Giáo án tuần thứ 28

Giáo án tuần thứ 28

TIẾT 1: CHÀO CỜ

TOÁN

$136: LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu:

- Giúp HS: Củng cố đổi đơn vị đo dộ dài, đơn vị đo thời gian, đơn vị đo vận tốc.

- Rèn luyện kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

II. Đồ dùng dạy học

III.Các hoạt động dạy học

 

doc 22 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1187Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tuần thứ 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011
Tiết 1: Chào cờ
Toán
$136: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS: Củng cố đổi đơn vị đo dộ dài, đơn vị đo thời gian, đơn vị đo vận tốc.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
II. Đồ dùng dạy học
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định tổ chức kiểm tra sĩ số
B. Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
C. Bài mới:
1, Giới thiệu bài: 
GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Luyện tập:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Tổng số:11 – vắng :
- 3HS nêu
*Bài tập 1 (144): 
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
*Bài giải:
 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
Mỗi giờ ô tô đi được là:
 135 : 3 = 45 (km)
Mỗi giờ xe máy đi được là:
 135 : 4,5 = 30 (km)
Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là: 
 45 – 30 = 15 (km)
 Đáp số: 15 km.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bằng bút chì vào nháp. Sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (144): 
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bằng bút chì vào nháp. Sau đó đổi nháp chấm chéo.
*Bài giải:
Vận tốc của xe máy với đơn vị đo m/phút là:
1250 : 2 = 625 (m/phút) ;
1 giờ = 60 phút
Một giờ xe máy đi được:
 625 x 60 = 37500 (m)
 37500 m = 37,5 km
 Đáp số: 37,5 km/giờ.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài. 
-Cho HS làm bài vào nháp.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét
*Bài 3 (144): Dành cho HS khá - giỏi
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào nháp.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
*Bài giải:
 15,75 km = 15750 m
 1giờ 45 phút = 105 phút
Vận tốc của xe máy với đơn vị đo m/phút là:
 15750 : 105 = 150 (m/phút)
 Đáp số: 150 m/phút.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 1 HS làm vào bảng nhóm, sau đó treo bảng nhóm. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài 4 (144): Dành cho HS khá - giỏi
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm. 
- HS làm vào nháp
- 1 HS làm vào bảng 
Bài giải:
 72 km/giờ = 72 000 m/giờ
 Thời gian để cá heo bơi 2400 m là:
 2400 : 72000 = 1/30 (giờ)
 1/30 giờ = 60 phút x 1/30 = 2 phút
 Đáp số: 2 phút.
3, Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Tập đọc
Ôn tập giữa học kì II (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc-hiểu ( HS trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ học kì 2 của lớp 5
2. Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép) ; tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến
tuần 27 sách Tiếng Việt 5 tập 2 để HS bốc thăm.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới
1, Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 28: Ôn tập củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn tiếng việt của HS trong học kì I.
- Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết 1
2, Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (6 HS):
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 5 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc ĐTL) 1 đoạn (cả bài) theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau.
3, Bài tập : 
- HS lắng nghe
- HS lên bốc thăm
- HS đọc bài
- Mời một HS nêu yêu cầu.
- GV dán lên bảng lớp tờ giấy đã viết bảng tổng kết. Hướng dẫn: BT yêu cầu các em phải tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu:
+ Câu đơn: 1 ví dụ
+ Câu ghép: Câu ghép không dùng từ nối (1 ) ; Câu ghép dùng từ nối: câu ghép dùng QHT (1 ), câu ghép dùng cặp từ hô ứng (1 ).
- Cho HS làm bài vào vở, Một số em làm vào bảng nhóm.
- HS nối tiếp nhau trình bày.
- Những HS làm vào bảng nhóm treo bảng và trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nghe.
- HS làm bài theo hướng dẫn của GV.
- HS làm bài sau đó trình bày.
- Nhận xét.
4, Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về ôn tập.
Tiết 4: Khoa học
$55: sự sinh sản của động vật
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật: vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.
- Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con
- HS yêu động vật thiên nhiên
II. Đồ dùng dạy học:
-Hình trang 112, 113 SGK.
-Sưu tầm tranh, ảnh những động vật đẻ trứng và đẻ con: con gà, con trâu
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1, Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
2, Hoạt động 1: Thảo luận.
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc cá nhân.
Cho HS đọc mục bạn cần biết trang 112 SGK.
- Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+ Đa số động vật được chia làm mấy giống? Đó là những giống nào?
+ Tinh trùng họăc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào? cơ quan đó thuộc giống nào?
+ Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?
+ Nêu kết quả của sự thụ tinh. Hợp tử phát triển thành gì?
+ GV kết luận: SGV trang 177.
- HS nêu ghi nhớ bài 54
*Mục tiêu: Giúp HS trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật: vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.
- HS đọc SGK
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi
+ Được chia làm 2 giống: đực và cái.
+ Được sinh ra từ cơ quan sinh dục: con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng, con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.
+Gọi là sự thụ tinh.
+Hợp tử phát triển thành cơ thể mới
3, Hoạt động 2: Quan sát
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo cặp
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Mời một số HS trình bày
+ Cả lớp và GV nhận xét, GV kết luận 
Các con vật được nở ra từ trứng: sâu, thạch sùng, gà, nòng nọc
Các con vật được đẻ ra đã thành con: voi, chó, con trâu, mèo, lợn.. 
*Mục tiêu: HS biết được các cách sinh sản khác nhau của động vật.
- 2 HS cùng quan sát các hình trang 112 SGK, chỉ vào từng hình và nói với nhau: con nào được nở ra từ trứng ; con nào vừa được đẻ ra đã thành con.
- HS trình bày
4, Hoạt động 3: Trò chơi “Thi nói tên những con vật đẻ trứng, những con vật đẻ con”
*Cách tiến hành: 
- GV chia lớp thành 3 nhóm. Trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các con vật đẻ trứng và các con vật đẻ con là nhóm thắng cuộc.
*Mục tiêu: HS kể được tên một số động vật đẻ trứng và một số động vật đẻ con.
- HS thực hiện chơi dưới sự hướng dẫn của GV
5, Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS vẽ hoặc tô màu con vật mà em yêu thích.
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Mĩ thuật
$28: Vẽ theo mẫu:
Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu ( vẽ màu ) 
Đ/C Hoa soạn và dạy
Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011
 Toán
$137: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Làm quen với bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
II. Đồ dùng dạy học
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định tổ chức kiểm tra sĩ số
B. Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
B. Bài mới:
1, Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2, Luyện tập:
- Tổng số:11 – vắng :
- Mời 1 HS đọc bài tập
+ Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán?
+ Chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau?
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 1 (144):
- 1 HS đọc bài tập 
- HS làm vào nháp.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
*Bài giải:
 Sau mỗi giờ cả hai ô tô đi được quãng đường là:
 42 + 50 = 92 (km)
 Thời gian đi để hai ô tô gặp nhau là:
 276 : 92 = 3 (giờ)
 Đáp số: 3 giờ
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời một HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vở. Một HS làm vào bảng nhóm.
- HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (145): 
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm.
- HS làm vở. Một HS làm vào bảng nhóm.
*Bài giải:
 Thời gian đi của ca nô là:
11 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 3 giờ 45 phút
 3 giờ 45 phút = 3,75 giờ. 
Quãng đường đi được của ca nô là:
12 x 3,75 = 45 (km)
Đáp số: 45 km.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- Cho HS làm bài vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét
*Bài 3 (145): Dành cho HS khá - giỏi
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào nháp.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
*Bài giải:
C1: 15 km = 15 000 m
 Vận tốc chạy của ngựa là:
 15 000 : 20 = 750 (m/phút)
 Đáp số: 750 m/phút
C2: Vận tốc chạy của ngựa là:
 15 : 20 = 0,75 (km/phút) 
 0,75 km/phút = 750 m/phút
 Đáp số: 750 m/phút
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 1 HS làm vào bảng nhóm, sau đó treo bảng nhóm. 
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 4 (145): Dành cho HS khá - giỏi
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm. 
- HS làm vào nháp.
- 1 HS làm vào bảng 
*Bài giải:
 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Quãng đường xe máy đi trong 2,5 giờ là:
 42 x 2,5 = 105 (km)
Sau khi khởi hành 2,5 giờ xe máy còn cách B số km là: 
 135 – 105 =30 (km).
 Đáp số: 30 km.
3, Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
 Luyện từ và câu 
$55: Ôn tập giữa học kì II 
(tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1).
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu: làm đúng bài tập điền vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.
II. Đồ dùng dạy học:
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
-Ba tờ phiếu viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của BT2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới
1, Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2, Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng
5 phút).
- HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định
trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không
đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà l ... 6
b) 100; 998; 1000; 2998
c) 81 ; 301 ; 1999
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở, sau đó đổi vở chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 (147): 
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm. 
- HS làm vào vở, sau đó đổi vở chấm chéo.
* Kết quả:
1000 > 997 53796 < 53800
6987 217689
7500 : 10 = 750 68400 = 684 x 100
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm nháp. 
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 4 (147): Dành cho HS khá - giỏi
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm nháp. 
- 2 HS lên bảng chữa bài.
* Kết quả:
3999 < 4856 < 5468 < 5486
3762 > 3726 > 2763 > 2736
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 5 (148): 
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm. 
- HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9; nêu đặc điểm của số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5;
- HS làm bài.
3, Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Luyện từ và câu
$56: Ôn tập giữa học kì II 
(tiết 6)
I. Mục tiêu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 1).
2. Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu: Biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết câu trong những ví dụ đã cho.
II. Đồ dùng dạy học:
-Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).
-Ba tờ giấy khổ to pho tô 3 đoạn văn ở bài tập 2 (đánh số tt các câu văn).
-Giấy khổ to viết về ba kiểu liên kết câu.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1, Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2, Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
-Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng (5 phút).
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
- GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. 
3, Bài tập : 
- Mời 3 HS đọc nối tiếp yêu cầu của bài
- GV nhắc HS: Sau khi điền từ ngữ thích hợp với ô trống, các em cần xác định đó là liên kết câu theo cách nào.
- Cả lớp đọc thầm lại từng đoạn văn, suy nghĩ , làm bài vào vở, một số HS làm bài trên bảng 
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
*Lời giải:
a) Từ cần điền: nhưng (nhưng là từ nối câu 3 với câu 2)
b) Từ cần điền: chúng (chúng ở câu 2 thay thế cho lũ trẻ ở câu 1.
c) Từ cần điền lần lượt là: nắng, chị, nắng, chị, chị.
- nắng ở câu 3, câu 6 lặp lại nắng ở câu 2.
-chị ở câu 5 thay thế Sứ ở câu 4.
-chị ở câu 7 thay thế Sứ ở câu 6.
4, Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh được điểm cao trong phần kiểm tra đọc.
Tiết 5: Lịch sử 
$28: Tiến vào dinh Độc Lập
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công giải phóng miền Nam bắt đầu ngày 26-4, 1975 và kết thúc bằng sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập.
- Chiến dịch HCM toàn thắng, chấm dứt 21 năm chiến đấu hi sinh của dân tộc ta, mở ra thời kì mới : miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất.
II. Đồ dùng dạy học: 
 	-Tranh, ảnh tư liệu về đại tháng mùa xuân năm 1975.
	-Lược đồ để chỉ các địa danh được giải phóng năm 1975.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày nội dung chủ yếu nhất của Hiệp định Pa-ri?
- Nêu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam?
B, Bài mới:
1, Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
- GV trình bày tình hình cách mạng của ta sau Hiệp định Pa-ri.
- Nêu nhiệm vụ học tập.
2, Hoạt động 2 (làm việc cả lớp)
- GV nêu câu hỏi:
+ Sự kiện quân ta đánh chiếm Dinh Độc Lập diến ra như thế nào?
+ Sự kiện quân ta tiến vào Dinh độc Lập thể hiện điều gì?
- Mời HS lần lượt trả lời.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
*Diễn biến:
-Xe tăng 390 húc đổ cổng chính tiến thẳng vào. Đồng chí Bùi Quang Thận giương cao cờ CM.
-Dương Văn Minh và chính quyền Sài Gòn đầu hàng không điều kiện, lúc đó là 11 giờ 30 phút ngày 30-4, 1975.
3, Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm 4)
- Cho HS dựa vào SGK để thảo luận câu hỏi:
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30-4, 1975?
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng.
*Y nghĩa: : Chiến thắng ngày 30-4, 1975 là một trong những chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc. Đánh tan quân xâm lược Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh. Từ đây, hai miền Nam, Bắc được thống nhất.
4, Hoạt động 4 (làm việc cả lớp)
- GV nêu lại nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhấn mạnh ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Cho HS kể về con người, sự việc trong đại thắng mùa xuân 1975.
3, Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nối tiếp đọc phần ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Đạo đức
$28: Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc 
(tiết 1)
I. Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS có:
- Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 12.
B, Bài mới:
1, Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2, Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 40-41, SGK).
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 40, 41 và hỏi:
+ Ngoài những thông tin trong SGK, em còn biết thêm gì về tổ chức LHQ?
- Mời một số HS trình bày.
- GV giới thiệu thêm một số thông tin, sau đó, cho HS thảo luận nhóm 4 hai câu hỏi ở trang 41, SGK.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: SGV-Tr. 57.
*Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về LHQ và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét
2.3, Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (bài tập 1, SGK)
*Cách tiến hành: 
- GV lần lượt đọc từng ý kiến trong BT 1
- Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
- GV mời một số HS giải thích lí do.
- GV kết luận: Các ý kiến c, d là đúng ; các ý kiến a, b, đ là sai.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ
*Mục tiêu: HS có nhận thức đúng về tổ chức LHQ
3, Hoạt động nối tiếp: 
- Tìm hiểu về tên một vài cơ quan của LHQ ở VN ; về một vài hoạt động của các cơ quan của LHQ ở Việt Nam và ở địa phương em.
- Sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo nói về các hoạt động của tổ chức LHQ ở Việt Nam hoặc trên thế giới.
Thứ sáu ngày 1 tháng 4 năm 2011
Toán
ôn tập về phân số
I. Mục tiêu
- Giúp HS củng cố về đọc, viết, rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số.
- HS vận dụng làm các bài tập
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định tổ chức kiểm tra sĩ số
B. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS làm bài tập 5 trang148
C. Bài mới 
1, Giới thiệu bài GV nêu mục tiêu bài
2, Nội dung
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi nêu kết quả
Bài 1 (Tr 148)
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS thảo luận nhóm đôi nêu kết quả
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm bài ra nháp, 5HS lên bảng làm bài
Bài 2 (Tr 148) Rút gọn các phân số
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài ra nháp, 5HS lên bảng làm bài
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm bài ra nháp, 3 HS lên bảng làm bài
Bài 3 (Tr 149) Quy đồng mẫu số các PS
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài ra nháp, 3HS lên bảng làm bài
 a) ; và 
 b) ; và	
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm bài ra nháp, 3 HS lên bảng làm bài
- Cho HS nêu cách so sánh 2PS có cùng mẫu số hoặc không cùng mẫu số; 2PS có tử số bằng nhau
Bài 4 (Tr 149) 
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài ra nháp, 3HS lên bảng làm bài
- HS nêu
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm bài ra nháp, 1 HS lên bảng làm bài
Bài 5 (Tr 149): Dành cho HS khá- giỏi
- HS nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài ra nháp, 1HS lên bảng làm bài
3, Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học .
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
Tiết 4: Địa lí
$28: Châu mĩ (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
- HS: Biết phần lớn người dân châu Mĩ là dân nhập cư.
-Trình bày được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ và một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì.
-Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí của Hoa Kì.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ Thế giới.
- Tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: Châu Mĩ giáp với đại dương nào? Châu Mĩ có những đới khí hậu nào?
Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu?
B, Bài mới:
1, Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 
c) Dân cư châu Mĩ:
2, Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân)
-HS dựa vào bảng số liệu bài 17 và nội dung ở mục 3 trong SGK, trả lời câu hỏi
+Châu mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục?
+Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống?
+Dân cư châu Mĩ sống tập chung ở đâu?
-Một số HS trả lời 
-Cả lớp và GV nhận xét.
-GV kết luận: (SGV – trang 141)
+ Đứng thứ 3 trên thế giới.
+ Từ các châu lục đến sinh sống.
+ Dân cư sống chủ yếu ở miền ven biển và miền đông.
d) Hoạt động kinh tế: 
3, Hoạt động 2: (Làm việc nhóm 4)
- Cho HS quan sát các hình 4 và dựa vào NẫI DUNG trong SGK, thảo luận các câu hỏi gợi ý sau:
+ Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa bắc Mĩ với trung Mĩ và nam Mĩ?
+ Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ?
+ Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Các nhóm trưng bày tranh, ảnh và giới thiệu về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ.
- GV bổ sung và kết luận: (SGV – trang 142).
- HS thảo luận nhóm 4 theo hướng dẫn của giáo viên.
đ) Hoa Kì:
4, Hoạt động 3: (Làm việc theo cặp)
- GV gọi một số HS chỉ vị trí của Hoa Kì và thủ đô Oa-sinh-tơn trên Bản đồ thế giới.
- HS trao đổi về một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì.
- Mời một số HS trình bày. Các HS khác nhận xét
- GV kết luận: (SGV – trang 142)
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 28 TCKTKN.doc