Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 13

Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 13

I/ Mục tiêu:

Giúp HS hiểu

 - Ông bà cha mẹ là người sinh ra ta, nuôi nấng và rất yêu quý chúng ta.

 - Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là biết quan tâm chăm sóc, làm giúp ông bà, cha mẹ những việc phù hợp chăm lo cho ông bà vui, khoẻ mạnh, vâng lời ông bà, cha mẹ, học tập tốt.

 - Yêu quý kính trọng ông bà, biết quan tâm tới sức khoẻ, niềm vui công việc của ông bà.

 - Giúp đỡ ông bà cha mẹ những việc vừa sức, vâng lời ông bà, làm việc để ông bà cha mẹ vui.

 - Phê phán những hành vi không hiếu thảo.

 

doc 132 trang Người đăng huong21 Lượt xem 801Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
Tiết 1: Đạo đức:
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ CHA MẸ
( tiết 2 )
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS hiểu
 - Ông bà cha mẹ là người sinh ra ta, nuôi nấng và rất yêu quý chúng ta.
 - Hiếu thảo với ông bà cha mẹ là biết quan tâm chăm sóc, làm giúp ông bà, cha mẹ những việc phù hợp chăm lo cho ông bà vui, khoẻ mạnh, vâng lời ông bà, cha mẹ, học tập tốt.
 - Yêu quý kính trọng ông bà, biết quan tâm tới sức khoẻ, niềm vui công việc của ông bà.
 - Giúp đỡ ông bà cha mẹ những việc vừa sức, vâng lời ông bà, làm việc để ông bà cha mẹ vui.
 - Phê phán những hành vi không hiếu thảo.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ ghi các tình huống
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Đánh giá việc làm đúng hay sai
- Y/c hs làm việc theo nhóm.
- Cho hs quan sát hình vẽ trong sgk.
- Y/c hs trả lời các câu hỏi.
Hỏi: Thế nào là hiếu thảo với ông
Hoạt động 2: Kể chuyện về tấm gương hiếu thảo
- Kể cho các bạn trong nhóm về tấm gương hiếu thảo mà em biết?
VD: Bài thơ “Thương ông”
- Hãy tìm những câu tục ngữ, thành ngữ nào nói về tình cảm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ?
Hoạt động 3: Em sẽ làm gì để tỏ lòng biết ơn ông bà, cha mẹ
- Em dự định sẽ làm gì để quan tâm chăm sóc cha mẹ, ông bà?
Hoạt động 4: Xử lý tình huống
- Em đang ngồi học bài, em thấy bà có vẻ mệt mỏi, bà bảo: Bữa nay bà đau lưng quá.
- Tùng đang chơi ngoài sân, ông Tùng nhờ bạn: Tùng ơi lấy hộ ông cái khăn.
4) Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, thực hiện đúng như giờ học.
- Hs làm việc theo nhóm.
- Hs quan sát tranh, thảo luận để đặt tên cho tranh đó...
- Hs trả lời câu hỏi, các Hs khác nhận xét, bổ sung.
Tranh 1: Cậu bé chưa ngoan, hành động của câu bé và quan tâm tới bố mẹ, khi ông bà, cha mẹ ốm đau...
- Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là luôn quan tâm, chăm sóc đến ông bà, cha mẹ. Nếu con cháu không hiếu thảo, ông bà, cha mẹ rất buồn.
- Hs kể trong nhóm.
- Đại diện ghi báo cáo.
Chim trời ai dễ kể công
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo để con.
áo mẹ cơm cha
ơn cha nặng lắm con ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
Hs hoạt động cá nhân
Hs tự nêu nxét của mình
Hs sắm vai, xử lý tình huống
- Em sẽ mời bà ngồi, nghỉ và lấy dầu xoa bóp cho bà.
- Em sẽ ngừng chơi và lấy khăn giúp ông.
Tiết 2: Tập đọc
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I/ Mục tiêu
* Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Xi- ôn- cốp- xki, dại dột, rủi ro, làm nảy ra, non nớt.
* Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ ngữ nói về ý chí , nghị lực có trong bài.
Hiểu các từ ngữ trong bài: Thiết kế, khí cầu, Sa Hoàng, tâm niệm, tôn thờ.
*Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại người Nga Xi- ôn- cốp- xki nhờ khổ công kiên trì nghiên cứu, bền bỉ suốt 40 năm đã được thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.
II/ Đồ dùng dạy - học :
GV : Tranh minh hoạ chân dung nhà bác học Xi- ôn- cốp- xki, tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ (nếu có), băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
HS : Sách vở môn học
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ :
Gọi 3 HS đọc bài : “ Vẽ trứng ” + trả lời câu hỏi
GV nhận xét – ghi điểm cho HS
B. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài – Ghi bảng.
1. Luyện đọc:
 - Gọi 1 HS khá đọc bài
 - GV chia đoạn: bài chia làm 4 đoạn
 - Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2+ nêu chú giải
 - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
 - GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
2. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + trả lời câu hỏi: 
 + Xi- ôn- cốp- xki mơ ước điều gì?
+ Khi còn nhở ông đã làm gì để có thể bay được?
+ Theo em, hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung Xi- ôn- cốp- xki ? 
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2,3 và trả lời câu hỏi:
+ Để tìm hiểu bí mật đó Xi- ôn- cốp- xki đã làm gì?
+ Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?
Thiết kế: vẽ mô hình  
+ nguyên nhân chính giúp Xi- ôn- cốp- xki thành công là gì? 
+ Nội dung đoạn 2,3 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi:
+ Ý chính đoạn 4 là gì?
GV giới thiệu thêm về Xi- ôn- cốp- xki
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện.
+ Nội dung chính của bài là gì?
GV ghi nội dung lên bảng
3. Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài.
GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét chung.
4.Củng cố– dặn dò:
+ Nhận xét giờ học
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Văn hay chữ tốt”
2 HS thực hiện yêu cầu
HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đánh dấu từng đoạn
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Xi- ôn- cốp- xki mơ ước được bay lên bầu trời.
- khi còn nhỏ ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim.
- Hình ảnh quả bóng không có cánh vẫn bay được gợi cho Xi- ôn- cốp- xki tìm cách bay vào không trung. 
1. Ước mơ của Xi- ôn- cốp- xki.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Xi- ôn- cốp- xki đã đọc không biết bao nhiêu là sách, ông hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần.
- Ông sống rất kham khổ, ăn bành mì suông, để dành tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa Hoàng không đồng ý nhưng ông khôn nản chý. Ông kiên trì nghiên cứu và đã thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng.
- Vì ông có ước mơ đẹp, chinh phục các vì sao và ông có quyết tâm thực hiện ước mơ đó.
2. Ước mơ đẹp của Xi- ôn- cốp- xki.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
3. Sự thành công của Xi- ôn- cốp- xki.
- Lắng nghe.
- Học sinh nối tiếp đặt tên: 
+ Ước mơ của Xi- ôn- cốp- xki.
+ người chinh phục các vì sao.
+ Ông tổ của ngành du hành vũ trụ.
+ Quyết tâm chinh phục bầu trời.
Truyện ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- cốp- xki, nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành một phương tiện bay đến các vì sao.
HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- 4 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
Lắng nghe
Ghi nhớ
Tiết 3: Toán
 GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11.
I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết cách và có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
- Giải bài toán có phép nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11.
II/ Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án + SGK 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
III/ Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện :
- Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới :
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài
1. Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10.
- Gv viết bảng : 27 x 11 = ?
+ Có nhận xét gì về tích riêng của phép nhân ?
+ Nêu bước thực hiện cộng hai tích riêng ?
=> Như vậy, khi cộng hai tích riêng của 27 x 11 với nhau, ta chỉ cần cộng 2 chữ số của 27( 2 + 7 = 9) rồi viết 9 vào giữa hai chữ số của số 27.
+ Em có nhận xét gì về kêt quả của 27 x 11 = 297 sưo với số 27, các chữ số giống và khác nhau ở điểm nào ?
- GVnêu : Đó chính là cách nhân nhầm 27 với 11.
- Y/C HS nhân nhẩm 41 x 11
=> Các số 27 ; 41 ;... đều có tổng hai chữ số nhỏ hơn 10. Vậy với trường hợp tổng của hai chữ số lớn hơn 10 ta làm như thế nào ?
2. Trường hợp hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10.
- GV ghi ví dụ : 48 x 11 = ?
- Y/ C học sinh vận dụng cách trên để làm
- Y/c HS đặt tính thực hiện.
+ Nhận xét về tích riêng của phép nhân.
+ Nêu bước cộng 2 tích riêng.
+ Có nhận xét gì trong kết quả( 528) với thừa số 48.
- GV nêu cách nhẩm :
* 4 + 8 = 12 ; viết 2 vào giữa 2 chữ số của 48 được 428 ; thêm 1 vào 4 của 428 được 528. 
Vậy 48 x 11 = 528.
- Y/c HS thực hiện 75 x 11.
3. Luyện tập :
* Bài 1 :
Y/c HS tự làm, nêu miệng.
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 2 :
- Y/c HS vận dụng nhân nhẩm với 11.
- GV nhận xét, cho điểm HS
* Bài 3 :
Tóm tắt
Khối 4 : 17 hàng ; mỗi hàng : 11 HS
Khối 5 : 15 hàng ; mỗi hàng : 11 HS
Cả hai khối : .... học sinh ?
+ Hãy nêu cách giải khác ?
- Nhận xét, cho điểm
* Bài 4 :
- Y/c HS đọc đề bài, nhẩm kết quả (số ngưới mỗi phòng họp), sau đó so sánh rồi rút ra kết luận.
 - Nhận xét, cho điểm HS.
IV. Củng cố - dặn dò :
 + Nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng.
 45 75
 x x
 32 18 
 90 600
 135 75 
 1440 1350
- Nêu lại đầu bài.
- 1 HS lên bảng, lớp làm ra nháp.
 27
 x
 11 
 27
 27 
 297
+ Hai tích riêng của phép nhân 27 x 11 đều bằng 27.
+ Hạ 7 ; 2 + 7 = 9 viết 9 ; hạ 2
- Số 27 sau khi được viết thêm tổng 2 chữ số của nó ( 2 + 7 = 9 ) vào giữa ta được số 297
- HS nêu : 4 + 1 = 5 ; viết 5 vào giữa hai chữ số của 41 được 451.
- Vậy 41 x 11 = 451.
- HS nêu .
- 1 HS lên bảng – Lớp làm ra nháp
 48 
 x
 11
 48
 48
 528
- 8 là hàng đơn vị của 48
- 2 là hàng đơn vị của tổng 2 chữ số của 48 (4 + 8 = 12).
- 5 là tổng của 4 + 1 với 1 là hàng chục của 12 nhớ sang.
- HS nhắc lại cách nhân nhẩm 48 x 11.
- HS nhẩm : 75 x 11 = 825.
a) 34 x 11 = 374 c) 82 x 11 = 902
b) 11 x 95 = 1 045 
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
+ Tìm x :
a) x : 11 = 25 b) x : 11 = 78
 x = 25 x 11 x = 78 x 11
 x = 275 x = 858
- HS đọc, phân tích, tự tóm tắt rồi giải vào vở ; 1 HS lên bảng :
Bài giải
Số hàng cả 2 khối lớp xếp được là :
17 + 15 = 32(hàng)
Số học sinh của cả 2 khối lớp là :
11 x 32 = 352(học sinh)
Đáp số : 352 học sinh
- HS nêu : Tìm số HS của mỗi khối, rồi tìm số HS của 2 khối.
- HS nhẩm kết quả ra nháp.
+ Phòng A có : 11 x 12 = 132(người)
+ Phòng B có : 9 x 14 = 126(người)
* Vậy câu b đúng, câu a, c, d sai.
.
Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010
 Tiết 1: Lịch sử:
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC
 LẦN THỨ HAI (1075- 1077)
I/ Mục tiêu:
 Học xong bài này,HS biết 
 -Trình bày sơ lược nguyên nhân diễn biến kết quả của cuộc k/c chống quân Tống dưới thời Lý
 -Tường thuật sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Cầu
 -Ta thắng được quân Tống bởi tinh thần dũng cảm và trí thông minh của quân dân.Người anh hùng tiêu biểu của cuộc k/c này là Lý Thường Kiệt
 II/ Đồ dùng dạy học:
 -Phiếu học tập của HS
 -Lược đồ cuộc k/c chống quân Tống lần thứ hai
III/ Các hoạt động dạy- học:
 1,ổn định tổ chức
 2, KTBC:
 -Gọi HS trả lời
 -GV nhận xét.
 3, Bài mới.
 -Giới thiệu
1) Nguyên nhân quân Tống xâm lược và chủ động của Lý Thường Kiệt
 -Nguyên nhâ ... ng thành phần nào ?
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
+ Khát quát rút ra ý chính.
IV – Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc lại đầu bài.
Xác định thành phần chính của không khí
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị thí nghiệm.
- HS đọc.
- Vì sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ không khí mất đi đó.
- Khí Oxy là khí cần cho sự cháy, ví khi cháy hết nến tắt. Khí Nitơ không cần cho sợ cháy vì khí Nitơ vẫn còn trong cốc nhưng nến vẫn tắt.
Tìm hiểu một số thành phần khác
của không khí
- Thấy nước vôi vẩn đục.
- Có hơi nước, bụi và vi khuẩn
- Ngoài Oxy, Nitơ trong không khí còn có khí Cacbonic, hơi nước, bụi, vi khuẩn.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Nhận xét, bổ sung.
- Về học thuộc bài và chuẩn bị bài sau
Tiết 2: Luyện từ và câu:
CÂU KỂ
I, Mục tiêu:
 1.HS hiểu thế nào là câu kể,tác dụng của câu kể
 2.Biết tìm câu kể trong đoạn văn,biết đặt một vài câu kể,tả,trình bày ý kiến
II, Đồ dùng dạy học:
 -Giấy khổ toviết lời giải BT1,2,3
 -SGK, giáo án.
III, Hoạt động dạy học
A, KTBC
B,Bài mới.
 -Giới thiệu- ghi đầu bài.
1, Nhận xét.
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.
-Câu in đậm trong đoạn văn được dùng để làm gì?cuối câu ấy có dấu gì?
Bài 2:HS đọc yêu cầu của bài
-Những câu còn lại trong đoạn văn trên được dùng làm gì? cuối mỗi câu có dấu gì?
-GV chốt tất cả các câu trên đều là câu kể
Bài 3: Các câu sau đây cũng là câu kể, theo em chúng được, theo em chúng được dùng để làm gì?
-Chú ý: 
-GV : Câu kể có thể được dùng để nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người (câu kể còn gọi là câu trần thuật)
*Thế nào là câu kể khi viết câu kể cần viết ntn?
2, Ghi nhớ
3, Luyện tập.
Bài 1:
 HS đọc y/c của bài
-Đoạn văn có mấy câu? Các câu đó là loại câu nào?
Bài 2: 
HS đọc y/c
-HS làm bài vào vở.
4. Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
Về học bài, chuẩn bị bài sau
-Lớp đọc thầm đoạn văn suy nghĩ để trả lời
-Câu in đậm trong đoạn văn đã cho là 1 câu hỏi về một điều chưa biết. Cuối câu có 1 dấu chấm hỏi.
-HS nhận xét chữa
-1 HS đọc-cả lớp đọc thầm
-HS thảo luận nhóm đôi. HS đọc lần lượt
-Đại diện nhóm trả lời. Từng câu.
-Những câu còn lại trong đoạn văn dùng để giới thiệu (Bu-ra-ti-nô là 1 chú bé bằng gỗ) miêu tả: Chú có cái mũi rất dài hoặc kể 1 sự việc: Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng tặng cho chiếc chìa khoá vàng để mở kho báu.
-Cuối các câu trên đều có các dấu chấm.
-HS nhắc lại
-Ba-ra-ba uống rượu đã say. vừa
Câu vừa hơ bộ râu, lão vừa nói là 1 câu nhưng lại kết thúc bằng dấu hai chấm do nó có nhiệm vụ báo hiệu: Câu tiếp theo là lời dấu hai chấm ở đây chịu chi báo hiệu chỗ bắt đầu lời nhân vật
HS đọc ghi nhớ
Câu 1: Chiều chiều...hò hét nhau thả diều thi.
-Câu 2: Cánh diều...cánh bướm
-Câu 3: Chúng tôi...nhìn lên trời.
-Câu 4: Tiếng sáo...trầm bổng
-Câu 5: Sáo đơn, sáo kép...những vì sao
sớm.
Tiết 3: Toán:
 LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh rèn kĩ năng :
- Thực hiện phép chia số có bôn chữ số cho số có ba chữ số.
- Giải bài toán có lời văn.
- Chia một số cho một tích.
II. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án + SGK 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS chữa bài trong vở bài tập.
- Nhận xét cho điểm HS
B. Dạy học bài mới :
1) Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2) Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1 : Đặt tính rồi tính
- Nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 2 : 
Tóm tắt
Mỗi hộp 120 gói : 24 hộp
Mỗi hộp 160 gói : ...Hộp ?
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
* Bài 3 : 
- Yêu cầu HS ôn lại dạng 1 số chia cho 1 tích.
- Nhận xét, cho điểm HS.
 3 . Củng cố - dặn dò :
+ Nhận xét giờ học.
+ Về làm bài trong VBT
- 2 Học sinh nêu miệng.
- Nêu lại đầu bài.
 704 234
 002 3
 708 354
 000 2
a)
755 : 236 = 32 8770 : 365 = 24 dư 10
9060 : 453 = 20 6260 : 156 = 40 dư 20
- Nhận xét, bổ sung.
- Đọc đề bài , tóm tắt và giải vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Số gói kẹo trong 24 hộp là :
120 x 24 = 2880 (gói)
Nếu mỗi hộp chứa 160 gói kẹo thì cần số hộp là :
2880 : 160 = 18 (hộp)
 Đáp số : 18 hộp kẹo
- Nhận xét, cho điểm HS.
a) 2205 : (35 x 7) = 2205 : 245 = 9
 2205 : (35 x 7) = 2205 : 35 = 63 : 7 = 9
 2205 : (35 x 7) = 2205 : 7 : 35 = 315 : 35 = 9
b) 3332 : (4 x 49) = 3332 : 196 = 17
 3332 : (4 x 49) = 3332 : 4 : 49 = 833 : 49 = 17
 3332 : (4 x 49) = 3332 : 49 : 4 = 68 : 4 = 17
- Nhận xét, bố sung.
Tiết 4: Chính tả (nghe - viết)
 KÉO CO
I - Mục tiêu:
1) Kiến thức: Nghe, viết chính xác, đẹp đoạn từ: Hội làng Hữu Trấp... đến chuyển bại thành thắng trong bài “Kéo co”.
2) Kỹ năng: Tìm và viết đúng các từ ngữ theo nghĩa cho trước có âm đầu r/d/gi hoặc ât/âc.
3) Thái độ: Có ý thức khi viết và trình bày bài viết sạch, đẹp.
II - Đồ dùng dạy - học:
* Giáo viên: Giấy khổ to và bút dạ.
* Học sinh: Sách vở môn học.
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A) Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 hs đọc cho 3 hs khác viết bảng lớp.
GV nxét, ghi điểm cho hs.
B) Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài:
GV ghi đầu bài lên bảng.
2) HD nghe, viết chính tả:
* Tìm hiểu nội dung đoạn văn:
- Gọi 1 hs đọc đoạn văn.
Hỏi: + Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt?
* HD viết từ khó:
GV đọc cho cả lớp viết từ khó vào nháp, 2 hs lên bảng viết.
* Viết chính tả:
- Gv đọc mẫu bài viết.
- GV đọc cho hs soát lại bài.
- Đọc cho hs soát lại bài.
* Chấm chữa bài:
Gv thu chấm, nxét.
3) HD làm bài tập:
Bài 2a:
Gọi hs đọc y/c của bài.
- Phát giấy và bút dạ cho các nhóm.
- Y/c đại diện các nhóm lên bảng trình bày.
GV nxét, kết luận lời giải đúng.
GV nxét chung bài làm của hs.
4) Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại một số trò chơi dân gian của Việt Nam.
- Dặn hs viết lại các từ vừa tìm được vào vở.
- GV nxét giờ học, chuẩn bị bài sau.
- 3 hs viết bảng lớp: trốn tìm, nơi chốn, châu chấu, con trâu, quả chanh, bức tranh.
- Hs ghi đầu bài vào vở
- 1 hs đọc, cả lớp theo dõi.
- Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp diễn ra giữa nam và nữ, cũng có năm nam thắng, cũng có năm nữ tháng.
- Viết từ khó: Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, ganh đua, khuyến khích, trai tráng...
- Lắng nghe.
- Viết bài vào vở.
- Soát lỗi lại toàn bài.
- 1 hs đọc, cả lớp theo dõi.
- Hs các nhóm làm bài, ghi vào phiếu.
- Trình bày, nxét và bổ sung.
- Chữa sai (nếu có).
- Nhảy dây - múa rối, giao bóng
b) Đấu vật, nhấc, lật đật.
Nhắc lại.
Nxét
Ghi nhớ.
Tiết 5: Kĩ thuật
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN ( Tiết 2) 
( Bài soạn cùng tiết 1 tuần 16 )
Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010
Tiết 1: Tập làm văn
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I/ Mục tiêu:
- Dựa vào dàn ý đã lập trong bài tập làm văn tuần 15, HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Dàn ý bài văn tả đồ chơi.
III/ Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ.
B/ Dạy bài mới.
1) Giới thiệu bài.
a) Hướng dẫn hs nắm vững YC của bài
b) Hướng dẫn hs xây dựng kết cấu ba phần của một bài.
- Chọn cách mở bài
- Viết từng đoạn thân bài
- Cách chọn kết bài
2) HS viết bài.
3) Củng cố, dăn dò.
- Tập quan sát các đồ vật quanh em.
1-2 hs giới thiệu trò chơi ở quê em.
- HS đọc yc của bài.
- Đọc 4 gợi ý SGK
- 2 hs đọc dàn ý bài văn tả đồ chơi.
- HS đọc thầm 2 kiểu mở bài: mở bài trực tiếp, mở bài dán tiếp.
- Một số hs trình bày mẫu kiểu mở bài dán tiếp.
- Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Một hs trình bày kết bài không mở rộng.
Một số em đọc bài viết.
Tiết 2: Toán
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ( TIẾP THEO).
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số.
II. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án + SGK + SGV + Vở BT
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS chữa bài trong vở bài tập.
B. DẠY HỌC BÀI MỚI :
* Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
1) Trường hợp chia hết:
* 41535 : 195 = ?
- Lưu ý cách ước lượng.
+ 415 : 195 ( ƯL : 400 : 200 = 2 )
- GV nêu lại cho HS theo dõi.
2) Trường hợp chia có dư :
* 80120 : 245 = ?
Vậy : 80120 : 245 = 327 dư 5
3) Luyện tập : 
* Bài 1 : Đặt tính rồi tính.
- Nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 2 : Tìm x :
+ Muốn tìm thừa số chia hết trong 1 tích ta làm như thế nào ?
+ Muốn tìm số chia chưa hết ta làm như thế nào ?
* Bài 3 : 
Tóm tắt
305 ngày : 49410 SP
1 ngày :.... SP
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố - dặn dò :
+ Nhận xét giờ học.
+ Về làm bài trong VBT
- HS chữa bài trong vở bài tập.
- Nêu lại đầu bài.
- HS đặt tính chia từ trái sang phải
 41535 195 
 0253 213
 0585
 000
 000 2
a)
 80120 245 
 0662 327
 1720
 005
 000 2
 80120 245 
 0662 327
 1720
 005
 000 2
1 HS thực hiện và nêu các bước tính.
- HS nêu yêu cầu.
- 2 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
 81360 187 
 0655 435
 0940
 005
 000 2
 62321 307 
 00921 203
 000
 000 2
a) b)
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 HS lên bảng, Lớp làm bài vào vở.
a) x x 405 = 86265 b) 89658 : x = 293
 x = 86265 : 405 x = 89658 : 293
 x = 213 x = 306
- Đổi vở để kiểm tra.
-1 HS đọc bài toán, tóm tắt, lớp giải vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất là :
49410 : 305 = 162 (SP)
 Đáp số : 162 sản phẩm
- Nhận xét, bổ sung.
Tiết 3: Âm nhạc
ÔN TẬP
I/ Mục tiêu
- Học sinh biết nội dung bài hát, cảm nhận tính chất vui tươi và những hình ảnh đẹp, sinh động được thể hiện qua lời ca
- Hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện tình cảm của bài hát
- qua bài hát giáo dục học sinh yêu quê hương đát nước
II/ Đồ dùng dạy học
Nhạc cụ quen dùng, một số tranh ảnh minh họa nội dung bài hát
Sgk , một số nhạc cụ gõ
III/ Các hoạt động dạy học
Phần mở đầu
Yêu cầu 2 hs hát lại bài, Em yêu hòa bình, Bạn ơi lắng nghe
Giới thiệu bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh
Giới thiệu đoi nét về nhạc sĩ Phong Nhã, tác giả bài hát.
B. Phần hoạt động
Ôn tập các bài hát đã được học
Giáo viên dạy học sinh hát từng câu của bài hát
Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm
Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca
Hát kết hợp gõ đệm theo phách
3. Phần kết thúc
Nhận xét tiết học, về học thuộc lời bài hát và tập biểu diễn bài hát
2 hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
2 hs đọc lại bài TĐN số 1
Học sinh nghe băng nhạc bài hát 
Hs đọc lời ca theo sự hướng dẫn của giáo viên
Học sinh học hát từng câu của bài hát cho đến hết bài
Luyện tập theo tổ nhóm
Luyện tập hát cá nhân
Cả lớp hát lại bài hát 2 lần
Học sinh kể tên một số bài hát khác của nhạc sĩ Phong Nhã
Học sinh nghe lại băng mẫu bài hát một lần

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 13.doc