Một số đề cảm thụ văn học lớp 5

Một số đề cảm thụ văn học lớp 5

bài 1: “Dừa vẫn dứng hiên ngang cao vút, Lá vẫn rất mực dịu dàng. Rễ dừa bám sâu vào lòng đất, Như dân làng bám chặt vào quê hương.

Em hãy cho biết : hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ trên nói lên những điều gì đẹp đẽ về người dân miền nam trong kháng chiến chống Mĩ?

bài làm: Nêu được những điều đẹp đẽ về người dân miền nam trong kháng chiến chống mĩ (qua hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ):

 - Câu cây dừa đứng hiên ngang cao vút có ý ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu;

 - Câu lá vẫn xanh rất mực dịu dàng ý nói phẩm chất vô cùng trong sáng, thuỷ chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống;

 - các câu: Rễ dừa bám sâu vào lòng đất – Như dân làng bám chặt vào quê hương ý nói phẩm chất kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương miền nam.

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số đề cảm thụ văn học lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài 1: “Dừa vẫn dứng hiên ngang cao vút, Lá vẫn rất mực dịu dàng. Rễ dừa bám sâu vào lòng đất, Như dân làng bám chặt vào quê hương.
Em hãy cho biết : hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ trên nói lên những điều gì đẹp đẽ về người dân miền nam trong kháng chiến chống Mĩ?
bài làm: Nêu được những điều đẹp đẽ về người dân miền nam trong kháng chiến chống mĩ (qua hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ):
 - Câu cây dừa đứng hiên ngang cao vút có ý ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu;
 - Câu lá vẫn xanh rất mực dịu dàng ý nói phẩm chất vô cùng trong sáng, thuỷ chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống;
 - các câu: Rễ dừa bám sâu vào lòng đất – Như dân làng bám chặt vào quê hương ý nói phẩm chất kiên cường bám trụ, gắn bó chặt chẽ với mảnh đất quê hương miền nam.
bài 2: Tả cảnh đẹp ở sa pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách đã viết:
 “thoắt cái, lá đác lá vàng............... đen nhung quý hiếm .”
 Em có nhận xét gì về cách dùng từ, đặt câu ở đoạn văn trên? Nêu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu đó.
bài làm: Nêu đúng các nhận xét: dùng 3 lần từ ngữ thoắt cái (điệp ngữ) ở đầu câu; câu 1 đảo bổ ngữ lác đác lên trước; câu 2 đảo vị ngữ trắng long lanh lên trước.
 - Nói được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu: điệp ngữ thoắt cái gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng, nhấn mạnh sự thay đôi rất nhanh chóng của thời gian, đến mức gây bất ngờ; dùng đảo ngữ để nhấn mạnh, làm nổi bật vẻ đẹp nên thơ của sự biến đổivề cảnh sắc thiên nhiên ở sa pa.
bài 3: Trong bài Bóc lịch ( tiếng việt 2, tập hai 1995) nhà thơ Bế Kiến Quốccó viết:
 “ ngày hôm qua ở lại........ Là ngày qua vẫn còn...)
Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua đoạn thơ trên?
bài làm: Nêu được rõ ý: kết quả học tập chăm chỉ của ngày hôm qua (điểm Giỏi hay lời khen của thầy cô) được thể hiện rõ trên trang vở hồng đẹp đẽ của tuổi thơ; nó xẽ được lưu giữ lại mãi mãi cùng với thời gian. vì vậy có thể nói ngày hôm qua cũng không bao giờ bị mất đi.
bài 4: Hôm nay trời nắng như nung..... ..........Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
Đọc bài thơ trên, em thấy được những nét gì đẹp về tình cảm của người con đối với mẹ ?
bài làm: Nêu rõ được những nét đẹp về tình cảm của người con đối với mẹ qua bài thơ bóng mây:
 - Thương mẹ phải làm việc vất vả: phơi lưng đi cấy cả ngày dưới trời nắng nóng (nắng như nung).
 - Ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: hoá thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. đó là tình thương vừa sâu sắc vừa rất cụ thể và thiết thực của con đối với mẹ.
bài 5: Trong bài thơ Vàm cỏ đông( TV 3 tập 1), nhà thơ Hoài Vũ có viết 
 “ Đây con sôngnhư dòng sữa mẹ ....... trở tình thương trang trải đêm ngày.” 
 Đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào? 
Bài làm : - Dòng sông quê hương đất nước về làm cho những ruộng lúa, vườn cây xanh tươi, đầy sức sống. Vì vậy nó được ví như dòng sữa mẹnuôi dưỡng các con khôn lớn. 
- Nước sông đầy ắp như tấm lòng người mẹ tràn đầy tình yêu thương, luôn sẵn sàngchia sẻ(trang trải đêm ngày) cho những đứa con cho cả mọi người. 
 Bài 6 : Trong bài :Cô giáo lớp em TV, tập 1, nhà thơ nguyễn Xuân Sanh có viết:
 “ Cô dạy em tập viết ....... xem chúng em học bài.”
 Em hãy cho biết :khổ thơ trên đã sử dụng biện pháp gì nổi bật? Biệt pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được điều gì đẹp đẽ ở các bạn học sinh? 
 Bài làm: Nêu được biện pháp nghệ thuật nổi bật : nhân hoá. 
- Nói rõ tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hoá được sử dụng trong khổ thơ : cho thấy được tinh thần học tập rất chăm chỉ của các bạn HS ( làm cho nắng như đứa trẻ nhỏđang tung tăng chạy nhảy cũng muốn dừng lại ghé vào cửa lớp để xem các bạn học bài. 
 Bài 7 : Trong bài VN thân yêu ( TV4, tập 1 ), nhà thơ Nguyễn đình Thi có viết :
 “ VN đất nước ta ơi ! ........ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.” Đọc đoạn thơ trên em vảm nhận gì về đất nước VN? 
 Bài làm: Nêu rõ những ý cảm nhận được qua đoạn thơ:
Đất nước VNthật giàu đẹp và đáng yêu, thể hiện qua những hình ảnh: biển lúa mênh mông ( hứa hẹn sự ấm no), cánh cò bay lả rập rờn ( gợi nét giản dị đáng yêu ) 
- Đất nước VN thật tự hào với cảnh hùng vĩ mà nên thơ, thể hiện qua hình ảnh đỉnh trường sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. 
Bài 8: Kết thúc bài Tre ViệtNam (Tiếng Việt 5, tập một) nhà thơ Nguyễn Duy viết 
 “ Mai sau, ..... Mai sau, Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”
Em hãy cho biết những câu thơ trên nhằm khẳng định điều gì?cắch diễn đạt của nhà thơ có những gì độc đáo, góp phần khẳng định điều đó ?
Bài làm : - Những câu thơ ở phần kết thúc bài Tre Việt Nam nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Cách diễn đạt độc đáo của nhà thơ đã góp phần khẳng định điều đó :
Thay đổi cách ngắt nhịp và ngắt dòng ( Mai sau, / Mai sau, / Mai sau, / ) với biện pháp sử dụng điệp ngữ ( Mai sau ) góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận, tạo cho ý thơ âm vang bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng phong phú.
Dùng từ xanh 3lần trong một dòng thơ với những sự kết hợp khác nhau ( xanh tr, xanh màu, tre xanh) tạo những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồncủa mầu sắc, của sức sống dân tộc. 
 Bài 9 : Trong bài Hoa quanh lăng Bác, nhà thơ nguyễn bao có viết :Mùa đông đẹp hoa mai, Cúc mùa thu thơm mát, .....Suốt bốn mùa hương bay. Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được điều gì về hoa quanh lăng Bác? Bài làm : Hoa quanh lăng Bác nở rất đẹp suốt cả 4 mùa trong năm ,. Mùa đong đẹp hoa mai ... Hè về sen toả ngát. 
 Hoa nở, hương bay ben lăng Bác suốt cả 4 mùa giống như các chiến sĩ đứng canh gác bên lăng Bác để Bác “ ngủ ngon “. 
 Như các chú đứng gác ... Suốt 4 mùa hương bay. Có thể nói : Hoa quanh lăng Bác cũng đẹp mãi như tấm lòng người dân Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu.
 Bài 10 : Em hiểu những câu thơ dưới đây của Bác Hồ muốn nói về điều gì ? Nêu một ví dụ mà em biết để làm dõ điều đó. 
 Không có việc gì khó ...........Quyết chí ắt làm nên. 
 Bài làm: Những câu thơ của Bác Hồ muốn nói về lòng kiên trì và ý trí quyết tâmcủa con người. dẫu công việc có khó khăn đến đâu, to lớn đến đâu ( ví như Đào núi và lấp biển ), nếu có ý trí quyết tâm cao và lòng kiên trìthì con người sẽ làm được. 
 Ví dụ như: Tấm gương anh Nguyễn Ngọc ký bị liệt cả 2 tay nhưng vẫn quyết tâmvà kien trì tập luyện để viết được bằng chân, vươn lên đạt thành tích cao trong học tập ( qua câu truyện Bàn chân kỳ diệu) , hoặc tấm gương “ vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha , nhờ có ý chí cao đã làm nên sự nghiệp lớn, trở thành “ một bậc anh hùng kinh tế “ trong lịch sử VN. ,... 
 Bài 11: Nghĩ về Bác Hồ kính yêu, trong bài VN có bác , nhà thơ Lê Anh Xuân có viết : Bác là non nước trời mây ..... VN là Bác , Bác là VN . Em hiểu cách nói có ý so sánh của câu thơ cuối ( VN là Bác ...Bác là VN ) trong đoạn thơ trên như thế nào ? Bài làm : Cách nói có ý so sánh của câu thơ cuôí ( VN là Bác, Bác là VN) trong đoạn thơ cho thấy : Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc VN,. Những tryuền thống tốt đẹp và cao quý của cha ông ta hàng nghìn năm đã chung đúc nên tâm hồn Bác. . Đất nước VN thân yêu gắn liền với hình ảnh Bác Hồ v ĩ đại và hình ảnh Bác Hồ chính là hình ảnh tiêu biểu cho đất nước VN. 
 Bài 12 : Bác Hồ kính yêu đã từng viết về các cháu thiếu nhi như sau: Trẻ em như búp trên cành ...biết học hành là ngoan. Em hiểu câu thơ trên như thế nào ? qua đó em biết được tình cảm của Bác Hồ dành choi thiếu nhi ra sao ? Bài làm : câu thơ của Bác Hồ cho thấy : trẻ em thật trong sáng, ngây thơ và đáng yêu , giống như búp trên cành đang độ lớn lên đầy sức sống và hứa hẹn tương lai đẹp đẽ . Vì vậy trẻ em biết ăn , ngủ điều độ, biết học hành chăm chỉ đã được coi là ngoan ngoãn. Câu thơ cho em thấy được tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi là tình cảm tràn đầy yêu thương và quý mến. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe Cam thu van hoc 5.doc