Kỹ năng dạy học theo học theo nhóm

Kỹ năng dạy học theo học theo nhóm

Trong dạy học việc truyền thụ được kiến thức giúp cho người học lĩnh hội được kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo, thì người giáo viên cũng phải tìm tòi, khám phá ra mọi kỹ năng nhằm giúp cho việc dạy học đạt kết quả cao. Vì vậy trong quá trình thực tế giảng dạy nhiều năm với sự trăn trở tôi đã đi đến chọn đề tài sáng kiến “Kỹ năng dạy học theo nhóm”. là hình thức dạy học đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Học hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Đối với cấp Tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh

doc 32 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1142Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kỹ năng dạy học theo học theo nhóm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ
TRƯỜNG TH: LÊ QUÝ ĐÔN
-------------* * -------------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC: 2012- 2013
NGƯỜI VIẾT: THÁI THỊ HÒA BÌNH
TÊN ĐỀ TÀI: KỸ NĂNG DẠY HỌC THEO HỌC THEO NHÓM
A . PHẦN MỞ ĐẦU
I. 1. Lí do chọn đề tài
Trong dạy học việc truyền thụ được kiến thức giúp cho người học lĩnh hội được kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo, thì người giáo viên cũng phải tìm tòi, khám phá ra mọi kỹ năng nhằm giúp cho việc dạy học đạt kết quả cao. Vì vậy trong quá trình thực tế giảng dạy nhiều năm với sự trăn trở tôi đã đi đến chọn đề tài sáng kiến “Kỹ năng dạy học theo nhóm”. là hình thức dạy học đặt học sinh vào môi trường học tập tích cực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp. Học hợp tác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Đối với cấp Tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. Việc dạy học theo nhóm được tổ chức dạy học như thế nào? Những giáo viên chưa đủ tự tin cũng như kĩ năng để vận dụng vào quá trình dạy học. Qua thực tế dạy học ở Trường tôi nói riêng, và một số trường tiểu học trong toàn thị xã Buôn Hồ nói chung, chúng ta phải thừa nhận một thực tế rằng: phương pháp dạy học này chưa được phần lớn giáo viên sử dụng một cách thường xuyên, hoặc có sử dụng thì cũng còn mang tính hình thức, thường thì giáo viên chỉ thực hiện khi có thao giảng, dự giờ. Cũng qua thực tế cho thấy còn có thực trạng trên vì một số  nguyên nhân như  sau: 
- Đa số giáo viên chưa hiểu nhiều về phương pháp này. Theo họ thì học hợp tác nhóm là xếp các em vào một nhóm để cùng giải quyết một vấn đề khó, một câu hỏi khó mà một em học sinh bình thường không thể giải quyết được.
- Cho rằng trình độ học sinh còn thấp, các em còn rụt rè trong các hoạt động, học sinh chưa chịu hoạt động nhiều nên việc học theo nhóm không có chất lượng vì thế chưa nhìn thấy cái được mà học nhóm mang lại.
b) Nhiệm vụ:	
 Để dạy học theo nhóm đạt được giáo viên phải thực hiện tốt các vấn nhiệm vụ giáo dục sau:
 - Cơ sở vật chất như : Cách sắp xếp bàn ghế chỗ ngồi không thuận lợi cho việc tổ chức, phòng học thiếu không gian, thiết bị dạy học thiếu thốn - Phải chuẩn bị nhiều thứ; tốn nhiều thời gian; gây mất trật tự trong lớp.
 Với thực trạng trên và để đáp ứng yêu cầu về đổi mới PPDH cũng như vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Theo tôi, để thực hiện tốt phương pháp dạy học theo nhóm, giáo viên cần phải có các kĩ năng tổ chức sau:
- Kĩ năng chia nhóm.
- Kĩ năng giao nhiệm vụ.
- Kĩ năng tổ chức cho học sinh làm việc trong nhóm.
- Kĩ năng quan sát.
- Kĩ năng tổ chức cho học sinh trình bày kết quả học tập.
- Kĩ năng đánh giá kết quả học tập.
- Kĩ năng phản hồi.
* Đây cũng chính là vấn đề được nhiều giáo viên Trường chúng tôi quan tâm nhất hiện nay. Chính vì điều đó mà tôi chọn đề tài “Kỹ năng dạy học theo nhóm” để nghiên cứu.
 I. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
a) Mục tiêu: Nhằm đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả học tập theo nhóm trong học sinh ở trường tiểu học Lê Quý Đôn, qua đó phát triển các kỹ năng dạy học theo nhóm và nhân rộng ở các lớp, qua dạy học nhóm giúp chia sẻ, tư duy sáng tạo, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, tự tin góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, đáp ứng yêu cầu học tập hiện nay trong thời kỳ hội nhập.
2. Lịch sử sáng kiến kinh nghiệm.
Trong thực tế thì có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này, nhưng thành công nhất là dự án Oxfam Anh về phát triển giáo viên tiểu học trong đó có 2 tỉnh khó khăn nhất Việt Nam đó là Lào Cai và Trà Vinh đã thành công với mô hình này và hiện nay đang tổ chức ở Các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và các tỉnh khác với mô hình trường học mới ENVN thì việc hợp tác học nhóm lại được áp dụng một cách triệt để.
Dự án tập trung và việc bồi dưỡng kĩ năng tổ chức các hoạt động dạy học cho giáo viên tiểu học ở những vùng đặc biệt khó khăn trên cả nước trong những năm gần đây.
Bản thân tôi cũng là một trong số nhiều giáo viên của Thị xã đang tham gia giảng dạy thí điểm mô hình trường học mới ENVN, với mô hình này việc dạy học theo nhóm rất thường xuyên được thao tác như một chìa khóa để đi đến thành công trong quá trình dạy học.
3. Đối tựng nghiên cứu 
- Đối tượng nghiên cứu: Kỹ năng dạy học theo nhóm ở trường tiểu học của lớp 3A1 Trường Tiểu học Lê Quý Đôn năm học 2012 – 2013.
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu về kỹ năng dạy học theo nhóm nhằm mang lại hiệu quả cao trong dạy học nhóm ở lớp 3A1, và trường Tiểu học Lê Quý Đôn.
 5. Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp ngiên cứu tài liệu: 
Thường xuyên sưu tầm tra cứu sách báo tài liệu có liên quan đến nội dung đề tài, qua đó phân tích tổng hợp hệ thống hóa theo mục đích nghiên cứu.
Phương pháp quan sát:
Thực hiện quan sát trong quá trình học tập trong lớp, ngoài giờ học tập, đặc biệt theo giõi trong những giờ thảo luận nhóm của học sinh nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học theo nhóm.
Phương pháp điều tra phỏng vấn:
Tiến hành thiết lập một số câu hỏi dạng trắc nghiệm và tự luận cho 1 số nhóm học sinh và điều tra qua phiếu liên quan đến việc phân tích đánh giá việc học của học sinh, hay thông qua phỏng vấn trực tiếp qua đó nắm bắt được thực trạng.
Phương pháp ngiên cứu sản phẩm:
Thông qua các sản phẩm làm ra của học sinh như bài tập làm việc theo nhóm, bài kiểm tra của học sinh hoặc bài làm cá nhân nhằm để phân tích, đánh giá sản phẩm và nhận định đưa kết luận đúng khi dạy học. 
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Qua các hoạt động Giáo viên ghi chép qua đó đúc rút kinh nghiệm được chưa được tổng hợp đi đến kết luận
Phương pháp thống kê toán học: 
Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu.
II. PHẦN NỘI DUNG
 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
 Về mặt thuật ngữ, dạy học theo nhóm được các tác giả nêu ra dưới những cách gọi khác nhau: là phương pháp dạy học; là hình thức tổ chức dạy học hoặc là phương tiện theo nghĩa rộng (Trần Thu Mai, Ngô Thu Dung, Trần Duy Hưng, Vũ Sơn, Nguyễn Thị Hồng Nam...)
Tuy có những quan niệm rộng, hẹp khác nhau nhưng các tác giả đều đưa ra những dấu hiện chung của dạy học theo nhóm là mối quan hệ giúp đỡ, gắn kết và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm với nhau nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập chung của nhóm.
Trên cơ sở những quan niệm khác nhau, họ đã đưa ra định nghĩa sau: Dạy học theo nhóm nhỏ là phương pháp dạy học trong đó GV sắp xếp HS thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, mà theo đó HS trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.
Định nghĩa này nhấn mạnh một số điểm sau:
 Dạy học theo nhóm ở đây được coi là một phương pháp dạy học. Những người tham gia trong nhóm phải có mối quan hệ tương hỗ, giúp đỡ và phối hợp lẫn nhau. Nói cách khác là tồn tại tương tác "mặt đối mặt" trong nhóm HS.HS trong nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ chung. Điều này đòi hỏi trước tiên là phải có sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm cần hiểu rằng họ không thể trốn tránh trách nhiệm, hay dựa vào công việc của những người khác. Trách nhiệm cá nhân là then chốt đảm bảo cho tất cả các thành viên trong nhóm thực sự mạnh lên trong học tập theo nhóm.
2. Thực trạng.
a) Thuận lợi – khó khăn. 
* Thuận lợi: Học theo nhóm phát huy cao độ vai trò chủ thể, tích cực của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi học theo nhóm, vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của HS thường được phát huy hơn, cơ hội cho HS tự thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình nhiều hơn.
 Đặc biệt, khi HS học theo nhóm thì kết quả học tập thường cao hơn, hiệu quả làm việc tốt hơn, khả năng ghi nhớ lâu hơn, động cơ bên trong, thời gian dành cho việc học, trình độ lập luận cao và tư duy phê phán. Nhóm làm việc còn cho phép các em thể hiện vai trò tích cực đối với việc học của mình - hỏi, biểu đạt, đánh giá công việc của bạn, thể hiện sự khuyến khích và giúp đỡ, tranh luận và giải thích... rất nhiều những kĩ năng nhận thức được hình thành, như: biết đưa ra ý tưởng của mình trong môi trường cùng phối hợp, giải thích, học hỏi lẫn nhau bằng ngôn ngữ và phương thức tác động qua lại, phát triển sự tự tin vào bản thân như là người học và trong việc chia sẻ ý tưởng với sự tiếp thu có phê phán (của nhiều người cùng nghe về một vấn đề). Hay nói cách khác, HS trở thành chủ thể đích thực của họat động học tập của cá nhân mình.
 Giúp hình thành các kĩ năng xã hội và các phẩm chất nhân cách cần thiết như: kĩ năng tổ chức, quản lí, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, có trách nhiệm cao, tinh thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân và khuyến khích tinh thần học hỏi lẫn nhau, xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn kết. Có những cảm xúc về trách nhiệm với nhóm và khuyến khích ý thức tự giác, tự kỉ luật; phương tiện rèn luyện và duy trì các mối quan hệ liên nhân cách.
 Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và nhân văn: dạy học theo nhóm sẽ tạo cơ hội bình đẳng cho mỗi cá nhân người học được khẳng định mình và được phát triển. Nhóm làm việc sẽ khuyến khích HS giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những trẻ em nhút nhát, thiếu tự tin, cô độc có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học. Thêm vào đó, học theo nhóm còn tạo ra môi trường hoạt động mang bâù không khí thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ trên cơ sở cố gắng hết sức và trách nhiệm cao của mỗi cá nhân. HS có cơ hội được tham gia tích cực vào hoạt động nhóm. Mọi ý kiến của các em đều được tôn trọng và có giá trị như nhau, được xem xét, cân nhắc cẩn thận. Do đó sẽ khắc phục tình trạng áp đặt, uy quyền, làm thay, thiếu tôn trọng...giữa những người tham gia hoạt động, đặc biệt giữa GV và HS.
* khó khăn: Đòi hỏi nhiều thời gian: Một lớp học đông với thời gian giảng  ... ét quá trình làm việc: giáo viên cần dự kiến trước các hướng trả lời của học sinh để có thể xử lí tốt các kết luận. Ví dụ: Chuẩn bị câu hỏi gợi mở để làm rõ vấn đề hơn hoặc liên hệ thực tế để giúp học sinh có khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Nếu kết quả làm việc nhóm của học sinh đáp ứng đầy đủ yêu cầu thì có thể sử dụng để hệ thống thành bài học. Điều này sẽ làm tăng sự thích thú làm việc của học sinh bởi vì các em rất tự hào khi tự mình có thể hình thành được bài học cho cả lớp, đồng thời giảm bớt sự can thiệp của giáo viên trong quá trình học.
Việc nhận xét quá trình làm việc của nhóm cũng không nên qua loa, đại khái. Càng đưa ra nhận định cụ thể càng giúp học sinh tích lũy nhiều kinh nghiệm cho những lần làm việc sau. Những tiêu chí nhận xét cần thiết phải có:
- Sự phân công trong nhóm
- Tinh thần thái độ làm việc của các thành viên trong quá trình thảo luận.
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Kĩ năng trình bày kết quả hoặc giải thích chất vấn trước lớp.
Cần khen ngợi những học sinh biết lắng nghe và đưa ra những câu hỏi thắc mắc phù hợp.
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề ngiên cứu.
 GV đã nhận thức được những ích lợi của dạy học nhóm: GV đã thấy rõ tác dụng của dạy học theo nhóm trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, tăng cường sự tham gia của HS, như: mọi HS đều được trình bày ý kiến, HS tự tìm ra tri thức, nắm bài chắc hơn, hứng thú với học tập hơn.v.v... và phát triển những kĩ năng XH cho HS, như biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bạn, biết trình bày ý kiến của mình cho các bạn nghe và hiểu, biết thống nhất ý kiến,v.v...; Còn đối với GV thì dạy học nhóm giúp họ không phải nói nhiều trên lớp, nhưng chuẩn bị bài cần kỹ lưỡng hơn; hiểu khả năng của HS hơn.v.vHS bước đầu đã có những kĩ năng làm việc theo nhóm: Các em đã biết nhanh chóng gia nhập vào nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí; bước đầu biết bày tỏ quan điểm/ý kiến và trình bày mạch lạc kết quả làm việc chung của cả nhóm.
* Kết quả dạy học áp dụng tổ chức dạy học theo nhóm sau khi dạy xong nội dung môn toán tiết 1 cụ thể như sau: 
 TS
LỚP3 A1
KẾT QUẢ 
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
TS
NỮ
TS
NỮ
TS
NỮ
TS
NỮ
30/15
15
8
8
4
6
2
1
1
III. Kết luận và kiến nghị.
1. Tóm lược giải pháp.
- Để có được kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và rèn luyện .
- Phải nắm vững yêu cầu về quan điểm dạy học, chương trình, nội dung dạy học. 
- Thấy được tầm quan trọng và ích lợi của hoạt động nhóm trong quá trình dạy học.
- Nắm vững các cách chia nhóm và tổ chức nhóm.
- Rèn luyện cách chia nhóm thông qua các tiết học một cách thường xuyên.
- Chuẩn bị tốt cho mình bộ đồ dùng phục vụ cho việc học nhóm của HS. Hoạt động nhóm có thể áp dụng được cho tất cả các tiết học ở tất cả các khối lớp ở cấp Tiểu học, đặc biệt là mô hình trường học mới ENVN.
 Nội dung áp dụng: Các đơn vị kiến thức rộng, nhiều phương án trả lời (yêu cầu mở). 
2. Kiến nghị: 
 Để hoạt động nhóm trở thành hoạt động dạy học thường xuyên, có chất lượng, mang lại hiệu quả cao cho công tác dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục. Với những kinh nghiệm và những trăn trở của bản thân đã trình bày ở trong đề tài. Tôi rất mong muốn nhận được sự đóng góp của tất cả các bạn đồng nghiệp, các nhà chuyên môn, các nhà quản lí GD để chuyên đề này hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
IV. Giáo án
Thực hành dạy học theo nhóm mô hình VNEN
Môn Toán Lớp 3: Tập 1 trang ...(Tiết 1 - Hoạt động cơ bản ) VNEN
Bài 8: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
Mục tiêu:
Em biết chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
Em luyện tập tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Chuẩn bị:
 - Phiếu bài tập nhiệm vụ 3, phiếu kiểm tra kiến thức.
Hoạt động dạy học:
- Khởi động.
Ban văn nghệ cho lớp chơi “Trò chơi đoàn kết”.
1. Chia sẻ nội dung bài học tiết trước.
- 2 học sinh lên bảng tìm:
a) ½ của 10 kg là kg?
b) 1/5 của 45 m là  m ?
nhận xét đánh giá ghi điểm - khen ngợi.
- Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm như thế nào ?
- HS trả lời GV chốt ý đúng – nhận xét đánh giá.
A. Bài mới. 
a) Giới thiệu bài: GV ghi tên bài học.
Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. HS ghi tên bài – đọc mục tiêu.
A/ Hoạt động cơ bản.
Nhiệm vụ 1. “Chơi trò chơi truyền điện” ôn lại bảng chia 2; 3;4 5;6.
GV tổ chức cho các nhóm ngồi 6 em 1 nhóm và hướng dẫn các nhóm cùng chơi. Nhóm trưởng là người truyền điện đầu VD 8: 4 = 2 và hỏi bạn bên cạnh 15: 3= ? sau đó mời người bên cạnh. Người bên cạnh trả lời 15:3 = 5 và hỏi tiếp 18: 6 = ? Cứ như thế vòng lại đến hết tổ thời gian chơi 5 phút. GV lần lượt đi tới các nhóm theo dõi các chơi và hỏi học sinh VD HS nói 18: 6 = 3 Vì sao em biết 18:6 = 3 HS trả lời vì 3X 6 = 18. GV chốt và đánh giá.
 Nhóm nào phát tín hiệu đỏ chuyển sang nhiệm vụ 2.
Nhiệm vụ 2. Nghe thầy cô hướng dẫn các đặt tính và tính 96:3.
Các nhóm học tập trung với GV.
GV hỏi? 96 là số gì? 96 Là số bị chia. 3 là số gì? 3 là số chia. 
(96 là số bị chia có hai chữ số chia cho số chia là 3 có một chữ số)
Tìm kết quả của phép tính này ta làm như thế nào? GV hỏi HS các nhóm vừa trả lời từng bước và nêu cách thực hiện các bước. 
 96 :3= ?	 
Bước 1: Đặt tính : 96 3 Bước 2: Tính :96 3 96 3 
 9 9 
 0 3 0 6 32
 6 
 0 
Vậy 96 : 3 = 32
Cho HS nhắc lại cách chia nhiều lần.
GV hỏi nêu cách chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ta làm như thế nào? HS Nhiều em ở các nhóm nêu cách chia.
 GV lưu ý thương tìm được ta ghi như thế nào ? ta ghi ngay dưới gạch ngang phía dưới số chia. Khi chia ta nhớ nhân nhẩm lại để tìm ra số dư sau đó ta lấy số bị chia trừ cho số dư kết quả là 0 đây còn gọi là phép chia hết.
Nhiệm vụ 3: GV phát cho 5 nhóm 5 ngôi sao lớn khác màu Xanh; Đỏ; Vàng; Tím; Nâu; Cùng mỗi nhóm 5 ngôi sao nhỏ khác màu Xanh; Đỏ; Vàng; Tím; Nâu; nhóm trưởng chia nhóm sao nhỏ cho các bạn trong nhóm. Khi nghe hiệu lệnh cô giáo giao em nào có sao cùng màu với sao lớn thì ngồi vào cùng 1 nhóm khi đi đến nhóm của mình cả lớp hát: « Năm cánh sao ấy kết thành bông hoa nỡ thành tên gọi cháu ngoan Bác Hồ ». Hát khi nào các bạn ngồi xuống ghế thì dừng lại.
Nhóm trưởng phát phiếu cho bạn 2 bạn mỗi phiếu thi làm theo cặp đôi ai nhanh ai đúng.
84 : 4 63 : 3
Các nhóm đôi tự làm GV đi kiểm tra giúp đỡ những em có thẻ cứu trợ hay còn yếu. Hỏi HS vì sao em là được kết quả như vậy ? Hay muốn chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ta làm như thế nào ? Đại diện nóm GV đến và hỏi kết quả nhóm báo cáo tại nhóm.
 3. Củng có dặn dò:
Nêu cách chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
Phiếu kiểm tra kiến thức:
Đặt tính rồi tính : 39 : 3; 64 :2 ; 48 :4 : 55 : 5
HS làm bài trong vòng 7 phút GV thu và đánh giá kết quả thu được mà tôi đã trình bày ở phần kết quả khảo nghiệm.
Tài liệu tham khảo.
1. Ngô Thu Dung, Mô hình tổ chức học theo nhóm trong giờ học trên lớp, Tạp chí Giáo dục số 3, 5/2001.
2. Trần Thị Thu Mai, Về phương pháp học tập nhóm, T/c NCGD số 12/2000.
3. Vũ Thị Sơn, Tương tác giữa học sinh trong dạy học theo nhóm, Tạp chí TT KHGD, số 114, 2005.
IV. Giáo án
Thực hành dạy học theo nhóm mô hình VNEN
Môn Toán Lớp 3: Tập 1 trang ...(Tiết 1 - Hoạt động cơ bản ) VNEN
Bài 8: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
Mục tiêu:
Em biết chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
Em luyện tập tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Chuẩn bị:
 - Phiếu bài tập nhiệm vụ 3, phiếu kiểm tra kiến thức.
Hoạt động dạy học:
- Khởi động.
Ban văn nghệ cho lớp chơi “Trò chơi đoàn kết”.
1. Chia sẻ nội dung bài học tiết trước.
- 2 học sinh lên bảng tìm:
a) ½ của 10 kg là kg?
b) 1/5 của 45 m là  m ?
nhận xét đánh giá ghi điểm - khen ngợi.
- Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm như thế nào ?
- HS trả lời GV chốt ý đúng – nhận xét đánh giá.
A. Bài mới. 
a) Giới thiệu bài: GV ghi tên bài học.
Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. HS ghi tên bài – đọc mục tiêu.
A/ Hoạt động cơ bản.
Nhiệm vụ 1. “Chơi trò chơi truyền điện” ôn lại bảng chia 2; 3;4 5;6.
GV tổ chức cho các nhóm ngồi 6 em 1 nhóm và hướng dẫn các nhóm cùng chơi. Nhóm trưởng là người truyền điện đầu VD 8: 4 = 2 và hỏi bạn bên cạnh 15: 3= ? sau đó mời người bên cạnh. Người bên cạnh trả lời 15:3 = 5 và hỏi tiếp 18: 6 = ? Cứ như thế vòng lại đến hết tổ thời gian chơi 5 phút. GV lần lượt đi tới các nhóm theo dõi các chơi và hỏi học sinh VD HS nói 18: 6 = 3 Vì sao em biết 18:6 = 3 HS trả lời vì 3X 6 = 18. GV chốt và đánh giá.
 Nhóm nào phát tín hiệu đỏ chuyển sang nhiệm vụ 2.
Nhiệm vụ 2. Nghe thầy cô hướng dẫn các đặt tính và tính 96:3.
Các nhóm học tập trung với GV.
GV hỏi? 96 là số gì? 96 Là số bị chia. 3 là số gì? 3 là số chia. 
(96 là số bị chia có hai chữ số chia cho số chia là 3 có một chữ số)
Tìm kết quả của phép tính này ta làm như thế nào? GV hỏi HS các nhóm vừa trả lời từng bước và nêu cách thực hiện các bước. 
 96 :3= ?	 
Bước 1: Đặt tính : 96 3 Bước 2: Tính :96 3 96 3 
 9 9 
 0 3 0 6 32
 6 
 0 
Vậy 96 : 3 = 32
Cho HS nhắc lại cách chia nhiều lần.
GV hỏi nêu cách chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ta làm như thế nào? HS Nhiều em ở các nhóm nêu cách chia.
 GV lưu ý thương tìm được ta ghi như thế nào ? ta ghi ngay dưới gạch ngang phía dưới số chia. Khi chia ta nhớ nhân nhẩm lại để tìm ra số dư sau đó ta lấy số bị chia trừ cho số dư kết quả là 0 đây còn gọi là phép chia hết.
Nhiệm vụ 3: GV phát cho 5 nhóm 5 ngôi sao lớn khác màu Xanh; Đỏ; Vàng; Tím; Nâu; Cùng mỗi nhóm 5 ngôi sao nhỏ khác màu Xanh; Đỏ; Vàng; Tím; Nâu; nhóm trưởng chia nhóm sao nhỏ cho các bạn trong nhóm. Khi nghe hiệu lệnh cô giáo giao em nào có sao cùng màu với sao lớn thì ngồi vào cùng 1 nhóm khi đi đến nhóm của mình cả lớp hát: « Năm cánh sao ấy kết thành bông hoa nỡ thành tên gọi cháu ngoan Bác Hồ ». Hát khi nào các bạn ngồi xuống ghế thì dừng lại.
Nhóm trưởng phát phiếu cho bạn 2 bạn mỗi phiếu thi làm theo cặp đôi ai nhanh ai đúng.
84 : 4 63 : 3
Các nhóm đôi tự làm GV đi kiểm tra giúp đỡ những em có thẻ cứu trợ hay còn yếu. Hỏi HS vì sao em là được kết quả như vậy ? Hay muốn chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ta làm như thế nào ? Đại diện nóm GV đến và hỏi kết quả nhóm báo cáo tại nhóm.
 3. Củng có dặn dò:
Nêu cách chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
Phiếu kiểm tra kiến thức:
Đặt tính rồi tính : 39 : 3; 64 :2 ; 48 :4 : 55 : 5
HS làm bài trong vòng 7 phút GV thu và đánh giá kết quả thu được mà tôi đã trình bày ở phần kết quả khảo nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN KY NANG DAY HOC NHOM.doc