Giúp học sinh lớp 5 giảm bớt lỗi Chính Tả

Giúp học sinh lớp 5 giảm bớt lỗi Chính Tả

I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI:

Qua thực tế nhiều năm giảng dạy tại trường, tôi hiểu rằng dạy chính tả cho học sinh tiểu học ở Nam Bộ mà dựa vào cách phát âm chuẩn xác để viết đúng chính tả là điều không thể. Có những lỗi chính tả không đáng mắc phải nhưng các em lại viết sai đa phần là do cách phát âm địa phương chẳng hạn như âm đầu V/d ; r/d/gi ; vần ao /au ; ăc / ăt, âm cuối n / nh ; n / ng; t /c và thanh hỏi/ thanh ngã.

Tôi thực nghiệm trên 2 nhóm, nhóm học sinh luyện viết từ khó ở nhà và nhóm học sinh không luyện viết từ khó ở nhà từ bài tuần 11 đến tuần 16.

 Có sự khác biệt giữa điểm trung bình của hai nhóm học sinh luyện viết từ khó ở nhà và nhóm học sinh không luyện viết từ khó ở nhà. Điều đó chứng minh rằng việc viết từ khó ở nhà cho học sinh trong dạy học, nhằm nâng cao kỹ năng viết chính tả cho học sinh của lớp 5/4 .

 

doc 13 trang Người đăng huong21 Lượt xem 838Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giúp học sinh lớp 5 giảm bớt lỗi Chính Tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC:
	Mục	Trang
Tóm tắt đề tài:...2
Giới thiệu:.3
Phương pháp nghiên cứu:.4	
	Khách thể nghiên cứu:4
	Thiết kế nghiên cứu:...4
	Quy trình nghiên cứu:.6
	Đo lường:6
Phân tích dữ liệu và kết quả:.6
	Bàn luận:.8
Kết luận và khuyến nghị...8
Tài liệu tham khảo:...9
Phụ lục:.9
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Tên đề tài :
GIÚP HỌC SINH LỚP 5 GIẢM BỚT LỖI CHÍNH TẢ
I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI: 
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy tại trường, tôi hiểu rằng dạy chính tả cho học sinh tiểu học ở Nam Bộ mà dựa vào cách phát âm chuẩn xác để viết đúng chính tả là điều không thể. Có những lỗi chính tả không đáng mắc phải nhưng các em lại viết sai đa phần là do cách phát âm địa phương chẳng hạn như âm đầu V/d ; r/d/gi ; vần ao /au ; ăc / ăt, âm cuối n / nh ; n / ng; t /c và thanh hỏi/ thanh ngã.
Tôi thực nghiệm trên 2 nhóm, nhóm học sinh luyện viết từ khó ở nhà và nhóm học sinh không luyện viết từ khó ở nhà từ bài tuần 11 đến tuần 16.
 	Có sự khác biệt giữa điểm trung bình của hai nhóm học sinh luyện viết từ khó ở nhà và nhóm học sinh không luyện viết từ khó ở nhà. Điều đó chứng minh rằng việc viết từ khó ở nhà cho học sinh trong dạy học, nhằm nâng cao kỹ năng viết chính tả cho học sinh của lớp 5/4 .
II.GIỚI THIỆU :
Để giúp học sinh lớp 5 giảm bớt lỗi chính tả, phát triển và hoàn thiện kĩ năng viết đúng Tiếng Việt chuẩn mực theo hướng “giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”, tôi thấy rằng trước hết ta phải tìm ra các nguyên nhân dẫn đến việc học sinh viết sai lỗi chính tả cua học sinh trong lớp. Theo tôi, học sinh viết sai lỗi chính tả nhiều là do 5 nguyên nhân chính sau đây:
 1. Học sinh chưa có ý thức viết đúng chính tả. Cụ thể là những tiếng, từ có sẵn trong SGK hoặc giáo viên đã ghi trên bảng và những từ thường xuyên sử dụng nhưng vẫn viết sai. Có tiếng giáo viên đã sửa nhiều lần nhưng nhiều em vẫn viết sai.
 2. Có một số học sinh đọc còn yếu, nhiều tiếng phải dừng lại đánh vần, tốc độ đọc chỉ đạt 60 đến 70 tiếng / phút. Vì thế các em không nhớ chữ ghi âm, tiếng và từ, dẫn đến việc thông hiểu nội dung còn hạn chế.
 3. Học sinh không nhớ các qui tắc chính tả đã học nên viết tùy tiện, nghĩ sao viết vậy. Âm “ e, i , ê” chỉ đi với “ k” nhưng có nhiều em viết ghép với âm c. Cũng âm “ e, i ê” chỉ ghép với “ ngh” nhưng có em lại ghép với “ng”. Có em còn sáng tạo thêm các vần mới lạ như: unh, ing, âch,
 4. Học sinh không nắm nghĩa của từ, vốn từ ngữ tích lũy được còn rất hạn chế nên hay viết lẫn lộn các âm đầu, âm cuối, vần và thanh.
 5. Hiện nay, với sự phát triển nhanh về kinh tế, văn hóa và xã hội; việc nghe, nói, đọc xem của học sinh thì rất nhiều nhưng viết thì ngày càng giảm. Học sinh chịu sự tác động của kênh hình trong học tập nhiều hơn kênh chữ và việc lạm dụng các vở bài tập, các câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra, trong thi cử làm cho học sinh rất ít có cơ hội được viết, được rèn chính tả.
Qua khảo sát đầu năm hơn học sinh của lớp điểm chính tả dưới trung bình, có em viết tên mình mà lại sai chính tả, kể cả những từ ngữ đơn giản nhất mà các em viết vẫn sai lại còn sai nghiêm trọng (VD : Họ tên: Nguyễn Đang Trường –viết là Nguyển Đan Trường; tiếng “ võng” viết là “dõng” tiếng “ tai” viết là “ tay”..).
 	Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này tôi đã thường xuyên hướng dẫn, nhắc nhở các em luyện viết từ khó ở nhà, thay vì chỉ viết từ khó vài phút rồi viết bài vào vở. Biện pháp này sẽ giúp học sinh hạn chế tối thiểu lỗi chính tả trong bài viết .
 Vấn đề nghiên cứu : 
Cho học sinh tập viết các từ khó ở nhà vào dạy các bài chính tả từ tuần 11 đến tuần 16 có nâng cao kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 5/4 không ?
 Giả thuyết nghiên cứu : 
Việc thường xuyên hướng dẫn, nhắc nhở các em luyện viết từ khó ở nhà vào dạy các bài chính tả từ tuần 11 đến tuần 16 có nâng cao kỹ năng viết chính tả cho học sinh lớp 5/4.
 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 a- Khách thể nghiên cứu :
 Tôi chọn học sinh trong lớp và chia lớp thành hai nhóm tương đương, để có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng .
 * Giáo viên là giáo viên chủ nhiệm lớp 5/4
 * Học sinh : hai nhóm có nhiều điểm tương đồng về trình độ.
 Bảng 1:
Số học sinh nhóm A
Số học sinh nhóm B
Tổng số
Nam
Nữ
Tổng số
Nam
Nữ
18
11
7
18
10
8 
 	Về ý thức học tập, học lực tương đương nhau. Tôi dùng điểm của làm bài bài viết chính tả tuần 10 là bài viết kiểm tra định kì giữa học kì I ( Nỗi niềm giữ nước giữ rừng ) làm bài kiểm tra trước tác động, kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác biệt nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng t-test điểm kiểm chứng sự chênh lệch giữa 2 nhóm trước khi tác động .
 b- Thiết kế nghiên cứu:
 Bảng 1: Điểm trước tác động ( lấy thang điểm 5)
HS nhóm B
Điểm KT
HS nhóm A
Điểm KT
Trần Thị Ngọc Ái
3
Lê Bích Trâm
2,5
Lý Ngọc Lam Anh
2
Hà Vũ Hào
3
Nguyễn Thị Bé Chanh
2,5 
Đàm Thị Hảo
3
Lê Thị Ngọc Dung
3,5
Phạm Văn Hiếu
2,5
Lê Chí Dương
2 
Lê Chí Hoài
3
Trần Vũ Đạt
2,5 
Võ Hữu Luân
2,5
Đỗ Thành Đồng
2
Võ Ngọc Mơ
3
Nguyễn Văn Đời
3 
Nguyễn Thị Yến Nhi 1
2,5
Hồ Hữu Đức
2,5
Nguyễn Thị Yến Nhi 2
2,5
Nguyễn Vũ Hải
2,5 
Võ Thị Như Phấn
3,5
Lê Đức Hậu
2,5
Huỳnh Thị Như Quỳnh
2,5
Trầm Minh Hiếu
2
Trần Huyền Trang
3
Lâm Công Minh
1,5
Trần Thị Thảo Trân
3
Nguyễn Huy Khôi
2
Trần Văn Tý
2,5
Lê Mến Thương
1,5
Trần Ngọc Vi
3
Trần Minh Trúng
2
Nguyễn Văn Vũ
2
Nguyễn Đang Trường
2
Nguyễn Bảo Yên
2
Trần Lam Trường
2
Lê Thị Xuân Yến
3
Tổng điểm
41
49
ĐTB
2,28
2,72
P=
0,44
P= 0.44 > 0.05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm Đối chứng và Thực nghiệm là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
Bảng 2: Thiết kế nghiên cứu 
Nhóm
Kiểm tra trước TĐ
Tác động
KT sau tác động
Thực nghiệm
01
Luyện viết từ khó ở nhà 
03
Đối chứng
02
 Không luyện viết từ khó ở nhà
04
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập 
 c- Quy trình nghiên cứu : 
 Chuẩn bị của giáo viên :
 	Nhóm thực nghiệm tôi thường xuyên nhắc nhờ các em viết từ khó của bài chính tả và dặn tên bài cho học sinh về nhà viết khoảng 10 từ đến 15 từ trong bài; viết mỗi tuần viết vào thứ 6 và nộp vào thứ hai), cũng là từ ngữ mà các em cho là khó viết hoặc dễ nhầm lẫn trong một bài chính tả . 
 Tiến hành dạy thực nghiệm :
Thứ ,ngày
Tiết theo PPCT
( Tuần)
Tên bài dạy
Thứ 3 
13/11/2012
11
 Nghe viết bài : Luật bảo vệ môi trường
Thứ 3
20/11/2012
12
Nghe viết bài : Mùa thảo quả 
Thứ 3
27/11/2012
13
Nhớ viết bài : Hành trình của bầy ong 
Thứ 3
04/12/2012
14
Nghe viết bài : Chuỗi ngọc lam
Thứ 3
11/12/2012
15
Nghe viết bài : Buôn Chư Lênh đón cô giáo 
Thứ 3
18/12/2012
16
 Nghe viết bài: Về ngôi nhà đamg xây
d- Đo lường :
Bài kiểm tra trước tác động là bài viết chính tả tuần 11 (Luật bảo vệ môi trường) và bài kiểm tra sau tác động là bài viết chính tả tuần 16 ( Về ngôi nhà đang xây), tiến trình và phương pháp dạy hai bài này như nhau.
 Tiến hành kiểm tra và chấm bài :
 Sau khi học sinh viết bài và làm bài tập xong giáo viên chấm bài .
Bảng3: Điểm sau tác động( Lấy thang điểm 5)
Học sinh
Nhóm B
Học sinh
Nhóm A
Trần Thị Ngọc Ái
4
Lê Bích Trâm
3,5
Lý Ngọc Lam Anh
2
Hà Vũ Hào
3,5
Nguyễn Thị Bé Chanh
3
Đàm Thị Hảo
4
Lê Thị Ngọc Dung
4,5
Phạm Văn Hiếu
3.5
Lê Chí Dương
2
Lê Chí Hoài
3.5
Trần Vũ Đạt
3
Võ Hữu Luân
3
Đỗ Thành Đồng
3
Võ Ngọc Mơ
4
Nguyễn Văn Đời
3,5
Nguyễn Thị Yến Nhi 1
4
Hồ Hữu Đức
3
Nguyễn Thị Yến Nhi 2
4
Nguyễn Vũ Hải
3,5
Võ Thị Như Phấn
4
Lê Đức Hậu
3
Huỳnh Thị Như Quỳnh
3,5
Trầm Minh Hiếu
2,5
Trần Huyền Trang
4
Lâm Công Minh
2
Trần Thị Thảo Trân
4,5
Nguyễn Huy Khôi
2.5
Trần Văn Tý
3
Lê Mến Thương
2,5
Trần Ngọc Vi
3,5
Trần Minh Trúng
2,5
Nguyễn Văn Vũ
3
Nguyễn Đang Trường
3
Nguyễn Bảo Yên
3,5
Trần Lam Trường
2,5
Lê Thị Xuân Yến
4
TĐ
52
66
ĐTB
2,89
3,67
Giá trị p của T-test
0,78
 IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ :
Bảng 4: So sánh điểm trung bình hai bài kiểm tra sau tác động :
Đối chứng
Thực nghiệm
ĐTB trước tác động
2,88
2,72
ĐTB sau tác động
2,89
3,67
Độ lệch chuẩn 
0,01
0,95
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)
0.94
 	Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương, sau tác động kiểm chứng chênh lệch giá trị TB cho kết quả = 0,94, cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà là do kết quả của tác động .	
 Điều đó cho thấy mức độ ành hưởng việc sử dụng phiếu viết từ khó ở nhà cho học sinh là của nhóm thực nghiệm là lớn. Giả thuyết đề tài đã được kiểm chứng.
Hình 1 : Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm .
 V. BÀN LUẬN 
 Bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 7,33. Bài kiểm tra của nhóm đối chứng là TBC = 5,78. Độ lệch điểm giữa hai nhóm là 1,55. Điều đó cho thấy điểm TB của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm có sự khác biệt rõ rệt, nhóm có tác động thì điểm cao nhóm đối chứng .
 	Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1,27. Điều này chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn .
 	Phép kiểm chứng T-Test sau tác động của hai nhóm là P = 1,33 < 1,55
Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động .
 Hạn chế :
 Nghiên cứu này phải thường xuyên kiểm tra các em luyện viết từ khó ở nhà nên mất thời gian vì hằng tuần giáo viên phải danh một số thời gian ngày thứ hai để kiểm tra chữ viết của các em luyện viết từ khó ở nhà và nhận xét, phải thực hiện thường xuyên, liên tục, giáo viên cần chủ động thời gian sao cho hợp lí.
 VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
 Kết luận : 
 Việc nhắc nhở các emluyện viết từ khó trong bài chính tả ở nhà cho học sinh, đã nâng cao được kỹ năng viết chính tả cho học sinh .
 Khuyến nghị :
 Đối với lãnh đạo: Cần quan tâm đến cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ tốt cho việc dạy và học .
 Đối với giáo viên: Không ngừng nghiên cứu phương pháp và hình thức dạy học mới và vận dụng tốt vào giảng dạy phân môn chính tả để nâng cao chất lượng giáo dục. Thường xuyên nhắc nhở các em luyện các từ khó viết ở nhà trước mỗi giờ chính tả.
 Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, nghiên cứu và vận dụng vào dạy học môn chính tả nhằm góp phần rèn luyện nét chữ nết người và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 
Tôi xin chân thành cảm ơn 
 Gành Hào, ngày 18 tháng 4 năm 2013
 Người viết
 Trần Văn Sáu
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1
Sách giáo viên lớp 5 tập 1
Bài soạn tham khảo tập 1
VIII. PHỤ LỤC: 
 Các bài giáo án minh hoạ
 Thứ ba ngày 13 tháng 11 năm 2012
Chính tả 
Nghe viết bài: Luật bảo vệ môi trường
Phân biệt l / n ; âm cuối n / ng
I. Mục tiêu
- Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn bản luật.
- Làm được bài tập (2) a / b; hoặc bài tập (3) a / b.
II. Đồ dùng dạy học:
VBT Tiếng Việt 5 Tập 1
 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng viết từ khó
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
- Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay chúng ta cùng nghe - viết Điều 3 khoản 3 trong Luật Bảo vệ môi trường và làm bài tập chính tả
	Hướng dẫn nghe-viết chính tả
* Trao đổi về nội dung bài viết
- Gọi HS đọc đoạn viết
+ Điều 3 khoản 3 trong Luật Bảo vệ môi trường có nội dung gì?
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các tiếng khó dễ lẫn khi viết chính tả
- Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được
* Viết chính tả
- GV đọc chậm HS viết bài
* Soát lỗi, chấm bài 
	Hướng dẫn làm bài chính tả
	* Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HS làm bài 
- Gọi HS lên làm trên bảng lớp
- Nhận xét kết luận
	* Bài 3
a) - Gọi HS đọc.
- Tổ chức HS thi 
- Nhận xét các từ đúng. 
- Tổng kết cuộc thi
b) Tổ chức tương tự phần a. 
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Nhắc Hs ghi nhớ từ tìm được và chuẩn bị tiết sau.
- HS lên bảng viết từ khó
- HS đọc đoạn viết
+ Nói về hoạt động bảo vệ môi trường, giải thích thế nào là hoạt động bảo vệ môi trường.
- HS nêu: môi trường, phòng ngừa, ứng phó, suy thoái, tiết kiệm, thiên nhiên
- HS luyện viết
- HS viết chính tả
- HS soát lỗi
- HS đọc yêu cầu bài
- 4 HS lên làm
lương- nương:
lương thiện- nương rẫy; lương tâm- vạt nương; lương thực- nương tay; lường bổng- nương dâu
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS thi tìm từ láy theo nhóm
na ná, nai nịt, nài nỉ, nao nao, náo nức, não nuột, nắc nẻ, nắn nót, no nê, năng nổ, nao núng, nỉ non, nằng nặc, nôn nao, nết na, nắng nôi, nặng nề, nức nở, nấn ná, nõn nà, nâng niu, nem nép, nể nang, nền nã, ....
- Viết vào vở một số từ láy
- Một số từ gợi tả âm thanh có ân cuối là ng: loong coong, boong boong, leng keng, loảng xoảng, ông ổng, ăng ẳng, ùng ục, quang quác, quàng quạc, khùng khục, .....
Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2012
Chính tả 
Nhớ viết bài: Hành trình của bầy ong
Phân biệt âm đầu s/x, âm cuối t/c
I. Mục tiêu: 
- Nhớ - viết đúng bài chính tả; toàn bài không mắc quá 5 lỗi; trình bày đúng các câu thơ lục bát.
- Làm được BT (2) a hoặc BT (3) a.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS lên bảng viết các từ ngữ sau: ẩm ướt, bát ngát, cô bác, tất bật, tấc đất.
- GV nhận xét, chấm điểm.
3. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài
	Hướng dẫn viết bài
a) Tìm hiểu nội dung đoạn thơ:
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn viết (2 khổ thơ cuối)
- Hai dòng thơ cuối tác giả muốn nói điều gì về công việc của loài ong?
- Bài thơ ca ngợi phẩm chất đáng quý gì của bầy ong?
 b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm từ khó
- Yêu cầu HS luyện viết từ khó
c) Viết chính tả:
- Nhắc HS lưu ý hai câu thơ đặt trong ngoặc đơn, giữa hai khổ thơ để cách một dòng. Dòng 6 chữ lùi vào một ô, dòng 8 chữ viết sát lề.
d) soát lối và chấm bài:
- GV thu vở của HS chấm bài.
	* Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 2a:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - HS viết bảng lớp, bảng con.
- HS đọc thuộc lòng đoạn viết
+ Ong giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn , mang lại cho đời những giọt mật tinh tuý
+ Bầy ong cần cù làm việc, tìm hoa gây mật.
- HS nêu từ khó: VD; rong ruổi, rù rì, nối liền, lặng thầm, đất trời,
- HS viết
- HS viết theo trí nhớ
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài tập theo nhóm thi tìm từ, nhóm nào tìm được nhiều từ và chính xác là thắng cuộc.
sâm- xâm
sương- xương
sưa- xưa
siêu-xiêu
củ sâm - xâm nhập; sâm cầm- xâm lược; sâm banh- xâm xẩm
sương gió- xương tay; sương muối- xương máu
say sưa- ngày xưa; sửa chữa- xưa kia; cốc sữa- xa xưa
siêu nước- xiêu vẹo; cao siêu- xiêu lòng; siêu âm- liêu xiêu
Bài 3a: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- Nhận xét KL.
4. Củng cố: 
- Em học được gì qua tiết học vừa rồi.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về học bài.
- HS đọc.
- 1 HS lên làm trên bảng, lớp làm vào vở.
- HS nhận xét bài của bạn.
Đàn bò vàng trên đồng cỏ xanh xanh
Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc.
- HS nêu.
Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2012
Chính tả
Nghe viết bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Phân biệt tr / ch ; thanh hỏi / thanh ngã
I. Mục tiêu
- Nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. 
- Làm được bài tập (2) a.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Y/c HS viết các từ có âm đầu ch/tr.
- GV nhận xét.
3. Bài mới.
- Giới thiệu bài.
 a) Trao đổi về nội dung đoạn văn
- Y/c HS đọc đoạn văn.
- Đoạn văn cho em biết điều gì?
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Y/c HS đọc, tìm các từ khó.
- Yêu cầu..
c) Viết chính tả
- GV đọc.
- Chú ý viết hoa các tên riêng.
d) Soát lỗi và chấm bài
- GV đọc lại bài chính tả
- GV thu một số bài chấm tại lớp.
- GV nhận xét chung.
e) Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2a
- GV yêu cầu.
- GV nhận xét các từ đúng.
Bài 3a
- Y/c HS dùng bút chì viết tiếng còn thiếu vào vở bài tập.
- GV nhận xét các từ đúng.
- Truyện đáng cười ở chỗ nào?
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Yêu cầu HS luyện viết và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS viết trên bảng, cả lớp viết nháp.
- 2 HS nối tiếp đọc.
- Tấm lòng của bà con Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ.
- HS nêu: Y Hoa, phăng phắc, quỳ, lồng ngực...
- HS đọc và viết các từ khó vừa tìm
- HS viết chính tả.
- HS soát lại bài.
- HS đổi vở và chữa bài.
- HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập.
- HS làm theo nhóm (4 nhóm),1 nhóm viết vào bảng phụ, các nhóm khác viết vở.
- Gọi nhóm làm bảng trình bày kết quả. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS làm trên bảng lớp - cả lớp làm vở bài tập.
- Nhận xét, chữa bài.
- Các từ cần điền theo thứ tự: 
cho, truyện, chẳng, chê, trả, trở.
- HS đọc toàn bộ truyện đã hoàn thành.
- Đáng cười ở chỗ nhà phê bình xin vua cho trở lại nhà giam vì ngụ ý nói rằng sáng tác mới của nhà vua rất dở.
Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2012
Chính tả 
Nghe viết bài: Về ngôi nhà đang xây
Phân biệt các âm đầu r / d/ gi / v ; các vần iêm / im /; iêp / ip 
I. Mục tiêu:
 	- Viết đúng chính tả bài chính tả, trình bày đúng hình thức hai khổ thơ đầu của bài thơ Về ngôi nhà đang xây. 
 	- Làm được bài tập 2 b; tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu chuyện (BT3)
 II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp
2. Bài cũ :
- Gọi HS làm lại bài tập 2b
- Nhận xét – ghi điểm
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài 
 a) HS nghe - viết chính tả 
- GV đọc 2 khổ thơ
- Hình ảnh ngôi nhà đang xây cho em thấy điều gì?
- GV đọc các từ dễ viết sai : xây dở, giàn giáo, hươ hươ, sẫm biếc...
- GV đọc bài
- GV đọc lại bài
- Chấm , chữa bài
- Nhận xét chính tả
 b) HS làm bài tập 
Bài 2b: 
- GV theo dõi.
- GV nhận xét
Bài 3
- Gọi HS đọc lại mẫu chuyện
- GV kết luận.
- Giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Về nhà chữa lại những lỗi sai. Chuẩn bị bài tiết sau.
- Một em lên bảng làm.
- HS theo dõi
- HS trả lời: .... đất nước ta đang trên đà phát triển
- HS viết nháp
- HS đọc thầm hai khổ thơ
- HS viết chính tả
- HS soát bài
- HS đổi vở và chữa bài.
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm việc theo nhóm, viết kết quả vào bảng phụ.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài và nêu kết quả
- Một em đọc

Tài liệu đính kèm:

  • docde tai khoa hoc ung dung lop 5.doc