua nên mạch vẫn bị hở, vì vậy đèn không sáng.
-HS đọc điều bạn cần biết.
 - Nếu lắp mạch điện kín, thì dòng điện Pin từ cực dương, chạy qua bóng đèn đến cực âm của pin, thì bóng đèn sáng.
+ Sgk/ 96.
- Thực hành lắp mạch điện là pin - mạch điện kín thắp sáng đèn. 
+ Đèn không sáng, vì không có dòng điện chạy qua bóng đèn khi mạch bị hở.
-HS trả lời. 
* Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện.
- Chèn lần lượt từng vật một bằng kim loại, bằng nhựa, bằng cao su, sứ,.. vào chỗ hở của mạch và quan sát bóng đèn có sáng không? ghi kết quả vào bảng.
- Kết quả:
+ Khi dùng một số vật bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt,...) chèn vào chỗ hở của mạch điện - bóng đèn pin phát sáng.
+ Khi dùng một số vật bằng cao su, sứ, nhựa,...chèn vào chỗ hở của mạch điện
- bóng đèn pin không phát sáng.
 Vật
Kết quả
Kết luận:
Cho dòng điện chạy qua không?
Đèn sáng
Đèn không sáng
Miếng nhựa
x
Không cho dòng điện chạy qua.
Miếng nhôm
x
Cho dòng điện chạy qua.
vải
- GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp:
+H1: Các vật cho dòng điện điện chạy qua gọi là gì?
+H2: Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
*GV nhận xét- Cho HS đọc mục bạn cần biết.(Sgk).
HĐ3: liên hệ thực tế thí nghiệm, trả lời:
* Thảo luận nhóm(chia làm nhóm4):
+ GV cho các nhóm nhận xét.
( Nhóm 1 nhận xét nhóm 2)
*Phích cắm: Bộ phận cách điện.
*Dây điện: Bộ phận dẫn điện.
+GDHS biết tiết kiệm điện, tránh lãng phí, ra khỏi nhà cần tắt các thiết bị dụng điện.
HĐ4: Thực hành, làm bài tập.
GV cho HS quan sát H7: 
Cái ngắt điện có vai trò gì?
Làm cái ngắt điện cho mạch điện? 
- GV nhận xét chung.
** Chú ý: Không được sử dụng thí nghiệm bài học có nguồn điện là pin, vào làm thí nghiệm có nguồn điện từ nhà máy cung cấp ở gia đình.—vì nó rất nguy hiểm đến tính mạng con người.
 HĐ5: Trò chơi "Dò tìm mạch điện" (nếu có thời gian)
(Chia 2 nhóm; mỗi nhóm 3bạn; nhiệm vụ từng bạn).—Thời gian 1phút.
- Thầy đã chuẩn bị một hộp kín, bên ngoài và bên trong hộp có 10lỗ được đánh số từ 1 đến 10. bên trong Thầy lắp một mạch điện. Em hãy dùng mạch điện gồm có pin, bóng đèn và dây điện đã chuẩn bị, để dò tìm mạch điện bên trong hộp. Bằng cách chạm 2 đầu của mạch thử vào 2 đầu mạch kín, thì bóng đèn phát sáng. 
-nhóm tìm đúng nhiêù điểm là thắng- GV Tuyên dương.
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
 * Vật dẫn điện.
* Vật cách điện.
+ HS đọc mục bạn cần biết.
Nhóm1,: Trong các vật làm bằng kim loại(đồng, nhôm, sắt), bằng nhựa, cao su, sứ, thuỷ tinh, gỗ khô, giấy bìa.Vật nào cách điện, vật nào dẫn điện?
Nhóm 2 : Ở phích cắm và dây dẫn điện. Em cho biết bộ phận nào dẫn điện, bộ phận nào cách điện?
Nhóm 3: + Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua.
+nhóm4: Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua?
* Quan sát và thực hành.
- HS thảo luận về vai trò của cái ngắt điện.
- HS làm cái ngắt điện cho mạch điện mới lắp (có thể sử dụng cái gim giấy).
(Cái ngắt điện giúp ta thuận tiện khi ngắt mạch điện dễ dàng, bảo vệ nguồn điện của Pin )
* Trò chơi "Dò tìm mạch điện" 
- HS nghe GV phổ biến luật chơi
- Cả lớp cổ động.
- Mỗi nhóm được phát 1 hộp kín. 
Các nhóm thực hành trò chơi.
+ Mỗi nhóm 3 người: 
bạn1- giữ dây điện, bóng đèn,
bạn2- làm thư kí, ghi kết quả ; 
bạn3- làm thí nghiệm dò tìm mạch điện.
+ Cả lớp nghe nhận xét kết quả.
	3- Nhận xét dặn dò:(3phút): HS nêu bài học; GD cho HS không nên sử dụng nguồn điện thắp sáng trong gia đình để thử, để làm cái ngắt điện, nó rất nguy hiểm đến tính mạng, biết vận dụng thực tiễn.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau; GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3	Đạo đức - Tiết 24 : 
Bài: LUYỆN TẬP- THỰC HÀNH(EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM )
I/ MỤC TIÊU: HS biết :
- Biết Tổ quốc của em là Việt Nam ; Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống thực tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam. Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam.
*GDSDNL tiết kiệm, hiệu quả: do đất nước ta còn nghèo, thiếu năng lượng, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, sử dụng hiệu quả là cần thiết.
- GD HS tự hào về truye ... nối với nhau bằng cặp từ hô ứng “càng ...càng ...”
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bài 2: 1 em đọc đề bài.
 a. Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.
b. Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
- Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
c. Thủy tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.
- Cả lớp quan sát bổ sung.
Cả lớp nhận xét bổ sung. 
- Một nhóm làm trên bảng phụ..
	3- Nhận xét dặn dò(3phút):
Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét tiết học. 
-------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4	TOÁN - Tiết 120
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU:
 -Biết tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.(Bài1a,b; bài 2) 
 -GD cho HS vận dụng vào thực tiễn.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Sgk, vở BT, bảng nhóm
 III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Kiểm tra bài cũ (6phút): Gọi 2 em 
HS2: Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương ta làm thế nào?
HS1: Viết công thức tính diện tích hình tam giác?
- GV nhận xét chung - ghi điểm. 
2- Bài mới( 34 phút): Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.
* Hướng dần HS luyện tập.
Bài1a,b:
- Gọi 1 em đọc đề bài- quan sát hình vẽ SGK.
- Yêu cầu nhắc lại tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. 
- Gọi 1 em lên bảng làm lớp làm bài vào vở.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét chung.
Bài 2: 
- Gọi 1 em đọc đề bài. Và quan sát hình vẽ SGK.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích và thể tích của hình lập phương. 
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Các nhóm khác nhận xét chéo nhau.
- GV nhận xét chung và chữa bài.
 V=a xb xc ; V= a x a x a.
S= a x h : 2
+ Sgk/ 128
Bài1a,b:
- 1 em đọc đề bài- quan sát hình vẽ SGK
HS nối tiếp nhau nhắc lại.
- 1 em làm bảng lớp làm vở.
Giải
Đổi: 1 m = 10dm; 50cm = 5 dm; 60cm=6dm
a.Diện tích xung quanh của bể kính là.
 ( 10 + 5 ) x 2 x 6 = 180( dm2)
Diện tích đáy của bể kính là
 10 x 5 = 50 ( dm2)
Diện tích kính dùng để làm bể cá là:
 180 + 50 = 230 ( dm2)
b. Thể tích trong lòng bể kính là
 10 x 5 x 6 = 300 ( dm3)
 Đáp số:230dm2; 300dm3; 
 Bài 2: 
- 1 em đọc đề bài.
- HS nối tiếp nhau nhắc lại.
- 2 em ngồi cạnh nhau thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
a. Diện tích xung quanh của hình lập phương là: 1,5 x 1,5 x 4 = 9 (m2)
 b. Diện tích toàn phần của hình lập phương là: 1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 (m2)
c. Thể tích của hình lập phương là:
 1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 ( m3)
 Đáp số: 9 m2;13,5 m2; 3,375 m3
	3- Nhận xét dặn dò(3phút): Thể tích hình hộp chữ nhật và thể tích hình lập phương. GD cho HS vận dụng vào thực tiễn.
 - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. GV nhận xét tiết học;
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiêt 5	KHOA HỌC - Tiết 48
Bài:	 AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN.
I/ MỤC TIÊU: 
-Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết kiệm điện.
-Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện.
-GDSDNL tiết kiệm-hiệu quả: tiết kiệm điện và phòng tránh điện giật, làm hỏng đồ điện, đề phòng điện quá mạnh, gây chập điện và cháy.
-GD cho HS biết vận dụng thực tiễn cuộc sống.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
+ Một vài dụng cụ: pin, đèn pin, ,....pin(một số pin tiểu và pin trung)
+ Tranh ảnh, sử dụng điện tiết kiệm và an toàn.
- Chuẩn bị chung: Cầu chì.
- Hình và thông tin trang 98, 99 SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(5phút): : Gọi 2 em HS1: Hãy nêu cách lắp mạch điện đơn giản?
HS2: Thế nào là vật cách điện ? cho ví dụ?
- GV nhận xét ghi điểm.
2- Bài mới (34phút): Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật.
- GV cho HS làm việc theo nhóm.
- Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng điện giật (sử dụng các tranh vẽ, áp phích sưu tầm được và SGK).
- Liên hệ thực tế: Khi ở nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác?
- Yêu cầu từng nhóm trình bày kết quả .
* GDSDNL tiết kiệm-hiệu quả: tiết kiệm điện và phòng tránh điện giật, làm hỏng đồ điện, đề phòng điện quá mạnh, gây chập điện và cháy.
- GV nhận xét chung.
HĐ 2: Thực hành.
- Gv cho HS làm việc theo cặp.
HS thảo luận theo các câu hỏi:
- Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm.
- Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện.
- từng nhóm trình bày kết quả.
- HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện(có ghi số vôn)
-HS quan sát cầu chì và giới thiệu thêm: Khi dây chì bị chảy, phải mở cầu dao điện, tìm xem có chỗ nào bị chập, sửa chỗ chỗ chập rồi thay cầu chì khác . Tuyệt đối không được thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng.
HĐ3: Thảo luận về việc tiết kiệm điện.- HS làm việc theo cặp
- GV nêu nhiệm vụ cho HS thảo luận theo các câu hỏi:
- Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm?
- Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện?
+ HS trình bày về việc sử dụng điện an toàn và tránh lãng phí.
* HS liên hệ với việc sử dụng điện ở nhà, HS thảo luận theo cặp, sau đó GV có thể cho một số HS trình bày trước lớp và lưu ý chung một số trường hợp phổ biến, GD: các em có ý thức tiết kiệm điện.
- Mỗi tháng gia đình bạn thường dùng hết bao nhiêu số điện và phải trả bao nhiêu tiền điện?
- Tìm hiểu xem ở gia đình bạn có những thiết bị, máy móc gì sử dụng điện. Tránh lãng phí, không cần thiết? Có thể làm gì để tiết kiệm, tránh lãng phí khi sử dụng điện gia đình bạn?....
*GDSDNL tiết kiệm-hiệu quả: tiết kiệm điện và phòng tránh điện giật, làm hỏng đồ điện, đề phòng điện quá mạnh, gây chập điện và cháy.
+- Nếu lắp mạch điện kín, thì dòng điện pin từ cực dương, chạy qua bóng đèn đến cực âm của pin, thì bóng đèn phát sáng.
- Là vật không cho dòng điện chạy qua, được gọi là vật cách điện. Ví dụ: vải, gỗ, nhựa
+ Sgk.
* Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật.
- HS thảo luận nhóm 4
- HS Thảo luận các tình huống dễ dẫn đếnbị điện giật và các biện pháp đề phòng điện giật (sử dụng các tranh vẽ, áp phích sưu tầm được và SGK).
- Từng nhóm trình bày kết quả .
Cầm phích cắm điện bị ẩm ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị điện giật.; ngoài ra không nên chơi nghịch ổ lấy điện hoặc dây dẫn điện như cắn các vật vào ổ điện (dù các vật đó cách điện), bẻ, xoắn dây điện,..(vì vừa làm hỏng ổ điện và dây điện, vừa có thể bị điện giật)
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Thực hành
- Hai em ngồi cùng bàn thảo luận cùng nhau.
- Từng nhóm trình bày kết quả.
- HS các nhóm nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
* Thảo luận về việc tiết kiệm điện.
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận cùng nhau.
-HS trình bày về việc sử dụng điện an toàn và tránh lãng phí.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
HS liên hệ với việc sử dụng điện ở nhà HS thảo luận theo cặp, sau đó GV có thể cho một số HS trình bày trước lớp và lưu ý chung một số trường hợp phổ biến, nhắc các em có ý thức tiết kiệm điện.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS có thể sử dụng bảng sau để trình bày, ví dụ:
-Một số thiết bị, máy móc không cần sử dụng điện, ta phải tắt điện.
Dụng cụ, máy móc sử dụng điện
Đánh giá của bạn
Bằng chứng (nếu đánh giá của bạn là 2 hoặc 3)
Bạn có thể làm gì để tiết kiệm, tránh lãng phí.
1. Việc sử dụng hợp lí, không gây lãng phí
2.Thỉnhthoảng còn sử dụng khi không cần thiết, gây lãng phí.
3. Thường xuyên sử dụng khi không cần thiết, gây lãng phí.
Máy bơm nước
Không dùng nước bừa bãi
Đèn ở bàn học
Hay quên tắt đèn khi học xong
Tắt đèn khi không sử dụng nữa
Quạt điện
Đôi khi còn quên tắt quạt khi không sử dụng nữa
Tắt quạt khi không sử dụng nữa.
3- Nhận xét dặn dò( 3phút): HS nêu bài học như ở Sgk.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau, tuyên dương những HS tích cực trong học tập. - GV nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ia Glai, ngày 18 tháng 2 năm 2013 
 Tổ trưởng
	 Vũ Thị Thúy
TIẾT 5 (Thứ 6 (22/2) 
 SINH HOẠT TUẦN 24
I/ MỤC TIÊU:
- Nhận xét đánh giá ưu điểm, tồn tại trong tuần 24.
- Có kế hoạch trong tuần tới tuần 25.
II/ NỘI DUNG SINH HOẠT :
* Ưu điểm:
- Sau thời gin nghỉ tết, HS đi học trở lại đạt 100%.
 - Nhìn chung lớp ta thực hiện đủ các hoạt động của Đội, trường, lớp; tác phong, lễ phép, hòa nhã với bạn bè, thực hiện tốt nề nếp của lớp, nội quy của nhà trường. 
- Làm tốt hoạt động học tập, công tác đội, vệ sinh, an toàn giao thông-Nộp kế hoạch nhỏ( Nộp vỏ lon)
- Chăm sóc cây xanh, làm Vệ sinh sạch sẽ, bảo vệ tốt cơ sở vật chất, 
 * Tồn tại: 
 Đi học trang phục chưa gọn gàng, Tác phong của một số hs chưa tốt. 
 Nhiều HS còn ồn ào, lộn xộn, trong giờ học, đi học trễ, không thuộc bài cũ, 
 Sinh hoạt 15 phút đầu giờ chưa nghiêm, tự quản chưa tốt.
 III- Kế hoạch tuần 25.
Tiếp tục tìm hiểu Đảng và Bác hồ, thực hiện đúng chủ điểm:
 “Mừng Đảng, mừng xuân.”
 Duy trì nề nếp, Nội qui nhà trường, an toàn giao thông. 
-Duy trì sĩ số, luyện tập nghi thức đội, bóng đá nam, Sinh hoạt đội, sinh hoạt sao nhi đồng.
 - Tiếp tục phụ đạo HS yếu, Làm vệ sinh trường, lớp.
---------------------------b & a---------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24-5.doc