Giáo dục địa phương

Giáo dục địa phương

I.Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Hiểu được tầm quan trọng của kĩ năng đặt mục tiêu trong cuộc sống. Xác định được những yêu cầu cần có khi đạt mục tiêu.

 2. Kĩ năng: Thực hành lên kế hoạch đạt mục tiêu của mình.

 3. Thái độ: Biết đặt mục tiêu trong học tập để phấn đấu đạt kết quả tốt.

II. Tài liệu và phương tiện:

 - Phiếu học tập.

 

doc 12 trang Người đăng huong21 Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐẠO ĐỨC
(Giáo dục địa phương)
KĨ NĂNG ĐẠT MỤC TIÊU
I.Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Hiểu được tầm quan trọng của kĩ năng đặt mục tiêu trong cuộc sống. Xác định được những yêu cầu cần có khi đạt mục tiêu.
 2. Kĩ năng: Thực hành lên kế hoạch đạt mục tiêu của mình.
 3. Thái độ: Biết đặt mục tiêu trong học tập để phấn đấu đạt kết quả tốt.
II. Tài liệu và phương tiện:
 - Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy – học : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung bài:
 Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
* Mục tiêu: Phát triển khả năng tự nhận thức, tư duy phê phán. Phát triệ khả nằn tự đạt mục tiêu.
* Tiến hành: 
- Phát cho mỗi HS một phiếu BT “Đường đời”, yêu cầu HS hoàn thiện phiếu BT (ghi lại những việc quan trọng của bản thân từ trước đến nay -VD: buổi đầu đi học, đạt HS giỏi, được lên lớp, những vui buồn của gia đình, bản thân,... Nêu dự định (mục tiêu) cần đạt trong thời gian tới.)
+ Sự giúp đỡ nào giúp em có được những thành công của bản thân?
+ Liệu em có đạt được mục tiêu của mình không?
- KL: Tự nhận thức và đặt mục tiêu là kĩ năng quan trọng. Muốn đạt được mục tiêu cầ đăt ra kế hoạch cụ thể. 
Hoạt động 2: Đặt mục tiêu
* Mục tiêu: Xác định yêu cầu khi đặt mục tiêu. Thực hành các bước kĩ năng đặt mục tiêu.
* Tiến hành: Tổ chức cho HS thảo luận cặp.
- Em hãy suy nghĩ và chọn mục tiêu mình có thể thực hiện được. Em cầm có sự giúp đỡ nào để đạt được mục tiêu.
+ Vì sao em đặt ra mục tiêu trên? Theo em yếu tố nào quan trọng nhất khi đặt mục tiêu?
*KL: Mục tiêu là điều chúng ta muốn thực hiện, muốn đạt tới; Để thực hiện được mục tiêu cần có kế hoạch và quyết tâm.
 Hoạt động 3: Trò chơi “Em làm phóng viên”
* Mục tiêu: HS Nắm được kĩ năng đặt mục tiêu. Để đạt được mục tiêu cần làm gì.
* Tiến hành: Gv nêu câu hỏi tình huống:
+ Mục tiêu lớn nhất trong đời bạn là gì?
+ Điều gì trong đời bạn được coi là thành công nhất?
+ Làm thế nào để có được thành công?
+ Những khó khăn nào bạn gặp phải khi thực hiện mục tiêu?
+ Bạn tìm kiếm sự giúp đỡ từ đâu? Ai là người giúp đỡ?
+ Cảm giác của bạn khi đạt được mục tiêu?
- Nhận xét , kết luận: Để đạt mục tiêu cần phải thể hiện mục tiêu bằng kế hoạch cụ thể (Thực hiện cái gì? Vào khi nào? Cần có ai hỗ trợ). Mục tiêu phải có tính khả thi.
4. Củng cố:
- Em cần làm gì để bản thân có thể tiến bộ trong học tập?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn hs cần thực hiện kĩ năng đặt mục tiêu hàng ngày để đạt được kết quả tốt trong học tập,
- Hát.
- Hs trả lời.
- Nhận xét.
-HS nhận phiếu, làm bài cá nhân.
- Trình bày trước lớp.
-HS liên hệ, trả lời câu hỏi thể hiện sự quyết tâm phấn đấu để đạt được mục tiêu.
-Thảo luận cặp đôi về mục tiêu của mình.
- Trình bày mục tiêu của mình trước lớp.
- Nhận xét về mục tiêu của mình.
-Nêu lí do đặt mục tiêu. Khi đặt mục tiêu cần có kế hoạch cụ thể và quyết tâm thực hiện.
- HS thảo luận cặp đôi.
- Thực hành chơi trò chơi “ Em làm phóng viên” trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
-Liên hệ.bản thân.
 ĐẠO ĐỨC
(Giáo dục địa phương)
 PHÒNG TRÁNH MA TÚY
I.Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Nhận biết được:
 + Các dấu hiệu của người sử dụng ma túy.
 + Tác hại của việc nghiện ma túy.
 2. Kĩ năng: Biết cách phòng tránh các chất gây nghiện ma túy.
 3. Thái độ: Có thái độ kiên quyết nói không với ma túy.
II. Tài liệu và phương tiện:
 - Tài liệu hướng dẫn kĩ năng sống về phòng bệnh hiểm nghèo.
 - Phiếu học tập và một số đồ dùng phục vụ trò chơi đóng vai.
III. Hoạt động dạy – học : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Là một HS em cần đặt cho mình mục tiêu như thế nào? Em thực hiện như thế nào?
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung bài:
 Hoạt động 1: Nhận biết về người sử dụng ma túy
* Mục tiêu: HS nhận biết được những biểu hiện của người nghiện ma túy.
* Tiến hành: 
- Em đã bao giờ gặp người nghiện ma túy, nghiện ở đâu? Người nghiện ma túy thường có biểu hiện như thế nào?
- GV kết luận:
 Hoạt động 2: Tác hại của việc nghiện ma túy
* Mục tiêu: HS thấy được những tác hại khi mắc nghiện ma túy.
* Tiến hành: Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
+ Nghiện ma túy gây tác hại như thế nào?
- Kết luận:
 Hoạt động 3: Nói không với ma túy
* Mục tiêu: HS có thái độ và hành động cương quyết “Nói không với ma túy”.
* Tiến hành: Đóng vai để sử lí tình huống.
- Chia nhóm 4, giao nhiệm vụ
+ Khi từ chối ai một điều gì đó, các em sẽ nói như thế nào?
- Giao tình huống, yêu cầu các nhóm xử lí:
1. Trên đường đi học về, Việt gặp một tốp thanh xấu dùng ma túy. Nhóm thanh niên đó dụ dỗ và ép dùng thử. Nếu là bạn Việt em sẽ ứng sử như thế nào?
2. Một ngày nghỉ cuối tuần, Tuấn đi chơi và gặp một người quen nghiện ma túy. Người đó nói: hút ma túy cảm giác thích lắm! Hãy hút thử đi! Nếu là bạn Tuấn, em sẽ làm gì?
3. Gia đình bạn Thúy rất nghèo, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Có người thuê bạn Thúy tham gia vận chuyển ma túy và trả nhiều tiền. Nếu là Thúy, em sẽ làm gì?
- Nhận xét, kết luận:
+ Mỗi chúng ta đều có quyền từ chối việc mình không muốn làm.
+ Mỗi người có một cách ứng xử riêng, xong mục tiêu chung cần đạt được là kiên quyết nói “Không” đối với các chất ma túy.
4. Củng cố:
- Em cần làm gì khi gặp người có sử dụng ma túy trên đường đi học về?
- Nếu có một người quen nhờ em cầm một vật gì mà không biết rõ em cần xử lí như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn hs về nhà ôn bài, c.bị bài sau. 
- Hát.
- Hs trả lời.
- Nhận xét.
-Hs trình bày ý kiến: Dấu hiệu của người nghiện ma túy:
+ Hay ngáp, chảy nước mắt, nước mũi, nước bọt.
+ Vã mồ hôi, ớn lạnh, nổi da gàngại tắm, cơ thể gầy, yếu.
+ Co giật, hôn mê, sùi bọt mép khi lên cơn nghiện.
-Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
+ Sức khỏe giảm, dễ mắc bệnh hiểm nghèo và tử vong.
+ Kinh tế gia đình kiệt quệ, luôn nghèo đói.
+ Phạm tội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
-Nói lí do từ chối, tìm cách đi chỗ khác.
- Các nhóm thảo luận để đưa ra cách ứng xử, chuẩn bị đóng vai.
- Đóng vai trước lớp.
- Các hóm nhận xét về:
+ Cách ứng xử của mỗi nhóm trong tình huống đó đã phù hợp chưa, vì sao?
+ Có cách ứng xử nào khác không?
-Liên hệ.bản thân.
ĐỊA LÍ 
(Địa lí địa phương)
ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
I.Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS nắm được: 
 + Dân số Thái Nguyên tăng khá nhanh, gây nhiều khó khăn trong đời sống và trong sản xuấtm du lịch như: Hồ Núi Cốc, Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam, An toàn khu ATK Định Hóa.
 + Thái Nguyên là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc, đông nhất là dân tộc kinh.
 + Cây lúa được trồng nhiều, ngoài ra còn trồng nhiều chè và cây ăn quả khác.
 2. Kĩ năng: Sử dụng lược đồ để biết được dân cư phân bố không đều. Biết một số điển
 3. Thái độ: Yêu quê hương Thái Nguyên và có khả năng giới thiệu về đặc điểm dân cư, KTXH với bạn bè ở địa phương khác .
II. Đồ dùng dạy – học:
 - Lược đồ phân bố dân cư tỉnh Thái Nguyên.
 - Phiếu thực tập và hình ảnh minh họa.
III. Hoạt động dạy – học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu vị trí địa lí và một số đặc điểm địa hình, khí hậu của Thái Nguyên.
- GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Dạy bài mới : 
a.Giới thiệu bài : 
b.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
1. Dân số, gia tăng dân số:
- Yêu cầu HS đọc bảng số liệu:
+ Nhận xét về sự gia tăng dân số ở Thái Nguyên.
+ Dân số tăng nhanh gây ra điều gì?
- Nhận xét, kết luận.
2. Thành phần dân tộc: 
+ Em biết Thái Nguyên có những dân tộc nào?
- GV: TN là tỉnh có nhiều dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm
 Khoảng 75% dân số; còn lại là các dân tộc khác như: Dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay,
3. Phân bố dân cư:
- Dựa vào hình 2.1, hãy:
+ Xác định vùng tập trung đông dân cư.
+ Xác định các vùng thưa dân cư.
- GVKL: Dân cư phân bố không đều, ở các vùng núi mật độ dân cư thấp, trong khi đó ở vùng đồng bằng, đô thị mật độ dân cư cao hơn.
4. Nông nghiệp:
+ Em biết Thái Nguyên sản xuất nông nghiệp có các sản phẩm gì? Ở đâu?
- GVKL:
5. Công nghiệp:
+ Kể tên một số ngành công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên và cho biết các sản phẩm và sự phân bố của những ngành đó.
6. Du lịch:
- Hãy kể tên các điểm du lịch ở tỉnh Thái Nguyên.
4. Củng cố:
- Em có nhận xét gì về đặc điểm dân cư của tỉnh Thái Nguyên?
- Theo em cần phải làm gì để giảm sự gia tăng dân số?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
 - Dặn hs chuẩn bị giờ sau.
-Thái Nguyên nằm trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao thấp dần từ bắc xuống nam. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ (từ tháng 5- đến tháng10), mùa đông ( tháng 11 đến tháng 4 năm sau)
-HS đọc bảng số liệu và nêu câu trả lời.
+ Dân số Thái Nguyên tăng khá nhanh. Dân số tăng nhanh gây nhiều khó khăn cho việc năng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh.
+ HS nêu tên các dân tộc mà các em biết
-Thảo luận cặp.
- Trình bày trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
-Thảo luận nhóm 4.
- Trình bày: Lúa được trồng nhiều ở các khu vực đồng bằng, ngoài ra Thái Nguyên còn trồng nhiều chè và nhiều cây ăn quả. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà,
+ Thái Nguyên có nhiều ngành công nghiệp như: Khai hác khoáng sản, nhiệt điện, luyện kim, cơ khí, may mặc,
-Một số điểm du lịch của Thái Nguyên như: Hồ Núi Cốc, Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam, An toàn khu ATK Định Hóa,
ĐỊA LÍ 
(Địa lí địa phương)
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, SỰ PHÂN CHIA HÀNH CHÍNH
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I.Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS nắm được: 
 +Thái Nguyên là một tỉnh nằm trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
 + Biết các tên các huyện, thi xã, thành phố trực thuộc Trung ương giáp với tỉnh Thái Nguyên.
 + Biết đặc điểm địa hình tỉnh Thái Nguyên và những loại khoáng sản của tỉnh.
 + Khí hậu Thái Nguyên chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa hạ và mùa đông.
 2. Kĩ năng: Sử dụng lược đồ để biết Thái Nguyên có các sông chính: sông Cầu, sông Công và hồ Núi Cốc 
 3. Thái độ: Ham tìm hiểu về tỉnh nhà và có khả năng giới thiệu về đặc điểm dân cư, KTXH với bạn bè ở địa phương khác .
II. Đồ dùng dạy – học:
 - Lược đồ hành chính, địa hình tỉnh Thái Nguyên.
 - Lược đồ sông, hồ tỉnh Thái Nguyên.
III. Hoạt động dạy – học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Trên thế giới có mấy đại dương? Đó là những đại dương nào? Đại dương nào lớn nhất?
- GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Dạy bài mới : 
a.Giới thiệu bài : 
b.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
1. Vị trí và lãnh thổ, các đơn vị hành chính:
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ tỉnh Thái Nguyên:
+ Chỉ trên bản đồ vị trí, giới hạn của tỉnh Thái Nguyên.
+ Chỉ tên các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, TP trực thuộc TƯ tiếp giáp với Thái Nguyên.
- Nhận xét, kết luận.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: 
a. Địa hình và khoáng sản:
+ Địa hình Thái Nguyên Được thể hiện như thế nào?
+ Kể tên một số loại khoáng sản ở Thái Nguyên mà em biết.
-KL:
b. Khí hậu và sông hồ:
- Thái Nguyên có những mùa nào? Các mùa diễn ra trong thời gian nào?
+ Thái Nguyên có những sông, hồ nào?
4. Củng cố:
- Thái Nguyên có những mùa nào? Em thích mùa nào nhất? Vì sao?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Dặn hs chuẩn bị giờ sau.
-Có đại dương, đó là: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.
-HS quan sát lược đồ, thảo luận nhóm và nêu câu trả lời.
+ Thái Nguyên là một tỉnh nằm trong vùng Trung du Bắc Bộ.
+ Có 7 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố.
+ Thái Nguyên tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội.
+ Địa hình Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao thấp dần từ bắc xuống nam.
+ Khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên phong phú, nhiều loại có ý nghĩa trong vùng và cả nước như: các kim loại màu (thiếc, vàng, đồng, kẽm); quặng sắt, than (đặc biệt là than mỡ).
-Thảo luận cặp.
- Trình bày trước lớp: Khí hậu Thái Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10 mùa này có gió đông nam trời nóng và mưa nhiều; và mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa này có gió mùa đông bắc, trời lạnh, ít mưa.
+ Thái Nguyên có 2 sông chính chay qua, đó là: sông Cầu và sông Công. Hồ lớn nhất là Hồ Núi Cốc.
LỊCH SỬ
(Lịch sử địa phương)
THÁI NGUYÊN – NƠI KHỞI NGUỒN CỦA CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HSnắm được:
 + Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của Thái Nguyên trong kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp nói chung, chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng. 
 + Thấy được những đóng góp của nhân dân Thái Nguyên trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
 2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng sử dụng tranh ảnh, lược đồ, bản đồ.
 3. Thái độ: Biết trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước của quê hương.
 II. Đồ dùng dạy – học: 
Hình ảnh minh họa. Phiếu học tập của HS.
III. Hoạt động dạy – học : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT DỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ :
 - Nêu vai trò của Nhà máy thủy điện Hòa Bình đối với công cuộc xây dựng đất nước.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
b.Nội dung bài :
* Hoạt động 1 : Hiểu biết về chiến dịch Điện Biên Phủ
-Chiến dịch Điên Biên Phủ năm 1954 đã diễn ra như thế nào ?
- Chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa như thế nào trong công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước ?
*Hoạt động 2 : Tầm quan trọng của Thái Nguyên đối với thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
- Thái Nguyên có vai trò như thế nào trong chiến dịch Điện Biên Phủ ?
- Sự kiện nào chứng tỏ Thái Nguyên là nơi khởi nguồn của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 ?
4. Củng cố :
- Em có cảm nghĩ như thế nào về quê hương Thái Nguyên của chúng ta trong công cuộc đấu tranh, thống nhất đất nước?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Dặn hs về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
-Hát.
+ Hạn chế lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ. Cung cấp điện từ Bắc vào Nam, từ núi rừng đến đồng bằng, nông thôn đến thành phố, phục vụ cho sản xuất và đời sống. 
- HS đọc thông tin và dựa vào hiểu biết, thảo luận nhóm.
- Trình bày trước lớp: 
+ Ta đã chuẩn bị cho chiến dịch với tinh thần cao nhất: Nửa triệu chiến sĩ từ các mặt trận hành quân về ĐBP. Hàng vạn tấn vũ khí được vận chuyển vào trận địa
+ Chiến thắng ĐBP đã kết thúc oanh liệt cuộc tiến công đông xuân của ta, đập tan “ Pháo đài không thể công phá” của giặc Pháp, buộc chúng phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ, rút quân về nước kết thúc 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì gian khổ của dân tộc ta.
 + Thái Nguyên là nơi phát tích chiến dịch Đông – Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân Thái Nguyên đã có những đóng góp vô cùng to lớn về sức người, sức của để đảm bảo cho chiến dịch toàn thắng.
+ Đó là sự kiện ngày 6 tháng 12 năm 1953 tại đồi Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng đã họp, nghe tổng Quân ủy bào cáo quyết tâm và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
 Đảng và Bác Hồ đã quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “ Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”
LỊCH SỬ 
 (Lịch sử địa phương)
AN TOÀN KHU ĐỊNH HÓA - THÁI NGUYÊN 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS nắm được:
 + Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của ATK Thái Nguyên trong kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. 
 + Thấy được một cách khái quát các di tích lịch sử tại ATK Thái Nguyên.
 2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng miêu tả và thao tác tư duy cơ bản như : Phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
 3. Thái độ: Biết trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước của quê hương và ý thức giữ gìn các di tích lịch sử của quê hương.
 II. Đồ dùng dạy – học: 
 - Hình ảnh minh họa. Phiếu học tập của HS.
III. Hoạt động dạy – học : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT DỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ :
 - Sự kiện nào chứng tỏ Thái Nguyên là nơi khởi nguồn của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 ?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
b.Nội dung bài :
* Hoạt động 1 : Lí do TW Đảng chọn ATK Định Hóa
- Tại sao chọn Định Hóa làm ATK tuyệt mật của TW để lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược ?
- Hãy nêu một số quyết định quan trọng của Đảng và Bác Hồ tại ATK Định Hóa.
*Hoạt động 2 : Nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Định Hóa.
- Em có nhận xét gì về nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đồi Khau Tý, xã Điềm Mạc, huyện Định Hóa ?
- Sự kiện nào chứng tỏ Thái Nguyên là nơi khởi nguồn của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 ?
4. Củng cố :
- Em có cảm nghĩ như thế nào về quê hương Thái Nguyên của chúng ta trong công cuộc đấu tranh, thống nhất đất nước?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò :
- Dặn hs về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau.
-Hát.
+ Đó là sự kiện ngày 6 tháng 12 năm 1953 tại đồi Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng đã họp, nghe tổng Quân ủy bào cáo quyết tâm và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
 Đảng và Bác Hồ đã quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “ Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”
-Định hóa là nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Định Hóa là một bộ phận của Khu giải phóng Việt Bắc cũ, ATK Định Hóa dựa vào chân núi Hồng, “tiến có thể công, lui có thể giữ”, có thể tỏa đi khắp vùng biên giới xuống đến đồng bằng; giao thông liên lạc tương đối thuận tiện để giữ vững mối liên hệ giữa TW và các địa phương; nơi có cơ sở
chính trị vững chắc, nơi có đồng bào luôn hướng về cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào Đảng và Chính phủ; về kinh tế có thể tự cung cấp.
-Nhiều sắc lệnh quan trọng của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã được ban hành tại Định Hóa. Nhiều quyết sách lớn của Đảng và Chính phủ trong suốt 9 năm được quyết định tại ATK Định Hóa như: Hạ quyết tâm tiêu diệt địch tấn công lên Việt Bắc Thu-Đông năm 1947; mở chiến dịch Biên giói Thu-Đông năm 1950 và các chiến dịch: Trung du, Hoàng Hoa Thám, Hà Nam Ninh, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào và đạc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.
-Nơi ở và làm việc của Bác Hồ và đảm bảo yếu tố bí mật lại vừa rất gần gũi với nhân dân, gần gũi với thiên nhiên.

Tài liệu đính kèm:

  • docdao ducsudia dia phuong.doc