Giáo án tuần 28 lớp 5

Giáo án tuần 28 lớp 5

Tiết 28 EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC ( Tiết 1 )

KTKN:86. SGK:40

I. MỤC TIÊU:

-Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hiệp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.

-Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hiệp Quốc đang làm việc tại nước ta.

*HSK,G: Kể được một số việc làm của các cơ quan Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam hoặc ở địa phương

*BVMT:Liên hệ: Một số hoạt động của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam và trên thế giới.

 

doc 41 trang Người đăng nkhien Lượt xem 998Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tuần 28 lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28 Ngày tháng năm 2010
ÑAÏO ÑÖÙC
Tiết 28 EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC ( Tiết 1 )
KTKN:86. SGK:40
I. MỤC TIÊU:
-Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về tổ chức Liên Hiệp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
-Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hiệp Quốc đang làm việc tại nước ta.
*HSK,G: Kể được một số việc làm của các cơ quan Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam hoặc ở địa phương
*BVMT:Liên hệ: Một số hoạt động của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam và trên thế giới.
II.CHUẨN BỊ:
- Ảnh trong bài.
- Sưu tầm tranh, ảnh, bài báo về các hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan của Liên Hợp Quốc ở địa phương và ở Việt Nam. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra nhận thức của HS về giá trị của hòa bình và những việc làm để bảo vệ hòa bình. 
Nhận xét,đánh giá
@ Dạy bài mới:
1/ Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 40 - 41, SGK).
* Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về Liên Hợp Quốc và quan hệ của Việt Nam với tổ chức này.
 * Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 40 - 41 và hỏi: Ngoài những thông tin trong SGK, em còn biết thêm gì về tổ chức Liên Hợp Quốc?
- GV giới thiệu thêm một số tranh, ảnh về các hoạt động của Liên Hợp Quốc ở các nước, ở Việt Nam và địa phương. Sau đó, cho HS thảo luận hai câu hỏi ở trang 41, SGK.
- GV kết luận: 
+ Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay.
+ Từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hòa bình, công bằng và tiến bộ xã hội.
+ Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc.
2/ Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (bài tập 1, SGK).
* Mục tiêu: HS có nhận thức đúng về tổ chức Liên Hợp Quốc. 
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong bài tập 1.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận: 
+ Các ý kiến (c), (d) là đúng.
+ Các ý kiến (a), (b), (đ) là sai.
- GV yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
@ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà tìm hiểu về tên một vài cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam; về một vài hoạt động của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam và ở địa phương; Sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo nói về các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc trên thế giới.
HS trình bày: Hòa bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mọi người. Song để có được hòa bình, mỗi người chúng ta cần phải thể hiện tinh thần hòa bình trong cách sống và ứng xử hằng ngày; đồng thời cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS quan sát.
- HS quan sát tranh, ảnh và thảo luận.
- Các nhóm HS thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày về một ý kiến, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
 Duyệt:
-------------------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN 28 Ngày tháng năm 2010
TOAÙN 
Tiết 136 LUYỆN TẬP CHUNG 
KTKN: 75. SGK: 144
I. MỤC TIÊU:
-Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
-Biết đổi đơn vị đo thời gian
-BT cần làm : 1,2.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính vận tốc, quãng đường và thời gian của một chuyển động đều.
@ Dạy bài mới:
Giới thiệu bài,ghi tên bài
* Bài 1: 
- GV cho HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài toán. 
- GV hướng dẫn HS: Thực chất bài toán yêu cầu so sánh vận tốc của ô tô và xe máy.
- GV cho HS tự làm bài. Sau đó, GV chữa bài.
* Bài 2: GV hướng dẫn HS tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là m/phút. GV cho HS tự làm bài và chữa bài.
* Bài 3: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài toán. GV hướng dẫn HS đổi đơn vị.
- GV cho HS thi đua giải bài toán, sau đó GV chữa bài.
* Bài 4: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Củng cố,dặn dò:
GV chốt lại bài
Nhận xét
Dặn CBBS
HS trình bày:
 v = s : t
 s = v x t
 t = s : v
Trong đó : v là vận tốc, s là quãng đường, t là thời gian.
- Làm vở: theo cặp
Bài giải
4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
 Mỗi giờ ô tô đi được là:
135 : 3 = 45 (km)
 Mỗi giờ xe máy đi được là:
135 : 4,5 = 30 (km)
Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là:
45 – 30 = 15 (km)
Đáp số: 15 km
- Vở nháp: nhóm 2
Bài giải
1250 : 2 = 625 (m/phút)
1 giờ = 60 phút
Một giờ xe máy đi được là:
625 x 60 = 37500 (m)
37500 m = 37,5 km
Vận tốc của xe máy là: 37,5 km/giờ
Đáp số: 37,5 km/giờ
- KKHSK,G:Bài giải
15,75 km = 15750 m
1 giờ 45 phút = 105 phút
Vận tốc của xe ngựa là:
15750 : 105 = 150 (m/phút)
Đáp số: 150 m/phút
- KKHSK,G:
Bài giải
72 km/giờ = 72000 m/giờ
Thời gian để cá heo bơi 2400 m là: 
2400 : 72000 = (giờ)
 giờ = 60 phút x = 2 (phút)
Đáp số: 2 phút
Duyệt:
-------------------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN 28 Ngày tháng năm 2010
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
TIEÁT 1
KTKN: 43. SGK:100
I. MỤC TIÊU:
-Ñoïc troâi chaûy, löu loaùt baøi taäp ñoïc ñaõ hoïc; toác ñoä khoaûng 115 tieáng/ phuùt; bieát ñoïc dieãn caûm ñoaïn thô, đoạn văn; thuoäc 4-5 baøi thô(đoạn thơ), đoạn văn deã nhôù; hieåu nội dung chính, yù nghóa cô baûn cuûa baøi thô, baøi vaên.
-Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).
*HSK,G: đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật ,biết nhấn giọng những từ ngữ ,hình ảnh mang tính nghệ thuật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 5, tập hai.
- Bảng phụ kẻ bảng tổng kết ở BT2.
- Bốn, năm tờ phiếu viết nội dung của BT2.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt của HS giữa học kì II.
- Giới thiệu MĐ, YC của tiết học.
2. Kiểm tra TĐ và HTL (khoảng 1/5 số HS trong lớp)
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài. 
- GV yêu cầu HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc; cho điểm.
3. Bài tập 2:
- GV cho một HS đọc yêu cầu của bài.
- GV dán lên bảng lớp tờ giấy đã viết bảng tổng kết; GV hướng dẫn: BT yêu cầu các em phải tìm ví dụ minh họa cho từng kiểu câu (câu đơn và câu ghép). Cụ thể :
+ Câu đơn: 1 VD.
+ Câu ghép: Câu ghép không dùng từ nối: 1 VD / Câu ghép dùng từ nối: Câu ghép dùng QHT (1VD) - Câu ghép dùng cặp từ hô ứng (1VD).
- GV phát bảng nhóm cho 4 – 5 HS.
- GV cho HS tiếp nối nhau nêu ví dụ minh họa lần lượt cho từng kiểu câu (câu đơn g câu ghép không dùng từ nối g câu ghép dùng QHT g câu ghép dùng cặp từ hô ứng). GV nhận xét nhanh.
- GV yêu cầu những HS làm bài trên bảng nhóm dán bài lên bảng lớp, trình bày. GV nhận xét. 
3/ Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS chưa kiểm tra tập đọc; HTL hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
- HS bốc thăm và thực hiện theo yêu cầu. 
- HS trả lời.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS nhìn lên bảng, lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS làm bài cá nhân.
- HS tiếp nối nhau nêu ví dụ minh họa:
Các kiểu cấu tạo câu
+ Câu đơn: 
- Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.
- Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã rất thích ngắm tranh làng Hồ.
+ Câu ghép không dùng từ nối:
- Lòng sông rộng, nước xanh trong.
- Mây bay, gió thổi.
+ Câu ghép dùng QHT:
- Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát.
- Vì trời nắng to, lại không mưa đã lâu nên cỏ cây héo rũ.
+ Câu ghép dùng cặp từ hô ứng:
- Nắng vừa nhạt, sương đã buông xuống mặt biển.
- Trời chưa hừng sáng, nông dân đã ra đồng.
 Duyệt:
-------------------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN 28 Ngày tháng năm 2010
LÒCH SÖÛ
Tieát 28 TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP 
KTKN: 108.SGK:55
I. MỤC TIÊU:
-Biết ngày 30-4-1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất:
+Ngày 26-4-1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền Sài Gòn trong thành phố.
+Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, nội các Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ảnh tư liệu về đại thắng mùa xuân 1975.- Lược đồ để chỉ các địa danh ở miền Nam được giải phóng năm 1975.- Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Kiểm tra bài cũ:
- Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được kí kết vào thời gian nào?
- Nội dung chính của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam.
- Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri.
 -Nhận xét
@ Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Sau Hiệp định Pa-ri, trên chiến trường miền Nam, thế và lực của ta ngày càng hơn hẳn kẻ thù. Đầu năm 1975, khi thời cơ xuất hiện, Đảng ta quyết định tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, bắt đầu từ ngày 4-3-1975. Sau 30 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quân dân ta đã giải phóng toàn bộ Tây Nguyên và cả dải đất miền Trung (kết hợp sử dụng lược đồ). Đến 17 giờ ngày 26-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử nhằm giải phóng Sài Gòn bắt đầu. Ghi bảng
- GV nêu các nhiệm vụ học tập:
+ Thuật lại sự kiện tiêu biểu của chiến dịch giải phóng Sài Gòn.
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30-4-1975.
2. Hoạt động 1:
- GV nêu câu hỏi: Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diễn ra như thế nào?
- GV tường thuật sự kiện này và nêu câu hỏi cho HS: Sự kiện quân ta tiến vào Dinh Độc Lập thể hiện điều gì?
3. Hoạt động 2:
- GV cho HS tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30-4-1975.
- GV nêu câu hỏi cho các nhóm HS thảo luận và rút ra kết luận:
+ Là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc (như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ).
+ Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh.
+ Từ đây, hai miền Nam, Bắc được thống nhất.
4. Hoạt động 3:
- GV nêu lại nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- GV yêu cầu HS kể lại về con người, sự việc trong đại thắng mùa xuân 1975 (gắn với quê hương).
5. Củng cố và dặn dò:
GV nêu rõ những nội dung cần nắm. Nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của của chiến thắng ngày 30-4-1975. Dặn HS về nhà xem trước bài “Hoàn thành thống nhất đất nước”.
 - Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được kí kết vào ngày 27-01-1973 tại ... c điểm chung về sự sinh sản của côn trùng.
- Vận dụng những hiểu biết về dòng đời của ruồi và gián để có biện pháp để tiêu diệt chúng.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: 
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn trong SGK. Cử thư kí ghi kết quả thảo luận nhóm theo mẫu sau:
Ruồi
Gián
So sánh chu trình sinh sản :
- Giống nhau
- Khác nhau
Nơi đẻ trứng
Cách tiêu diệt
Bước 2:
- GV mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV chữa bài. 
4/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà chuẩn bị trước bài “Sự sinh sản của ếch”.
 HS trả lời:
- Đa số động vật chia thành hai giống: đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.
- Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.
- Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của bố và mẹ.
Làm việc theo nhóm.
HS quan sát các hình trong SGK, mô tả và thảo luận các câu hỏi.
Làm việc cả lớp.
- Từng nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung:
+ Hình 1: Trứng (thường được đẻ vào đầu hè, sau 6 – 8 ngày, trứng nở thành sâu).
+ Hình 2a, 2b, 2c: Sâu (sâu ăn lá lớn dần cho đến khi da ngoài trở nên quá chật, chúng lột xác và lớp da mới hình thành. Khoảng 30 ngày sau, sâu ngừng ăn).
+ Hình 3: Nhộng (sâu leo lên tường, hàng rào hay bậu cửa. Vỏ sâu nứt ra và chúng biến thành nhộng).
+ Hình 4: Bướm (trong vòng 2, 3 tuần, một con bướm nhăn nheo chui ra khỏi kén. Tiếp đến bướm xòe rộng đôi cánh cho khô rồi bay đi).
+ Hình 5: Bướm cải đẻ trứng vào lá rau cải, bắp cải hay súp lơ.
Làm việc theo nhóm.
Các nhóm làm bài tập theo sự điều khiển của nhóm trưởng.
Làm việc cả lớp.
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung:
Ruồi
Gián
So sánh chu trình sinh sản:
- Giống nhau
- Khác nhau
Đẻ trứng
Trứng nở ra dòi (ấu trùng). Dòi hoa nhộng. Nhộng nở ra ruồi.
Đẻ trứng
Trứng nở thành gián con mà không qua các giai đoạn trung gian.
Nơi đẻ trứng
Nơi có phân, rác thải, xác chết động vật,
Xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo,
Cách tiêu diệt
- Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi,
- Phun thuốc diệt ruồi.
- Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà bếp,nhà vệ sinh, nơi để rác, tủ bếp, tủ quần áo,
- Phun thuốc diệt gián.
Duyệt:
-------------------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng
KÓ THUAÄT
Tieát 28) AN TOÀN ĐIỆN (SGK/98)
I. MỤC TIÊU:
HS cần phải:
- Biết được nguyên nhân gây ra tai nạn về điện.
- Biết cách sử dụng điện an toàn.
- Có ý thức thực hiện các biện pháp an toàn điện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số tranh ảnh minh họa về các hiện tượng bị điện giật.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu HS nêu các bước lắp mạch điện đơn giản.
@ Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
2/ Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp an toàn khi sử dụng điện
- GV giới thiệu cho HS biết tai nạn về điện giật thường xảy ra ở điện thế 36V trở lên. Khi con người và vật mang điện tạo thành mạch kín thì sẽ có dòng điện chạy qua người, vì vậy người trở thành vật dẫn điện.
- GV gọi 1 – 2 HS trả lời câu hỏi trong SGK. 
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV giới thiệu tranh minh họa những tai nạn bị điện giật. 
- GV nêu sự nguy hiểm khi không hiểu biết các biện pháp an toàn điện.
- GV đặt câu hỏi: Để sử dụng điện được an toàn, em cần phải lưu ý những điểm nào ?
- GV nhắc lại những điểm cần tránh nêu trong SGK và nhấn mạnh những điểm HS rất dễ mắc phải:
+ Không cầm các vật bằng kim loại cắm vào ổ lấy điện.
+ Tránh chơi dưới đường dây cao áp.
+ Khi trời dông bão không được ra ngoài đường đề phòng dây điện bị đứt rơi xuống đất.
3/ Hoạt động 2: Tìm hiểu một số biện pháp xử lí khi gặp người bị điện giật
- GV đặt câu hỏi: Khi gặp người bị điện giật em sẽ xử lí như thế nào ?
- GV gọi 1 – 2 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV tóm tắt lại 3 biện pháp xử lí khi gặp người bị điện giật theo SGK.
- GV nhận xét và tóm tắt nội dung bài học.
4/ Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập
- GV dựa vào nội dung, mục tiêu bài học để đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm vào các phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nêu đáp án bài tập để HS đối chiếu và tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS.
5/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS, nhận thức kiến thức về an toàn điện để từ đó biết cách phòng tránh tai nạn điện.
- GV nhắc HS đọc trước bài mới và chuẩn bị bộ lắp ghép mô hình điện để học bài “Lắp mạch điện nối tiếp”.
HS trình bày: 
- Lắp cầu chì, công tắc, bóng đèn điện, pin vào đúng vị trí trên tấm đế.
- Dùng dây dẫn điện nối các thiết bị điện để được mạch điện hoàn chỉnh.
- Kiểm tra kĩ cách lắp mạch điện trước khi đóng công tắc.
- HS lắng nghe.
- 1 – 2 HS trả lời: Những đồ dùng điện ở gia đình gồm: quạt điện, tủ lạnh, ti vi,
- HS quan sát tranh minh họa.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: 
+ Không chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần hoặc dây có phần cách điện bị hở.
+ Không cầm các vật bằng kim loại cắm vào ổ lấy điện.
+ Không phơi áo, quần lên dây điện.
+ Phải thường xuyên kiểm tra dụng cụ dùng điện để tránh trường hợp bộ phận cách điện bị hỏng, điện truyền ra vỏ.
+ Không chơi dưới đường dây điện cao áp. Đối với trường hợp này tuy chưa chạm trực tiếp vào dây, nhưng với một khoảng cách nào đó, điện phóng qua không khí làm giật ngã hoặc đốt cháy cơ thể.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- 1 – 2 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung: Khi gặp người bị điện giật, không được chạm vào nạn nhân mà phải tìm cách giải thoát nạn nhân ra khỏi nguồn điện và báo cho người lớn biết để cấp cứu.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài tập.
- HS đối chiếu và tự đánh giá kết quả học tập của mình.
___________________________________
TUẦN 28 Ngày tháng năm 2010
TOAÙN
Tieát 140 ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ 
KTKN: 75.SGK:148
I. MỤC TIÊU:
-Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không củng mẫu số.
*BT cần làm : 1,2,3 ( a,b ) ,4.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Dạy bài mới:
* Bài 1: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
* Bài 2: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
* Bài 3: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
* Bài 4: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
* Bài 5: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
*Củng cố,dặn dò:
-GV chốt lại bài
-Nhận xét
-Dặn CBBS
- Miệng:
a) H1: 1/3
 H2: 2/5
 H3: 5/8
 H4: 3/8
b) H1: 1
 H2: 2
 H3: 3
 H4: 4
- Làm vở:
 = ; = ; = ; = ; 
 = 
- Vở nháp:
a) = = 
 = = 
b) = = 
c) = 
 = 
 = 
- Nhóm 4:
 > 
 = = g = 
 = = 
 = = g > (vì > )
- Bảng lớp: KKHSK,G.
Trên hình vẽ ta thấy đoạn thẳng từ vạch 0 đến vạch 1 được chia thành 6 phần bằng nhau, vạch ứng với phân số , vạch ứng với phân số , vạch ở giữa và ứng với phân số hoặc phân số . Vậy phân số thích hợp để viết vào vạch ở giữa và trên tia số là và .
Duyệt:
-------------------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN 28 Ngày tháng năm 2010
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
TIEÁT 7
KIỂM TRA
ĐỌC - HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU
(Thời gian làm bài khoảng 30 phút)
Kiểm tra (Đọc) theo möùc ñoä cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKII ( nêu ở tiết 
1, Ôn tập).
KTKN: 44. SGK:103
TUẦN 28 Ngày tháng năm 2010
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
TIEÁT 8
KIỂM TRA
TẬP LÀM VĂN
(Thời gian làm bài khoảng 40 phút)
Kiểm tra (Viết) theo möùc ñoä cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKII
Nghe vieát ñuùng baøi CT (toác ñoä vieát khoaûng 100 chöõ/ 15 phuùt, khoâng maéc quaù 5 loãi trong baøi; trình baøi ñuùng hình thöùc baøi thô (vaên xuoâi).
KTKN:44.SGK:106
MÓ THUAÄT
(Tieát 28) Vẽ theo mẫu
 MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU (Vẽ màu)
(SGK/85)
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu đặc điểm của mẫu về hình dáng, màu sắc và cách sắp xếp.
- HS biết cách vẽ và vẽ được mẫu có hai hoặc ba vật mẫu.
- HS yêu thích vẽ đẹp của tranh tĩnh vật.
II. CHUẨN BỊ:
- Chuẩn bị hai mẫu vẽ khác nhau (hình dáng, màu sắc).
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, giấy màu, hồ dán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài:
GV lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung.
2. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
GV cùng HS bày mẫu chung hoặc cho HS tự bày mẫu vẽ theo nhóm để tìm ra cách bày mẫu hợp lí, sau đó gợi ý HS nhận xét về:
- Tỉ lệ chung của mẫu vẽ.
- Vị trí của lọ, quả (ở trước, ở sau, che khuất nhau,)
- Hình dáng, đặc điểm của lọ, hoa, quả (cao thấp, to nhỏ).
- Độ đậm nhạt và màu sắc của lọ, hoa, quả.
3. Hoạt động 2: Cách vẽ 
- GV hướng dẫn HS:
+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình chung.
+ Quan sát mẫu, ước lượng và phác khung hình của lọ, hoa, quả (yêu cầu HS so sánh chiều ngang, chiều dọc để có tỉ lệ đúng).
+ Tìm tỉ lệ bộ phận của lọ, hoa, quả.
+ Vẽ phác hình từng vật mẫu bằng các nét thẳng.
+ Nhìn mẫu vẽ chi tiết cho rõ đặc điểm của mẫu.
+ Xác định các bảng màu, đậm nhạt ở mẫu và vẽ màu theo cảm nhận riêng.
- GV vẽ lên bảng theo mẫu đã bày hoặc cho HS xem hình gợi ý cách vẽ ở SGK để hiểu rõ hơn cách tiến hành bài vẽ.
4. Hoạt động 3: Thực hành
- GV cho HS vẽ màu hoặc cắt, xé dán bằng giấy màu.
- GV quan sát lớp, hướng dẫn HS:
+ Quan sát tìm ra đặc điểm của mẫu: hình dáng, tỉ lệ.
+ Ước lượng tỉ lệ của khung hình chung và khung hình của từng vật mẫu.
- GV gợi ý, hướng dẫn bổ sung cho từng HS về:
+ Cách vẽ khung hình, ước lượng tỉ lệ bộ phận, cách vẽ hình,
+ Tìm mảng đậm nhạt và vẽ màu.
5. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp rồi gợi ý để HS nhận xét về: 
+ Bố cục (hình vẽ cân đối hay không cân đối với phần giấy).
+ Hình vẽ (rõ đặc điểm, sát mẫu về tỉ lệ chung và tỉ lệ bộ phận).
+ Cách vẽ chì hoặc vẽ màu hay xé giấy dán (có đậm, có nhạt).
- GV yêu cầu HS xếp loại bài theo cảm nhận riêng.
- GV nhận xét bổ sung, điều chỉnh xếp loại và động viên chung cả lớp.
6. Dặn dò:
- Sưu tầm tranh, ảnh về lễ hội.
- Chuẩn bị nặn đất cho bài học sau.
- HS lắng nghe.
- HS bày mẫu vẽ, quan sát và nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS xem hình vẽ, chuẩn bị vẽ.
- HS tiến hành vẽ; cắt, xé dán hình.
- HS chọn bài và nhận xét, đánh giá.
- HS xếp loại bài vẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L5 T 28.doc