Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 11 - Trường Tiểu học Hải Thành

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 11 - Trường Tiểu học Hải Thành

Tập đọc: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn phù hợp với tâm lí nhân vật. ( Giọng bé Thu: hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi )

- Biết nội dung bài: Hai ông cháu be Thu rất yêu thiênh nhiên, đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh thêm trong lành, tươi đẹp

- Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu trong bài.

- Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ SGK.

III. Hoạt động dạy học:

1. Bài mới

Hoạt động 1: Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:

Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

* Luyện đọc:

- Một em đọc toàn bài

- Ba em đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.

+ Đoạn 1: Câu đầu

+ Đoạn 2: Tiếp đến không phải là vườn

+ Đoạn 3: Còn lại

- Giúp HS đọc đúng từ khó: khoái, ngọ nguậy, nhọn hoắt .

* Tìm hiểu bài:

+ Bé Thu thích ra ban công để làm gì ? ( Để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công )

+ Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật ? ( Cây quỳnh – lá dày giữ được nước

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 402Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 11 - Trường Tiểu học Hải Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN11
 Thứ hai, ngày tháng 11 năm 2007
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
-----------------------------------------------
 Tập đọc: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ 
I. Mục tiêu:
Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn phù hợp với tâm lí nhân vật. ( Giọng bé Thu: hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi )
Biết nội dung bài: Hai ông cháu be Thu rất yêu thiênh nhiên, đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh thêm trong lành, tươi đẹp 
Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu trong bài.
Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ SGK.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Bài mới 
Hoạt động 1: Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc: 
Một em đọc toàn bài 
Ba em đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
+ Đoạn 1: Câu đầu 
+ Đoạn 2: Tiếp đến không phải là vườn 
+ Đoạn 3: Còn lại
Giúp HS đọc đúng từ khó: khoái, ngọ nguậy, nhọn hoắt .
* Tìm hiểu bài: 
+ Bé Thu thích ra ban công để làm gì ? ( Để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công )
+ Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật ? ( Cây quỳnh – lá dày giữ được nước ..) 
+ Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công Thu muốn báo ngay cho Hằng biết ? ( Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn )
+ Em hiểu “ Đất lành chim đậu” là như thế nào ? ( Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến làm ăn .. )
* Hướng dẫn đọc diễn cảm: 
Cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 3 theo cách phân vai. ( Người dẫn chuyện, Thu và ông ). Nhấn giọng các từ ngữ : hé mây, phát hiện, sà xuống, săm soi, )
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: 
Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị: Mùa thảo quả.
- Nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------
 Toán: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
Củng cố về khái niệm tính tổng các số thập phân.
So sánh số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
Làm bài tập 3 a, c ( 52 ).
Nhận xét chữa bài.
2.Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề
Hoạt động 2: Học sinh làm bài 
Bài 1: Tính tổng:
Hai em lên bảng làm - Lớp làm nháp.
Kết quả: a) 65,45 b) 47,66
Bài 2: 
Yêu cầu: So sánh 2 số thập phân.
HS tự làm rồiđỏi vở chấm theo bài chữa trên bảng.
Bài 4: HS đọc đề - tóm tắt.
Hướng dẫn – HS làm vào vở.
Các bước giải:
 28,4 + 2,2 = 30,6 ( cm ) 
 30,6 + 1,5 = 32,1 ( m ) 
 28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m
 ĐS; 91,1 m 
Hoạt động 3: GV chấm bài 
- GV chấm một số bài 
- GV chữa bài nếu cần
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: 
- Xem lại cách cộng 2 số thập phân và nhiều số thập phân.
- Nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------
 Kể chuyện: NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI 
I. Yêu cầu: 	
- Dựa vào tranh minh hoạ và lời chú thích, HS kể lại được nội dung chính của từng đoạn câu chuyện, pôhngr đoán được kết thúc câu chuyện.
- Dựa vào lời kể của GV, dựa vào tranh minh hoạ và lời chú thích dưới tranh, HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS hiểi được ý nghĩa câu chuyện.
II. Hoạt động dạy học: 
1. Bài cũ: 
HS kể chuyện về 1 lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương hoặc ở nơi khác.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Hoạt động 2: GV kể chuyện Người đi săn và con nai (2 hoặc 3 lần):
GV chỉ kể 4 đoạn ứng với 4 tranh minh hoạ trong SGK.
Giọng kể chậm rãi, thể hiện lời nói của từng nhân vật, bộc lộ cảm xúc ở những đoạn tả cảnh thiên nhiên, tả vẻ đẹp của con nai, tâm trạng người đi săn.
c. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
* Kể lại từng đoạn của câu chuyện:
Từng cặp HS thảo luận về nội dung từng bức tranh và cách kể chuyện theo bức tranh đó.
Kể chuyện trước lớp.
HS theo dõi, bổ sung.
Nhận xét.
GV lưu ý HS đoán xem: Thấy con nai đẹp quá, người đi săn có bắn nó không? Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?
HS kể chuyện theo cặp, sau đó kể trước lớp.
GV kể tiếp đoạn 5 của câu chuyện.
* Kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuỵện:
GV mời 1-2 HS kể toàn bộ câu chuyện.
+ Vì sao người đi săn không bắn con nai? (Vì người đi săn thấy con nai rất đẹp, rất đãng yêu dưới ánh trăng, nên không nỡ bắn nó; / Vì con nai đẹp qúa, người đi săn say mê ngắm nó, quên giương súng /)
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta đièu gì? (Hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý. Đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiên!)
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
Khen ngợi những HS, nhóm HS kể chuyện hay.
Về nhà kể lại câu chuyện Người đi săn và con nai.
Đọc kĩ một câu chuyện em đã được nghe, được đọc có nội dung bảo vệ môi trường.
Nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------
 MÜ thuËt: vÏ tranh ®Ò tµi
 ngµy nhµ gi¸o viÖt nam 20-11
 (§· cã gi¸o viªn bé m«n)
 Thứ ba, ngày 20 tháng 11 năm 2007
 Thể dục: ĐỘNG TÁC TOÀN THÂN
 TRÒ CHƠI “ CHẠY NHANH THEO SỐ”
I. Mục tiêu:
- Học động tác toàn thân. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số”. Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Điạ điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập. đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi, kẻ sân cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu: 6-10 phút:
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học:1-2 phút.
- Chạy chậm theo địa hình tự nhiên: 1phút
- Đứng theo vòng tròn khởi động các khớp và chơi 1 trò chơi: 3-4phút
2. Phần cơ bản:18-22 phút
a) Ôn 4 động tác thể dục đã học:2-3 lần, mỗi lần 2x8 nhịp
Tập đồng loạt cả lớp theo đội hình hàng ngang hoặc vòng tròn
Lần 1 GV nêu tên động tác, sau đó cho HS thực hiện theo lần lượt cả 4 động tác.
GV nhận xét, sửa động tác sai cho HS.
b) Học hoạt động toàn thân: 3-4 lần mỗi lần 2x8 nhịp
Lần 1: GV nêu tên, làm mẫu và giải thích động tác đồng thời hô nhịp
Lần 2: GV hô nhịp và làm mẫu cho cả lớp tập theo.GV nhận xét, uốn nắn động tác sai cho HS.
Lần 3: GV hô nhịp và sửa sai trực tiếp cho HS 
- ở nhịp 1,5: Khi đưa tay lên cao cần thẳng tay, căng lưng, mắt nhìn theo tay, không khuỵu gối.
- ở nhịp 2: đứng thẳng, vai thả lỏng, mắt nhìn thẳng.
- ở nhịp 3: khi gập thân thẳng chân, ngẩng đầu, khi chống tay nâng cánh tay lên.
+ Ôn 5 động tác đã học: 5-6 phút
+ Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số”: 5-6 phút. GV nhắc HS tham gia trò chơi đúng luật và đảm bảo an toàn khi chơi.
3. Phần kết thúc:4- 6 phút 
 - Tập một số động tác hồi tĩnh vỗ tay theo nhịp và hát: 2 phút.
 - GV cùng HS hệ thống bài: 2 phút.
 - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học: 1-2 phút.
 - Giao bài tập về nhà: Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung.
-----------------------------------------------
 Toán: TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN 
I. Mục tiêu: 
Biết cách thực hiện phép trừ 2 số thập phân.
Vận dụng thành thạo 
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
 - Tính: 32 + 15,7 = ?
 453,6 + 27,302 = ?
Nhận xét, chữa bài.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS cách thực hiện trừ 2 số thập phân:
GV nêu VD SGK 
Hướng dẫn đế phép trừ 
 4,29 – 1,84 = ? (m)
Cho HS thảo luận nhóm 4 ( Gợi ý như cách làm phép cộng ) để tìm cách làm phép trừ.
Ta có: 
 4,29 m =429 cm 
 1,84 m = 184 cm 
 245 cm = 2,45 m 
Vậy 4,29 – 1,84 = 2,45 (m)
GV hướng dẫn cách trừ ( Vừa nói vừa viết ) 
GV nêu VD 2: Gọi HS đặt tính rồi tính.
HS nêu cách trừ như trong SGK.
Cho nhiều em nhắc lại.
Hoạt động 2: Thực hành: 
 Bài 1: 
GV nêu từng phép tính – HS làm vào bảng con.
G V theo dõi, sửa chữa.
Bài 2: HS tự đặt tính rồi tính 
Lưu ý cho HS cách đặt dấu phẩy thẳng cột. Với bài c lưu ý số tự nhiên viết dưới dạng số thập phân.
 -
69 – 7,85 đặt 69,00
 7,85
 61,15
 HS làm vào vở.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại cách thực hiện phép trừ.
Làm bài tập 3 (54 )
Nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------
 Luyện từ và câu: ĐẠI TỪ XƯNG HÔ 
I. Yêu cầu: 
Nắm được khái niệm đại từ xưng hô.
Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn; bước đầu biết sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong 1 văn bản ngắn.
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
GV nhận xét kết quả bài kiểm tra giữa HK I 
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Phần nhận xét: 
 Bài 1: 
HS đọc nội dung bài 1. 
+ Đoạn văn có những nhân vật nào ? ( Hơ Bia, cơm và thóc gạo )
+ Các nhân vật làm gì ? ( Cơm và Hơ Bia đối đáp nhau. Thóc gạo giận Hơ bia, bỏ vào rừng )
Nhận xét, bổ sung.
Bài 2: 
GV nêu yêu cầu của bài; nhắc HS chú ý lời nói của 2 nhân vật: cơm và Hơ Bia.
HS đọc từng lời của nhân vật; nhận xét về thái độ của cơm,sau đó của Hơ Bia:
+ Cách xưng hô của cơm: tự trọng, lịch sự với người đối thoại.
+ Cách xưng hô của Hơ Bia: kiêu căng, thô lỗ, coi thường người đối thoại. 
 Bài 3: 
Tìm những từ các em thường tự xưng với thầy cô, bố mẹ, anh chị em, bạn bè.
VD: 
 Đối tượng Gọi Tự xưng 
Với thầy cô giáo thầy, cô em, con 
  . .
Hoạt động 2: Phần ghi nhớ:
HS đọc và nhắc lại nội dung ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3: Phần luyện tập:
 Bài 1; 
GV gợi ý cho HS: Cần tìm những câu có đại từ xưng hô trong đoạn văn,sau đó tìm đại từ xưng hô trong từng câu.
HS đọc thầm lại đoạn văn, làm bài miệng.
+ Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em 
+ Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh. 
Bài 2:
HS đọc thầm. Nêu yêu cầu.
+ Đoạn văn có những nhân vật nào ? Nội dung đoạn văn kể chuyện gì ? 
( Bồ Chao hốt hoảng kể với các bạn chuyện nó và Tú Hú gặp cột trụ chống trời sợ sệt )
HS suy nghĩ, làm bài.
HS phát biểu ý kiến. GV viết lời giải đúng vào ô trống trên tờ phiếu đã chép sẵn những câu quan trọng của đoạn văn.
Một, hai HS đọc lại nội dung của đoạn văn sau khi đã điền đủ các đại từ xưng hô. 
Cả lớp sửa lại bài. 
Thứ tự điền vào các ô: 1 – Tôi, 2 – Tôi, 3- Nó, 4- Tôi, 5- Nó, 6- chúng ta.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò: 
HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong bài.
Chuẩn bị: Quan hệ từ.
Nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------
 Khoa học: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
I. Mục tiêu: HS có khả năng
Xác định giai đoạn tuổi dậy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh.
Vẽ hoặc viết sơ đồ cách phòng tránh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV/AIDS.
II. Đồ dùng dạy học:
Các sơ đồ trang 42, 43 SGK; Giấy khổ to và bút dạ đủ dùng cho các nhóm.
III. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1: Thực hành vẽ tranh vận động
Mục tiêu: HS vẽ được tranh vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiên, tai nạn giao thông...
Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Quan sát các hình 2, 3 SGK trang 44 thảo luận về nội dung của từng hình. Từ đó đề xuất nội dung tranh ... * Bài 3: Đặt câu với mỗi từ quan hệ: và, nhưng, của:
HS làm vào vở.
HS tiếp nối nhau đọc những câu văn có từ nối vừa đặt.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
Một HS nhắc lại nội dung Ghi nhớ.
Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ Môi trường.
Nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------
 Khoa học: TRE - MÂY – SONG
I. Mục tiêu: 
HS có khả năng. Lập bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tra, mây, song. 
Nhận ra một số đồ dùng hàng ngày làm bằng tre, mây, song.
Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
 II. Đồ dùng dạy học
Các sơ đồ trang 46, 47 SGK; phiếu học tập.
Một số tranh ảnh hoặc đồ dùng thật được làm từ tre, mây, song.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
*Mục tiêu: HS lập được bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre, mây, song
*Cách tiến hành: 
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV phát cho các nhóm phiếu học tập
GV Yêu cầu HS đọc các thông tin trong SGK
GV Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập
Bước 2: Làm việc theo nhóm
HS quan sát hình vẽ, đọc lời chú thích 
Thảo luận và điền vào phiếu học tập
Phiếu học tập
Hãy hoàn thành bảng sau:
Tre
Mây, song
Đặc điểm
Công dụng
Bước 3: Làm việc cả lớp
Đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
Các nhóm khác bổ sung
Tre
Mây, song
Đặc điểm
Cây mọc đứng, cao khoảng 10-15m, thân rỗng ở bên trong, gồm nhiều đốt thẳng
Cây leo, thân gỗ, dài không phân nhánh, hình trụ
Có loài thân dài đến hàng trăm mét
Công dụng
Làm nhà, đồ dùng trong gia đình..
Đan lát, làm đồ mĩ nghệ
Làm dây buộc bè, làm bàn ghế..
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: HS nhận ra được một số đồ dùng hằng ngày làm bằng tre, mây, song
HS nêu được cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình
Yêu cầu HS đọc được tên từng đồ vật có trong mỗi hình
HS Xác định được đồ dùng đó làm từ vật liệu tra hay song, mây
Bước 2: Làm việc cả lớp
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm
Các nhóm khác bổ sung
Hình
Tên sản phẩm
Tên vật liệu
Hình 4
Đòn gánh
ống đựng nước
Tre
ống tre
Hình 5
Bộ bàn ghế tiếp khách
Mây, song
Hình 6
Các loại rổ rá
Tre, mây
Hình 7
Tủ
Giá để đồ
Ghế
Mây song
Kể tên một số đồ dùng được làm bằng tre, mây, song mà em biết?
Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song?
GV kết luận: Tre, mây, song là những vật liệu phổ biến thông dụng ở nước ta. Sản phẩm của những vật liệu này rất đa dạng và phong phú. Những đồ dùng trong gia đình được làm từ tre hoặc mây, song thường được sơn dầu để bảo quản, chống ẩm mốc.
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò:
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị tiết sau đọc trước bài sắt, gang, thép
-----------------------------------------------
 Địa lý: LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
I. Mục tiêu:
- Biết dựa vào sơ đồ, biểu đồ để tìm hiểu về các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản của nước ta.
- Biết được các hoạt động chính trong lâm nghiệp, thuỷ sản.
- Nêu được hình phát triển và phân bố của lâm nghiệp, thuỷ sản.
- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng, không đồng tình với những hành vi phá hoại cây xanh, phá hoại rừng và nguồn lợi thuỷ sản.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
Vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất Nông nghiệp, chăn nuôi như thế nào?
Đọc bài học.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Lâm nghiệp:
HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trong SGK.
HS quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi trong SGK.
+ So sánh các số liệu để rút ra nhận xét về sự thay đổi của tổng diện tích rừng.
+ Giải thích vì sao có giai đoạn diện tích rừng giảm, có giai đoạn diện tích rừng tăng.
HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 + Hoạt động trồng rừng, khai thác rừng có ở những đâu?
(Chủ yếu ở vùng núi, trung du và một phần ở ven biển.)
Hoạt động 2: Ngành thủy sản:
+ Hãy kể tên một số loài thủy sản mà em biết.
+ Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thủy sản?
HS trả lời các câu hỏi ở mục 2 trong SGK.
HS trình bày kết quả theo từng ý của câu hỏi.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
HS đọc mục tóm tắt 
Chuẩn bị bài Công nghiệp .
Nhận xét tiết học
 Thứ sáu, ngày tháng 11 năm 2007
 Toán: NHÂN MỘT SỐ TỰ NHIÊN VỚI
 MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: 
Nắm được cách nhâh 1 số tự nhiên với 1 số thập phân.
Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân 1 số tự nhiên với 1 số thập phân.
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
Giải bài 5 ( 55 )
Nhận xét, chữa bài.
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Hình thành quy tắc: 
GV nêu ví dụ 1.
HS nêu hướng giải để đi đến phép nhân:
1,2 Í 3 = ? (m)
Cho HS thảo luận nhóm 4. Tìm cách thực hiện phép nhân bằng cách chuyển đổi số đo.
1,2 m = 12 dm 
36 dm = 3,6 m 
Vậy 1,2 Í 3 = 3,6 (m)
Từ đó GV hướng dẫn:
GV vừa nêu vừa hướng dẫn để HS theo dõi.
HS so sánh 2 phép tính rồi rút ra kết luận.
GV nêu ví dụ 2.
HS vận dụng để thực hiện.
GV kết luận và nêu quy tắc ( SGK ) 
Chú ý: 3 bước tính: nhân, đếm, tách.
Hoạt động 2: Thực hành: 
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
Cho HS thực hiện từng phép tính vào bảng con.
GV theo dõi, sửa sai
 Bài 3: 
Hướng dẫn giải vào vở. Châms chữa bài.
Trong 4 giờ ô tô đi được quãng đường là:
 42,6 Í 4 = 170,4 (km)
 ĐS: 170,4 km
 Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: 
 -Nhắc lại quy tắc nhân 1 số tự nhiên với 1 số thập phân 
 - Dặn HS làm bài tập 2 (56).
 - Nhận xét tiết học. 
-----------------------------------------------
 Tập làm văn: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. Mục tiêu: 
Củng cố kiến thức về cách viết đơn.
Viết được một lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
II. Đồ dùng dạy học:
VBT in mẫu đơn.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:
HS đọc lại đoạn văn, bài văn về nhà các em đã viết lại.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết đơn:
HS đọc yêu cầu của BT.
GV trình bày mẫu đơn; mời 1 – 2 HS đọc lại.
Cả lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn theo quy định.
HS trình bày lí do viết đơn (tình hình thực tế, những tác động xấu đã xảy ra và có thể xảy ra).
Một vài HS nói đề bài các em đã chọn.
HS viết đơn vào vở.
HS tiếp nối nhau đọc lá đơn. Cả lớp và GV nhận xét về nội dung và cách trình bày lá đơn.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét chung về tiết học. Về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh lá đơn.
Chuẩn bị: Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân.
-----------------------------------------------
 Lịch sử: ÔN TẬP: HƠN TÁM MƯƠI NĂM
 CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ 
 (1858 - 1945)
I. Mục tiêu: 
Giúp HS nhớ lại những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 đến năm 1945 và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: - Trình bày lại diễn biến của buổi lễ tuyên ngôn độc lập ? 
- Nêu ý nghĩa của sự kiện 2- 9- 1945 ? 
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Ghi đề
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
GV yêu cầu HS hoàn tập bài tập 1
Đại diện các nhóm trình bày 
Cả lớp và GV nhận xét bổ sung.
Hoạt đông 3: Làm việc theo cặp 
HS hoàn thành bài tập 2, thảo luận với bạn bên cạnh thống nhất bài làm.
Đại diện các nhóm trình bày 
Cả lớp và GV nhận xét.
Hoạt động 4: Làm việc cá nhân 
GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập 3.
Một số HS trình bày trước lớp.
Cả lớp và GV nhận xét 
Hoạt động 5:Củng cố, dặn dò
-	Tổ chức trò chơi “Đố bạn”
-	Nhận xét giờ học
-----------------------------------------------
 Kĩ thuật: RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VẰ UỐNG
I. Mục tiêu: 
- Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Có ý thức giúp gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Một số bát, đũa và dụng cụ, nước rửa bát (chén).
 - Tranh ảnh minh hoạ theo nội dung SGK.
 - Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài:
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
- HS nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng - HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc nội dung mục 1 (SGK).
- Nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát, đuac sau bữa ăn.
- GV hỏi: Nêu snhư dụng cụ nấu, bát, đũa không được rửa sạch sau bữa ăn thì sẽ như thế nào?
- HS trả lời - GV nhận xét và tóm tắt nội dung của hoạt động 1 (SGV tr. 48) - HS nhắc lại.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống
- HS mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bửa ăn ở gia đình.
- HS quan sát hình ở SGK, đọc nội dung mục 2 (SGK) 
- HS So sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát được trình bày trong SGK.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và hướng dẫn HS các bước rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống theo nội dung SGK
* GV lưu ý HS một số điểm ( SGV tr. 48).
- GV hướng dẫn HS thực hiện một vài thao tác minh hoạ để HS hiểu rõ hơn cách thực hiện.
- Hướng dẫn HS về nhà về nhà giúp đỡ gia đình rửa bát.
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- GV nêu câu hỏi cuối bài - HS trả lời .
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
Hoạt động 4:Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét ý thức học tập của HS.
- GV động viên HS tham gia giúp đỡ gia đình rửa bát sau bữa ăn.
----------------------------------------------
sinh ho¹t ®éi
I. Môc tiªu: 
- C¸c ®éi viªn thÊy ®­îc ­u, khuyÕt ®iÓm cña chi ®éi vµ cña b¶n th©n ®Ó cãp h­íng kh¾c phôc tèt h¬n.
- N¾m ®­îc ph­¬ng h­íng tuÇn tíi.
II. Lªn líp: 
A. æn ®Þnh tæ chøc: H¸t
B. TiÕn hµnh sinh ho¹t:
1. Chi ®éi tr­ëng ®iÒu khiÓn c¸c ph©n ®éi tr­ëng nhËn xÐt t×nh h×nh cña ph©n ®éi trong tuÇn qua. 
 - C¸c ®éi viªn phª vµ tù phª. 
2. Chi ®éi tr­ëng ®¸nh gi¸ t×nh h×nh ho¹t ®éng cña chi ®éi trong tuÇn qua.
3. Anh phô tr¸ch nhËn xÐt chung. 
¦u ®iÓm: - Duy tr× tèt c¸c lo¹i h×nh nÒ nÕp, tham gia tËp huÊn ®éi nghiªm tóc.
 - Häc vµ lµm bµi ®Çy ®ñ, tr×nh bµy ®Ñp. 
 - Lµm tèt c«ng t¸c vÖ sinh líp häc vµ khu vùc ®­îc quy ®Þnh.
 - Thi GKI ®¹t kÕt qu¶ tèt.
Nh­îc ®iÓm: 	 - Mét sè b¹n cßn nãi chuyÖn riªng ( Binh, Tµi, Hîp, Quúnh Chi)
Tuyªn d­¬ng: MÇu, Th¶o, YÕn, Th¶o, Th¹c, Hoµi Phó, V¨n Phó
Phª b×nh: H÷u, Quúnh Chi
4. Nªu kÕ ho¹ch tuÇn tíi:
- Duy tr× tèt ­u ®iÓm, kh¾c phôc nh­îc ®iÓm.
- TiÕp tôc phong trµo vë s¹ch ch÷ ®Ñp.
- Thùc hiÖn tèt kÕ ho¹ch Liªn ®éi ®Ò ra.
5. Anh phô tr¸ch nhËn xÐt tiÕt sinh ho¹t:
Thùc hiÖn tèt kÕ ho¹ch.
........................................................ 
........................................................


Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11.doc