Giáo án tuần 33 - Trần Văn Sáu

Giáo án tuần 33 - Trần Văn Sáu

TẬP ĐỌC

Tiết 65 : Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

I.Mục đích yêu cầu :

-Luyện đọc, hỗ trợ đọc đúng các từ có phụ âm cuối n-ng, c-t: có quyền, khuyết tật, tàn tật, bản sắc, rèn luyện. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Đọc với giọng thông báo rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ chú giải trong bài, hiểu nghĩa từng điều luật.

-Hiểu Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, qui địng bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội.

- Giáo dục các em ý thức biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

 

doc 27 trang Người đăng nkhien Lượt xem 907Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tuần 33 - Trần Văn Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày tháng năm 20
TẬP ĐỌC
Tiết 65 : Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
I.Mục đích yêu cầu :
-Luyện đọc, hỗ trợ đọc đúng các từ có phụ âm cuối n-ng, c-t: có quyền, khuyết tật, tàn tật, bản sắc, rèn luyện. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Đọc với giọng thông báo rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ chú giải trong bài, hiểu nghĩa từng điều luật.
-Hiểu Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, qui địng bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội. 
- Giáo dục các em ý thức biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
II. Đồ dùng dạy - học : Tranh minh hoạ trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. Bài cũ : 4 HS đọc bài “Những cánh buồm” 
 2. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Hoat động1: Luyện đọc
Mt: Đọc đúng các từ có phụ âm cuối n - ng, c - t:
- GV gọi 1 HS khá đọc bài .
- Giáo viên chia đoạn đọc : 4 đoạn. Mỗi điều luật là một đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn .
+ Lần1: Theo dõi, sửa phát âm sai cho học sinh. Kết hợp rèn đọc từ khó: quyền, khuyết tật, tàn tật, bản sắc, rèn luyện
+ Lần 2: Giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong phần giải nghĩa từ: SGK.
- Gọi 1 HS đọc lại bài .
-GV đọc mẫu cả bài : Đọc với giọng thông báo rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục. Nhấn giọng ở tên của điều luật.
- Cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
- 4 học sinh nối tiếp đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm theo.
-1 HS đọc chú giải SGK.
- 1 HS đọc lớp lắng nghe.
+ HS lắng nghe .
Hoạt động2 :Tìm hiểu bài.
Mt: Hiểu Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, qui địng bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội. 
-Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
(?)Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam?(Điều 15, 16, 17.)
(?)Hãy đặt tên cho mỗi điều luật nói trên?
 - Điều 15:Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.
 - Điều 16: Quyền học tập của trẻ.
 - Điều 17: quyền vui chơi giải trí của trẻ em.
(?)Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em?( Điều 21.)
(?)Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện? 
 - Học sinh tự đọc lại 5 bổn phận, tự liên hệ và phát biểu.
(?)Bài trích luật giúp ta hiểu được gì?
Ý nghĩa: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, qui định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội. 
- Gọi HS nhắc lại .
- 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm theo, 1 học sinh trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 học sinh trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung, nhắc lại.
- 1 học sinh trả lời. Lớp nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe và nhắc lại.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm .
Mt: Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Đọc với giọng thông báo rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục.
- Gọi HS nêu lại cách đọc 4 điều luật.
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc. Chú ý đọc từng điều luật .
- HS luyện đọc theo nhóm 2 .
- Gọi HS thi đọc đúng rõ từng điều luật.
- Nhận xét và tuyên dương - Ghi điểm cho HS.
- 1 học sinh nêu.
- Lớp theo dõi.
- Các nhóm đọc .
-Đại diện nhóm đọc.HS nhận xét.
3.Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học. Về nhà luyện đọc thêm, chuẩn bị bài: Sang năm con lên bảy. 
TOÁN
Tiết 161 : Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình
I. Mục tiêu: 
-Giúp học sinh củng cố kiến thức và rèn kĩ năng tính diện tích, thể tích một số hình đã học. 
- Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. 
IICác hoạt động dạy và học 
1.Bài cũ :2 hs lên bảng tính Sxq, Stp, V hình HCN có a= 4,5m, b=3m, c= 2,5m
2.. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề.
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức về hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Mt: củng cố kiến thức tính diện tích, thể tích một số hình đã học. 
- Giáo viên lần lượt vẽ hình lên bảng. Học sinh nêu các yếu tố, nêu công thức tính diện tích, thể tích từng hình
- Học sinh nêu các yếu tố, công thức tính S, V từng hình 
Hoạt động 2: Luyện tập 
Mt: Củng cố kiến thức và rèn kĩ năng tính diện tích, thể tích một số hình đã học. 
Bài 1:Gọi HS đọc đề, xác định đề, tóm tắt, giải bài. 1 học sinh lên bảng thực hiện, cho cả lớp làm vào vở .
Diện tích xung quanh phòng học làø : ( 6 + 4,5) 2 4 = 84 ( m2)
Diện tích trần nhà : 6 4,5 = 27 ( m2)
Diện tích cần quét vôi là : 84 + 27 – 8,5 = 102,5 ( m2) 
Đáp số : 106,5 m2 
GV chốt lại cách tính S xq hình hợp chữ nhật
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài toán. HS thảo luận nhóm đôi, nêu cách giải và làm bài
- Gọi 1 HS giải trên bảng, lớp cùng thực hiện, nhận xét sửa bài. 
a.Thể tích cái hộp hình LP là:10 10 10 = 1000 ( cm3 )
b. Diện tích giấy màu cần dùng chính là diện tích toàn phần của hình lập phương: 10 10 6 = 600 ( cm2 )
 Đáp số : a. 1000 cm3 ; b. 600 cm2 
Bài 3: HS đọc đề, xác định đề, 3 học sinh làm vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở sau đó nhận xét, sửa bài.
Thể tích bể là: 2 1,5 = 3 ( m3 )
Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là: 3 : 0,5 = 6 (giơ)ø
 Đáp số : 6 giờ
-HS đọc đề, 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm bài vào vở sau đó nhận xét, sửa bài.
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài toán. HS thảo luận nhóm đôi, nêu cách giải và làm bài
-HS đọc đề, xác định đề, 3 học sinh làm vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở sau đó nhận xét, sửa bài của 3 HS sau khi treo bảng phụ bài làm
3.Củng cố Dặn dò: Nhận xét tiết học. Về nhà làm bài, chuẩn bị bài Luyện tập .
ĐẠO ĐỨC
Tuần 33 : Tìm hiểu địa phương: Tìm hiểu về UBND xã
I. Mục tiêu:
-Giúp HS tìm hiểu về một số phong tục, tập quán của địa phương nơi mình đang học tập và sinh sống.
- HS biết yêu quý địa phương mình bằng những hành vi và việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng của mình.
- HS có ý thức và tinh thần tự giác góp sức nhỏ bé của mình xây dựng và bảo vệ địa phương.
II. Đồ dùng dạy học : Tài liệu về lịch sử địa phương. Tranh ảnh của xã ..
III. Hoạt động dạy và học
1.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề .
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Hoạt động1: Tìm hiểu một số các hoạt động của địa phương. 
Mt: hiểu về một số phong tục, tập quán của địa phương nơi mình đang học tập và sinh sống.
+ GV giới thiệu cho HS biết về một số các hoạt động tại địa phương:
- Các tổ chức chính quyền của xã.
- Giơí thiệu các chức danh chủ tịch xã , phó chủ tịch của xã 
- Các ban ngành : Đảng ủy xã - Hội nông dân - Hội cựu chiến binh – Hội chữ thập đỏ -Hội người cao tuổi - Đoàn thanh niên - Ban an ninh ... 
+ GV yêu cầu HS nêu vai trò của từng tổ chức này.
+ HS chú ý lắng nghe.
+ Vài HS nêu, em khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Quan sát và giới thiệu tranh ảnh và một số các hoạt động tại địa phương. 
Mt: Trưng bày một số tranh ảnh mà các em đã sưu tầm được theo nhóm sau đó từng nhóm giới thiệu với các bạn cả lớp về nội dung từng hoạt động trên tranh ảnh.
+ GV tổ chức cho HS trưng bày một số tranh ảnh mà các em đã sưu tầm được theo nhóm sau đó từng nhóm giới thiệu với các bạn cả lớp về nội dung từng hoạt động trên tranh ảnh.
+ GV và cả lớp cùng chú ý và nhận xét bổ sung thêm nội dung 
( nếu cần)
+ HS trưng bày và giới thiệu theo nhóm.
+ Nhận xét, bổ sung.
2. Củng cố - Dặn dò : GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị tìm hiểu giới thiệu về thiên nhiên ở địa phương..
Thứ ba, ngay tháng năm 20
CHÍNH TẢ (Nghe – viết) 
Tiết 33 : Trong lời mẹ hát
(Ôn tập về quy tắc viết hoa)
I.Mục tiêu : 
-Tiếp tục củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Viết đúng, trình bày đúng, và đẹp bài thơ “Trong lời mẹ hát.”
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
- Nắm quy tắc viết hoa.
II.Chuẩn bị: Bảng nhóm, bút lông.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Kiểm tra: GV đọc tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị cho HS viết nháp và bảng lớp.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề bài
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của hs
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe – viết.
Mt:Hiểu nội dung bài viết, luyện viết chữ khó, cách trình bày, viết đúng chính tả bài viết.
- GV đọc bài viết.
(?) Nội dung bài thơ nói gì?( Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ.)
- GV hướng dẫn HS viết một số từ dễ viết sai: ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru.
 - GV đọc cho HS viết bài
- GV đọc cả bài thơ cho HS soát lỗi.
 - GV chấm một số bài viết, nhận xét lỗi cơ bản.
-Lớp đọc thầm bài thơ – trả lời câu hỏi:
-Luyện viết chữ khó trên bảng và vào vở nháp.
- HS nghe - viết.
-HS đổi vở soát và sữa lỗi cho nhau.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Mt: Khắc sâu quy tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu bài
- GV lưu ý các chữ về (dòng 4), của (dòng 7) không viết hoa vì chúng là quan hệ từ.
-GV chốt, nhận xét lời giải đúng:
=>Tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn: Liên hợp quốc, Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc, Tổ c ... c hiện chuyền cầu bằng mu bàn chân - HS và GV nhận xét 
 * * * * * *
 * * * * * *
 * * * * * *
B/ Phần cơ bản :
1. Ôn phát cầu bằng mu bàn chân 
2. Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân .
3. Trò chơi “Dẫn bóng”
26’
6-8’
6-8’
7-9’
1
1
 - GV điều khiển HS thực hiện theo đội hình 2 hàng ngang . 
 + HS tập theo tổ – Tổ trưởng điều khiển , GV quan sát , sửa sai .
 + Từng tổ tập trình diễn – HS và GV nhận xét .
- GV nêu tên , nhắc lại cách tập .
 + GV cùng một số HS tập mẫu .
 + HS thực hiện theo nhóm 3- 4 HS .
 + Gọi một số nhóm thực hiện – HS và GV nhận xét .
- GV nêu tên , nhắc lại cách chơi , luật chơi .
 + 1 số HS chơi mẫu – chơi thử sau chơi chính thức + GV nhận xét .
* Chú ý : Cho HS chơi dưới hình thức tiếp sức .
- Chia khu vực sân tập 
* * * * * *
* * * * * *
- Đội hình 4 hàng dọc .
C/ Phần kết thúc :
1. Thả lỏng 
2. Củng cố 
3. Nhận xét 
4. BTVN
3-5’
2’
1’
1’
1’
- Vỗ tay và hát + động tác hồi tĩnh .
- GV và HS hệ thống bài học .
- GV nhận xét tiết học .
- Ôn tâng cầu mỗi ngày .
- Như đội hình mở đầu 
Phần rút kinh nghiệm : 
Thứ sáu, ngày tháng năm 20
TẬP LÀM VĂN
Tiết 66 : Tả người ( Kiểm tra viết )
I. Mục tiêu : 
- Dựa trên kết quả tiết ôn luyện về văn tả người, học sinh viết được bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng.
- Rèn kĩ năng vận dụng các kiểu câu, diễn đạt ý, hoàn chỉnh văn bản, với bố cục rõ ràng, ý mạch lạc. Kỹ năng dùng từ, viết câu văn có hình ảnh giàu cảm xúc.
- Giáo dục học sinh biết yêu quý, quan tâm đến những người xung quanh và say mê sáng tạo.
II.Chuẩn bị: HS: Dàn ý cho đề văn đã lập ở tiết trước.
III.Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 2 HS nêu dàn bài chung bài văn tả người.
2.Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng..
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài.
Mt: Biết chọn đề bài, phân tích đề theo gợi ý và sự chuẩn bị của bản thân
-GV chép 3 đề bài lên bảng. Yêu cầu học sinh đọc 3 đề bài.
-Yêu cầu học sinh đọc phần gợi ý.
-Gọi vài HS nêu đề bài em chọn.
-Giáo viên dặn dò HS trước khi viết bài..
- 1 học sinh đọc đề bài.
1 học sinh đọc gợi ý, cả lớp đọc thầm.
Học sinh nêu đề bài em chọn.
Hoạt động 2: Học sinh làm bài.
Mt: Viết được bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng.
-Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình làm bài.
 - Học sinh dựa trên dàn ý đã lập, làm bài viết.
3.Củng cố - dặn dò:. Nhận xét tiết làm bài viết.
KHOA HỌC
Tiết 66 : Tác động của con người đến môi trường đất trồng
I. Mục tiêu: 
-Phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc môi trường đất trồng ngày càng thu hẹp và thoái hoá.
- Nắm rõ ảnh hưởng của con người đến đất trồng, sự gia tăng dân số
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II.Chuẩn bị:Hình vẽ trong SGK trang 136, 137. Sưu tầm thông tin về sự gia tăng dsố ở địa phương 
III.Các hoạt động dạy và học:
 1.Bài cũ: 4 HS trả lời câu hỏi của GV
 (?)Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rứng bị tàn phá?
 (?)Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì?
 2.Bài mới: Tác động của con người đến môi trường đất trống.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Mt: Phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc môi trường đất trồng ngày càng thu hẹp và thoái hoá.
-Giáo viên cho HS đọc thông tin, quan sát tranh SGK thảo luận nhóm nội dung câu hỏi sau:
(?) Hình 1 và 2 cho biết con người sử dụng đất vào việc gì?
( Hình 1 và 2 cho thấy con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay phần đồng ruộng hai bên bờ sông được sử dụng làm đất ở, nhả cửa mọc lên san sát.)
(?).Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó?(Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi là do dân số ngày một tăng nhanh . Nhu cầu lập khu công nghiệp, nhu cầu độ thị hoá, cần phải mở thêm trường học, mở thêm hoặc mở rộng đường.)
(?)Người nông dân ở địa phương bạn đã làm gì để tăng năng suất cây trồng?
(?)Việc làm đó có ảnh hưởng gì đến môi trường đất trồng?
Nêu một số dẫn chứng về nhu cầu sử dụng diện tích đất thay đổi.? Phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.
+Giáo viên kết luận:Nguyên nhân chình dẫn đến diện tích đất trồng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, cần nhiều diện tích đất ở hơn.
- HS đọc thông tin, quan sát tranh SGK . Nhóm trưởng điều khiển quan sát hình 1 và 2 trang 136 SGK.
-Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 2: Thảo luận.
Mt: Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học ,thuốc trừ sâu, tác hại của rác thải đối với môi trường đất
-GV nêu câu hỏi, yc lớp thảo luận
(?).Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học ,thuốc trừ sâu đến môi trường đất?
(?)Phân tích tác hại của rác thải đối với môi trường đất?
Kết luận:Để giải quyết việc thu hẹp diện tích đất trồng, phải áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật cải tiến giống vật nuôi, cây trồng, sử dụng phân bón hoá học, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,Việc sử dụng những chất hoá học làm cho môi trường đất bị ô nhiễm, suy thoái .Việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh gây nhiễm bẩn môi trường đất.
 -HS thảo luận nhóm 2
-Đại diện nhóm lên trình bày
-Lớp nhận xét bổ sung
-HS chú ý nghe
3.Củng cố –Dặn dò Đọc lại toàn bộ nội dung ghi nhớ của bài học Chuẩn bị: “Tác động của con người đến môi trường không khí và nước”. Nhận xét tiết học
TOÁN
Tiết 165 : Luyện tập
I.Mục tiêu : 
- Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải một số bài toán có dạng đặc biệt.
-HS xác định được dạng toán và giải một cách thành thạo .
-Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm bài.
II.Các hoạt động dạy – học:
 1.Bài cũ: GV gọi 2 HS làm lại bài 2 - 3 của tiết trước 
 2.Bài mới : GTB –ghi đề
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Làm bài tập
Mt: Oân tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải một số bài toán có dạng đặc biệt, xác định được dạng toán và giải một cách thành thạo .
Bài 1: GV cho HS đọc đề bài.
- GV gợi ý: Đọc kỹ bài xác định xem bài toán thuộc dạng nào chúng ta đã học. Yc HS tự tóm tắt và giải bài.
-GV nhận xét và chốt kết quả:
Giải:
Diện tích hình tam giác BE C: 13,6 cm2
Diện tích hình tứ giác ABE D: 
Theo sơ đồ, diện tích hình tam giác BE C là:
13,6 : ( 3-2 ) x 2 = 27,2 ( cm2 )
Diện tích hình tứ giác ABED là: 27,2 + 13,6 = 40,8 ( cm2 )
Diện tích hình tứ giác ABCD là: 40,8 + 27,2 = 68 ( cm2 )
 Đáp số : 68 ( cm2 )
Bài 2: GV cho HS đọc đề bài. 
-GV cho HS tự tóm tắt và giải bài.
-GV nhận xét và chốt kết quả:
Nam: ½¾¾½¾¾½¾¾½ 
 35 HSNữ: ½¾¾½¾¾½¾¾½¾¾½
Theo sơ đồ, số Hs nam trong lớp là:35 :(3 +4) x 3 = 15 (HS)
Số Hs nữ trong lớp là: 35 – 15 = 20 ( HS)
Số HS nữ nhiều hơn số HS nam là: 20 – 15 = 5 ( HS)
 Đáp số : 5 học sinh
Bài 3:GV cho HS đọc đề bài. Thảo luận nhóm đôi.
-GV cho HS tự tóm tắt và giải bài.
-GV nhận xét và chốt kết quả:
Ô tô đi 75 km thì tiêu thụ số lít xăng là:12:100 x 75 = 9 (lít)
 Đáp số: 9 lít xăng
Bài 4: GV gọi học sinh đọc đề
- Gv gợi ý để HS biết dựa vào biểu đồ để tìm số % học sinh xếp loại khá của lớp 5, trường TH Thắng Lợi.
- Sau khi tìm được số % học sinh khá sẽ tìm được số học sinh mỗi loại dựa vào các cách giải bài toán về tỉ số phần trăm.
Tỉ số % HS khá` của trường là: 100%- 25% -15% = 60%
Số HS khối 5 là: 120: 60 x 100 = 200( HS)
Số HS giỏi là: 200 : 100 x 25 = 50(HS)
Số HS trung bình là: 200 : 100 x 15= 30(HS)
-1HS đọc đề bài, xác định xem bài toán thuộc dạng nào
-HS tự làm bài vào vở .1 HS lên bảng làm.
-HS nhận xét và chữa bài.
-1HS đọc đề bài, 
-HS tự làm bài vào vở .1 HS lên bảng làm.
-HS nhận xét và chữa bài.
-HS đọc đề bài.Cả lớp đọc thầm . thảo luận nhóm tìm ra cách giải
-HS tự nêu tóm tắt bài toán.
-HS giải bài vào vở.1HS lên bảng làm bài.
-HS nhận xét và chữa bài.
- HS đọc đề bài.Cả lớp đọc thầm . thảo luận nhóm tìm ra cách giải
-HS tự nêu tóm tắt bài toán.
-HS giải bài vào vở.1HS lên bảng làm bài.
-HS nhận xét và chữa bài.
3.Củng cố- dặn dò: Gv củng cố cách giải các bài toán có dạng đặc biệt vừa ôn tập. GV nhận xét tiết học. HS về nhà làm BT 4/ 171 và chuẩn bị: Luyện tập.
KĨ THUẬT
Tiết 33 : Lắp ghép mô hình tự chọn
I.Mục tiêu: 
HS cần phải:
- Lắp được mô hình đã chọn
-Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được. 
II. Đồ dùng dạy học: Hình mẫu lắp ghép. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III .Các hoạt động dạy và học
Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học
Bài mới: GTB
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Chọn mô hình lắp ghép
Mt: Lắp được mô hình đã chọn
-GV cho nhóm hs tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc mô hình các em sưu tầm
-GV yêu cầu hs quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ SGK hoặc mô hình các em sưu tầm
-Bàn bạc thảo luận thống nhất cách chọn mô hình lắp ghép
-GV quan sát gợi ý nếu cần thiết
- Nhóm hs tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc mô hình các em sưu tầm
- hs quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ SGK hoặc mô hình các em sưu tầm
-Bàn bạc thảo luận thống nhất cách chọn mô hình lắp ghép
3. Củng cố – dặn dò: GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị cho tiết sau thực hành lắp ráp mô hình tự chọn.
Ban giám hiệu duyệt tuần 33 
Ngày..

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 33 DA CHINH SUA.doc