GIáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5

GIáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5

Giáo dục đạo đức là một mặt giáo dục cần phải đặc biệt coi trọng, nhất là

trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn sự nghiệp đổi mới của đất nớc đang đợc đẩy

mạnh, đất nớc trong thời kỳ hội nhập, phát triển cùng với các nớc trên thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Dạy cũng nh học, phải chú trọng cả tài lẫn đức.

Đức là đạo đức cách mạng đó là cái gốc rất quan trọng". Trong công cuộc đổi mới

hiện nay khi yếu tố con ngời đợc coi trọng thì tiềm năng trí tuệ cùng với sức

mạnh tinh thần và đạo đức của con ngời cần đợc đề cao và phát huy mạnh mẽ

trong mọi lĩnh vực. Việc nâng cao chất lợng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học

sinh là đòi hỏi thờng xuyên của công tác giáo dục, đồng thời cũng là đòi hỏi cấp

thiết của việc nâng cao chất lợng giáo dục hiện nay. Đặc biệt là khi nền kinh tế thị

trờng đang cuốn hút mạnh mẽ, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi vào công việc làm giàu

cho dân cho nớc. Trong guồng máy đó nhiều nhân tố mới tích cực, phát huy hết

năng lực của mình đang sinh sôi nảy nở, bên cạnh đó những hiện tợng tiêu cực

nh: Nạn tham nhũng, đa hối lộ, quan liêu xa dân, lối sống thiếu trung thực của

một số cán bộ Đảng viên nó đang lan tràn vào xã hội. Cùng với vấn đề đó trong xã

hội hiện nay ngày càng xẩy ra các tệ nạn nh nghiện hút, chích, quậy phá trong

đó có một số là lứa tuổi học sinh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do một

phần về phía gia đình, nhiều ngời bố, ngời mẹ mải lo chuyện làm ăn, thiếu thời

gian để gần gũi quan tâm đến con cái của mình, thiếu sự hiểu biết trong việc giáo

dục kết hợp tay ba giữa nhà trờng- gia đình và xã hội. Chính vì lẽ đó mà ngời

giáo viên cần phải có sự nỗ lực trong công việc giáo dục của mình, đặc biệt là giáo

dục đạo đức cho học sinh, phải chú trọng những học sinh do mình phụ trách.

 

pdf 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 817Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "GIáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
GIáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5 
Đinh KIM Lộc – Tiểu học thanh chi 
A. Đặt vấn đề: 
 Giáo dục đạo đức là một mặt giáo dục cần phải đặc biệt coi trọng, nhất là 
trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn sự nghiệp đổi mới của đất nước đang được đẩy 
mạnh, đất nước trong thời kỳ hội nhập, phát triển cùng với các nước trên thế giới. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. 
Đức là đạo đức cách mạng đó là cái gốc rất quan trọng". Trong công cuộc đổi mới 
hiện nay khi yếu tố con người được coi trọng thì tiềm năng trí tuệ cùng với sức 
mạnh tinh thần và đạo đức của con người cần được đề cao và phát huy mạnh mẽ 
trong mọi lĩnh vực. Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học 
sinh là đòi hỏi thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời cũng là đòi hỏi cấp 
thiết của việc nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Đặc biệt là khi nền kinh tế thị 
trường đang cuốn hút mạnh mẽ, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi vào công việc làm giàu 
cho dân cho nước. Trong guồng máy đó nhiều nhân tố mới tích cực, phát huy hết 
năng lực của mình đang sinh sôi nảy nở, bên cạnh đó những hiện tượng tiêu cực 
như: Nạn tham nhũng, đưa hối lộ, quan liêu xa dân, lối sống thiếu trung thực của 
một số cán bộ Đảng viên nó đang lan tràn vào xã hội. Cùng với vấn đề đó trong xã 
hội hiện nay ngày càng xẩy ra các tệ nạn như nghiện hút, chích, quậy phá trong 
đó có một số là lứa tuổi học sinh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do một 
phần về phía gia đình, nhiều người bố, người mẹ mải lo chuyện làm ăn, thiếu thời 
gian để gần gũi quan tâm đến con cái của mình, thiếu sự hiểu biết trong việc giáo 
dục kết hợp tay ba giữa nhà trường- gia đình và xã hội. Chính vì lẽ đó mà người 
giáo viên cần phải có sự nỗ lực trong công việc giáo dục của mình, đặc biệt là giáo 
dục đạo đức cho học sinh, phải chú trọng những học sinh do mình phụ trách. 
 Để khắc phục tình trạng trên chúng ta cần thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng 
giao cho ngành giáo dục đó là: "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo 
nhân tài" cho đất nước. Bản thân tôi đi sâu nghiên cứu đề tài"Giáo dục đạo đức cho 
học sinh lớp 5" và tôi luôn xem vấn đề đó là rất quan trọng, rất cần thiết cho ngành 
giáo dục của nước ta hiện nay. 
 Trong thực tiễn thì bất kỳ người công dân nào dù công tác, lao động ở lĩnh 
vực nào trong xã hội đều phải trải qua trường tiểu học. Lý luận và thực tiễn đều 
khẳng định rằng những dấu ấn của trường tiểu học có một ảnh hưởng sâu sắc đến 
cuộc đời học sinh. Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học đã được tất cả 
các nước coi trọng và tiến hành ngay từ bậc tiểu học và từ lớp 1. 
 Vậy làm thế nào để cho học sinh của mình trở thành những đứa con ngoan 
trò giỏi, là con người có ích cho xã hội. Xuất phát từ những vấn đề trên làm tôi trăn 
trở và suy nghĩ. Cùng với vốn kinh nghiệm của bản thân, hoàn cảnh của lớp, của 
trường, của địa phương nên tôi đi sâu nghiên cứu vấn đề: "Giáo dục đạo đức cho 
học sinh lớp 5" và ngay từ những ngày đầu của năm học tôi luôn luôn chú trọng 
giáo dục đạo đức cho học sinh. Tôi hướng tới lời dạy của Bác. 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 2 
 "Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn 
 Phần nhiều do giáo dục mà nên" 
B. Mục đích đề tài: 
 Đề tài mà tôi nghiên cứu nhằm hình thành nhân cách cho học sinh tiểu học 
nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng. Cụ thể là 14 chuẩn mực và hành vi đạo đức 
phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà 
trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên. 
 Mục đích giáo dục đạo đức cho các em phải có được các chuẩn mực sau: 
 - Đối với ông, bà, cha, mẹ các em phải biết "đi thưa về trình" gặp người lớn 
tuổi phải biết chào hỏi dù bất cứ ở nơi đâu. Biết giữ yên lặng khi người lớn trò 
chuyện hoặc nghỉ ngơi. Biết vâng lời ông, bà, cha, mẹ, không được "nói leo" lễ phép 
kính trọng với ông, bà, cha, mẹ, biết chăm sóc, giúp đỡ, làm vui lòng ông, bà, cha, 
mẹ 
 - Đối với thầy, cô giáo các em phải biết kính trọng vâng lời, chú ý nghe thầy 
cô giảng bài, gặp các thầy giáo khác hoặc cô giáo cũ đều phải biết thưa gửi, chào 
hỏi lịch sự. 
 - Đối với bản thân: Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và những nhiệm vụ của 
người học sinh. Có thói quen đi học đúng giờ, tập hợp nhanh gọn trước và sau khi ra 
vào lớp cũng như tập trung dưới cờ có thói quen đứng dậy khi khách vào lớp, dơ 
tay phát biểu, hăng hái tham gia vào các hoạt động ở trường như: múa, hát, sinh 
hoạt đội, sao. ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, trang phục đội viên đầy đủ, chơi những trò 
chơi lành mạnh. Gặp người lớn phải lễ phép chào hỏi, có thói quen cảm ơn, xin lỗi. 
Được của rơi trả lại người mất. Biết giữ gìn đồ dùng học tập, giữ gìn tài sản chung 
cho trường, cho lớp và giữ gìn vệ sinh chung Luôn luôn hòa nhã với bạn bbè. 
 Bên cạnh đó đề tài này đề cập đến giáo dục cho các em có niềm tin và có thái 
độ đúng đắn với các vấn đề đạo đức. Biết nhìn nhận và phê phán cái xấu, hành vi 
xấu, các em biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày, biết lựa 
chọn và xử lý với các tình huống trong giao tiếp, trong lao động, trong học tập, sinh 
hoạt, hình thành ở học sinh có được thái độ xúc cảm, tình cảm, rèn luyện hành vi, 
thói quen đạo đức thông qua các hoạt động khác. 
C. Giải quyết vấn đề: 
 I. Cơ sở khoa học: 
 1. Cơ sở lý luận: Đạo đức con người mới xã hội chủ nghĩa không chỉ là thành 
phần cơ bản của giáo dục mà còn là mục tiêu của công tác giáo dục thế hệ trẻ. 
Trong giáo dục không chỉ dạy con người có kiến thức kho học mà còn phải có đạo 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 3 
đức. Do vậy, công tác giáo dục điều trước tiên phải chăm lo bồi dưỡng cho người 
học về đạo đức, coi đó là cái gốc cho sự phát triển nhân cách. Việc nghiên cứu và 
thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh lớp cuối cấp tiểu học không vượt 
khỏi định hướng chung: " Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành cơ sở 
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ 
và kỹ năng nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây 
dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học 
cơ sở" ( Luật Giáo dục). 
 Muốn nghiên cứu giảng dạy về đạo đức dù ở lớp nào thì điều trước tiên người 
giáo viên phải xác định rõ và hiểu được điểm mới, mục tiêu, nội dung môn đạo đức 
lớp đó, bởi vì đạo đức của con người thường có cơ sở xuất phát từ thực tiễn cùng với 
sự tiến bộ của xã hội, đạo đức cũng có sự vận động và phát triển. 
 2. Cơ sở thực tiễn: Trong công cuộc đổi mới của đất nước hiện nay cùng với 
sự phát triển của khoa học kỹ thuật là việc giáo dục đạo đức và tư tưởng theo truyền 
thống văn hóa của dân tộc ở từng lớp học, trường học là rất quan trọng. Đất nước ta 
sau 20 năm đổi mới nhưng ta chưa hề chú ý vai trò đạo đức trong xã hội và trong xã 
hội hiện nay đan xen nhiều nhận thức khác nhau, vì thế việc học và làm theo tấm 
gương đạo đức Hồ Chí Minh là một yêu cầu không thể thiếu đối với con người cách 
mạng. 
 Trong thực tế dù quan điểm đường lối của Đảng là đúng đắn nhưng chất 
lượng giáo dục trong nhà trường chưa đáp ứng kịp thời sự đổi mới của đất nước. Các 
hiện tượng tiêu cực trong xã hội, thiếu kỷ cương và suy thoái về đạo đức nó thể hiện 
như: Nạn tham nhũng, đưa hối lô, quan liêu xa dân, lối sống thiếu trung thực. Chạy 
bằng cấp, chạy chức quyền, chủ nghĩa cá nhân, nói không đi đôi với làm và một số 
tệ nạn xã hội nó ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện nhân cách của người học 
sinh không ít số cán bộ, Đảng viên có chức quyền tham nhũng, thoái hóa biến 
chất. Một bộ phận không nhỏ nhân dân lại có lối sống thực dụng kiếm tiền bằng 
mọi hình thức. Chính những cái đó nó đã ảnh hưởng đến các em học sinh, đặc biệt 
môi trường gia đình cũng không kém phần ảnh hưởng đến nhân cách các em, gia 
đình sống không hòa thuận, bố mẹ mải kiếm tiền không quan tâm đến con cái 
còn hậu quả là con cái phải gánh chịu. Một số gia đình khá giả vì quá nuông chiều 
con làm cho trẻ thích nghi với lối sống thụ động, ỷ lại, ích kỉ và lười lao đông, sa 
vào các tệ nạn xã hội. 
 II. Thực trạng: 
 1. Thực trạng của đề tài: Như chúng ta đã biết các em học sinh ở vùng nông 
thôn cuộc sống đã gặp nhiều khó khăn, mặt khác điều kiện giao tiếp với môi trường 
bên ngoài còn rất ít, ở gia đình các em gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, 
chính vì thế đa số phụ huynh quanh năm suốt tháng lo chuyện làm ăn kinh tế mà 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 4 
không có thời gian quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, chăm lo cho con cái có 
một số gia đình không đủ điều kiện mua sắm đồ dùng học tập, quân áo cho các em. 
Chính vì lẽ đó làm cho các em mặc cảm với bạn bè, thầy cô nên các em tỏ ra chán 
nản, ham chơi ... Cũng có nhiều bậc phụ huynh cứ đinh ninh rằng mình đã làm đầy 
đủ cho con cái, đôi dép mới hay bộ sách mới, mà thiếu đi sự quan tâm đến các em 
thì cũng dẫn đến các em sẽ hư hỏng. Bên cạnh đó điều đáng đau lòng là thiếu sự 
quan tâm của cha hay mẹ, bởi cha, mẹ lo công việc làm ăn, chạy theo sự cuốn hút 
của đồng tiền họ đâu biết rằng trẻ đang rất cần sự quan tâm của cha, mẹ hay bầu 
không khí thắm tình cha con, mẹ con. Từ những nguyên nhân nêu trên dẫn đến trẻ 
con ngày càng bị sa sút về mặt đạo đức. 
 2. Thực trạng dạy đạo đức hiện nay: 
 - Thực trạng 1. Trong giảng dạy giáo viên thường sử dụng các khuôn mẫu 
ứng xử có sẵn, một chiều. 
 Ví dụ: Khi dạy bài 1 Em là học sinh lớp 5. 
 Hoạt động 1: Các em hãy quan sát tranh và thảo luận để thấy được vị thế mới 
của học sinh lớp 5, vui và tự hào vì đã là học sinh lớp 5. 
 Giáo viên cứ theo khuôn mẫu như thế cho học sinh quan sát và thảo luận: 
 Tại sao giáo viên không suy nghĩ và đặt một hệ thống câu hỏi, liên hệ ngay 
trong từng em, trong lớp học, để từ vốn kinh nghiệm thói quen của các em, các em 
tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới. 
 - Thực trạng 2: Dạy học đạo đức tiểu học nói chung và dạy học đạo đức lớp 5 
nói riêng, việc sử dụng các phương pháp hiện đại như: Đóng vai, đóng tiểu phẩm thì 
giáo viên còn xem nhẹ hoặc bỏ qua. 
 Chẳng hạn khi dạy bài Tình bạn (tiết 2). 
 Hoạt động 1: Đóng vai bài 1 (Sách GK) 
 Đáng lẽ ra giáo viên phải tổ chức cho các em theo các bước: 
 + Nêu chủ đề, chia nhóm giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm, 
quy định rõ thời gian chuẩn bị,  ... mọi hoạt động. 
 9. Giáo dục các em biết xử lý tình huống liên quan đến tình yêu quê 
hương: 
 Tình huống: Đội thiếu niên quyết định tổng vệ sinh đường làng vào sáng thứ 
7. Sáng hôm ấy, có chương trình trên ti vi rất đặc biệt mà các em đã mong đợi cả 
tuần. 
 Ngày thứ 6 tôi đến trường, nghe một số em bảo: 
 - Thưa cô, có bạn Đào Xuân Cường và bạn Nguyễn Hồng Sơn bảo là sáng thứ 
7 ta không đi tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm đâu, mà cô giáo cũng không biết gì 
cả, chẳng ai phạt ta. 
 Sau khi nghe các bạn trao đổi tôi nghĩ chắc hai em đó không làm thế đâu, 
trong buổi sinh hoạt lớp hôm ấy tôi cũng chỉ nhắc nhở chung chung công việc của 
đội vào sáng thứ 7 thế thôi. 
 Thế là sáng thứ 7 đúng 7 giờ 30 phút, tôi có mặt tại thôn Hợp Hòa - thôn có 
hai em Cường và Sơn. Tôi nhìn khắp một lượt chẳng thấy hai em đâu cả, tôi bèn đến 
gia đình gặp hai em. Vừa thấy tôi hai em đã đỏ mặt và lúng túng (Cường đã đến nhà 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 14 
Sơn để xem ti vi) Tôi vào nhà rồi trao đổi với bố mẹ bạn Sơn xong và thấy hai em 
đã chờ sẵn tôi, tay cầm chổi và nói: 
 - Chúng em xin lỗi cô. 
 Tôi bảo: 
 - Các em nhận ra lỗi của mình, bây giờ các em biết sửa lỗi thế là tốt. 
 Hai em Sơn và Cường nghe tôi nói xong liền cầm chổi đi ngay. 
 Sáng thứ 2 đến lớp, tôi bảo với cả lớp: 
 - Các em ạ, Sơn và Cường hai em cần tham gia vệ sinh với các bạn trong 
thôn, vì đó là việc làm góp phần làm sạch, đẹp làng xóm, đó cũng là thể hiện tình 
yêu quê hương, đất nước. 
 10. Dạy học môn đạo đức cần đi từ quyền của trẻ em đến bổn phận, 
trách nhiệm của học sinh: 
 Ví dụ khi dạy bài "Em yêu hòa bình" 
 Qua các hoạt động của bài học như: Tìm hiểu thông tin, bày tỏ thái độ, làm 
bài tập các em thấy được trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách 
nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh phù hợp với khả 
năng của mình như: vẽ tranh, viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân vùng có 
chiến tranh. 
 11. Làm cho học sinh hiểu biết thêm về tổ quốc Việt Nam: 
 Muốn cho các em tìm những hình ảnh về Việt Nam trong một tập ảnh như : 
Lá cờ đỏ sao vàng, ảnh Bác, ảnh Văn miếu, ảnh kim tự tháp, ảnh áo dài Việt Nam, 
thủ đô Pari, lá cờ đỏ có một ngôi sao ở góc trái phía trên, ảnh Vịnh hạ long, ảnh 
Ông LêNin, ảnh về thủ đô nước Lào để các em chơi trò chơi "Tìm nhanh, tìm 
đúng" . 
 Tôi suy nghĩ hay là mình cứ đưa lần lượt từng tấm ảnh một cho các em nói 
rồi mình dán xung quanh hình Tổ quốc? Chứ tổ chức trò chơi thì rườm rà mà chắc 
các em cũng biết cả rồi. Tôi vẫn cứ băn khoăn nếu như trò chơi nào mình cũng bỏ 
qua thì tiết học đạo đức không sôi động và phong phú và tôi quyết định xem mức độ 
các em nắm bài như thế nào. 
 Tôi chia lớp thành 3 đội chơi, phát cho mỗi đội một tờ giấy khổ lớn, trên tờ 
giấy có in hình đất nước Việt Nam. Một số tranh ảnh nhỏ như đã nêu trên. Yêu cầu 
các đội trong một thời gian nhất định lựa chọn các tranh ảnh về Việt Nam và dán 
xung quanh hình Tổ quốc. 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 15 
 Qua trò chơi, các em rất hứng thú và sôi động, tìm chính xác các bức tranh để 
dán xung quanh hình Tổ quốc Việt nam. Nhưng phần giới thiệu về mỗi ảnh trước 
lớp, các em còn lúng túng, tôi đành kết luận: 
 - Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh. 
 - Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế 
giới. 
 - Văn miếu nằm ở thủ đô Hà Nội, là trường đại học đầu tiên ở nước ta. 
 - áo dài Việt Nam là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, là 
di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận. 
 Chúng ta yêu Tổ quốc Việt Nam và tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân 
tộc mình. 
 12. Rèn kỹ năng tuyên truyền thuyết phục quần chúng: 
 Tình huống: Bạn An đi sinh hoạt câu lạc bộ vì quá ham mê nên về muộn. 
Trời đã tối, An đi xe đạp về nhà, nhưng xe đạp của An không có đèn chciếu sáng, 
đèn phản quang, em lại mặc áo màu xanh thẫm. Con đường về nhà em lại không có 
đèn chiếu sáng. Trước tình huống này cả lớp hãy đưa ra các giải pháp hợp lý và 
thuyết phục bạn An để An xử lý như thế nào đảm bảo an toàn? 
 Tôi cho lớp thảo luận để chuẩn bị chơi trò chơi "sắm vai" các em lên thể hiện 
như sau: 
Nhóm 1. 
 - An: Mình phải về nhà, vì nếu không về thì bố mẹ mình sẽ lo lắng. 
 - Hà: Nếu cậu về thì không an toàn, đi đường mà không ai nhìn thấy thì rất 
nguy hiểm, rất có thể xẩy ra tai nạn với cậu. 
 -An: Vậy, theo cậu nên như thế nào? 
 - Hà: Tốt nhất là cậu điện thoại về xin phép bố mẹ cậu cho cậu ở lại nhà 
mình. 
 - An: Có lý, thế mà tớ không nghĩ r a. 
Nhóm 2: Đưa ra tình huống nhà An không có điện thoại thì sao? 
 - Quyền: Cậu hãy gọi điện về nhà đi. 
 - An: Nhưng nhà tớ chưa có điện thoại. 
 - Quyền: Vậy thì cậu gọi điện về nhà ai gần nhà cậu ấy, nhờ họ báo tin cho 
bố mẹ cậu biết. 
 - An: Nhà hàng xóm thì có điện thoại đấy, nhưng tớ lại không biết số điện 
thoại nhà họ, thế mới chán cơ chứ. 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 16 
 - Quyền: Thôi thế thì cậu đi với tớ sang nhà hàng xóm, tớ mượn cho cậu một 
chiếc xe đạp có đủ đèn chiếu sáng, đèn phản quang để đi về, mai đi học cậu đem 
đến đây đổi lại xe thế được chưa? 
 - An: Ôi thế thì tuyệt quá! tớ cám ơn cậu nhiều. 
 Qua hai nhóm lên thể hiện tôi thấy tiết học đạo đức giáo viên cần chú trọng 
dành đủ thời gian quy định, kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy thì đem lại hiệu 
quả cao. 
 IV. Kết quả: 
 Qua quá trình dạy học môn đạo đức theo các phương pháp trên, bản thân tôi 
đã thu được những kết quả nhất định, bước đầu tạo điều kiện để tôi yên tâm phấn 
đấu giảng dạy, thực hiện tốt chương trình thay sách giáo khoa phổ thông. 
 1. Về phía giáo viên: Phải thật sự yêu nghề, kiên trì nhẫn nại, có tâm huyết 
với nghề. 
 Là tấm gương về mọi mặt cho học sinh noi theo, yêu thương học sinh, tận tụy 
với các em, đối xử công bằng, không có thái độ thờ ơ hay lạnh nhạt với các em hay 
nghịch ngỗ, học yếu. 
 Xây dựng được mối quan hệ tốt giữa gia đình - nhà trường và các tổ chức xã 
hội. Thể hiện ở được ở những mối quan hệ của các em với bổn phận của mình ở 
lớp, ở gia đình, ở chi đội, ở nơi công cộng. 
 Giáo viên đã biết khơi dậy trong học sinh những tình cảm trong sáng, thôi 
thúc các em làm việc tốt, có thái độ bất bình trước những hành vi xấu xa. 
 Tạo được môi trường sư phạm tốt trong trường học, xây dựng mối đoàn kết, 
không khí thân mật trong nhà trường từ giáo viên đến học sinh. 
 Giáo viên thực sự là người tổ chức hoạt động học tập cho học sinh. Học sinh 
tự tham gia các hoạt động để chiếm lĩnh các chuẩn mực đạo đức cần đạt. Tiến hành 
bài học với các phương pháp hiện đại, giáo viên đã tổ chức đi đúng quy trình đảm 
bảo mục tiêu từng hoạt động, từng bài học. 
 Giờ học đạo đức thực sự diễn ra nhiều hoạt động phong phú, giáo viên cảm 
thấy nhẹ nhàng, thoải mái. 
 2. Về phía học sinh: 
 Học sinh tiếp thu bài tốt, kỹ năng diễn đạt trước lớp, cách tổ chức các hoạt 
động để hợp tác với nhau trong học tập, trong lao động cách xử lý các tình huống 
 được nâng lên rõ rệt, nó biểu hiện tiết học sau kết quả cao hơn tiết học trước. 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 17 
 Các em biết nội dung và ý nghĩa một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp 
luật phù hợp với lứa tuổi lớp 5, trong quan hệ của các em với quê hương, đất nước, 
tổ tiên, với hành vi việc làm của bản thân. 
 Biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan 
đến chuẩn mực đã học; biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống và 
biết thực hiện các chuẩn mực đã học vào trong cuộc sống hàng ngày. 
 Yêu quê hương, đất nước, biết ơn tổ tiên, đoàn kết hợp tác với bạn bè và 
người xung quanh, có ý thức vượt khó 
 Kết quả xếp loại hạnh kiểm cuối năm 100% học sinh được xếp loại đạt (Đ). 
 100% học sinh xếp loại môn đạo đức hoàn thành và hoàn thành xuất sắc. 
D. Kết luận chung: 
 Giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ quan 
trọng hàng đầu trong công tác giáo dục và đào tạo. Đặc biệt là bậc học tiểu học là 
bậc học của nền móng, bậc học nền tảng. 
 Dạy học môn đạo đức là một khoa học, là một nghệ thuật sư phạm, chính vì 
vậy phải có phương pháp khoa học, ở các bậc học càng thấp thì vai trò của phương 
pháp lại càng quan trọng. Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học đang hứa hẹn 
nhiều triển vọng tốt đẹp. Môn đạo đức là môn học được xem là môn học có vai trò 
đặc biệt trong việc hình thành nhân cách học sinh tiểu học. Bởi thế cho nên chương 
trình giao dục phổ thông năm 2000, đặc biệt là chương trình sách giáo khoa tiểu 
học đã biên soạn và đầu tư thêm nhiều vấn đề, thiết kế bài học và việc sử dụng 
phương pháp dạy học mang tính phát huy tích cực của người học. Vì vậy để giải 
quyết các bài học một cách sinh động, sách giáo khoa, sách giáo viên đã được thiết 
kế một cách thiết thự và "mở" để phù hợp với từng tình hình thực tế của lớp, của 
trường, của địa phương nhằm dảm bảo chất lượng dạy và học. 
 Học sinh tiểu học đến trường để học cách sống, học cách học, người giáo 
viên thực sự là người mẹ thứ 2 của các em, trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ, uốn nắn cho 
trẻ bằng nhiều phương pháp. Vì vậy, người giáo viên có tác động giáo dục học sinh 
bằng toàn bộ nhân cách của mình. Trẻ nhìn người giáo viên một cách tổng quát 
"Tấm gương bao giờ cũng có giá trị hơn là lời giáo huấn". Những vấn đề nghiên 
cứu trên nó đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong quá trình giảng dạy đạo đức cho học 
sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng. Những học sinh tôi trực tiếp 
phụ trách trong quá trình học tập và rèn luyện thì em nào cũng ngoan ngoãn, có đạo 
đức tác phong tốt, có ý thức vươn lên trong học tập, biết kính thầy yêu bạn, kính 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 18 
trọng ông bà cha mẹ, các em đều là những con ngoan, trò giỏi, các em sẽ là những 
người công dân tốt, sống có ích cho xã hội sau này. 
 Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân nhằm nâng cao chất lượng dạy 
học môn đạo đức lớp cuối cấp tiểu học mà trong quá trình giảng dạy tôi đã đúc rút 
được. Chắc chăn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong được Hội đồng khoa học và các 
bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung. 
Tôi xin chân thành cám ơn. 
 Thanh Chi, ngày 20 tháng 6 năm 2008 
 Người viết 
 Đinh Thị Kim Lộc 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfGiao duc dao duc lop 5.pdf