Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 13

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 13

Tập đọc - Tiết: 25

 Bài: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON.

I/ Mục tiêu:

 - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi ; nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng.

 - Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

 - Từ hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng, từ đó học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

II/ Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng phụ luyện đọc diễn cảm.

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13 Ngày soạn: 31/10/2009
 Ngày giảng:Thứ hai, 2/11/2009
Tập đọc - Tiết: 25
 Bài: người gác rừng tí hoN.
I/ Mục tiêu:
	- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi ; nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng.
	- Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
	- Từ hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng, từ đó học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ luyện đọc diễn cảm.
III/ Các hoạt động dạy học:
1,ổn định tổ chức.
2, Kiểm tra bài cũ: 
	- Học sinh đọc trả lời các câu hỏi về bài “Hành trình của bầy ong”.
3, Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. *Luyện đọc:
- Chia 3 đoạn:
- Tổ chức học sinh đọc nối tiếp đoạn.
+ Hướng dẫn học sinh đọc đúng câu hỏi, câu cảm, các tiếng, từ khó phát âm.
+ Giúp học sinh hiểu nghĩa từ khó.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài:
*Tìm hiểu bài:
+ Thoạt tiên phát hiện thấy những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất, bạn nhỏ thắc mắc thế nào?
+ Lần theo dấu chân, bạn nhỏ đã thấy những gì, nghe thấy những gì?
+ Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn nhỏ là người thông minh, dũng cảm?
+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt trộm gỗ?
+Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
- GV chốt lại:
* Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mỗi đoạn cần đọc với giọng như thế nào?
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Câu chuyện nói lên điều gì?
- 1học sinh đọc cả bài.
- 3 học sinh đọc nối tiếp 3 đoạn lần 1.
- rô bốt, ngoan cố, còng tay,...
-3 học sinh đọc nối tiếp lần 2,kết hợp giải nghĩa từ chú giải có trong đoạn.
- Luyện đọc nhóm 2.
- 1 cặp đọc lại cả bài.
- “Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào”
- Hơn chục cây gỗ to bị chặt thành từng khúc dài ; bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe.
- Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân để giải đáp .
- Vì bạn yêu rừng, sợ rừng bị phá.
- Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung; ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
- Học sinh tìm giọng đọc của bài.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm nhóm 2
- Học sinh thi đọc diễn cảm. 
* Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
3, Củng cố - Dăn dò:
	- GV hệ thống lại nội dung bài.
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
 -------------------------------------------------------------------
Toán - Tiết: 61.
 Bài: Luyện tập chung.
I/ Mục tiêu: 
Giúp học sinh:
	- Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
	- Bước đầu biết nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân. 
	- Củng cố về giải bài toán có lời văn liên quan đến đại lượng tỉ lệ.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ bài tập 3.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ. – Học sinh chữa bài tập 2.
2. Dạy bài mới .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Tổ chức học sinh làm bài cá nhân: 3 em lên bảng thực hiện chữa bài.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại qui tắc nhân nhẩm 1 số thập phân với 10; 100; 1000;....0,1; 0,01; 0,001; .....
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài. Tóm tắt bài toán, nêu cách giải.
- Cho học sinh tự làm bài, chữa bài.
- Dán bảng phụ, hướng dẫn học sinh thực hiện.
- Học sinh nhận xét:
 ( a + b) x c = a x c + b x c
hoặc a x c + b x c= ( a+b) x c.
Bài 1:
Kết quả:
 a, 404,91. b, 53,648. c, 163,774.
Bài 2:
a,78,29 x 10 =782,9. b, 265,307 x100= 26530,7
 78,29 x0,1 = 7,829 265,307 x0,01=2,65307
c, 0,68 x 10 = 6,8 0,68 x 0,1 = 0,068.
Bài 3: Bài giải:
 Giá tiền 1 kg đường là:
 38500 : 5 = 7700 (đồng)
 Số tiền mua 3,5kg đường là:
 7700 x 3,5 = 26950 (đồng)
 Mua 3,5 kg đường trả ít hơn mua 5kg đường (cùng loại) là: 38500 - 26950 = 11550(đồng)
 Đáp số: 11550 đồng.
Bài 4:
a, Học sinh thực hiện tính.
b, 9,3 x6,7 + 9,3 x 3,3 = 9,3 x ( 6,7 + 3,3)
 = 9,3 x 10 = 93.
 7,8 x 0,35 + 0,35 x 2,2 = 0,35 x (7,8 + 2,2)
 = 0,35 x 10 = 3,5.
3. Củng cố - Dặn dò:
	- GV nhắc lại nội dung bài.
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
 --------------------------------------------------------------
Chính tả (Nhớ- viết) - Tiết: 13
 Bài: hành trình của bầy ong.	
I/ Mục tiêu:
	- Nhớ viết đúng chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ cuối của bài thơ “Hành trình của bầy ong”. 
	- Ôn lại cách viết những từ ngữ có âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c.
II/ Đồ dùng daỵ học:
- GV: Bảng phụ; phiếu bài tập 2a.
III/ Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ.
2, Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài:
b, Hướng dẫn học sinh nhớ - viết:
- Mời 1-2 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
- Cho học sinh cả lớp nhẩm lại bài.
- Hai khổ thơ cuối bài nói lên điều gì?
- Giáo viên cho học sinh luyện viết những từ khó, dễ viết sai: rong ruổi, rù rì, nối liền, lặng thầm,
- Nêu cách trình bày bài thơ lục bát?
- Tổ chức cho hs nhớ viết bài.
- Hết thời gian y/ cầu học sinh soát bài.
- Giáo viên thu một số bài để chấm; nhận xét chung.
c,Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
- Tổ chức học sinh thảo luận nhóm 2. 
- Kết luận:
- Cho học sinh làm bài cá nhân: 1 em làm trên giấy A4- dán bảng chữa bài.
- GV nhận xét.
- 1, 2 em đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối.
- Cả lớp nhẩm lại bài thơ.
-Ca ngợi những phẩm chất đáng quý của bầy ong: Cần cù làm việc, tìm hoa
- 2 học sinh lên bảng viết, học sinh dưới lớp viết nháp.
- Câu 6 lùi vào 1 tiếng so với câu 8.
- Học sinh tự nhớ và viết bài.
- Học sinh soát lỗi.
Bài tập 2:
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Thảo luận nhóm- báo cáo kết quả.
+ lời giải:
a, củ sâm, sâm sẩm tối,xâm nhập, xâm lược,
b, rét buốt, con chuột,buộc tóc, cuốc đất
Bài tập 3:
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
Đàn bò vàng trên đồng cỏ xanh xanh, Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại.
3. Củng cố - Dặn dò:
	- GV chốt lại nội dung bài.
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
 -------------------------------------------------------------------------
Đạo đức - Tiết: 13
 Bài: Kính già yêu trẻ.
 ( Tiết 2)
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này, học sinh biết:
	- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội ; trẻ em có quyền được gia đình và cả XH quan tâm chăm sóc. 
	- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ.
	- Tôn trọng, yêu quí, thân thiện với người già, em nhỏ ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già, em nhỏ.
II/ Tài liệu và phương tiện.
III/ Các hoạt động dạy học.
1, Kiểm tra bài cũ: 
	- Cho học sinh nêu phần ghi nhớ của tiết 1.
2, Dạy bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài.
b,Hoạt động 1: Đóng vai ( bài tập 2, SGK)
*Mục tiêu: Học sinh biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống để thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên cho 3 tổ đóng vai 3 tình huống bài tập 2. Em sẽ làm gì trong các tình huống sau?
+Tổ 1: Trên đường đi học, thấy một em bé bị lạc, đang khóc tìm mẹ.
+Tổ 2: Thấy 2 em nhỏ đang đánh nhau để tranh giành đồ chơi.
+Tổ 3: Đang chơi cùng bạn thì có một cụ già đi đến hỏi đường.
- Nhận xét, kết luận:
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh thảo luận.
- Học sinh đóng vai theo tình huống đã được phân công.
+ Nên dừng lại dỗ em bé.....
+ Hướng dẫn các em cùng chơi chung....
+ Nếu biết đường, em dẫn đường cho cụ già....
- Các tổ khác thảo luận, nhận xét.
c,Hoạt động 2: Làm bài tập 3-4, sách giáo khoa.
* Mục tiêu: Học sinh biết được những tổ chức và những ngày dành cho người già, em nhỏ.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm 4 theo nội dung 2 bài tập 3- 4 SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên kết luận: 
- 1 học sinh đọcyêu cầu bài.
+ 1/10: ngày dành cho người cao tuổi.
+ 1/6: ngày dành cho trẻ em.
+ Hội người cao tuổi: T/chức dành cho người cao tuổi.
+ Đội TNTP HCM, sao nhi đồng: T/chức dành cho trẻ em.
d,Hoạt động 3: Tìm hiểu truyền thống “kính già, yêu trẻ”của địa phương, của dân tộc ta.
*Mục tiêu: Học sinh biết được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là luôn quan tâm, chăm sóc nười già, trẻ em.
*Cách tiến hành: 
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm 4 theo nội dung: Tìm các phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của địa phương và của dân tộc?
- Giáo viên kết luận: 
- Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Ngày tết, ngày TBLS 27/7, ngày thượng thọ...
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức nhân bản: luôn kính trọng người già, thương yêu em nhỏ.....
3. Củng cố - Dặn dò:
	- GV chốt lại nội dung bài.
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
 ----------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 1/11/2009
 Ngày giảng:Thứ ba, 3/11/2009
Toán - Tiết: 62.
 Bài: Luyện tập chung.
I/ Mục tiêu: 
	- Học sinh được củng cố về phép cộng, trừ, phép nhân các số thập phân, giải bài toán
	- Biết vận dụng tính chất nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân trong thực hành tính.
II/ Đồ dùng dạy học :
III/ Các hoạt động dạy học : 
1,ổn định tổ chức.
2, Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài 4. 
3,Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Tổ chức học sinh làm bài cá nhân: 2 học sinh lên bảng thực hiện, chữa bài.
- Tổ chức tương tự bài 1.
- Tổ chức học sinh làm bài cá nhân:
- 2 học sinh thực hiện vào bảng nhóm dán kết quả chữa bài.
- Gọi học sinh đọc đầu bài: Tóm tắt bài toán, giải bài toán
Bài 1:
a, 375,84 - 95,69 + 36,78 = 316,93.
b, 7,7 +7,3 x 7,4 = 7,7 +54,02 = 61,72.
Bài 2: Tính bằng 2 cách.
a,(6,75 + 3,25) x 4,2 = 10 x 4,2 = 4,2
 (6,75 + 3,25) x 4,2 = 6,75 x 4,2 +3,25 x 4,2 
 = 28,35 + 13,65 = 42.
b, (9,6 - 4,2) x 3,6 = 5,4 x 3,6 = 19,44.
 (9,6 - 4,2) x 3,6 = 9,6 x 3,6 - 4,2 x 3,6
 = 34,56 - 15,12 = 19,44.
Bài 3:
a, 0,12 x 400 = 0,12 x 100 x 4
 = (0,12 x 100) x 4 
 = 12 x 4 = 48.
 4,7 x 5,5 - 4,7 x 4,5 = 4,7 x (5,5 - 4,5)
 = 4,7 x 1 = 4,7 .
b, 5,4 x = 5,4 9,8 x = 6,2 9,8
 x = 1 x = 6,2
Bài 4:
 Bài giải:
Giá tiền 1 mét vải là:
 60000 : 4 = 15000(đồng).
6,8m vải nhiều hơn 4m vải là:
 6,8 - 4 = 2,8 (m).
 Mua 6,8m vải phải trả số tiền nhiều hơn mua 4m vảI cùng loại là:
 15000 x 2,8 = 42000(đồng)
 Đáp số: 42000đồng.
4. Củng cố - Dặn dò:
	- GV chốt lại nội dung bài.
	-  ... ợi của đá vôi.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm để thảo luận: 
+ Kể tên một số vùng núi đá vôi mà em biết? Nêu ích lợi của đá vôi?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Học sinh nhóm khác nhận xét,bổ sung.
- Giáo viên kết luận: 
- Thảo luận nhóm : Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm mình giới thiệu các thông tin và tranh ảnh về những vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và ích lợi của đá vôi.
+ Núi đá vôi Hương Tích (Hà Tây)
Bích Động (Ninh Bình), 
+ Đá vôi được dùng để lát đường, xây nhà, nung vôi, 
c, Hoạt động 2: Làm việc với vật mẫu. 
*Mục tiêu: Học sinh biết làm thí nghiệm hoặc quan sát để phát hiện một vài tính chất của đá vôi.
*Cách tiến hành:
-Cho học sinh thảo luận nhóm 4: Yêu cầu đọc mục thực hành, quan sát H.4,5,thực hiện thí nghiệm ; hoàn thành phiếu học tập.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên kết luận: 
- Đọc mục thực hành, quan sát H.4,5.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm thực hành theo hướng dẫn ở mục thực hành, sgk/ 55.
-Thư kí ghi vào phiếu học tập:
 Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Kết
 luận
1. Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội.
2. Nhỏ vài giọt giấm (hoặc a-xít loãng) lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội.
3, Củng cố - Dặn dò:
	- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác và sử dụng đá vôi?
	- GV nhắc lại nội dung bài.
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
 -----------------------------------------------------------------
Tập làm văn - Tiết: 26
 Bài: luyện tập tả người. 
 (Tả ngoại hình). 
I/ Mục tiêu:
	- Củng cố kiến thức về đoạn văn.
	- Học sinh viết được 1 đoạn văn tả ngoại hình của một người, em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ:
	- 2 học sinh đọc dàn ý: Tả một người mà em thường gặp.
2, Dạy bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn hoc sinh làm bài tập:
- Yêu cầu học sinh đọc lại dàn ý tả ngoại hình sẽ được chuyển thành đoạn văn.
- Mở bảng phụ viết gợi ý 4.
- Yêu cầu: Dựa vào phần tả ngoại hình nhân vật trong dàn ý đã chuẩn bị để viết đoạn văn.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Chấm điểm một số đoạn văn hay.
- 4 học sinh nối tiếp đọc đề bài và 4 gợi ý trong sách giáo khoa.
- 2học sinh đọc nội dung dàn ý đã chuẩn bị.
- 2 học sinh đọc nội dung bảng phụ.
- Viết đoạn văn.
- Một số học sinh nối tiếp đọc đoạn văn vừa viết.
3, Củng cố - Dặn dò:
	- GV nhắc lại nội dung bài.
	- HS về viết lại đoạn văn cho hay hơn. Chuẩn bị bài sau.
 ---------------------------------------------------------------
Lịch sử - Tiết: 13
 Bài: “thà hi sinh tất cả 
 chứ NHấT ĐịNH không chịu mất nước”.
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
	- Ngày 19-12-1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.
	- Tinh thần chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Phiếu học tập cho hoạt động 3.
III/ Các hoạt động dạy học:
1,Kiểm tra bài cũ:
 - Sau cách mạng tháng 8/45 nhân dân ta đã gặp những khó khăn gì?
 - Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm gì để diệt “ giặc đói, giặc dốt”?
2,Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
a,Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- Giáo viên giới thiệu bài.
- Nêu nhiệm vụ học tập.
b,Hoạt động 2: Làm việc cả lớp:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nguyên nhân vì sao nhân dân ta phải tiến hành kháng chiến toàn quốc?
+ Thống kê lại các sự kiện, nhận xét thái độ của thực dân Pháp?
+Tại sao ta phải tiến hành kháng chiến toàn quốc?
- Nhận xét, chốt ý đúng.
c,Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
- Giáo viên phát phiếu học tậpyêu cầu thảo luận nhóm 2:
+Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì?
+Tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của quân và dân Thủ đô Hà Nội thể hiện như thế nào?
+Đồng bào cả nước đã thể hiện tinh thần kháng chiến ra sao?
+Vì sao quân và dân ta lại có tinh thần quyết tâm như vậy?
-Giáo viên hướng dẫn giúp đỡ các nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Chốt lại:
- Theo dõi.
* Nguyên nhân:
- 23/11/46: Pháp đánh chiếm Hải Phòng.
- 17/12/46: Pháp bắn phá một số phố Hà Nội.
- 18/12/46: Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ.
-Thực dân Pháp quyết tâm xâm lược nước ta. Sau khi đánh chiếm Sài Gòn, chúng mở rộng xâm lược Nam Bộ, đánh chiếm Hải Phòng, Hà Nội.
- Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân dân ta không còn con đường nào khác buộc phải cầm súng
* Diễn biến:
- Quyết tâm chiến đấu giữ vững nền độc lập dân tộc, động viên khuyến khích nhân dân chiến đấu chống giặc
- Hà Nội nêu cao tấm gương “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Ròng rã suốt 60 ngày đêm ta đánh hơn 200 trận.
- Huế, rạng sáng 20-12-1946, quân và dân ta nhất tề vùng lên.
- Đà Nẵng, sáng ngày 20-12-1946, ta nổ súng tấn công địch.
- Các địa phương khác trong cả nước, cuộc chiến đấu chống quân xâm lược cũng diễn ra quyết liệt. 
* Kết quả: SGK-Tr.29
3, Củng cố - Dặn dò:
	- Em có suy nghĩ gì sau khi học xong bài này?.
	- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
 ---------------------------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp: 
 sơ kết tuần 13.
1.Đạo đức:
 - Học sinh ngoan, đoàn kết, lễ phép. 
 - Không có hiện tượng vi phạm đạo đức.
2, Học tập:
 - Chuyên cần 19/19.
 - Nhiều em tiến bộ rõ rệt trong học tập.
 - Có ý thức học bài và làm bài ở nhà, ở lớp.
 Tồn tại: Vẫn còn hiện tượng mất trật tự trong giờ học, đi học muộn.
3, Lao động:
 - Sới cỏ xung quanh trường: hoàn thành kế hoạch lao động, số lượng hs tham gia lao động 17/19.
4, Thể dục - vệ sinh:
 - Thể dục nhanh nhẹn.
 - Vệ sinh sạch sẽ.
5, Các hoạt động khác:
 - Thiếu khăn quàng đỏ, trang phục đầu tuần chưa đúng qui định.
6, Phương hướng tuần 14:
 - Thi đua học tập lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt nam 20/11.
 - Duy trì số lượng: 100% .
 - Nâng cao ý thức tự học ở lớp, ở nhà.
 - Tham gia tốt các hoạt động khác của Đội, Lao động.
 - Thực hiện an toàn giao thông, bảo vệ môi trường.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Thể dục: Tiết: 25
 Bài: động tác thăng bằng 
 trò chơi “ ai hanh và khéo hơn”.
I/ Mục tiêu:
- Học sinh được ôn 5 động tác: vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu tập đúng và liên hoàn các động tác. Học mới động tác thăng bằng.
- Ôn trò chơi" Ai nhanh và khéo hơn "Yêu cầu chủ động chơi để thể hiện tính đồng đội cao.
II/ Địa điểm - phương tiện : 
- Địa điểm: trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp :
Nội dung
ĐLượng
Phương pháp lên lớp
1, Phần mở đầu.
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến yêu cầu giờ học.
2, Phần cơ bản:
- Ôn 5 động tác của bài thể dục.
- Học động tác:Thăng bằng.
- Ôn 6 động tác thể dục 
- Chơi trò chơi: “ Ai nhanh và khéo hơn”.
3, Phần cơ bản:
6-10phút
18-22phút
2-3lần
5-6lần
7-8phút
5-6phút
4-6phút
- Học sinh tập hợp điểm số báo cáo.
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
- Khởi động: Chạy chậm theo vòng tròn trên địa hình tự nhiên, xoay các khớp gối, tay, ...
- Đội hình hàng ngang: giáo viên hô nhịp cho cả lớp tập.
- Giáo viên nêu tên động tác, làm mẫu 2 lần: vừa làm mẫu vừa phân tích động tác.
- Giáo viên hô chậm cho học sinh tập, tập riêng động tác của 2 chân, sau đó kết hợp với động tác tay, đầu, ngực.
- Chia tổ luyện tập: Tổ trưởng điều kiển tập, giáo viên quan sát chung.
- Giáo viên nêu tên trò chơi. Nhắc lại cách chơi và luật chơi.
- Tổ chức cho 1 nhóm chpơi thử sau đó cho cả lớp thi đua chơi.
- Học sinh tập hợp, thả lỏng.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài.
- Dăn dò: về ôn tập lại 6 động tác thể dục đã học.
 -------------------------------------------------------------
Thể dục: Tiết: 26
 Bài: động tác nhảy 
 trò chơi “chạy nhanh theo số”.
I/ Mục tiêu: 
- Học sinh được ôn 6 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu tập đúng và liên hoàn các động tác. Học mới động tác nhảy.
- Chơi trò chơi "Chạy nhanh theo số" Yêu cầu chủ động chơi để thể hiện tính đồng đội cao.
II/ Địa điểm - phương tiện : 
- Địa điểm: trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp :
Nội dung
ĐLượng
Phương pháp lên lớp
1, Phần mở đầu.
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến yêu cầu giờ học.
2, Phần cơ bản:
- Ôn 6 động tác của bài thể dục.
- Học động tác:Nhảy.
- Chơi trò chơi: “Chạy nhanh theo số”.
3, Phần cơ bản:
6-10phút
18-22phút
5-7phút
5-6lần
6-7phút
4-6phút
- Học sinh tập hợp điểm số báo cáo.
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
- Khởi động: Chạy chậm theo vòng tròn trên địa hình tự nhiên, xoay các khớp gối, tay, ...
- Đội hình hànn ngang: giáo viên hô nhịp cho cả lớp tập.
- Giáo viên nêu tên động tác, làm mẫu 2 lần: vừa làm mẫu vừa phân tích động tác.
- Giáo viên hô chậm cho học sinh tập. 
- Giáo viên hô cho học sinh tự tập 2-3 lần
- Chia tổ luyện tập: Tổ trưởng điều kiển tập, giáo viên quan sát chung.
- Giáo viên nêu tên trò chơi. Nhắc lại cách chơi và luật chơi.
- Tổ chức cho 1 nhóm chơi thử sau đó cho cả lớp thi đua chơi.
- Học sinh tập hợp, thả lỏng.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài.
- Dăn dò: về ôn tập lại 7 động tác thể dục đã học.
 -------------------------------------------------------------
 Kĩ thuật: Tiết: 13
 Bài: Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn.
I/ Mục tiêu:
- Biết cắt khâu thêu và nấu 1 món ăn tự chọn.
- Học sinh làm 1 sản phẩm khâu thêu hoặc nấu ăn.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Một số sản phẩm khâu thêu đã học.
HS: Kim chỉ, vải,... nguyên liệu nấu ăn tự chọn.
III/ Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra bài cũ.
2, Dạy bài mới:
Nội dung cơ bản
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
- Thực hành làm sản phẩm tự chọn
a, Giới thiệu bài:
b, Tổ chức học sinh thực hành làm sản phẩm tự chọn.
- Kiểm tra sự chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ thực hành của học sinh.
- Phân chia vị trí cho các nhóm thực hành.
- Giáo viên đến từng nhóm quan sát học sinh thực hành và giúp đỡ học sinh yếu.
- Học sinh thực hành nội dung tự chọn: Khâu thêu hoặc nấu ăn.
3: Củng cố – Dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Về học bài và chuẩn bị bài su.
 --------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTui 13.doc