Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 24

Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 24

LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ.

I/ Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê-đê, học sinh hiểu xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người đều phải sống, làm việc theo pháp luật.

II/ Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng phụ luyện đọc diễn cảm.

III/ Các họat động dạy học:

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần dạy học 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24 Ngày soạn: 30/1/2010
 Ngày giảng: Thứ 2, 1/2/2010
Tập đọc - Tiết: 47
 Bài: luật tục xưa của người ê-đê.
I/ Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê-đê, học sinh hiểu xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người đều phải sống, làm việc theo pháp luật.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ luyện đọc diễn cảm.
III/ Các họat động dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh đọc thuộc lòng và trả lời các câu hỏi bài: Chú đi tuần.
3.Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc:
- Chia đoạn: 3 đoạn.
+ Sửa phát âm, ngắt nghỉ, luyện đọc đúng từ khó.
+ Giải nghĩa từ: 
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài.
- Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
- Cho học sinh đọc đoạn Về các tội:
- Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội?
- Cho HS đọc đoạn Về cách xử phạt; Về tang chứng và nhân chứng:
- Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng?
- Hãy kể tên một số luật của nước ta mà em biết?
*, Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn học sinh thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- Tổ chức cho cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 1 của bài.
- Dán bảng phụ, giáo viên đọc mẫu.
* Bài văn nói lên điều gì?
- 1 học sinh đọc cả bài.
- 3 em đọc nối tiếp lần 1.
- luật tục xưa, Ê - đê,...
- 3 em khác đọc nối tiếp đoạn lần 2. kết hợp giải nghĩa từ chú giải có trong đoạn.
- Luyện đọc nhóm 2.
- 1 cặp đọc nối tiếp cả bài.
+ Để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng
+ Tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.
+ Các mức xử phạt rất công bằng: chuyện nhỏ thì xử nhẹ, chuyện lớn thì xử phạt nặng
+ Luật Giáo dục, Luật Phổ cập tiểu học, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, 
- 3 học sinh đọc nối tiếp bài.
- Luyện đọc nhóm 2.
- Thi đọc diễn cảm.
+ Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.Từ luật tục của người Ê-đê, ta hiểu xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người đều phải sống, làm việc theo pháp luật.
4, Củng cố - Dặn dò: 
	- Giáo viên chốt lại nội dung bài.
	- Học sinh về học bài và chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------------------------------
Toán - Tiết: 116
 Bài: luyện tập chung.
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS:
	- Hệ thống và củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
	- Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các họat động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ.
	- Nêu cách tích thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương?
2.Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài.
b,Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
- Gọi học sinh đọc đầu bài; nêu cách giải.
- Cho học sinh tự làm bài, chữa bài.
- Gọi học sinh nhắc lại qui tắc tính diện tích xung quanh, thể tích hình hộp chữ nhật.
- Cho học sinh tự làm bài, nêu kết quả.
- Gọi học sinh đọc đầu bài; quan sát hình vẽ nêu cách giải.
Bài 1. Bài giải.
Diện tích một mặt của hình lập phương đó là:
 2,5 x 2,5 = 6,25 ( cm)
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:
 6,25 x 6 = 37,5 ( cm)
 Thể tích của hình lập phương đó là:
 2,5 x 2,5 x 2,5 = 15,625 ( cm)
 Đáp số: 6,25 cm; 37,5 cm; 
 15,625 cm.
Bài 2:
HHCN
(1)
(2)
(3)
Chiều dài.
11cm
0,4m
Chiều rộng.
10cm
0,25m
Chiều cao.
6cm
0,9m
Diện tích mặt đáy.
110
0,1
.
Diện tích xung quanh.
252
1,17
.
Thể tích.
660
0,09
Bài 3: Bài giải.
 Thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật là:
 9 x 6 x 5 = 270 ()
Thể tích của khối gỗ hình lập phương cắt đi là:
 4 x 4 x 4 = 64 ()
 Thể tích phần gỗ còn lại là:
 270 - 64 = 206 ()
 Đáp số: 206 
3, Củng cố - Dặn dò.
	- GV nhắc lại nội dung bài.
	- HS về học bài. Chuẩn bị bài sau. 
---------------------------------------------------------------------------------------
Chính tả (nghe - viết) - Tiết: 24
 Bài: núi non hùng vĩ.
I/ Mục tiêu: 
- Nghe và viết đúng chính tả Núi non hùng vĩ. 
- Nắm chắc cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam (chú ý nhóm tên người và tên địa lí vùng dân tộc thiểu số). 
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các họat động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ.
	- 2 học sinh viết tên riêng trong đoạn “ Cửa gió Tùng Chinh”.
2,.Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh nghe - viết:
- Giáo viên đọc bài viết
+ Đoạn văn miêu tả những gì?
- Cho học sinh luyện viết 1 số từ khó dễ viết sai, tên địa lý:
- Lưu ý học sinh tư thế ngồi viết, cách trình bày bài.
- Đọc từng câu ngắn
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
c, Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
- Tổ chức học sinh làm bài cá nhân: Tìm các tên riêng trong đoạn thơ?
- Tổ chức học sinh giải đố theo nhóm, viết tên các nhân vật lịch sử vào giấy.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Học sinh theo dõi SGK.
- Miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta.
- Hoàng Liên Sơn, Phan - xi - păng,...
- Học sinh viết bài.
- Học sinh soát bài.
Bài 2.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Tên người, tên dân tộc: Đăm Săn, Y Sun, Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ-hao, Mơ-nông.
-Tên địa lí: Tây Nguyên, sông Ba.
Bài 3:
1, Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo,
2. Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ)
3. Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh)
4. Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn)
5. Lê thánh Tông (Lê Tư Thành)
3, Củng cố - Dặn dò.
- GV nhắc lại nội dung bài.
- HS về học bài. Chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức - Tiết: 24
 Bài: em yêu tổ quốc việt nam.
 (Tiết 2)
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Tổ quốc của em là Việt Nam ; Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
- Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam.
- Bảo vệ cảnh quan , môi trường là thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
II/ Tài liệu và phương tiện:
III/ Các họat động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ.
 - Học sinh nêu ghi nhớ tiết 1.
2.Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài: 
b, Hoạt động 1: Làm bài tập 1 - SGK
*Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về đất nước Việt Nam. 
* Cách tiến hành:
- Tổ chức thảo luận theo nhóm 4.
- Giao nhiệm vụ: Giới thiệu một sự kiện, một bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, nhân vật lịch sử liên quan đến một mốc thời gian hoặc một địa danh của Việt Nam đã nêu trong bài tập 1.
- Giáo viên kết luận: 
- Học sinh thảo luận theo hướng dẫn của giáo viên.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
c, Hoạt động 2: Đóng vai : Bài tập 3- sgk.
*Mục tiêu: HS biết thể hiện tình yêu quê hương, đất nước trong vai một hướng dẫn viên du lịch.
* Cách tiến hành:
- Cho học sinh thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu: đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với khách du lịch về một trong các chủ đề: văn hoá, kinh tế, lịch sử, danh lam thắng cảnh,
- Giáo viên nhận xét, khen các nhóm đóng vai tốt.
- Thảo luận nhóm; thống nhất các nội dung đóng vai.
- Đại diện các nhóm học sinh lên đóng vai. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
d, Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ, bài tập 4 - SGK
*Mục tiêu: Học sinh thể hiện sự hiểu biết và tình yêu quê hương, đất nước của mình qua tranh vẽ.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho học sinh trưng bày tranh theo tổ.
- Nhận xét chung.
- Học sinh trưng bày tranh đã vẽ, hoặc sưu tầm với nhiều chủ đề thể hiện sự hiểu biết và tình yêu quê hương đất nước của mình.
- Các tổ trưng bày tranh.
- Trao đổi thảo luận.
3, Củng cố - Dặn dò.
- GV nhắc lại nội dung ghi nhớ .
- HS về học bài. Chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: 31/1/2010
 Ngày giảng: Thứ 3, 2/2/2010 
Toán - Tiết: 117
 Bài: luyện tập chung.
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố về:
- Tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
- Tính thể tích hình lập phương, khối tạo thành từ các hình lập phương.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các họat động dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2, Kiểm tra bài cũ: 
- Viết công thức tính thể tích hình lập phương?
3, Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Gọi học sinh nêu yêu cầu và cách làm. 
- Giáo viên hướng dẫn HS làm bài.
- Cho học sinh làm bài cá nhân.
- Gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Cho học sinh làm vào vở. 1 học sinh làm vào bảng nhóm.
- Gọi học sinh treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Cho học sinh trao đổi nhóm 2 để tìm lời giải.
- Gọi đại diện 2 nhóm lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 1: Bài giải:
a, Nhận xét: 17,5% = 10% + 5% + 2,5%
 10% của 240 là 24
 5% của 240 là 12
 2,5% của 240 là 6
 Vậy: 17,5% của 240 là 42
b, Nhận xét: 35% = 30% + 5%
 10% của 520 là 52; 
 30% của 520 là 156;
 5% của 520 là 26;
 Vậy: 35% của 520 là 182.
Bài 2: Bài giải.
a, Tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé là . Như vậy, tỉ số % thể tích của hình lập phương lớn và thể tích của hình lập phương bé là:
 3 : 2 = 1,5
 1,5 = 150%
b, Thể tích của hình lập phương lớn là:
 64 x = 96 ()
 Đáp số: a, 150% ; b, 96 
Bài 3: Bài giải.
a, Hình bên có số hình lập phương nhỏ là:
 8 x 3 = 24 (hình lập phương nhỏ)
b, Mỗi hình lập phương (gồm 8 hình lập phương nhỏ) có diện tích toàn phần là:
 2 x 2 x 6 = 24 (cm)
 Diện tích toàn phần của cả khối hình là: 
 24 x 3 = 72 (cm)
 Diện tích không cần sơn của hình đã cho là:
 2 x 2 x 4 = 16 (cm)
 Diện tích cần sơn của hình đã cho là:
 72 - 16 = 56 (cm)
 Đáp số: a, 24 hình lập phương nhỏ 
 b, 56 cm
4, Củng cố - Dặn dò.
- GV nhắc lại nội dung bài.
- HS về học bài.Chuẩn bị bài sau.
 -------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu - Tiết: 47
 Bài: mở rộng vốn từ : Trật tự - an ninh.
I/ Mục tiêu:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trật tự, an ninh.
- Tích cực hoá vốn từ bằng c ...  cụ dùng điện sẽ bị hỏng.
- Cầu chì làm tránh được những sự cố nguy hiểm của điện; công tơ điện sẽ có năng lượng điện đã dùng....
c, Hoạt động 3: Thảo luận về tiết kiệm điện.
*Mục tiêu: Học sinh giải thích được lí do phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
* Cách tiến hành:
- Học sinh thảo luận theo cặp các câu hỏi :
+ Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm?
Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện?
- Gia đình em đã làm gì để tiết kiệm điện?
- Thảo luận nhóm 2 nêu kết quả.
- Điện không phải là nguồn năng lượng vô tận, nếu dùng điện quá tải sẽ làm hỏng nguồn sản sinh ra điện ...
- Chỉ dùng điện khi cần thiết.
3, Củng cố - Dặn dò:
- GV chốt lại nội dung bài.
- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn - Tiết: 48
 Bài: ôn tập về tả đồ vật. 
I/ Mục tiêu:
- Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của của bài văn tả đồ vật.
- Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật: Trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- GV: Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ.
- Đọc đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của 1 đồ vật gần gũi bài tập 2.
2. Dạy bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn học sinh luyện tập:
- Gợi ý cho học sinh chọn 1 trong 5 đề bài đã cho viết dàn ý.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh chọn đồ vật sẽ lập dàn ý, quan sát trước đồ vật đó.
- Cho 2 học sinh viết dàn ý trên bảng phụ.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung.
- Tổ chức học sinh làm miệng nhóm 2: Dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Bài 1:
- 1 học sinh đọc 5 đề bài sgk.
- Một số học sinh nói đề bài đã chọn.
- Học sinh đọc gợi ý 1 sgk.
- Học sinh viết nhanh dàn ý bài văn.
- 2 học sinh dán bài lên bảng lớp, trình bày.
- Học sinh tự sửa dàn ý bài viết của mình.
Bài 2:
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài; đọc gợi ý 2.
- Từng học sinh trình bày miệng dàn ý trong nhóm 2.
- Đại diện nhóm thi trình bày miệng dàn ý bài văn trước lớp.
3, Củng cố - Dặn dò:
- GV hệ thống lại nội dung bài.
- HS về viết lại bài văn cho hay hơn, chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------------------------------------
Lịch sử - Tiết: 24
 Bài: đường trường sơn.
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta.
- Chỉ phạm vi tuyến đường Trường Sơn trên bản đồ.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ.
- Tại sao Đảng và Chính Phủ ta quyết định xây dựng nhà máy cơ khí Hà Nội?
2. Dạy bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a, Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- Giáo viên giới thiệu nhiệm vụ của 2 miền Nam Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Nêu nhiệm vụ học tập.
b, Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
- Cho học sinh đọc sách giáo khoa và trình bày những nét chính về đường Trường Sơn.
- GV giới thiệu vị trí đường Trường Sơn trên bản đồ
+ Mục đích mở đường Trường Sơn là gì?
c, Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
- Chia thành 4 nhóm và cho các nhóm tìm hiểu
về những tấm gương tiêu biểu của bộ đội và thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn. 
- GV nhận xét, khen những nhóm thảo luận tốt.
d, Hoạt động 4: Làm việc theo nhóm.
+ Nêu ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước?
+ So sánh hai bức ảnh trong sgk, nhận xét về đường Trường Sơn qua hai thời kì lịch sử?
- GV chốt lại: Ngày nay đường Trường Sơn đã được mở rộng - đường Hồ Chí Minh.
- Đọc bài sgk; nêu một số nét về đường Trường Sơn.
- Chỉ đường Trường Sơn trên bản đồ.
- Chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệm vụ thống nhất đất nước
- Thảo luận nhóm.
- Kể về một số tấm gương bộ đội khác mà em sưu tầm được.
- Đường Trường Sơn đã góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
3, Củng cố - Dặn dò.
- GV hệ thống lại nội dung bài.
- HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp: Sơ kết tuần 24.
1, Đạo đức:
 - Học sinh ngoan, đoàn kết, lễ phép.
 - Không có hiện tượng vi phạm đạo đức.
2, Học tập:
 - Chuyên cần 19/19.
 - Đi học đúng giờ, đều, đầy đủ.
 - Nhiều em ý thức tự giác học tập tốt, có nhiều tiến bộ trong học tập.
 - Tồn tại: Mất trật tự trong giờ học vẫn còn, cần rút kinh nghiệm sửa đổi.
3, Lao động:
 - Nộp nứa: 2 cây nứa/ 1 học sinh. Có 14/19 học sinh đã nộp, hs tiếp tục nộp.
4, Thể dục - vệ sinh.
 - Thể dục nhanh nhẹn.
 - Vệ sinh sạch sẽ.
5, Các hoạt động khác:
 - Tham gia đầy đủ.
6, Phương hướng tuần 25:
 - Duy trì số lượng; Đảm bảo số lượng và ổn định tổ chức sau nghỉ tết ÂL.
 - Tích cực học bài ở nhà, ở lớp. Chuẩn bị KTĐKGHKII môn Toán.
 - Tham gia tốt các hoạt động khác của Đội, Lao động.
 - Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ.
 - Thực hiện an toàn giao thông, giữ vệ sinh môi trường.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thể dục: Tiết:47
 Bài: phối hợp chạy và bật nhảy.
 tRò CHƠI: “ qua cầu tiếp sức”.
I/ Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn phối hợp chạy-mang vác, bật cao. Học mới phối hợp chạy và bật nhảy. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác .
- Chơi trò chơi “Qua cầu tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi tương đối chủ động .
II/ Địa điểm và phương tiện:
- Địa đểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ.
- Phương tiện: 2-4 bóng chuyền.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Đlượng
Phương pháp lên lớp
1.Phần mở đầu.
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
2. Phần cơ bản.
- Ôn phối hợp chạy-mang vác 
- Ôn bật cao 
- Học phối hợp chạy và bật nhảy.
- Chơi trò chơi: 
“Qua cầu tiếp sức”.
3. Phần kết thúc.
6-10 phút
18-22 phút
6-8phút
2 đợt
9-11phút
3-4 phút
4-6phút
- Học sinh tập hợp, điểm số, báo cáo;
x x x x x 
x x x x x x
x x x x x
- Khởi động chạy nhẹ nhàng; ôn động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân, nhảy của bài thể dục phát triển chung.
- Chia tổ luyện tập do tổ trưởng điều khiển.
- Tập đồng loạt cả lớp theo lệnh của giáo viên giữa 2 đợt giáo viên có nhận xét.
- Giáo viên nêu tên, giải thích bài tập; làm mẫu chậm 1-2 lần; học sinh thực hiện chậm 2-3 lần.
- Giáo viên quan sát nhận xét chung.
- Giáo viên phổ biến cách chơi và qui định chơi. Cử học sinh đứng bảo hiểm.
- Chia học sinh thành 2 đội chơi chính thức.
- Học sinh tập hợp thả lỏng 
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài.
- Về nhà nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
 ------------------------------------------------------------
Thể dục: Tiết:48
 Bài: phối hợp chạy và bật nhảy
 trò chơi: chuyển nhanh, nhảy nhanh.
I/ Mục tiêu:
- Ôn phối hợp chạy và bật nhảy, chạy-mang vác. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tácnhưng đảm bảo an toàn .
- Chơi trò chơi “Chuyển nhanh , nhảy nhanh”. Yêu cầu biết và tham gia chơi tương đối chủ động.
II/ Địa điểm và phương tiện:
- Địa đểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ.
- Phương tiện: kẻ vạch, bóng chuyền.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Đlượng
Phương pháp lên lớp
1.Phần mở đầu.
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ,
yêu cầu bài học.
2. Phần cơ bản.
- Ôn chạy và bật nhảy 
- Học trò chơi “Chuyển nhanh , nhảy nhanh”. 
3. Phần kết thúc.
6-10 phút
18-22phút
5-6 phút
8-10 phút
4-6phút
- Tập hợp, điểm số, báo cáo.
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
- Chạy chậm thành vòng tròn, đứng lại: xoay các khớp cổ chân, gối, hông, tay, vai,....
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung. 
 2m
- Đội hình 2 hàng dọc: * *
 * * 
 * *
- Nhắc lại nội dung bài tập, cho hoc sinh luyện tập và tổ chức thi đua chơi giữa các đội.
- Nêu tên trò chơi, qui định chơi.
- Cho học sinh chơi thử 1 lần.
- Tổ chức cho học sinh chơi chính thức.
- Chia số học sinh thành 2 nhóm: chơi thử 1 lần. sau đó thi đấu 2 lần. tuyên dương đội thắng cuộc.
- Đi chậm, thả lỏng toàn thân, kết hợp hít thở sâu.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài.
- Về nhà tập các động tác tung và bắt bóng.
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
 -------------------------------------------------------------
Kĩ thuật: Tiết:22
 Bài: lắp xe ben.
I/ Mục tiêu:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
- Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ben.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Mẫu xe ben.
HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III/ Các họat động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Dạy bài mới.
Nội dung cơ bản
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1, Quy trình thực hiện:
a,Chọn các chi tiết:
b, Lắp từng bộ phận:
- Lắp khung sàn xe và các giá đỡ.
- Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ.
- Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau.
- Lắp trục bánh xe trước.
- Lắp ca bin:
c, Lắp ráp xe ben:
a,Giới thiệu bài.
b, Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- Để lắp dược xe ben, cần phải lắp mấy bộ phận?
c, Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thao tác kĩ thuật.
* Hướng dẫn chọn các chi tiết:
- Nhận xét, bổ sung:
* Hướng dẫn lắp từng bộ phận:
- Để lắp được khung sàn xe và các giá đỡ, cần chọn những chi tiết nào?
- Gọi 1 học sinh chọn những chi tiết để lắp sàn ca bin và các thanh đỡ.
- Gọi 1 học sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
- 1 học sinh lắp trục trong hệ thống.
- Gọi 1 học sinh lên lắp trục bánh xe trước.
- Gọi 1 học sinh lên lắp ca bin.
* Hướng dẫn học sinh lắp giáp xe ben theo các bước (sgk).
- Kiểm tra sản phẩm:
* Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- Quan sát mẫu ben đã lắp sẵn.
- 5 bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ; sàn ca bin.
- 1,2 học sinh lên bảng gọi tên và chọn từng loại chi tiết theo bảng trong sách giáo khoa.
- Quan sát hình 2:
- 1 học sinh lên bảng chọn các chi tiết; 1 học sinh lên lắp khung sàn xe.
- Quan sát hình 3:
- Quan sát hình 4:
- Quan sát hình 5.a
- Quan sát ình 5,b
- Quan sát hình 1.
- Kiểm tra mức độ nâng lên hạ xuống của thùng xe.
3. Củng cố – Dặn dò.
- Chốt lại nội dung bài.
- Về học bài. Chuẩn bị bài sau.
 ----------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTui 24.doc