Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần số 15

Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần số 15

BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO

I. Mục tiêu:

- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.

- Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em học hành.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ ( SGK )

III. Hoạt động dạy và học:

 1. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu bài: Hạt gạo làng ta và trả lời câu hỏi

- GV nhận xét và ghi điểm

 2. Bài mới: GV giới thiệu bài.

 a) Luyện đọc: GV gọi 2 HS đọc đọc nối tiếp toàn bài

- GV giới thiệu thêm về Buôn Chư Lênh đón cô giáo

- GV HD chia đoạn: HS chia đoạn( 4 đoạn ):

 + Đ1: Từ đầu.dành cho khách quý

 + Đ2: YHoa .sau khi chém nhát dao.

 + Đ3: Già Rok.đến xem cái chữ

 + Đ4: Còn lại

 HS đọc nối tiếp đoạn ( lần 1)

- HS đọc từ khó: YHoa, Rok, Buôn Chư Lênh.

 HS đọc nối tiếp ( lần 2 )

- GV giúp HS hiểu nghĩa từ khó: Buôn, nhi thức, gùi

- GV đọc toàn bài

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 325Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần số 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 15
Thứ hai, ngày 07 tháng 12 năm 2009 
Tập đọc: 
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. Mục tiêu:
- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.
- Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em học hành.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ ( SGK )
III. Hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu bài: Hạt gạo làng ta và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét và ghi điểm
 2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
 a) Luyện đọc: GV gọi 2 HS đọc đọc nối tiếp toàn bài
- GV giới thiệu thêm về Buôn Chư Lênh đón cô giáo
- GV HD chia đoạn: HS chia đoạn( 4 đoạn ):
	+ Đ1: Từ đầu.....dành cho khách quý
	+ Đ2: YHoa .....sau khi chém nhát dao.
	+ Đ3: Già Rok...đến xem cái chữ
	+ Đ4: Còn lại
HS đọc nối tiếp đoạn ( lần 1)
- HS đọc từ khó: YHoa, Rok, Buôn Chư Lênh...
HS đọc nối tiếp ( lần 2 )
- GV giúp HS hiểu nghĩa từ khó: Buôn, nhi thức, gùi
- GV đọc toàn bài
 b) Tìm hiểu bài:
- GV nêu câu hỏi: 
 Câu 1: Cô giáo YHoa đến Buôn Chư Lênh để làm gì ? ( mở trường dạy học...).
 Câu 2: Người dân Buôn Chư Lênh đón cô giáo trân trọng và thân tình như thế nào ? ( mọi người đến rất đông và chật cứng cả sân, họ mặc áo quần như đi hội...)
 Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý cái “chữ” ? ( Mọi người ùa theo già làng để xem cái chữ...)
 Câu 4: Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì ?
- HS thảo luận trả lời
Nội dung của bài này nói lên điều gì ?
- HS: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em học hành.
 c) Luyện đọc lại: 
- GV gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
- GV chọn đoạn văn - HS thi đọc.
- Lớp nhận xét.
 3. Củng cố - dặn dò:
- GV: Bài văn nói lên điều gì điều gì ? 2 HS )
- GV nhận xét giờ học, về nhà đọc lại bài
Chính tả:
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Làm được BT2a,b.
- Rèn chữ viết cho học sinh và cách trình bày.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV chấm 1 số bài chính tả và nhận xét.
- GV ghi điểm
 2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
 a) Hướng dẫn viết chính tả:
- GV đọc đoạn cần viết trong bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo
- HS theo dõi SGK
- HS đọc thầm lại đoạn văn
HD học sinh viết: 
+ Chú ý viết các từ khó 
Viết chính tả:
+ GV đọc - HS viết
+ GV đọc lại - HS dò ( đổi vở )
GV chấm 5 bài và chữa.
 b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 2a:
- HS thảo luận nhóm đôi
- GV nhắc HS chỉ tìm những tiếng có nghĩa
- VD: trội - chọi
- HS chơi thi tiếp sức:
VD: a): 
+ tra - cha; trà - chà; tro - cho; tráo - cháo; trao - chao
 b): 
+ bỏ - bõ; cải - cãi, chảo - chão
- GV nhận xét sửa sai.
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu bài tập 3
- GV hướng dẫn HS làm:
+ tro, chuyện, chẳng, chê, trả, trở
- HS làm vào VBT, trình bày.
- GV nhận xét.
 3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà làm VBT.
Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn.
- HS khá giỏi làm bài tập 4
- Rèn kĩ năng tính cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy học: 
- SGK, VBT
III. Hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS tính nhẫm.
9,52 : 6,8 75,52 : 3,2 88, 2 : 3,6
- GV ghi điểm
 2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
* HD luyện tập: 
Bài 1: 
- GV gọi 2 HS lên bảng làm
- Lớp làm vào vở
- GV theo dõi giúp đỡ
17,55: 3,9 = 4,5
 0,3068 : 0,26 = 1, 18
0,603 : 0,09 = 6,7
- GV nhận xét bài của HS 
Bài 2: HS lên bảng làm
- HS làm vở 
X x 1,8 = 72
 X = 72 : 1, 8
 X = 40
- GV chấm và chữa bài
Bài 3: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- HS làm vở
- 1 HS làm trên bảng
- Lớp nhận xét.
Bài 4: HS khá giỏi làm và nêu kết luận
 3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà làm VBT.
Đạo đức:
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.
- Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và dtình cảm gắn bó giữa người với người.
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong hoạt động của lớp, của trường.
- Có thái độ mong muốn, sẳn sàng hợp tác với bạn bè, thầy cô và mọi người trong công việc của lớp, trường, gia đình, xủa cộng đồng.
II. Đồ dùng dạy học: 
- SGK, tranh ảnh
III. Hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
 a) Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh tình huống
	- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và trả lời các câu hỏi dưới tranh
- HS trình bày
- Lớp nhận xét
GV nhận xét chốt lại: Để cây trồng thẳng hàng ngay ngắn thì phải biết phối hợp với nhau. Đó là một biểu hiện hợp tác với những người xung quanh.
 b) Hoạt động 2: Làm BT1 SGK
- HS thảo luận nhóm 3
- HS trình bày 
GV KL: Để hợp tác với những người xung quanh, các em phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau; bàn bạc công việc với nhau; hổ trợ , phối hợp với nhau trong công việc...
- HS nhắc lại
c) Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
- GV nêu tình huống
- HS tán thành, không tán thành
- GV kết luận
- HS nêu ghi nhớ SGK
- 2 HS đọc lại ghi nhớ
 3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà làm VBT.
Thứ ba, ngày 15 tháng 12 năm 2009
Luyện từ và câu:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC
I. Mục tiêu:
- Hiểu nghĩa từ hạnh phúc ( BT1); tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phức( BT2, BT3); xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc ( BT4 ).
II. Đồ dùng dạy học: 
- SGK, VBT
III. Hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 3 HS lên bảng đặt 3 câu sử dụng Đại từ xưng hô
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét ghi điểm
 2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
 HD học sinh làm bài tập
Bài 1: HS đọc yêu cầu
* Yêu cầu: HS chọn 1 ý thích hợp nhất trong 3 ý đã cho
* Lời giải:
+ Ý thích hợp nhất là ý b
Bài tập 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
* GV chốt lại:
+ Những từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc: sung sướng, may mắn
+ Những từ trái nghĩa với từ hạnh phúc: bất hạnh, khốn khổ, cực khổ, cơ cực..
Bài tập 3:
- 1 HS đọc yêu cầu
- GV làm nhóm
- HS trao đổi nhóm đôi
- HS phát biểu ý kiến: phúc ấm, phúc bất trùng lai, phúc đức, phúc hậu, phúc lợi, phúc lộc, phức phận, phúc thần...
Bài 4: HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận 3 tổ trình bày và tranh luận
- GV nhận xét.
 3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà làm VBT.
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
- Kể lại đựoc câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK; biết trao đổi ý nghĩa cau chuyện; biết nghe và nhận xét lưòi kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Sưu tầm một số sách truyện, báo.
III. Hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 HS lên bảng kể lại đoạn 1, đoạn 2 trong câu chuyện: Pa - xtơ và em bé.
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét ghi điểm
 2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
 a) HD học sinh kể chuyện và trao đổi ý nghĩa
- 1 HS đọc đề bài.
Đề bài: 
Hãy kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hâu, vì hạnh phúc của nhân dân.
- GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý
- Một số HS giới thiệu câu chuyện mình định kể.
 b) Thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa
Kể theo nhóm đôi
+ KC từng đoạn
+ KC toàn bộ câu chuyện
Thi KC trước lớp
- Cả lớp nhận xét và bình chọn bạn KC hay
- GV nhận xét thêm về câu chuyện của các em kể
 3. Củng cố - dặn dò:
	- Nội dung câu chuyện em vừa kể nói lên điều gì ?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà KC lại cho mọi người nghe.
- Chuẩn bị tốt cho bài sau
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Thực hiện các phép tính đối với số thập phân
- So sánh các số thập phân.
- Vận dụng để tìm x..
II. Đồ dùng dạy học: 
- SGK
III. Hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 HS lên bảng làm
81 : 4	16 : 5	
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét ghi điểm
 2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
HD làm bài tập
Bài 1: 
- GV gọi 2 HS lên bảng làm
* Kết quả: 
a) 450,07; 	
b) 30,54; 	
- Cả lớp làm câu c: 
100 + 7 + = 100 + 7 + 0, 08 = 107, 08
Bài 2:
- GV HD học sinh cần chuyển hỗn số thành số thập phân rồi thực hiện so sánh.
4 = 4,6 và 4,6 > 4,35 . Vậy 4 > 4,35
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở nháp
Bài 4: 
- HS làm vào vở
0,8 x X = 1,2 x 10 c) 25 : x = 16 : 10
0,8 x X = 12	 25 : x = 1,6
 X = 12 : 0,8	 x = 25 : 1, 6
 X = 15	 x = 15,625
- GV chấm 5 em và nhận xét
 3. Củng cố - dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà làm VBT, bài 2 ( SGK).
Khoa học: 
THUỶ TINH
I. Mục tiêu:
- Nhận biết một số tính chất của thuỷ tinh.
- Nêu được công dụng của thuỷ tinh.
- Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh.
II. Đồ dùng dạy học: 
- SGK, Vật thuỷ tinh: cốc. kính....
III. Hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 HS lên trả lời câu hỏi:
+ Nêu tính chất và công dụng của xi măng ?
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét ghi điểm
 2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
 a) Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- HS làm việc theo cặp
- HS quan sát hình trang 60 SGK và trả lời câu hỏi
- HS trả lời
+ Các đồ vật được làm bằng thuỷ tinh như: cốc, li, bóng đền, kính..
+ Tính chất của chúng dể vỡ khi va chạm hoặc rơi xuống sàn nhà
GV chốt lại: Thuỷ tinh trong suốt, cứng nhưng dòn dể vỡ. Chúng thường dùng để sản xuất chai, lọ, li, cốc, kính đêo mắt, kính xây dựng.
 b) Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4
- Đại diện mỗi nhóm trình bày một câu hỏi trong các câu hỏi 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét.
Đáp án: 
Câu 1: Tính chất của thuỷ tinh: trong suốt không gỉ,cứng nhưng dể vỡ...
Câu 2: Tính chất và công dụng: rất trong chịu được nóng, lạnh, bền khó vỡ
Câu 3: Cách bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh: Trong khi sử dụng hoặc lau, rửa chúng thì cần phải cẩn thận và nhẹ nhàng.
 3. Củng cố - dặn dò:
	- Nêu công dụng của thuỷ tinh ? 
	- GV nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà làm VBT.
- Chuẩn bị bài sau: Cao su
Thứ tư, ngày 16 tháng 12 năm 2009
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
( Tả hoạt động )
I. Mục tiêu:
- Nêu được nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong bài văn ( BT1 ).
- Viết được một đoạn văn tả hoạt động của một người ( BT2 ).
II. Đồ dùng dạy học ... xuất với người tiêu dùng.
+ ...
Ngành du lịch:
 Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu HS dựa vào SGK , tranh ảnh và những hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi:
+ Cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta tăng lên ?
+ Kể tên các trung tâm du lịch lớn ở nước ta ?
- Lớp nhận xét
GV nhận xét và chốt lại: SGK
 3. Củng cố - dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà học bài.
Thứ năm, ngày 17 tháng 12 năm 2009
Tập đọc:
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thẻ thơ tự do.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiệnn sự đổi mới của đất nước.
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm được bài thơ với giọng vui, tự hào.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ ( SGK )
III. Hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS đọc bài: Buôn Chư Lêng đón cô giáo và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét và ghi điểm
 2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
 a) Luyện đọc: GV gọi 1 HS đọc toàn bài
- GV giới thiệu thêm về Về ngôi nhà đang xây
HS đọc nối tiếp ( lần 1)
- HS đọc từ khó: huơ huơ, nồng hăng.
HS đọc nối tiếp ( lần 2 )
- GV giúp HS hiểu nghĩa từ khó: 
- GV HD đọc cho HS
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2 em đọc cả bài
- GV đọc với gọng nhẹ nhàng, diễn cảm, nhấn mạnh những từ gợi tả: xây dở, nhú lên, huơ huơ, nồng hăng
 b) Tìm hiểu bài:
- GV nêu câu hỏi: 
 Câu 1: Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây ? ( giàn giáo tự cái lồng. Trụ bê tông nhú lên, bác thợ nề cầm bay, ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa...).
 Câu 2: Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẽ đẹp của ngôi nhà ? (ảTụ bê tông nhú lên như một mầm cây, ngôi nhà giống một bài thơ sắp làm xong...)
 Câu 3: Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà dược miêu tả sống động, gần gủi ? ( HS thảo luận và trả lời )
 Câu 4: Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đát nước ta ? ( khẩn trương, náo nhiệt, bộ mặt đất nước ngày càng đổi mới )
HS nêu nội dung và ý nghĩa
- HS đọc 2 em
 c) Luyện đọc lại: 
- GV HD đọc diễn cảm .
- HS thi đọc.
- HS đọc thuộc lòng
- Lớp nhận xét.
- GV khuyến khích những em đọc thuộc tại lớp
 3. Củng cố - dặn dò:
- GV: Em hiểu bài văn nói lên điều gì ? (2 HS )
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài.
Luyện từ và câu:
TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số từ ngữ, tực ngữ, thành ngữ, ca giao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè theo yêu cầu của bài tập 1,2.
- Tìm một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của BT3.
- Viết một đoạn văn tả hình dáng của người thân khoảng 5 câu theo yêdu cầu của bài tập 4.
II. Đồ dùng dạy học: 
- SGK, VBT
III. Hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 1 HS lên bảng tìm 3 từ trái ngiã với từ hạnh phúc
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét ghi điểm
 2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
 HD học sinh làm bài tập
Bài 1: HS đọc yêu cầu
* Yêu cầu: HS làm bài theo nhóm ( 4 nhóm )
+ Nhóm 1: Tìm những từ ngữ chỉ người thân trong gia đình.
+ Nhóm 2: Từ ngữ chỉ những người gần gủi em trong trường học
+ Nhóm 3: Từ ngữ chỉ các nghề nghiệp khác nhau
+ nhóm 4: Từ ngữ chỉ các dân tộc anh em trên nước ta
- HS trình bày kết quả:
Bài tập 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS làm phiếu.
- HS trình bày
- GV nhận xét.
Bài 3: GV yêu cầu HS thảo luậnn nhóm 
- HS làm phiếu 
- HS trình bày
Bài 4: HS làm vở
- HS trình bày
- GV nhận xét
 3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà làm VBT.
Toán:
TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm.
- Biết viết một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm.
- Rèn kĩ năng tính cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy học: 
- SGK
III. Hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 HS lên bảng làm
702 : 7,2	2 : 12,5	
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét ghi điểm
 2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
a) Giới thiệu khái niệm tỉ số phần trăm ( xuất phát từ tỉ số )
GV giới thiệu hình vẽ trên bảng rồi hỏi HS:
+ Tỉ số của diện tích trồng hoa hồng và diện tích vườn hoa bằng bao nhiêu ? (2 : 100 hay )
- GV viết bảng: Ta viết = 25 %; 25 % là tỉ số phần trăm
b) Ý nghĩa thực tế của phần trăm
- GV ghi vắn tắt lên bảng: Trường có 400 HS, trong đó có 80 HS giỏi
- GV yêu cầu HS viết tỉ số của số HS giỏi và số HS toàn trường ( 80 : 400 ), dổi thành số thập phân có mẫu là 100 ( 80 : 400 = = ) viết thành tỉ số phần trăm = 20%
- GV nói: Tỉ số phần trăm20% cho ta biết cứ 100 HS trong toàn trường thì có 20 HS giỏi.
c) Thực hành
Bài 1: 
- GV yêu cầu HS trao đổi cặp với nhau
- Rút gọn phân số thành = 25%
- Cả lớp làm vở nháp các bài còn lại
Bài 2:
- GV HD HS lập tỉ số phần trăm của 95 và 100
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng làm
- Lớp nhận xét
 3. Củng cố - dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà làm VBT, bài 2 ( SGK).
Kỷ thuật:
CẮT KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN ( T )
I. Mục tiêu:
- Như tiết 1.	
- Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để thêu được sản phẩm mình yêu thích.
- Làm được sản phẩm và trưng bày sản phẩm.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu khâu, thêu.
II. Hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 2. Bài mới: 
- GV giới thiệu bài.
GV HD học sinh thực hành làm sản phẩm tự chọn
- GV chia lớp thành 6 nhóm
- Các nhóm chọn sản phẩm của mình
- HS làm
- GV theo dõi giúp đỡ
HS các nhóm trưng bày sản phẩm
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét
- Lớp bình chọn sản phẩm đẹp
 3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Dặn về nhà thêu những sản phẩm đẹp phục vụ lại mình.
Thứ sáu, ngày 18 tháng 12 năm 2009
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI 
( Tả hoạt động )
I. Mục tiêu:
- Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người ( BT1)
- Dựa vào dàn ý đã lập viết được một đoạn văn tả hoạt động của một người ( BT2 ).
II. Đồ dùng dạy học: 
- SGK
III. Hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV chấm bài tiết trước 2 em
- Lớp nhận xét
- GV nhận xét ghi điểm
 2. Bài mới: GV giới thiệu bài
HD học sinh luyện tập
Bài tập 1: 1 HS đọc nội dung
- HS trình bày dàn ý của mình:
* VD: 
Mở bài: Bé Bông - em gái tôi, đang tuổi bi bô tập nói , chập chững tập đi.
Thân bài: 
1) Ngoại hình, 
+ Nhận xét chung: bụ bẫm
+ Chi tiết: tóc, mắt, mũi, miệng, chân tay
2) Hoạt động:
+ Nhận xét chung: như một con búp bê biết nói, khóc, cười...
+ Chi tiết: Lúc chơi, lúc xem ti vi,lúc làm nũng mẹ.
Kết luận: 
Em rất yêu Bông. Hết giờ học là em về nhà ngay.
Bài tập 2: 
- GV đọc bài Em Trung của tôi cho cả lớp nghe.
- HS làm bài.
- HS trình bày bài viết của mình ( 3 em).
- Lớp nhận xét.
 3. Củng cố - dặn dò:
	- Bài văn tả hoạt động gồm mấy phần ?
- 2 HS
	- GV nhận xét giờ học, dặn về nhà làm VBT
Toán:
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. Mục tiêu:
- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số.
- Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của 2 số.
- Rèn kĩ năng tính cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy học: 
- SGK, VBT
III. Hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV chấm VBT.
- GV nhận xét, ghi điểm
 2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
 a) HD học sinh giải toán về tỉ số phần trăm: 
- GV giới thiệu cách tìn tỉ số phân trăm của 2 số 315 và 600: 
GV gọi HS đọc ví dụ, ghi tóm tắt lên bảng
+ Số HSd toàn trường: 600
+ Số HS nữ : 315
- HS làm theo HD của giáo viên
+ Viết tỉ số của HS nữ và số HS toàn trường ( 315 : 600 )
- HS thực hiện phép chia: ( 315 : 600 = 0,525), nhân với 100 và chia 100
- 0,525 x 100 : 100 = 5,25 : 100 = 52,5 %
- GV thông thường ta viết gọn như sau: 315 : 600 = 0,525 = 52,5 %
- GV gọi 2 HS nêu quy tắc
HS nêu ví dụ 2: Thực hiện tương tự:
- GV gợi ý thêm cho HS
- HS thực hiện, nhận xét
 b) Thực hành:
Bài 1: 
- GV yêu cầu HS viết lời giải vào vở sau đó thống nhất kết quả
0,3 = 30%; ,0234 = 23,4 %; 1,35 = 135 %
- Lớp nhận xét.	
Bài 2: HS làm vào vở
- GV lưu ý cho HS lấy 4 chữ số sau dấu phẫy
Bài 3:GV chia nhóm HS cùng trao đôỉo và giải
- GV gọi đại diện nhóm giải
- Lớp nhận xét
- GV lưu ý cho HS: 
 3. Củng cố - dặn dò:
 - HS nêu cách tìm tỉ số phàn trăm ?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà làm VBT.
Lịch sử:
CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950
I. Mục tiêu:
- Tường thuật sơ lược diễn biến chiến dịch biên giới trên lược đồ:
+ ta mở chiếưn dịch biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố mở rông Căn cứ Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
+ Mở đầu ta tấn công cắn cứ điểm Đông Khê.
+ Mất Đông Khê địch rút khỏi Cao Bằng theo Đường số 4 đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm lại Đông Khê.
+ Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt quân Pháp đóng quân trên Đường số 4 phải rút chạy.
+ Chiến dịch biên giới thắng lợi, Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng
II. Đồ dùng dạy học: 
- SGK, lược đồ 
III. Hoạt động dạy và học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 2. Bài mới: GV giới thiệu bài.
 a) Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
	* GV nêu nhiệm vụ bài học:
+ Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 ?
+ Vì sao ta chọn cụm cứ điểm Đông Khê làm điểm tấn công để mở màn chiến dịch ?
+ Chiến thắng Biên giới thu - đông có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến của ta ?
 b) Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
	- GV nêu câu hỏi - HS thảo luận
	+ Vì sao địch âm mưu khoá chặt biên giới Việt - Trung ?
	+ Nếu không khai thông biên giới thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ ra sao ?
	+ Trình bày diễn biến của trận đánh tiêu biểu nhất ?
	- HS trình bày
	- Lớp nhận xét 
	- GV nhận xét và giải thích thêm
	- HS rút bài học SGK
	- HS đọc 2 em 
 3. Củng cố - dặn dò:
	- Ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 ?
	- HS 1 em
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn về nhà làm VBT.
Sinh hoạt:
SINH HOẠT LỚP
Đánh giá tình hình học tập tuần 15
Nề nếp: 
- Thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường cũng như lớp.
- Không có HS đi học muộn.
- Tỉ lệ chuyên cần 100%
Học tập: 
- HS học bài, làm bài cũ ở nhà tốt.
- Thi đua học tập cao.
- Năng nổ phát biểu xây dựng bài
- Một số em có cố gắng trong tuần qua về môn Toán, Tiếng việt: Phú, Hưng, Vân, Hạnh, Phú
- Một số em chưa cố gắng như: Liệu, Phi
* Tuyên dương một số em học tập tốt tinh thần thi đua trong học tập cao: Cẩm Tú, Thuận, Lan, Điệp, Thức, Phú
Lao động:
- 100% HS tham gia đầy đủ
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
 2. Kế hoạch tuần 16
Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì nề nếp học tập.
- Thực hiện tốt 15 phút đầu giờ.
Học tập:
- Duy trì tốt học tập 
- Nhắc nhở những em chưa thật sự cố gắng phải cố gắng trong thời gian tới.
- Kiểm tra thường xuyên những em này.
- Thực hiện tốt việc học nhóm ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN15.doc